Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

KỶ NIỆM NGÀY CUỐI CÙNG Ở ĐÀ NẴNG

Đoàn Dak Lak rời Tường Quân sự ra khách sạn ở tạm (chú thích ảnh từ phải qua trái) H'Bla - Phó chủ tịch UBND thị xã Buôn Hồ, Nguyễn Quý Thảo, Nguyễn Thị Phương, Vi Thị Đông và Chủ nhà (ảnh trên)
Bãi biển trước khách sạn Mỹ Khê (ảnh dưới)


Ở cùng khách sạn với đoàn Quân sụ Vương quốc Campuchia (ảnh trên)
Thư giản trong quán cà phê (ảnh dưới)


Đi siêu thị (ảnh trên)
Ngắm biển (ảnh dưới)


Bữa cơm chia tay trước lúc ra sân bay (ảnh trên)

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

THĂM PHỐ CỔ HỘI AN

Cầu Nam (ảnh trên)
Hội Quán (ảnh dưới)



Chùa cầu (ảnh trên)
Hội Quán (ảnh dưới)



Hội Quán (ảnh trên)
 Đường phố Hội An (ảnh dưới)


Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ 259 - tác giả THY LAN





Là vợ


Có những lúc em thấy mình xa lạ
Giữa bốn bề quen thuộc hóa bơ vơ
Quả bóng xẹp vì mũi kim rất nhỏ
Cảm xúc đâu còn cho một ý thơ

Anh bảo ta hiểu nhau từ bấy đến giờ
Một chút cỏn con có gì đâu phải nghĩ
Em biết em là người vợ trẻ
Phải bền lòng xe chỉ luồn kim

Chẳng bằng lòng anh cứ nói với em
Lửa tình yêu đừng tắt dần vì những điều vụn vặt
Những cái lớn lao đựng những gì nhỏ nhất
Như giọt sương chứa hết cả mặt trời

Ta có nhau trong đời
Xin đừng để lạc
Trước ngả ba
ngả bảy…
con đường…!

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ 259 - tác giả BÍCH THIÊM





Giấu…

Mặt trời giấu trái tim nóng ấm của mình
bằng màn đêm đặc sánh
Mặt trăng giấu sự dịu dàng
bằng những áng mây bông mát lạnh
Mặt đất giấu đi
những khô cằn cô quạnh
bằng cỏ non tơ và hoa lá mướt xanh
Em giấu tình yêu với anh
trong im lặng thẳm sâu
mà bao la như biển
Ngày lại ngày
đếm ngược thời gian
có hạt sương nào
trên khóe mắt long lanh…

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

BẤT NGỜ!

Một góc bán đảo Sơn Trà





Lãnh đạo Bộ vào công tác lại gặp bạn Tây Nguyên xuống, ông Trưởng phòng của Sở vui lắm, mời các bạn chiều ra bờ biển nhậu.
Bước chân vào quán, vừa kéo ghế chưa kịp ngồi, đã thấy ba người chạy vào nài nỉ được đánh giày. Từ chối thế nào họ cũng không chịu đi, vị khách ở Bộ hỏi:
-          Đánh một đôi bao nhiêu tiền?
-          Dạ, chỉ hai chục thôi ạ!
-          Thôi được, đánh dùm mình vậy.
Một lúc sau người đánh giày đi vào:
-          Giày của bác đánh xong rồi, cho em xin 200 ngàn.
-          Khi nãy chú em bảo có hai chục, sao giờ lại bảo trả 200?
-          À, tại giày anh bị rách đế, em phải dùng keo Mỹ dán lại, đảm bảo chắc chắn.
-          Cậu quê ở đâu vậy? Ông Trưởng phòng nóng mặt hỏi.
-          Dạ, T ạ!
-          Ở huyện nào? Vị khách ở Bộ vào thoáng giật mình hỏi lại.
-          Dạ em ở huyện Q.
-          Xã nào?
-          T ạ!
Ông Trưởng phòng móc máy, bấm số định gọi… Vị khách ở Bộ vào hình như đoán ra nên ngăn lại và bảo người đánh giày:
-          Hành nghề gì để kiếm sống cũng phải lương thiện mới tồn tại được, làm thế này chỉ được một lần thôi.
Nói xong, ông móc tờ 50 ngàn đưa trả, người đánh giày kỳ kèo xin thêm nên không chịu cầm. Vừa lúc bà chủ quán đi ra, thấy vây chỉ ông Trưởng phòng bảo:
-          Ông này là xếp Công An ở đây đấy, mày mới vào đây hả!
Người đánh giày giật vội tờ tiền rồi chạy biến. Vị khách ở Bộ vào tắc lưỡi:
- Người cùng xã mình đấy!

