Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

HẬU NGUYÊN TIÊU!

Sáng ngày 27 tháng 2 (nhằm ngày 17 tháng Giêng năm Quý Tỵ), được sự bảo trợ của Hội VHNT tỉnh, Câu lạc bộ Thơ Hoa Đời - huyện Krông Ana tổ chức giao lưu cùng Câu lạc bộ Bốn Mùa Thơ của thành phố Buôn Ma Thuột; trong không khí ấm áp đầu xuân các THI HỮU đã trổ tài đọc và bình thơ, xin giới thiệu với bạn đọc vài hình ảnh về cuộc giao lưu này.
Thêm chú thích
 
Thêm chú thích
Nhà thơ Nguyễn Đức Khẩn - Chủ nhiệm câu lạc bộ thơ HOA ĐỜI phát biểu khai mạc buổi giao lưu (ảnh trên - người đứng)
Nhà văn Khôi Nguyên - Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk, phát biểu chào mừng (người đứng -ảnh dưới)
Nhà thơ Phạm Doanh - Nguyên Phó chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Chư Yang Sin, đọc thơ (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Nhà văn Nguyễn Hoàng Thu - Chi hội trưởng chi hội Nhà văn Tây Nguyên, Hội Nhà văn Việt Nam trổ tài... đọc thơ (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Nhà thơ Đặng Bá Tiến - Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Chư Yang Sin bình thơ (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Nhà thơ - Bác sĩ Lê Vĩnh Tài biểu diễn thơ (ảnh dưới)
Thêm chú thích

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

GIÓ ỐM truyện ngắn của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 245+246 THÁNG 1&2 NĂM 2013


