Dừng xe chân cầu thang, H’Xoan bước xuống, kêu to:
-Ba má ơi con về rồi nè!
Lũ trẻ choai choai từ các căn nhà sàn bên cạnh ùa ra; có đứa không kịp xuống cầu
thang, nhãy phốc qua cửa sổ xuống mặt đất, reo to:
-Chị H’Xoan về rồi!
Lũ trẻ đứa nắm tay, đứa nắm áo như sợ H’Xoan biến đi mất, mồm thía lia đủ
chuyện bằng những từ mà Sin không hiểu được. Hai người phụ nữ trong nhà bước ra đầu
sàn. Người ra trước, mái tóc bạc trắng như cước dài tận bắp chân; ánh nắng chiều chiếu
vào tạo nên màu vàng óng ánh như tự mái tóc phát ra tia sáng lung linh huyền ảo. Trên
khuôn mặt hình trái xoan, da đã nhăn nheo nhưng không giấu được vẻ đẹp của đôi mắt
hình như có một chút buồn ẩn sâu trong đó. Người phụ nữ đi sau, tuổi gần năm mươi, tóc
xanh đen óng mượt, khuôn mặt trái xoan giống y người đi trước.
H’Xoan reo lên:
-Con chào hai amí!
Sin cúi đầu nói:
-Cháu chào hai bác ạ!
Người tóc trắng bảo:
-Lên sàn đi!
Lũ trẻ ùa lên sàn, bọn con gái kéo H’Xoan vào nhà trước; lũ con trai kéo Sin theo
sau. Đến bên bếp lửa giữa phòng khách, H’Xoan nói to:
-Xin giới thiệu với mọi người: đây là thầy giáo, Tiến sĩ Nguyên Văn Sin, dạy
Trường đại học nơi con học ạ.
Mọi người vỗ tay ầm ầm. Người phụ nữ tóc bạc ngồi xuống bên bếp lửa nhìn mọi
người một lượt, rồi nói:
-Hôm nay H’Xoan về lại có thầy giáo đi cùng, ba H’Xoan cột ché rượu mời mọi
người chung vui.
Người đàn ông đứng tuổi bước xuống cầu thang, một lúc sau vác một ché rượu
lên, cắm cần. Ông già đóng khố, mặc áo đen có tua đỏ, bước lại gần người phụ nữ tóc
trắng, cúi xuông trịnh trọng nói một tràng tiếng thổ ngữ. Sin ngạc nhiên hỏi H’Xoan:
-Ông ta nói gì thế?
-Ông thầy cúng của buôn mời Già làng lên vít cần uống rượu tiếp khách quý đấy.
Sin chưa kịp nói thêm đã nghe ông thầy cúng gọi:
-Mời thầy giáo lên vít cần rượu.
Sin bước lại bên ché rượu. Già làng đứng dậy đưa cần rượu cho Sin. Mọi người
xung quanh nhìn hai người rồi cười ồ cả lên; lũ trẻ đứa vỗ tay, đứa dậm chân xuống sàn
nhà ầm ầm. H’Xoan ngạc nhiên nhìn mọi người rồi quay lại nhìn Sin và… cũng bật cười
thành tiếng, bước vội lại gần, nói nhỏ:
-Em xin lỗi, mãi vui với mọi người quên không nhắc thầy bỏ mũ ra ạ.
Sin đỏ mặt vì đến lúc này mới biết mình vẫn đội mũ bảo hiểm như cái nồi cơm
điện trên đầu. H’Xoan tháo khóa, Sin nhấc mũ ra khỏi đầu. Vừa bỏ mũ xuống, bỗng Già
làng tái mặt, đứng bật dậy kêu lên một tiếng tắc nghẹn:
-Thanh!
2
Cùng với tiếng kêu, Già làng lao đến, ôm chầm lấy Sin, gục đầu vào ngực, nức nở
khóc. Tất cả những người có mặt trong căn nhà chứng kiến sự việc lặng đi, mắt tròn xoe,
không tin những gì mình vừa nghe và đang thấy.