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ CHƯ YANG SIN SỐ: 259 - tháng 3 năm 2014










Lá thư văn nghệ


TỰ HÀO VÀ TRÁCH NHIỆM


Trận đánh lịch sử 10.3.1975 giải phóng Buôn Ma Thuột là một đòn đánh bất ngờ, táo bạo của quân dân ta, khiến bọn địch hoảng loạn phải tháo chạy khỏi Tây Nguyên, tạo đà thuận lợi có tính chất chiến lược để Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và vì thế chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10.3.1975 mãi mãi là mốc son sáng chói trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc chúng ta.
39 năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi tháng 3 về, trong trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk lại dâng trào những tình cảm, niềm tự hào về vùng đất mà mình đang sinh sống – vùng đất của lịch sử và huyền thoại, vùng đất giao thoa của mối tình Kinh – Thượng, có nền văn hóa bản địa đặc sắc, có thiên nhiên hùng vĩ, mộng mơ mà ai đã đến đây một lần đều không thể quên!
++
Nhìn lại chặng đường từ sau giải phóng (1975) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đắk Lắk đã có biết bao thay đổi. Từ phố thị đến nông thôn, từ nơi trung tâm đến vùng sâu, vùng xa, cái rạng rỡ, tưng bừng đã lấn át cái u buồn, tăm tối, cái văn minh đã lấn át cái lạc hậu; đời sống của mỗi gia đình từ cái ăn, cái mặc, đến chuyện học hành, chữa bệnh đều đã tốt hơn hẳn so với khi mới giải phóng. Đó là điều dù ai đó mang tâm trạng “hai lòng” cũng không thể phủ nhận.
Thế nhưng, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng: Còn rất nhiều việc chúng ta còn mắc nợ dân; người dân vẫn đang ngày đêm mong đợi cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm giải quyết. Đấy là nạn cán bộ tham nhũng, ức hiếp dân, gây nên sự bất công, oan ức vẫn còn đây, đó. Tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, môi trường sống của con người bị hủy hoại nghiêm trọng. Nền văn hóa bản địa đặc sắc đang bị mai một với tốc độ nhanh. Đạo đức, nhân cách xuống cấp đến mức đáng báo động. Đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa, nhất là đồng bào dân tộc ít người ở nhiều nơi còn rất khó khăn… Đây cũng là điều mà bất cứ cán bộ, đảng viên nào có lương tâm, trách nhiệm đều cảm thấy băn khoăn, lo lắng, “cảm thấy mình còn có lỗi với dân” (như lời của một cán bộ cách mạng lão thành). Đây cũng là điều mà những văn nghệ sĩ chân chính đang sống trên vùng đất này phải luôn luôn tự hỏi mình: Trong 39 năm qua chúng ta đã thực sự cống hiến hết mình cho sự tiến bộ của Đắk Lắk, của cả đất nước bằng những tác phẩm tốt nhất hay chưa? Chúng ta cần phải làm gì để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những bất công, những tiêu cực trong xã hội hiện nay?