Ông mặt trời mải miết đi về hướng tây, xô bóng cây kơ nia đổ dài về phía đông, trùm lên những cây phượng đứng xếp hàng nơi sân trường. Bầy chim sẻ kéo nhau đứng túm tụm dưới tán lá, há mỏ, xù lông lên để thở. Trời oi bức, ngột ngạt hình như sắp hết không khí thì phải. Sẻ em nói với Sẻ chị:
-         Chắc cô Gió bị ốm rồi phải không chị?
-         Sao em nói vậy?
-         Mọi ngày vào giờ này đã thấy cô ấy đi lang thang ve vuốt mọi người, còn hôm nay chẳng thấy đâu cả.
-         Ừ nhỉ!
-         Không phải vậy đâu.
Chú Sóc Út, hai chân trước bê hạt cây kơ nia to gần bằng đầu mình, ngừng ăn góp chuyện. Gia đình nhà Sóc có sáu thành viên: sóc ba, sóc má và bốn anh chị em quây quần bên đống hạt để dưới gốc cây kơ nia; mỗi người một hạt, nhẩn nha ăn trông thật đầm ấm. Cái lạ là không ai tranh của ai, tất cả ngồi rất nghiêm chỉnh, tư thế giống y chang như nhau: hai chân sau co lại, chiếc đuôi dài có lông xù to là thế được uốn cong chống xuống mặt đất, hai chân trước bê hạt lên ngang ngực.
-         Bạn bảo không phải thế thì tại sao cô Gió hôm nay không đến?
Sẻ em hỏi lại, Sóc Út trả lời:
-         Mọi ngày cô Gió đi chơi thường có chú Mây đi cùng, hôm nay chắc chú Mây đau nên cô Gió phải ở nhà chăm sóc không đi thăm mọi người đấy chứ.
-         Không phải vậy, cô Gió ốm nên chú Mây ở nhà thì có.
Sẻ em không chịu, đáp lại; Sóc Út vẫn giữ cái lý của mình là đúng. Thấy vậy Sẻ chị bảo:
-         Cả hai em nói đều có cái lý của mình, vậy cô Gió hay chú Mây bị ốm ta phải chờ khi nào cô ấy quay lại hỏi thì biết ngay thôi.
-         Các bạn nói sai rồi, chẳng ai ốm đau cả đâu, cô chú ấy đang bận công việc đấy.
Chị em Sẻ và Sóc Út giật mình nhìn lại nơi phát ra tiếng nói, thấy một chú Kiến đen bé téo tẹo tèo teo; bé đến mức chắc chỉ to hơn chiếc lông mũi nhà Sóc một tý, dừng lại góp chuyện. Cạnh đó, họ hàng nhà Kiến đang hối hả làm việc, người vác đồ ăn, người lại đội trên đầu những chiếc trứng trắng, nối đuôi nhau leo lên cây. Gia đình nhà Kiến thật đông đúc, đi thành một dây dài hình như không có điểm cuối.
-         Bạn nói sao cơ?
Sóc Út tò mò hỏi lại.
-         Ông mặt trời hôm nay nóng hơn mọi ngày, chắc chắn cô Gió và chú Mây đang chuẩn bị nước để mang mưa đến giúp mọi người đấy.
-                     Cậu chỉ bịa chuyện, trời đang nóng thế này làm sao có mưa được!
Sẻ em nghiêng nghiêng cái đầu tỏ vẻ không tin và hỏi lại:
-                     Nhà cậu có chuyện gì mà bồng bế nhau leo tuốt lên ngọn cây thế kia?
-                     Ông mình bảo trời sắp mưa nên mọi người đang phải vội vã chuyển nhà lên cao không bị lụt, nước cuốn trôi đi đấy.
-                     Ôi, nhà thiên văn đại tài ơi, trời như thế này mà bảo sắp mưa à? Chắc cậu bị ấm đầu rồi!
Sóc Út đáp lại rồi cùng với Sẻ chị, Sẻ em ngã nghiêng cười, chúng cười đến mức cái hạt kơ nia Sóc Út đang ôm cũng rơi xuống đất. Kiến con thấy vậy, bực mình nói:
-                     Tùy các bạn thôi, tin hay không chốc nữa sẽ biết.
Kiến nói xong vội vã đội lên đầu một hạt cỏ vàng óng, to độ ngang với mẩu lông đuôi của sóc chạy nhập vào dòng Kiến leo lên cây. Chị em nhà sẻ và Sóc Út nhìn theo vẻ thương hại cho Kiến con.
Một chốc sau, cô Gió chạy lướt qua, Sẻ em reo lên:
-                     Cô Gió đến rồi, cô ấy hết ốm rồi!
-                     Chắc chú Mây đỡ đau nên cô ấy đi lấy thuốc đấy.
-                     Sao bạn nói vậy?
-                     Tại Cô ấy đi một mình đấy thôi, nếu chú Mây khỏe chắc phải đi cùng cô ấy chứ.
-                     Hai em đừng cãi nhau nữa.
Sẻ chị ra vẻ người lớn, giảng giải:
-                     Nhìn lên phía tây kia kìa, chú Mây đang đến đấy; hình như cô Gió chạy nhanh hơn rồi thì phải.
Cả bọn ngước nhìn lên phía tây, mây đen kéo đến che khuất cả mặt trời. Cô Gió hối hả chạy làm chú Mây cũng tất bật chạy theo. Bỗng một tia lửa xé ngang bầu trời, kèm theo một tiếng nổ to đùng vọng đến. Cả nhà Sóc giật mình bỏ dở bữa ăn, kéo nhau leo tuốt lên hốc cây cao. Bầy chim sẻ không ai bảo ai cùng tung cánh vội vã bay lên núp vào dưới mái hiên.
Mấy cây bàng, cây phượng thi nhau nô đùa với cô Gió, cành lá lả lướt vờn bay như muốn giữ cô Gió lại. Mây đen sùm sụp chạy đến làm trời tối lại, mưa lất phất rơi. Lúc đầu chỉ lắc rắc vài hạt, sau rơi nhiều hơn rồi hình như chảy thành dòng. Cô Gió tạt cả mưa vào cửa số lớp học, kêu lốp bốp và tinh nghịch xốc ngược áo Sẻ em làm lông xù ra. Sân trường vừa nảy còn nóng bỏng, giờ đã thành con sông lớn, nước kéo nhau chảy ùa ra cổng. Bỗng Sẻ em kêu lên, giọng hoảng thốt:
-                     Kiến con kìa! Kiến con kìa!
-                     Đâu, đâu?
Sẻ chị đang rụt đầu vào cổ đứng trên trần nhà lao vụt ra bên cạnh Sẻ em hỏi. Theo hướng Sẻ em chỉ, Sẻ chị thấy con Kiến con lúc nãy đang vật lộn với dòng nước. Có lẽ nước chảy mạnh quá, Kiến không thể chống lại được. Sẻ chị nhìn quanh rồi quyết định dùng mỏ giật ngay một chiếc lông đuôi của mình. Sẻ em thấy thế ngạc nhiên kêu lên:
-                     Chị làm gì vậy?
-                     Phải cứu Kiến con không nước lôi nó đi mất.
-                     Nhưng gió to quá, chị ra không cẩn thận bị đau đấy.
Miệng ngậm chiếc lông, Sẻ chị lao ra làn mưa đang ầm ầm trút xuống, thả chiếc lông xuống bên Kiến con. Kiến con vẫy vùng một cách tuyệt vọng trong dòng nước chảy một lúc một dữ dội hơn, bỗng thấy có chiếc lông rơi bên cạnh liền cố giơ tay bám lấy. Chỉ chờ có thế, Sẻ chị dùng chân cắp lấy chiếc lông bay lên hiên nhà, mặc cho những hạt mưa lạnh buốt ném vào người đau điếng. Cả bầy Sẻ ùa ra hò reo vang cả góc nhà, át cả tiếng mưa rơi, khen Sẻ chị dũng cảm. Kiến con được cứu, giơ hai tay vuốt râu rồi cúi đầu cảm ơn Sẻ chị. Sẻ chị lắc mình cho nước rơi ra khỏi bộ lông, nghiêng đầu nói:
-                     Chị em mình có lỗi, khi nãy đã không tin còn chế giễu bạn, mong bạn thông cảm nhé!
-                     Dạ, không có gì đâu ạ!
Bầy Sẻ vây quanh, nghiêng đầu nhìn Kiến con tỏ vẻ kính trọng. Kiến con thấy vậy cúi đầu nói:
-                     Dạ, cháu chỉ nghe ông bà dạy: phải quan sát xung quanh và đo nhiệt độ, độ ẩm trong không khí mà đoán biết khi nào trời mưa đến thôi ạ.
-                     Họ nhà Kiến giỏi quá, biết trước lúc nào trời mưa. Các cháu nhớ nhé, khi nào thấy nhà Kiến chuyển nhà lên cây phải tìm chỗ tránh mưa nghe chưa?
Sẻ ông nói xong, cả đàn cúi đầu vâng lời. Dưới sân nước hết chảy. Ông mặt trời ló ra khỏi đám mây, cảnh vật bừng sáng lên rực rỡ.  Cô Gió trở lại hiền từ, đi lắc nhẹ từng lá cây cho rơi bớt nước. Kiến con từ biệt bầy sẻ quay về nhà trong tiếng cười vui của mọi người.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

ĐI MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG …Bút ký của HỒNG CHIẾN - BÁO VĂN HÓA số ra tháng 12 năm 2007