***
Gần trưa, H’Nhi men theo bờ suối bước đi; bỗng nghe tiếng chó sói gầm gừ vọng
đến nên bước vội đến xem. Trên miệng hố bom mới đào xuống bên cạnh suối; một bầy
hơn chục con sói, con đứng, con ngồi đều hướng mắt xuống lòng hố bom. Bước thêm
mấy bước, H’Nhi vô tình dẫm vào một cành cây khô rơi trên mặt đất tạo nên tiếng động
làm bầy sói quay lại nhìn; thấy người liền cụp đuôi chạy biến vào rừng. Dưới hố bom có
một cục đất tròn khi nhìn kỹ thì hình như đó là một cái đầu người. Ngạc nhiên, H’Nhi
bước đến gần hơn, nhìn kỹ, giật mình thấy cục đất ấy có đôi mắt đen giống người. Đúng
rồi, một đầu lâu người. H’Nhị sợ quá ngồi bệt xuống đất, tuột luôn xuống miệng hố bom.
Bỗng nghe tiếng từ đầu lâu thì thào vọng đến:
-Đ… ừng đ... ừng x… uống, ng… uy h…iểm.
Ô, cái đầu lâu biết nói, hay đúng hơn có người bị chôn sống ở đây. Phải cứu
người mới được. Bùn đất đỏ đặc quánh như hồ đổ bê tông giữ chặt người rồi, mình mà
bước xuống chắc cũng bị chôn luôn. Làm sao đây? Phải chặt cây lớn gác qua hai bên
miệng hố bom rồi mới kéo người lên được. Nghĩ là làm, đặt gùi xuống đất, vác dao chặt
hai cây to như bắp đùi để gần sát đầu người, H’Nhi đi ra, ngồi xuống, moi đất móc tay
phải người bị lấp lôi lên. Bùn đặc quá, mồ hôi chảy dài từ trán xuống mặt rồi xuống vú,
nhỏ từng hạt lên chiếc đầu, làm trôi đi lớp bùn phía trên, để lộ ra mái tóc đen bóng. Cố
lắm mới lôi được cánh tay phải người ấy lên khỏi mặt bùn, bám vào cây để sát người.
Mặt trời đã lên đỉnh đầu, đám bùn hình như đặc thêm lại, đầu lâu thều thào:
-N… ước!
Mình đoảng thật, người ta chắc khát lắm rồi, sao không lấy nước cho uống nhỉ;
nghĩ vậy H’Nhi lên lấy quả bầu khô đựng nước để trong gùi, kê vào miệng cho người bị
nạn uống. Chờ uống nước xong, H’Nhi hỏi:
-Giơ tay kia lên được không?
-Không, nó dính chặt vào bùn rồi.
-A, mình có cách rồi, đợi nhé.
H’Nhi reo lên, vác dao lên bờ suối chặt mấy cây nứa to bằng cổ chân, chẻ đôi, gõ
cho rơi mắt phía trong rồi nối các cây nứa lại, dẫn nước suối từ phía trên chảy thẳng vào
cổ người lạ. Có nước, bùn loãng ra, H’Nhi nằm xuống mấy khúc cây, ra sức móc bùn
xung quanh người lạ cho nước thấm xuống, miệng nói:
-Cố gắng cựa mình xem nào!
-Cô lấy cây thọc xuống bên cạnh tôi, bùn dưới ấy mới tan được.
Làm theo lời người lạ, một lúc sau, H’Nhi lôi được người lạ lên khỏi hố bùn, trên
lưng vẫn có chiếc ba lô và khẩu súng AK báng gấp. Trời sụp tối, H’Nhi đưa người lạ
xuống suối tắm giặt rồi dẫn vào một chiếc hang đá gần bờ suối, đốt lửa để người lạ sưởi
ấm và hong đồ.
***
Bên bếp lửa, người lạ nói mình tên Thanh kể: trên đường hành quân vào phía
trong, không may bị sốt phải nằm lại mấy ngày. Khi đỡ, theo giao liên đuổi theo đơn vị.
Tối qua, trên đường đi không may bị thám báo phục kích, đồng chí giao liên ở lại chặn
địch cho anh rút. Đêm tối, đường rừng, không may bị rơi xuống hố bom và bị chôn sống
luôn. H’Nhi nói:
3
-Trong buôn nhiều người đau mà uống thuốc người Mĩ cho không khỏi nên mình
đi hái lá về làm thuốc, không ngờ gặp, cướu được Thanh.
Thanh ngạc nhiên hỏi:
-Em giỏi quá?
-Dạ! Em đã định không bắt chồng, nay được Yang(*) cho gặp Thanh chắc là làm
mai đây. Thanh có ưng bụng làm chồng em không?
-H’Nhi đã có chồng chưa?
-Người phụ nữ vùng này có tục lệ: khi thiếu nữ chưa bắt chồng thì không mặc áo
để khoe với Yang, đất trời và mọi người xung quanh đôi nhủ hoa mà Yang ban cho để
làm thiên chức người mẹ tương lai. Khi có chồng rồi thì nhủ hoa đã có chủ nên người phụ
nữ mặc áo che lại để cất riêng cho chồng và con. Theo Thanh thì H’Nhi đã có chồng
chưa?
-Chưa biết mặc áo nghĩa là chưa có chồng.
-H’Nhi mười tám tuổi rồi đấy.
Sáng hôm sau, H’Nhi dẫn Thanh băng rừng tìm đến đơn vị du kích địa phương.
Khi chia tay, Thanh nói:
-Đất nước thống nhất, anh còn sống sẽ về tìm em!
***
Vừa băng qua con suối đầu buôn, lính Ngụy ập đến; bọn chúng dùng đủ thứ đánh
đập H’Nhi đến ngất xỉu rồi kéo lê về buôn. Trước toàn thể dân buôn, bọn lính buộc tội
H’Nhi đi tiếp tế cho quân Giải phóng nên ở qua đêm trong rừng, trái với quy định của
chính quyền. Bọn chúng tra khảo buộc H’Nhi khai ra trong buôn còn ai là đồng phạm nữa
không. Chúng đánh H’Nhi chết đi, sống lại mấy lần không moi thêm được tin tức gì.
Chiều đến, tưởng cô đã chết mới cho dân buôn mang xác đi chôn; không ngờ H’Nhi sống
lại nhưng một chân mang tật cả đời.
Sau này Già làng mất, người trong buôn nhất trí bầu H’Nhi thay thế. Năm tháng
qua đi, mái tóc chuyển dần qua màu trắng, H’Nhi vẫn không thấy Thanh trở lại như đã
hứa nên nghĩ anh ấy đã nằm lại đâu đó trong cuộc chiến. Bao nhiêu yêu thương dồn hết
cho ba cô con gái người em. Bà yêu nhất H’Xoan, cô con gái đầu xinh đẹp giống má,
thông minh nên bắt phải học, học thật giỏi để làm bác sĩ cứu giúp người đau ốm.
***
Ngày Sin rời nhà lên đường nhập học, ông Thanh nắm tay con nói: “Con biết vì
sao ta đặt con tên Sin không? Sin theo tiếng Êđê là con cọp. Trong chiến tranh ác liệt, bố
được một người con gái Êđê tên là H’Nhi, ở buôn Dak dưới chân núi Yang Sin cứu sống
và hẹn nhau hòa bình sẽ tìm về sống cùng nhau. Trong trận chiến ở Xuân Lộc, bố bị
thương; mù mắt, lại mất một chân nên đành lỡ hẹn. May mà được cô hộ lý là mẹ con bây
giờ thương, nên duyên vợ chồng mới có con hôm nay. Con phải cố học cho giỏi, khi
thành bác sĩ rồi tìm về vùng đất ấy, thay bố tạ lỗi với người ta”.
Sin đang học năm thứ hai thì bố mất. Thương bố, thương mẹ, Sin tập trung vào
học tập. Tốt nghiệp Đại học được nhà trường giữ lại làm việc, Sin lao vào nghiên cứu để
giảng dạy tốt hơn, không nghĩ đến chuyện vợ con, dù rất nhiều nữ đồng nghiệp, sinh viên
các khóa quý mến.
Như duyên số trời định, Sin gặp H’Xoan - Phó bí thư Đoàn trường, học giỏi, thầy
trò mến nhau. Vì thế, Sin quyết định theo H’Xoan về thăm quê cô sinh viên, khám phá
vùng đất linh thiêng đại ngàn. Không ngờ, chuyến đi như một định mệnh để Sin gặp lại
cố nhân của bố.
4
Chú thích tiếng Ê đê:
*Yang: thần linh.