                                                                                    CHƯ YANG SIN  

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

NHÌN LẠI MỘT NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA CHI HỘI VĂN HỌC






Năm 2013 đã khép lại phía sau, một năm mới nữa lại đến; chúng ta cùng nhìn lại chằng đường đã qua, Chi hội Văn học đã làm được gì và những gì chưa làm được như kế hoạch đã đề ra trong năm 2013 để từ đó vạch ra kế hoạch hoạt động năm 2014 có hiệu quả hơn.
Tổng số hội viện hiện nay của toàn Hội VHNT tỉnh nhà có 210 hội viên, riêng chi hội Văn học đã có 57 người; trong đó nữ: 18, dân tộc ít người: 6, nữ dân tộc ít người: 4. Số hội viên dưới 30 tuổi: 04 người, số hội viên dưới 50 tuổi: 12 người (tổ thơ: 2, tổ văn: 8). Số hội viên trên 65 tuổi: 22 người (tổ thơ: 16, tổ văn: 6). Qua số liệu thống kê cho ta thấy số hội viên miễn sinh hoạt đã chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số hội viên của Chi hội. Tuy nhiên trong năm qua, đa số hội viên của Chi hội vẫn tích cực tham gia sinh hoạt và có những tác phẩm mới, đúng chủ trương đường lối của Đảng và nước, không có tác phẩm nào đi ngược lại thuần phong mỹ tục Việt Nam. Đạt được kết quả đó chúng ta ghi nhận sự cô gắng của các hội viên, như: nhà thơ Bùi Ngọc Bích – Chi hội phó Chi hội Văn học, tuy tuổi cao, sức khỏe không tốt nhưng vẫn miệt mài với công việc Hội; hội viên ốm đau, gia đình gặp khó khăn là nhà thơ có mặt kịp thời động viên và báo về Văn phòng Hội biết để Thường trực Hội bố trí đến thăm; hay nhà thơ Tiến Thảo - Tổ trưởng tổ Thơ, giữa bộn bề công việc gia đình, nhà thơ vẫn giành thời gian tổ chức cho Tổ sinh hoạt đúng định kỳ, có chất lượng. Công tác Hội là vậy, còn công tác chuyên môn cũng có kết quả hết sức đáng mừng. Trong năm 2013 Chi hội Văn học có nhiều người đoạt giải cao trong cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, như nhà thơ Hữu Chỉnh và nhà thơ Đặng Bá Tiến đồng giải A, tác giả Hồng Chiến và tác giả Nguyễn Liên đồng giải B... Qua các tác phẩm được trao giải lần này ta thây được sự năng động, sáng tạo và tâm huyết của các tác giả; nếu nhà thơ Hữu Chỉnh tiếp mạch thơ ca ngợi tấm gương đạo đức của Bác bằng những ngôn từ giàu chất nhạc, có sức lôi cuốn người đọc người nghe về hình tượng người Cha già dân tộc rất gần gũi, thân thương nhưng nhân cách cũng vô cùng cao quý; thì tác phẩm Người chỉ huy thao lược trên thương trường” của tác giả Đặng Bá Tiến khắc họa khá thành công hình tượng đảng viên Lê Đức Thống, khi được tổ chức phân công đảm nhiệm công việc làm kinh tế, biết vượt lên khó khăn, thiếu thốn để lãnh đạo đơn vị ổn định sản xuất, kinh doanh và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Vai trò của người thủ trưởng cơ quan là hết sức quan trọng, họ không những nhạy bén với thời cuộc mà còn dám quyết, dám chịu trách nhiệm ở những khoảnh khắc quan trọng để mang lại thành công cho đơn vị. Trong suốt 18 năm liên tục trên cương vị Giám đốc Công ty 2-9 làm kinh tế, đơn vị luôn luôn giữ được đoàn kết nội bộ, làm ăn có lãi và khẳng định được thương hiệu trên thương trường quốc tế. Còn tác phẩm “Trên lưng ngựa” của tác giả Nguyễn Liên khắc họa hình ảnh ông Lê Hữu Kiển - một sĩ quan dũng cảm, mưu trí trong chỉ huy lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đánh giặc, lập nên nhiều chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi chung của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất Tổ quốc. Hòa bình lập lại, tuy trên mình mang nhiều vết thương, sức khỏe giảm sút, ông vẫn tham gia vào công việc địa phương, giúp người dân trên địa bàn mình ở ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, thực hiện lời dạy của Bác “tàn mà không phế”. Chùm thơ của tác giả Đăng Bá Tiến đoạt giải A, giải thưởng hàng năm của Hội năm 2013 thể hiện được cách nhìn mới mẻ về thi ca, có phong cách riêng được dư luận đánh giá cao.
Ngoài những tác giả đoạt giải ra, trong năm qua cũng ghi nhận sự trở lại của các cây bút thơ trong tỉnh đã khẳng định được mình, nhưng đã có một thời gian khá dài “xa”  tạp chí của Hội như Lê Vĩnh Tài; hoặc sự gắn bó mật thiết hơn của các cây bút trước đây đã gắn bó với Tạp chí, năm qua càng gắn bó hơn và thơ đang ngày càng “chắc tay” hơn, như: Huệ Nguyên, Tiến Thảo, Trần Văn Hội, Sơn Thúy…. Còn về văn xuôi, những giọng nói quen thuộc của Lê Khôi Nguyên, Nguyên Hương, Tiến Thảo... vẫn đều đặn, đem đến một cảm giác yên tâm cho bạn đọc về sức sáng tạo bền bỉ của những cây bút đã khẳng định được “thương hiệu” trong nhiều năm qua. Nhưng, giọng nói làm cho người ta tin tưởng nhất trong năm qua vẫn là giọng nói của những người trẻ như tác giả: H’Siêu Byă, H’Xíu Hmôk, Nguyễn Thị Anh Đào... Điều đáng mừng là sau lớp nhà văn đã thành danh như H’Linh Niê, Kim Nhất, Văn Thảnh, Nguyễn Hoàng Thu… hiện đã có nhiều cây bút trẻ người dân tộc bản địa năng nổ xông xáo khám phá sự huyền bí của đại ngàn. Những tiếng nói dẫu còn rụt rè nhưng không thiếu sâu sắc của H’Xíu Hmôk, của H’Siêu Byă… Câu chuyện của họ có sự hấp dẫn riêng, có phong vị riêng của một vùng đất chúng ta yêu mến. Truyện của H’Xíu Hmok thường lấy khung cảnh một buôn làng nào đó vùng ven đô thị. Ở đó, dẫu còn nhiều vất vả, lo toan nhưng con người biết sống vì nhau, lo cho nhau. Buôn làng hôm nay khác buôn làng hôm qua, cuộc sống luôn đổi thay không ngừng, và có những đổi thay làm người đọc xót xa, tiếc nuối…
Mặc dù, trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, nước ta cũng bị ảnh hưởng, báo mạng lên ngôi lấn át báo in, nhưng trong năm 2013, số đầu sách được hội viên Chi hội cho ra mắt bạn đọc cũng khá nhiều như: tác giả Hà Sơn Thúy với tập thơ HƠI THỞ THỜI GIAN, tác giả Huệ Nguyên có tập thơ NHỮNG NGÀY LOANG NẮNG, tác giả Bùi Thị Ngọc Bích có tập thơ LÁ XANH, tác giả Hồ Hồng Lĩnh có tập thơ QUÁ GIANG, tác giả Đàm Lan với tập truyện ngắn NIỀM THƯƠNG NHƠ, tác giả Vũ Thị Mỹ Dung có tập tiểu thuyết THOÁT VÒNG Ô NHỤC...  Những thành công trên khẳng định các hội viên đã có nhiều cố gắng vượt lên chính mình để có những tác phẩm trình làng, ghi được dấu ấn với bạn đọc không những trong tỉnh mà còn vươn ra cả nước. Chúng ta tin và mong rằng trong năm 2014, sẽ có nhiều tác phẩm của hội viên sẽ ra mắt bạn đọc.