                                                     
(Ảnh ST)                                           

Từ lâu tôi đã nghe danh tiếng hoạ sĩ Trần Khánh Chương, nhưng chưa có dịp gặp. Do điều kiện công tác ở dưới huỵên vùng sâu, ít có dịp về thành phố Buôn Ma Thuột, năm  thì mười hoạ, một năm đôi ba lần được cử đi hội họp mới đặt chân tới; còn không hàng ngày cặm cụi trên trang giáo án hay lại theo chân các đồng nghiệp đến  tận các gia đình học sinh ở heo hút đâu đó giửa đại ngàn rừng cà phê vì một lý do duy nhất: học sinh bỏ học. Cái khổ nhất của người làm thầy giáo vùng cao  là “đói” thông tin, tờ báo xuất bản hàng ngày như Nhân Dân, Tiền Phong, Lao động… đến được tay cũng phải qua ít nhất bốn, năm ngày; đó là trường mà ông Hiệu trưởng mê đọc báo, còn không thì xin… nhịn. Vì thế thỉnh thoảng có nghe tin Hoạ sỹ vào Dak Lak, nhưng khi nhận được tin thì ông đã lại về Hà Nội từ lúc nảo, lúc nào rồi. Cái khó của người ở vùng sâu là vậy. Nhiều lúc anh em tự động viên nhau: Dân “Tây” mà!
Cực thế nhưng được cái đời sống vật chất hiện nay bớt khó khăn, vì theo quy định  lương Giáo dục cao hơn so với các ngành khác và chi cũng ít hơn. Muốn mua sắm, hay ăn uống tươi tươi một chút phải đi hàng chục km để mua nên… ngại. Cứ như thế thành ra người dân nông thôn ở xung quanh nhìn thấy thầy cô giáo cho là sướng lắm! Nhưng có ai biết cũng tấm bằng Đại học sau bốn năm mài quần trên ghế giảng đường, người có may mắn học các nghề khác nhau nhưng được làm việc trong các khu công nghiệp hay các doanh nghiệp liên doanh, lương khởi điểm cũng gấp vài ba lần  người cùng học ra làm nghề dạy học ở các vùng núi heo hút. Song có điều các nhà giáo cảm thấy sống được và xen chút tự hào vì những người xung quanh kính trọng, các em học trò tin yêu.
Riêng tôi không biết có “may” hơn những người khác hay không khi được về làm báo!? Tính ra để có thể trở thành công dân thành phố Buôn Ma Thuột, tôi phải bỏ mất 40% phụ cấp đứng lớp, mất thêm 0,45% chức vụ, 3% quản lí hai buổi… tính sơ sơ lương giảm hết hơn một nửa. Nhưng vì đam mê nghề “Viết” nên chấp nhận. Ôi ! Tưởng làm nghề “gõ đầu trẻ" là khổ nhất, ai ngờ bỏ đi làm Báo cũng thấy không đỡ hơn tí nào ngoài chuyện được ở thành phố, tiêu tiền thật… dễ, nhưng kiếm tiền quá… khó.
Đang cắm cúi đọc bản thảo của cộng tác viên, nhà văn Khôi Nguyên - Quyền tổng biên tập nhắc: “Đến giờ ta đi đón bác Chương rồi đấy!” Tôi giật mình vội bỏ bài đọc dở vào ngăn kéo bàn, vơ máy ảnh, lật đật đứng dậy xuống cầu thang. Trong ga ra, lái xe cơ quan nổ máy từ lúc nào, bóp còi inh ỏi. Cửa xe mở sẵn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chính Hữu, Chánh văn phòng Hội đã ngồi trên xe. Qua lời giới thiệu của Chính Hữu, tôi biết thêm Hoạ sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam vào dự lễ bế mạc Trại sáng tác Mỹ thuật các tỉnh phía Nam tại Dak Lak, còn là đại biểu Quốc hội, khoá này Ông không ứng cử vì tuổi tác đã cao, muốn nhường lại cho lớp trẻ. Nổi máu nghề nghiệp, trong đầu tôi liền chợt nảy ra dự định hỏi ông “Nghị” vài điều khi còn tại vị mà tôi tin không chỉ một mình tôi quan tâm, muốn biết.
Người đàn ông tóc bạc trắng, khuôn mặt phúc hậu, có vừng trán cao, mặc áo thổ cầm màu xanh, dáng người to đậm, tươi cười bắt tay chúng tôi trước khi lên xe đi thăm thác Đray Nur, huyện Krông Ana. Xe chuyển bánh, chuyện nở như ngô rang. Hoạ sỹ nói về cảm xúc của mình khi trở lại Đắk Lắk; Nghệ sỹ Chính Hữu giới thiệu thêm về những vùng đất đang lướt qua cửa sổ; nhà văn Khôi Nguyên thỉnh thoảng xen vào những câu chuyện vui dí dỏm, làm cả xe bật cười. Riêng tôi vì có ý định viết một cái gì đó về Ông nên ngồi chờ cơ hội chuyển đề tài câu chuyện. Phải thừa nhận Hoạ sỹ có cách nói chuyện làm cuốn hút người nghe, các đề tài được đề cập làm mọi người cứ tròn mắt, vểnh tai lên. Lâu không về Hà Nội, nay được nghe thêm các chuyện vui về Thủ đô, chuyện chuẩn bị bầu cửâ Quốc hội sắp tới, làm thời gian trôi qua vùn vụt, tôi chưa biết cách gì xen vào.