Trong năm tổ chức được một chuyến đi thực tế phía Bắc và tham gia một số chuyến đi thực tế trong tỉnh do Thường trực Hội tổ chức như: trại sáng tác M’Drak, trại ST Gia Lai, đi thực tế biên giới, tham gia lễ hội huyện Cư Mgar, huyện Krong Năng... đã có nhiều tác phẩm hoàn thành, chất lượng cao.
Năm 2013 do tình hình kinh tế tỉnh nhà gặp khó khăn, nguồn kinh phí cấp cho Chi Hội cũng bị cắt giảm nên nguồn hỗ trợ cho hội viên cũng bị giảm nhiều. Trong năm BCH Chi hội nhận được 10 bộ hồ sơ xin tài trợ, nhưng do nguồn kinh phí ít nên chỉ đề xuất hỗ trợ được 05 người là: Kim Nhất, Văn Thảnh, Huệ Nguyên, H’Xiu Hmok và trường hợp của chị Bùi Ngọc Bích chuyển từ năm 2012 qua. Số tác phẩm chưa được xét năm 2013 sẽ chuyển qua để xét tài trợ vào năm 2014.
Công tác phát triển hội viên trong năm qua cũng gặp nhiều hạn chế do không có nguồn, cả năm chỉ nhận được mộ bộ hồ sơ và xét kết nạp được một trường hợp duy nhất tác giả Hồ Hồng Lĩnh.
Bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi nêu trên, năm 2013 cũng còn nhiều vấn đề tồn tại; kê hoạch đề ra từ đầu năm nhưng đến cuối năm nhìn lại vẫn chưa thực hiện được như: hội nghị toàn thể Chi hội dự kiến tổ chức vào cuối năm chưa thực hiện được, phải chuyển qua đầu năm 2014; việc giới thiệu tác phẩm mới của hội viên cũng không thực hiện được; dự kiến hai chuyến đi thực tế cho chi hội chỉ thực hiện được một chuyến đi bắc, còn chuyến về miền Nam bộ cũng không thực hiện được; có lẽ vì vậy số đầu sách năm 2013 được xuất bản của hội viên chi hội ít hơn so với năm 2012 và kết quả là không có tác phẩm nào đạt giải của trung ương; hoạt động của các tổ chưa đều, tổ văn xuôi sinh hoạt chưa thường xuyên; việc tổ chức và quản lý hội viên cao tuổi được miễn đóng hội phí và miễn sinh hoạt các tổ còn lúng túng; hội phí tuy hoàn thành nhưng còn chậm so với quy định của Hội.
Những tồn tại trên có nguyên nhân khách quan là: năm 2013. công việc nhiều. Chi họi trưởng không bố trí được thời gian đẻ tổ chức họp cũng như đôn đốc các tổ thực hiện nghị quyết của Bac chấp hành chi hội, kinh phí hỗ trợ sáng tạo hàng năm bị cắt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân chủ quan: Chi hội trưởng bố trí thời gian không khoa học nên không thực hiện được kế hoạch đề ra, các tổ còn lúng túng trong cách tổ chức Tọa đàm giới thiệu tác giả, tác phẩm, chưa linh động sáng tạo trong tổ chức sinh hoạt định kỳ....
Nhìn lại công tác năm 2013 của chi hội Văn học chúng ta thấy công việc đã làm là rất đáng phấn khởi, cần phải được phát huy trong năm tới, nhưng những việc chứa làm được cũng cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm đề năm 2014 làm được tốt hơn, động viên anh chị em có nhiều tác phẩm được công bố và giật được nhiều giải thưởng cao của trung ương và địa phương.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ 12









ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ 12 Ở ĐẮK LẮK

Kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 năm nay ở Đắk Lắk trùng với năm kỷ niệm 110 năm thành lập thành phố Buôn Ma Thuột (1904 – 2014), vì vậy thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh quyết định tổ chức quy mô hơn, nhằm lôi kéo không những các tác giả làm thơ mà hướng đến đông đảo công chúng yêu thơ trên địa bàn tỉnh nhà, đến với ngày tôn vinh Thơ.
Lần đầu tiên, sau 11 lần tổ chức Ngày Thơ Việt Nam tại Đắk Lắk, Ban tổ chức gửi giấy mời đến tất cả các Câu lạc bộ Thơ trên địa bàn toàn tỉnh; các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông trung học đóng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột về dự. Trong không khí vui vẻ đầu Xuân, tại hội trường lớn của  Trung tâm Công tác Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, Lễ kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 diễn ra hết sức trang trọng và vui vẻ với hai phần chính Lễ và Hội.
Phần Lễ với bài phát biểu khai mạc của nhà văn Lê Khôi Nguyên – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội, Quyền tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin nhắc lại truyền thống thi ca Nước Việt và ảnh hưởng của thơ ca đối với đời sống xã hội, đặc biệt là vai trò quan trọng trong xây dựng đời sống mới hiện nay; tiếp theo chương trình, ông Trần Ngọc Quế - Phó trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy thay mặt lãnh đạo Ban, có lời chia vui và chúc mừng đến các nhà thơ, những người yêu thơ đã duy trì một truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước. Khép lại phần Lễ, nhà thơ Đặng Bá Tiến – Phó bí thư Đảng đoàn, Phó tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin có bài phát biểu đánh giá về phong trào Thơ hiện nay của Đăk Lắk nói chung và Thơ trên Tạp chí Chư Yang Sin nói riêng, những điều được và những vấn đề còn băn khoăn trăn trở: “Vôùi ngöôøi bieân taäp thô cuûa Taïp chí Chö Yang Sin cuõng vaäy. Nhöõng khaùt voïng ñaët ra töø ñaàu naêm cho trang thô cuûa Taïp chí vaø nhöõng gì ñaõ laøm ñöôïc vaãn coøn khoaûng caùch… khaù xa. Dó nhieân, khoâng vì theá maø buoàn. Ta vaãn coù quyeàn vui vaø khoâng chæ vui maø coøn coù quyeàn töï haøo; bôûi trong ñieàu kieän kinh phí daønh cho Taïp chí cuûa chuùng ta “eo heïp” vaøo haøng baäc nhaát trong caû nöôùc, nhöng Chö Yang Sin, trong ñoù coù phaàn thô vaãn tieán boä so vôùi naêm tröôùc, ñöôïc nhieàu baïn beø xa gaàn coù lôøi chuùc tuïng…”;  
Qua phần Hội, với sự hoạt ngôn của thi nhân Lê Vĩnh Tài – hội viên Hội VHNT Đắk Lắk, không khí sôi nỗi hẳn lên với những lời tâm sự của các cây bút cao niên như: Hà Thị Sơn Thúy, Văn Thảnh, Đỗ Văn Tiến… đến các đại diện câu lạc bộ thơ của các huyện như: Câu lạc bộ thơ huyện Krông Pắc; CLB Thơ liên xã Ea Kmat – Cư Huê, huyện Ea Kar, CLB thơ Đam San thành phố Buôn Ma Thuột; CLB Thơ thị xã Buôn Hồ… hay giảng viên và sinh viên các trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk… có những lời tâm sự hết sức xúc động về Thơ và tình cảm của những người yêu thơ đối với thơ tỉnh nhà… và một phần quan trọng không thể thiếu là đọc và ngâm thơ. 
Với cái duyên của người cầm “chịch”, không khí buổi giao lưu thật sự sôi nổi, nhiều người được tâm sự và thể hiện thơ bằng cả bầu nhiệt huyết của trái tim với mong muốn mang đến cho người nghe hiểu tâm trạng và ý của bài thơ mà mình đề cập đến. Thành phố Buôn Ma Thuột sau 110 năm hình thành và phát triển cũng được nhiều người thể hiện qua các vần thơ làm xúc động lòng người. Các bạn sinh viên tham dự cũng góp vui bằng nhận xét và cảm tưởng của mình qua các bài thơ được thưởng thức từ lớp cha anh đi trước. Có lẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến các nhạc sĩ, ca sĩ, những người góp phần không nhỏ cho buổi Lễ thành công như: tiếng sáo của Đỗ Văn Tiến, Nguyễn Đức; tiếng đàn ghi–ta say đắm lòng người của nhạc sĩ Lê Nhật Thanh và giọng ngâm mượt mà tươi trẻ của Tôn Nữ Ngọc Hoa, Thanh Thanh Hồng… Thời gian vượt quá thời gian mà Ban tổ chức dự kiến, nhưng mọi người vẫn say và vẫn cảm thấy tiếc nuối, muốn thời gian kéo dài hơn nữa…
Nếu Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ ở Buôn Ma Thuột quy tụ được nhiều tầng lớp tham gia, đặc biệt là lực lượng giảng viên, sinh viên thì ngày hôm sau – 16 tháng Giêng, được sự bảo trợ của Hội VHNT Đắk Lắk, Chi hội VHNT huyện Krông Pắc phối hợp với Câu lạc bộ Thơ huyện Krông Pắc lại là nơi họp mặt của đông đảo những người yêu thơ đến từ CLB Thơ thị xã Buôn Hồ, CLB Thơ liên xã Ea Kmát -  Cư Huê, huyện Ea Kar; CLB Bốn mùa Thơ và CLB Thơ Đam San tới từ thành phố Buôn Ma Thuột… Tại hội trường của Khối các đoàn thể huyện Krông Pắc, người đọc thơ, người bình thơ và cả những người ngâm thơ đã tạo nên không khí một ngày Hội Thơ hết sức sôi nổi, hào hứng đến quên cả thời gian. Các đại biểu đại diện cho lãnh đạo chính quyền địa phương tới dự cũng say với không khí Thơ, hòa cùng tâm trạng với mọi người và hình như thời gian trôi đi quá nhanh dù buổi sáng đã kéo dài tới gần 12 giờ trưa mới dừng. Chương trình kết thúc rồi mà cả diễn giả lẫn thính giả không ai muốn về, vẫn nán lại để bình thơ, trao đổi thêm về thơ mà họ vừa được nghe.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 đã qua đi trong không khí lễ hội hoành tráng và đậm chất nhân văn vì thu hút được đông đảo các lực lượng đến tham gia, cùng chung với hồn Thơ đất Việt – một truyền thống văn hóa có từ rất lâu đời, tồn tại từ bao đời nay của người Việt Nam chúng ta. Qua việc tổ chức thành công Ngày Thơ Viêt Nam ở Đắk Lắk lần này càng khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta quyết định tổ chức Ngày thơ Việt Nam để tôn vinh Thơ và từ đó khẳng định nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt nam ta; đây cũng chính là hoạt động hết sức thiết thực thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Và cũng thêm một lần để thường trực Hội VHNT tỉnh nhà mạnh dạn tổ chức một sân chơi sinh động, đa dạng, huy đông được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia khác với cách tổ chức như mọi năm.
Tuy nhiên bên cạnh cái được, cái vui, vẫn còn đó nỗi băn khoăn về sự quan tâm của các cấp, các ngành đối Ngày Thơ Việt Nam. Cơ quan có trách nhiệm phối hợp với hội VHNT tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Từ đầu tháng 12 năm 2013, đích thân nhà văn Lê Khôi Nguyên – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội đã liên hệ với lãnh đạo của Sở, bàn về việc tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 12; qua đầu tháng 1 năm 2014 lại điện nhắc lại và nhận được công văn trả lời đã có công văn chỉ đạo Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh thực hiện. Làm việc với Lãnh đạo Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh thì được trả lời: chưa nhận được công văn chỉ đạo của Sở! Vậy là từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến Nhà Văn hóa Trung tâm chưa đến 1km mà công văn thất lạc nên không tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu được!
 Tại sao một sinh hoạt lớn có chủ trương và đã được cấp trên phê duyệt nhưng Sở VH,TT&DL vẫn không phối hợp với Hội để tổ chức? Buồn thay! Mong sao lần tổ chức Ngày thơ Việt nam lần thứ 13 được sự quan tâm hơn của lãnh đạo các cấp để anh em văn nghệ nói chung và những nhà thơ nói riêng khỏi tủi thân khi: “mình hát cho mình nghe”, như năm nay nữa thì quý lắm thay.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG KT QP-AN KHÓA 59 - NĂM 2014