May,  xe dừng lại trước ba- ri- e nhà máy thuỷ điện Buôn Kốp kiểm tra giấy tờ, tôi mới có dịp lên tiếng: “Thưa Hoạ sỹ, cho phép em tò mò hỏi một chút ạ: Qua các nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội, điều gì Hoạ sỹ tâm đắc nhất?” Hoạ sỹ cười vui trả lời ngay: Mình tâm đắc nhất là biểu quyết các dự án xây dựng các công trình lớn của quốc gia như: xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La, Khu công nghiệp Dung quất, Trụ sở Quốc hội… các công trình ấy không những có giá trị lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, văn hoá dân tộc. Quốc hội nghe các nhà khoa học báo cáo, đọc tài liệu tham khảo, tranh luận trước khi bỏ phiếu thông qua. Lá phiếu của các đại biểu mang tính quyết định sự phát triển của cả một đất nước không chỉ trong một gia đoạn mà còn về lâu, về dài, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ con cháu mai sau. Trách nhiệm ấy nặng nề lắm, nên phải cân nhắc hết sức thận trọng trước khi quyết định.
Tôi hỏi thêm: “Thưa Hoạ sỹ bên cạnh những điều tâm đắc, chắc chắn cũng có những điều chưa bằng lòng, vậy đó là điều gì ạ?” Hoạ sỹ quay hẳn lại phía sau nhìn tôi, nụ cười vui vẻ biến mất, nhường cho vẻ suy tư. Đôi mắt đượm buồn như còn ẩn chứa điều gì đó như băn khoăn, như day dứt còn chưa nguôi: “Có chứ, không riêng mình mà tất cả các đại biểu khi biểu quyết các vấn đề lớn đều phải cân nhắc: bên cạnh lợi ích về kinh tế thì các công trình đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống dân sinh sau này, cũng như ảnh hưởng của nó đến di sản văn hoá dân tộc. Chẳng hạn Nhà máy thuỷ điện Sơn La sau khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng khắc phục tình trạng thiếu điện sử dụng như hiện nay. Nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh mối hiểm hoạ lớn nếu đập bị vỡ sẽ là một tai hoạ khủng khiếp; lúc ấy một chiếc xe tăng T54 ở Quảng trường Ba Đình sẽ bị cuốn ra biển Đông như một chiếc lá. Theo thiết kế, các chuyên gia cho rằng điều đó không thể xảy ra nếu như khí hậu bình thường như hiện nay. Song lấy gì bảo đảm sau năm bảy chục năm nữa khí hậu nước ta không có thay đổi, hoặc động đất thì sao! Biện pháp gì để khắc phục nếu điều xấu nhất đó xảy ra? Mình chỉ đơn cử một trường hợp như vậy để các cậu thấy: Làm đại biểu Quốc hội không dễ một tý nào”. “Có điều gì Hoạ sỹ còn băn khoăn sau khi hết nhiệm kỳ?” Băn khoăn thì nhiều lắm nhưng cái trăn trở nhất của mình là vai trò của Đại biểu Quốc hội khi giải quyết khiếu nại của dân động chạm đến bộ máy hành pháp các cấp địa phương. Hoạ sỹ dừng lời rút khăn mùi xoa lau mặt (mặc dù trên xe máy điều hoà nhiệt độ vẫn chạy hết công suất), trước khi trả lời tiếp. Các cậu cũng biết đấy, trong Hiến pháp nước ta đã quy định: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhân dân cũng hiểu điều đó nên có oan ức, hay cảm thấy mình bị oan ức mà các cấp chính quyền giải quyết không thoả đáng, họ lại đến kêu với Quốc hội. Mình từng trực tiếp thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội Thủ đô tiếp nhận những khiếu kiện của dân. Phải nói thật rằng bên cạnh một số ít cá nhân lợi dụng dân chủ của chế độ ta để đòi hỏi quá đáng, vượt giới hạn luật pháp cho phép, như vụ một công nhân nhà máy dệt ở Hà Nội được thuê nhà ở khu phố trung tâm, năm 1973 vì chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, phải di tản lên Thái Nguyên, năm1975 trở lại Thủ đô công tác được bố trí nơi ở mới. Nhưng đến năm 2000 lại làm đơn đòi nhà, đòi đúng căn hộ đã không thuê gần ba chục năm trước. Các cấp giải thích thế nào cũng cố tình không chịu. Nhưng cũng có nhiều trường hợp người dân bị oan ức thật, các cơ quan công quyền của chúng ta ở các cấp xử lấy được, dân thấy mình bị oan sai nên đến kêu với Quốc hội. Nhưng họ lại quên một điều hết sức cơ bản là: Quốc hội là cơ quan lập pháp chứ không phải cơ quan hành pháp. Việc can thiệp trực tiếp vào công việc của các cơ quan hành pháp là không đúng chức năng của Đại biểu Quốc hội. Vì thế, tiếp dân, lắng nghe ý kiến của dân, hướng dẫn, giải thích cho dân và khi thấy cần thiết phải soạn thảo công văn yêu cầu các cơ quan liên quan trả lời. Nhưng các cơ quan được yêu cầu ấy cố tình không trả lời thì Đại biểu Quốc hội đành … chịu! Đại biểu Quốc hội không có quyền bắt, kỉ luật, hay cách chức các thành viên cơ quan hành pháp thiếu trách nhiệm trong trả lời các yêu cầu của dân do đại biểu Quốc hội chuyển đến. Có lẽ đã đến lúc Quốc hội phải có thêm một điều khoản về vấn đề này. Nói như vậy không có nghĩa không giải quyết được gì. Trong nhiệm kì vừa qua ở Hà Nội nổi lên vụ án tranh chấp đất đai làm báo chí và các cơ quan chức năng tốn không biết bao nhiêu thời gian và giấy mực. Nội vụ như sau: trong thời kỳ giặc Mĩ leo thang bắn phá lần thứ nhất, có một bà vợ liệt sỹ thời chống Pháp, phải đóng cửa nhà mình đi sơ tán vì con cháu đều ở xa. Khi chiến tranh tạm lắng xuống, bà trở về thì nhà đã bị một cơ quan nhà nước mượn ở tạm. Nghe đài báo nói nhân dân khu bốn còn dỡ cả nhà thờ tổ tiên, lấy gỗ, ván lát đường cho ô tô vượt hố bom ra tuyền tuyến, nên bà chấp nhận về ở với con cháu, xem đó như là may mắn được góp chút công lao cho cuộc khánh chiến chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Chiến tranh qua đi, đất nước thống nhất, các cơ quan nhà nước thay nhau ở nhờ nhà bà và dần dần xem đó là nhà vô chủ. Bước vào cuối thập kỷ XX, đất Thủ đô lên giá vùn vụt, nhiều xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, thế là người ta bán tất cả tài sản mà xí nghiệp đang có. Trong hoàn cảnh ấy, căn nhà của người vợ liệt sỹ kia, giờ đã được phong Bà mẹ Việt Nam anh hùng và là mẹ của một vị Giáo sư Tiến sỹ danh tiếng, bị đem bán cho một cá nhân. Bất bình, hai mẹ con mang đầy đủ giấy tờ chứng minh mình là chủ hợp pháp của căn nhà. Trải qua năm sáu năm trời, qua đủ các cấp toà án, đến đủ các nơi có thể đến vẫn không giải quyết dứt điểm, cuối cùng phải đến kêu với đoàn Đại biểu Quốc hội. Nhờ sự can thiệp có lý có tình, cuối cùng bà mẹ Việt Nam Anh hùng ấy cũng được trả lại ngôi nhà của mình. Bằng cách gì ư? Kiên trì theo đuổi sự  việc đến cùng khi thấy người dân bị oan ức. Nếu các cấp chính quyền cố tình ì ra sẽ đề nghị đưa vấn đề ra diễn đàn Quốc hội để chất vấn.
 Qua câu chuyện của Hoạ sỹ tôi chợt hiểu: Không trách nhân dân khi bị oan ức, quẫn bách dù ở đâu, xa xôi thế nào họ cũng tìm ra Hà Nội, đến tận Quốc hội với một niềm tin và hy vọng duy nhất: Tìm được sự công bằng và chân lí! Ngẫm cho cùng, làm anh giáo viên thôn quê lại sướng; ngày tháng cứ như được lập trình sẵn, không va chạm, không tranh giành, không ân oán mà chỉ có sự quý mến của người dân, của học trò.
Xe dừng lại trước dòng thác Đrei Ner hùng vĩ tung bọt trắng xoá. Đầu mùa mưa, dòng nước chở nặng phù sa lao xuống chạy về hướng tây như một bầy voi xung trận. Bên triền sông những cây lộc vừng chen nhau đứng, xoã những chùm hoa màu đỏ rực rỡ, dài lê thê soi mình trên sóng nước. Thỉnh thoảng một cơn gió lướt qua lại bứt từng cánh hoa mang theo, xoay tròn trước khi thả xuống dòng sông.
Ngồi lên phiến đá trước cửa hang Tắm Tiên, ngắm dòng thác đang gầm thét, Hoạ sỹ nói thêm: Mình già rồi, những việc còn lại phải nhường lớp trẻ  gánh vác thôi. Hy vọng khoá tới sẽ làm được tất cả những gì khoá trước làm chưa xong. Khuôn mặt đăm chiêu của Hoạ sỹ bỗng trở nên rạng rỡ khi thấy một con cá lớn tung mình lên khỏi mặt nước như một cánh chim trước khi rơi tùm xuông dòng nước. Đẹp quá! Ông Hoạ sỹ reo lên.
Trên đường quay trở lại thành phố Buôn Ma Thuột, mọi người hết lời ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của thách Đrei Nur, và tiếc; tiếc cho một tiềm năng du lịch lớn như thế mà chưa được đầu tư và khai thác hết tiềm năng “khu công nghiệp không khói” này! Ở Dak Lak tiềm năng du lịch còn lớn lắm, nhưng giống như cô công chúa ngủ quên trong rừng chưa được hoàng tử đánh thức. Nhà văn Khôi Nguyên nói vui: Hãy chờ ngày mai vậy!
Riêng tôi, tôi cũng tin như thế! Những chuyện phải làm, phải giải quyết của các “Ông Nghị” khoá trước dẫu còn một số việc chưa trọn vẹn như mong muốn, nhưng những người được nhân dân tín nhiệm bầu vào khoá này họ sẽ làm nốt những phần việc còn dang dở, những điều còn vướng mắc mà khoá trước để lại chưa giải quyết xong. Và sẽ có những kế hoạch mới, chính sách mới phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Phía trước là cả một đoạn đường rất dài, chúng ta phấn đấu phát triển trên con đường hội nhập nhưng phải luôn luôn ghi nhớ điều quan trọng nhất đó là: giữ gìn bản sắc Việt Nam với truyền thống và bản lĩnh anh Bộ đội Cụ Hồ.
 Xin cảm ơn các vị Đại biểu Quốc hội đã dám nói thẳng, nói thật công việc của mình qua các nhiệm kì. Âu đó cũng là bài học cho những người đi sau rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công việc được Đảng và nhân dân giao phó. Cảm ơn Hoạ sỹ Trần Khánh Chương đã giúp chúng tôi, những người sinh sau, đẻ muộn mở rộng tầm hiểu biết để làm tốt hơn công việc của mình. Có lẽ bài học quý giá nhất mà Hoạ sỹ muốn nhắc nhở: Ở đâu, trên cương vị nào chúng ta cũng phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Mùa thu năm 2007



                                                                                  

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

KHÁCH ĐẶC BIỆT!



Thêm chú thích

                                                                                                                  
Chiều, anh Cả thấy mấy hội viên chạy tới thông báo:
-         Nhà thơ “Cây đa, cây đề” của Hội ta bổng nhiên không liên lạc được từ lúc hơn 16 giờ đến giờ, không biết vì sao? Ông họa sĩ rầu rĩ thông báo.
-         Chắc lão “độc thân vui tính” đi đánh quả lẻ. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh tắc lưỡi.
-         Ở có một mình, nói dại miệng không may trúng gió thì… nghẽo chẳng ma nào biết đâu. Cô nhà nhà báo tỏ ra xót xa.
-         Ngồi đây mà đoán già đoán non thì được tích sự gì, sao ta không đến tận nơi xem thế nào! Tay bác sĩ bỏ nghề đi… làm thơ góp lời.
-         A, thằng bác sĩ này xem ra vẫn còn tý thông minh, nói phải; ta đi thôi! Lão nhà thơ già vút râu, gật gù.
Tất cả kéo ra hai chiệc Toyota Camry chạy đến trụ sở Hội, thấy cửa chỉ khép, liền kéo cửa lao lại phòng riêng của “Lão độc thân” gõ cửa, hét toáng lên như cháy nhà.
Tiếng người trong phòng run run vọng ra:
-         Xin lỗi các bác, em đang bận tiếp khách đặc biệt ạ!
-         A, lão còn sống và đang… tiếp khách. Nhân ngày Thơ Việt nam vừa xong mà đã có “khách đặc biệt”. Giỏi, giỏi quá; cho bọn này chiêm ngưỡng dung nhan đi. Ông họa sĩ reo lên.
-         Anh em tưởng bác “phải gió” mới kéo đến, nay có tin vui thế sao không đưa ra giới thiệu với mọi người? Cô nhà báo trách.
-         Không nói nhiều, có mở cửa hay để phá khóa? Tay bác sĩ hét to.
-         Thôi, thôi em xin các bác, để em mở. Tiếng trong phòng vọng ra.
Cánh cửa bật mở, mọi người xông vào căn phòng 9m2 chỉ thấy bên cạnh chiếc giường đôi, một chiếc ghế xoay và một chiếc bàn, trên bàn có một chiếc tô còn một nửa gói mì tôm Hảo Hảo ăn dở - chắc chủ nhân đang dùng bữa. Chủ nhà vò đầu nói như thanh minh:
-         Mấy ngày nay theo các bác đi đọc thơ và nhậu, không ăn gì xót ruột quá nên hôm nay định…
-       

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

SÂN TRƯỜNG SAU CƠN MƯA - truyện ngắn HỒNG CHIẾN



  