Sáng ngày 4 tháng 3 năm 2014, tại hội trường Trường Quân sự Quân khu 5 (Đà Nẵng), Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức Lễ khai mạc Lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối tượng 2 khóa 59 năm học 2014. Tham dự khóa học có 99 học viên của 11 tỉnh là: Dak Lak, Dak Nong, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng.


Đại tá Nguyễn Thành Công - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc (ảnh trên)
Thiếu tướng Nguyễn Anh Thơ - Phó chính ủy Quân Khu 5 phát biểu tại Lễ khai giảng (ảnh dưới)


Toàn cảnh Lễ Khai giảng (ảnh dưới)


Thàn viên đoàn Dak Lak tham gia Lớp học (ảnh dưới)


Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

CHI HỘI VĂN HỌC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2013

Sáng ngày 2/3/2014, tại Trung tâm công tác Tuyên giáo tỉnh Dak Lak, Chi hội Văn học đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Tới dự có Lãnh đạo Hội VHNT Dak Lak, Tạp chí Chư Yang Sin và phóng viên đài, báo trung ương và địa phương.
Nhà văn Nguyễn Liên - UVBCH Chi hội đọc báo cáo khai mạc (ảnh dưới)



Nhà văn Hồng Chiến - Chi hội Trưởng đọc báo cáo Tổng kết công tácChi  hội năm 2013 (ảnh trên)
Nhà thơ Tiến Thảo, (người đứng) chi hội Phó Chi hội Văn học điều hành cuộc họp (ảnh dưới)



Nhà thơ Bùi Ngọc Bích phát biểu tham luận (ảnh trên)
Nhà thơ, nhà Báo Hoàng Thiên Nga - Trưởng cơ quan thường trú báo Tiền Phong tại Tây Nguyên  phát biểu (ảnh dưới)


Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

CẬU LẠC "BỘ BỐN MÙA THƠ" TỔ CHỨC GẶP MẶT ĐẦU NĂM

Sáng ngày 01 tháng 3 năm 2014, Câu lạc bộ thơ BỐN MÙA THƠ của thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức Gạp mặt đầu xuân và kỷ niệm 18 năm thành lập tại nhà số 70, đường Mai Hắc Đế, thành phố Buôn Ma Thuột. Xin giới thiệu cùng các bạn vài hình ảnh về cuộc gặp mặt cảm động này.

Ông Lê Quý Phóng - Chủ nhiệm câu lạc bộ phát biểu khai mạc (ảnh trên)
Ông Nguyễn Đức Khẩn - Phó chủ nhiệm CLB điểm lại vài nét hình thành và phát triển sau 18 năm của câu lạc bộ (ảnh dưới)


Nhà văn Hồng Chiến - Phó chủ tịch thường trực Hội VHNT tỉnh phát biểu chào mừng (ảnh trên)
Nhà thơ, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đặng Bá Tiến - Phó bí thư Đảng đoàn, Phó Tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin đọc thơ (ảnh dưới)



Nhà thơ Phạm Doanh nguyên Phó chủ tịch Hội, Tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin đọc thơ (ảnh trên)
Hội viên Ngọc Bích ngâm thơ (ảnh dưới)


Nhà thơ Sơn Thúy, hội viên đọc thơ (ảnh trên)
Ca sỹ Ánh Tuyết ngâm thơ (ảnh dưới)



Hội viên Lệ Thủy đọc thơ (ảnh trên)
 Nhạc sỹ Y Phôn (bên phải ảnh) góp vui (ảnh dưới)


Hội viên Đỗ Văn Tiến đọc thơ (ảnh dưới)

Một góc cuộc hội ngộ (ảnh dưới)