Đêm hôm qua trời bất ngờ đổ cơn mưa rào khá to nên bao nhiêu mây hình như tan thành nước hết cả. Sáng nay trời trong xanh. Ông mặt trời thức giấc leo lên đỉnh núi Krông Jin rắc những tia nắng vàng mềm mại lên mọi cảnh vật. Bầy chim sẻ hình như cũng muốn tận dụng khoảng thời gian buổi sáng mát mẻ kéo nhau lên nóc nhà tíu tít trò chuyện và ngắm nhìn những lá cây mỡ màng như đang cười vì được cơn mưa tối hôm qua rửa mặt.
Sân trường trồng hai hàng cây phượng xen bàng thẳng tắp, cây nào cây ấy to bằng một vòng tay người lớn. Gốc các cây được xây bao quanh bằng những hình tròn cao hơn mặt sân độ hai gang tay, trong bồn trồng thêm những cây hoa nhỏ và cỏ cảnh vào nên trông giống như hoa viên thành phố. Hai bên cổng có hai cây lạ mà ở quê nhà xứ Thanh, Sơn chưa bao giờ thấy. Không biết loại cây gì mà một cây cành lá sum sê xanh tốt, tán cây trải rộng có đường kính đến hai chục mét, còn cây bên cạnh tuy gốc cũng to như vậy nhưng nhìn xác xơ, cành  thì cứ như đua nhau chọc thẳng lên trời.
- Chào bạn!
Đang mãi ngắm sân trường, Sơn giật mình khi nghe tiếng chào phía sau lưng vội ngoái đầu lại thấy một người chắc cùng tuổi, nước da nâu đen, tóc quăn tít đang tươi cười đứng nhìn.
- Chào cậu!
- Bạn ở miền Bắc vào phải không?
- Ừ, mình mới vào thăm bác mình tối hôm qua, lúc trời đổ cơn mưa to ấy. Cậu học trường này phải không?
- Trường của mình đấy, sang năm mình lên lớp 7 rồi.
- Thế à, giống tớ nhỉ. Hôm nay nay chủ nhật sao cậu lại đến trường?
- Tên mình là Y Minh, nhà mình bên kia kìa, thấy bạn vào trường nên chạy qua thôi. Bạn thấy thích trường mình không?
- Trường bạn đẹp lắm, nhưng hai cây to trồng bên cạnh cổng là cây gì vậy?
- A, cây kơ nia đấy, bạn không biết à?
- Nghe trong sách báo nói nhiều nay mới thấy lần đầu. Sao hai cây mà hình giáng khác nhau vậy?
- Bạn không biết thật à? Cây cành lá tươi tốt, tán rộng là cây kơ nia cái; còn cây cành ít lại không xoè ngang mà vươn thẳng lên trời là cây kơ nia đực.
- Cây mà cũng có cây đực cây cái à?
- Người già dạy thế. Cây cái đến mùa cho nhiều quả lắm, còn cây đực rất ít quả, có năm chẳng có quả nào.
- Ôi lạ nhỉ, quả cây ăn ngon không?
- Mời bạn ăn thử.
Mồm nói, tay kéo Sơn đi lại bên cạnh gốc cây kơ nia, chọn một quả khô rụng đã lâu, hạt trông gần giống hạt bàng, đặt hạt cây lên viên đá và nhặt viên khác lên, vung tay đập mạnh; hạt cây vỡ ra, Y Minh nhặt lên tách lớp vỏ cứng bên ngoài lấy nhân phía trong đưa cho Sơn, nói:
- Bạn ăn thử xem thế nào.
- Ngon hơn hạt bàng quê mình. Để mình đập thử qủa nữa nhé.
Sơn nhặt ngay hai hạt để lên tấm đá rồi cầm hòn đá thứ hai đang định vung tay lên đập thì thấy Y Minh cười ngặt ngẽo liền ngưng lại hỏi:
- Cậu cười gì thế?
- Bạn định làm gì vậy?
- Đập hạt cây kơ nia như cậu làm lúc nãy đấy thôi!
- Ôi người thành phố, không phải hạt nào cũng ăn được đâu; bạn nhìn này.
Y Minh nhặt cả hai hạt mà Sơn định đập đưa lên chỉ vào phía đầu hạt,  chúng đã bị gậm một lỗ nhỏ từ lúc nào rồi. Sơn ngạc nhiên hỏi:
- Con gì mà lại cắn được hạt cứng như vậy nhỉ?
- Trên đầu cậu ấy, ngửng mặt nhìn lên sẽ rõ.
Trên các cành cây kơ nia, gia đình nhà sóc đang chơi trò đuổi bắt, chạy nhảy thoăn thoắt từ cành này qua cành khác. Chúng to bằng cổ tay, mình có lông màu nâu sọc vàng chạy từ cổ xuống tận đuôi, đặc biệt có cái đuôi dài hơn thân một chút nhưng lông mọc xù ra trông rất đẹp.
- Lũ sóc làm sao chỉ gậm có cái lỗ tý tẹo này mà ăn hết cả hạt được nhỉ?
- Nhân của hạt đâu có lớn, chỉ cần một lỗ to bằng thế là chúng có thể lôi ra nhấm nháp rồi.
          - Kơ nia có nhiều quả không? Sao lại nhiều hạt xếp dưới gốc cây đến thế?
          - Đến mùa quả rụng thì ôi thôi, cứ gọi là một tiếng đồng hồ mà không quét một lần chúng rụng đầy sân, đi không khéo ngã lăn quay. Bọn mình lượm quả khô xếp vào gốc cây tặng bầy sóc đấy. Bạn thấy chúng đẹp không?
          - Tuyệt vời!
          - Mấy hôm nay nghỉ hè bọn mình chưa nhặt những hạt chúng ăn rồi bỏ ra hố rác nên bạn mới bị nhầm đấy.
          Vừa nói, Y Minh vừa lấy trong túi quần ra bịch ni lông nhặt những hạt đã bị sóc ăn bỏ vào; thấy bạn làm Sơn cũng cúi xuống nhặt và bất ngờ reo lên:
          - Có con dế to đây này!
          - Làm sao Sơn biết?
          - Nó có hang mới đào, bắt lên ta chọi nhé.
          - Sơn có cách gì bắt được nó không?
- Ở quê mình cũng hay đi bắt lắm, nếu ngoài đồng chỉ cần một cái thuổng  hay cuốc là đào được ngay, chỗ nào không đào đựơc thì múc nước đổ vào cu cậu ngạt chắc chắn phải bò ra.
- Ở đây đất cứng lắm, lại không được phép đào đâu, nước không có bạn làm sao bắt được? Y Minh tủm tỉm cười hỏi lại.
- Ù nhỉ, làm sao bây giờ? Con dế này chắc to lắm!
- Sơn xem này!
Y Minh lôi từ trong túi áo ra một chiếc lọ có đựng một bầy kiến đen, con nào con ấy khá to, giương râu có vẻ hung dữ lắm, dứ dứ trước mặt Sơn.
- Cậu dùng kiến này làm gì vậy?
- Nhìn sẽ biết.
Y Minh lại móc trong túi áo ra một vòng que tre vút nhỏ như que tăm dài độ hai gang tay, tháo ra uốn cho thẳng lại rồi nhúng một đầu vào bầy kiến trong lọ; hai con hăng nhất leo ngay lên que, Y Minh nhẹ nhàng rút que ra, nhấc đầu que có hai con kiến đẩy vào trong hang dế. Sơn tròn mắt nhìn bạn thao tác và như không tin ở mắt mình, kêu lên:
- Sao lại bỏ kiến vào hang dế thế?
- Từ từ khắc biết mà!
Y Minh rút que ra, hai con kiến không còn trên que nữa, chắc chúng đã nằm lại trong hang dế rồi. Bổng Y Minh kêu lên:
- Nó ra rồi, bắt đi!
Con dế vàng ươm, to như ngón tay cái bò ra khỏi miệng lỗ đang định chạy, Sơn vội vung tay chộp lấy đưa cho Y Minh. Y Minh không cầm mài giảng giải thêm:
- Loại kiến đen này bị nhốt lâu trong lọ dữ lắm, khi đưa vào hang thấy dế cắn ngay, dế chịu không đựơc phải chui ra thôi. Hàng ngày mình vẫn dùng cách này bắt dế đấy.
- Hay quá!
- Chuyện thường ngày thôi mà!
Y Minh nhìn Sơn cười, nói thêm:
- Sơn qua nhà mình chơi nhé!
- Cảm ơn bạn.
Lần đầu tiên vào Tây Nguyên chơi lại được quen người bạn mới, Sơn bị bất ngờ với những điều mới lạ, khác hẳn vùng quê bên dòng sông Thị Long, ranh giới của hai huyện Tỉnh Gia và Nông Cống. Sân trường ở quê cũng trồng bàng, trồng phượng; đến mùa cũng rủ nhau nhặt hạt bàng đập ra để ăn nhân nhưng chưa bao giờ có chuyện thấy cả đàn sóc nhảy nhót trên cây thân thiện với con người đến thế và ngay cả cách bắt dế cũng tinh tế đến không ngờ. Trường đã đẹp mà con người Tây Nguyên cũng thân thương dễ mến biết bao. Đến rồi mới biết bao điều mới lạ, có về kể với bạn cùng trường chắc bọn bạn phải tròn mắt ngạc nhiên - Sơn thích thú nghĩ thầm và nhìn Y Minh đang vui vẻ đi lên trước dẫn đường. Đâu đây tiếng đôi chim cu gáy đối đáp nhau đầy ắp cả không gian.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

ĐêM THƠ NGUYÊN TIÊU ĐẦU TIÊN TẠI ĐẮK LĂK

Tối ngày 21 tháng 2 năm 2013 nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Quý Tỵ, tại trường CĐSP Đắk Lắk, Hội VHNT và nhà trường đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu đầu tiên trong những ngày THƠ VIỆT NAM lần thứ XI. Đông đảo lãnh đạo các sở ban nghành của tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh trung ương và địa phương tới dự.
Thầy giáo Phạm Vũ Luận - Hiệu trưởng nhà trường đọc lời khai mạc đêm thơ (ảnh dưới):
Thêm chú thích
Nhà văn Khôi Nguyên - Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk đánh trống khai Hội (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Thầy Phạm Vũ Luận, thay mặt những người yêu thơ tặng hoa các nhà thơ nhân Ngày Thơ Việt Nam Lần thứ XI; thay mặt các VNS, nhà văn Khôi Nguyên nhận hoa (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Mở đầu Đêm thơ, nhà thơ Đặng Bá Tiến - Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ CHƯ YANG SIN đọc thơ và giao lưu với các bạn yêu thơ (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Nhà thơ Hữu Chỉnh - Nguyên Chủ tịch Hội Khóa I&II (thân sinh nhà văn Khôi Nguyên) đọc thơ (ảnh trên); nhà thơ Inrasara - Phó chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam đọc thơ và giao lưu với sinh viên (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Nhạc sĩ Dương Tấn Bình - Thiếu tá Công an, tác giả bài hát truyền thống Thanh niên tỉnh Đắk Lắk  giao lưu với sinh viên (ảnh trên); Ca sĩ Gia Huệ - Sở Công an Đắk Lắk trình bày ca khúc "Em bé điôxin" của tác giả Dương Tấn Bình (ảnh dưới)

Thêm chú thích
Thêm chú thích
Nhà thơ - Nhà báo Hoàng Thiên Nga, Trưởng ban đại diện báo Tiền Phong tại Tây nguyên đọc thơ và tặng quà cho trường CĐSP (ảnh trên);
Thầy giáo Nguyễn duy Xuân - Giảng viên trường CĐSP tham gia chương trình với bài thơ mới sáng tác viết về đảo Trường Sa (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Thêm chú thích

Nhà văn Khôi Nguyên - Chủ tịch Hội và nhà văn Hồng Chiến - Phó chủ tịch thường trực Hội VHNT, Học trò cũ tặng hoa, chúc mừng thầy Nguyến Duy Xuân (ảnh trên)
Đêm thơ khép lại chương trình qua phần trình bày của nhà thơ  Lê Vĩnh Tài (ảnh dưới)
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Góp phần quan trọng cho thành công của đêm thơ đầu tiên tại trường CĐSP Đắk Lắk chính là người dẫ chương trình xuất sắc, nhà văn NIÊ THANH MAI - Phó chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk (ảnh trên).
Và chủ nhân Blog cũng nhận được món quà bất ngờ (ảnh dưới)
Ca sĩ Gia Huệ - công tác tại Sở Công an ĐL vui mừng gặp lại thầy giáo cũ nhân ngày Thơ Việt Nam tại trường CĐSP

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ 11 NĂM 2013

 Hội VHNT Đắk Lắk tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 11 năm nay tại hai địa điểm: trường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk vào đêm 12 tháng giêng năm Quý Tỵ, nhằm ngày 21 tháng 2 năm 2013 và trường Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng vào đêm 14 tháng Giêng, nhằm ngày 23 tháng 2 năm 2013. Mọi công việc cơ bản đã chuẩn bị xong, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những nhà thơ sẽ là nhân vật chính của Ngày Thơ Việt Nam tại Đắk Lắk năm nay:
Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Khách mời đặc biệt của Ngày Thơ Việt Nam tại Đắk Lắk lần này là nhà thơ INRASARA -  Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng thơ (ảnh dưới)



Mời các bạn yêu thích thơ về hai địa điểm trên để dự NGÀY THƠ VIỆT NAM