Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

TIN VĂN NGHỆ

Liên hiệp toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam tổ chức Trại sáng tác Văn học - Nghệ thuật tại thành phố PleKu, tỉnh Gia Lai dành cho hội viên các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thời gian 12 ngày. Từ 14 giờ ngày 6 tháng 6, ban tổ chức đón trại viên tại khách sạn Tre Xanh, sáng ngày 7 tháng 6 sẽ chính thức khai mạc.
Hội Văn Nghệ Đắk Lắk cử ba hội viên tham dự trại là:
1/ Nhà Văn H'Xíu Hmok (ảnh dưới)


2/ Nhà thơ Nguyễn Văn Thiện (ảnh dưới)

Thêm chú thích
 3/ Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ Duy Thương

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

TIN VĂN NGHỆ






Sáng ngày 29 tháng 5 vừa qua lãnh đạo Tạp chí Văn nghệ Chư Yang Sin đã họp Hội đồng giám khảo (lần 3) Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT và báo chí  về chủ đề "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH" NĂM 2012 - 2013; nhà văn Khôi Nguyên - Quyền Tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin chủ trì.
Trong tổng số hơn 200 bài dự thi gửi đến tòa soạn, vòng sơ khảo đã chọn ra 40 tác phẩm để sử dụng trên Tạp chí và chọn 12 tác phẩm vào vòng chung khảo. Hội đồng chung khảo đã chọn ra 8 tác phẩm đề nghị Ban tổ chức trao giải là:
1- Tác phẩm Vĩ Nhân Bình dị (thơ) của tác giả HỮU CHỈNH
2- Tác phẩm Người chỉ huy thao lươc trên thương trường () tác giả ĐẶNG BÁ TIẾN
3- Tác phẩm Đi lên từ sự đồng thuận của xã hội () tác giả VÂN TRANG
4- Tác phẩm Tàn mà không phế () tác giả HỒNG CHIẾN
5- Tác phẩm Trên lưng ngựa Chư Yang Sin (ky) tác giả NGUYỄN LIÊN
6- Tác phẩm Chỗ dựa tinh thần của cả buôn làng () tác giả NGUYỄN TRỌNG ĐỒNG
7- Tác phẩm "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhiệm vụ cấp thiết của văn nghệ sĩ (chính luận) tác giả HỒNG CHIẾN
8- Tác phẩm Lòng tốt gửi vào thiên hạ (ký) tác giả NGUYỄN LIÊN 
Xin gửi lời chia vui và chúc mừng tới các tác giả cộng tác với tạp chí Văn nghệ Chư Yang Sin được đề nghị trao giải.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

RỪNG CƯ SAN

Thầy Lê Quý Sỹ - Hiệu trưởng nhà trường (bên trái ảnh) trao đổi với tác giả.


"Khu WC" của trường tiểu học La Văn Cầu

Cờ đỏ kiểm tra sĩ số trước khi tan học



Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

BÀI HỌC BÊN HỒ truyện ngắn của HỒNG CHIẾN




Buổi trưa đi học về, bé Ngọc thấy cô giáo Lan dạy cùng trường với má mang đến nhà cho một rổ cá bống có nhiều con còn nhảy lách tách. Cá bống hồ chỉ to bằng đầu đũa, nửa phía trên lưng màu nâu đen, phía bụng màu trắng, con nào con ấy bụng đầy trứng. Ngọc bưng rổ cá, mắt nhìn cô giáo hỏi:
          -Cô ơi, cá này tát ao bắt được hả cô?
          -Chú câu trên hồ buổi sáng đấy.
          -Ô, cá bé tẹo thế này mà câu thì đến bao giờ cho đầy một chén ạ?
          -Có cách câu riêng cháu ạ, chiều xin má vào câu cho biết.
          -Má ơi, chiều cho con vào đi câu cá bống nhé.
          -Ừ, cuối giờ chiều má con mình cùng đi.
          -Cuối giờ chiều thì tối mất, câu được bao nhiêu!
          Ngọc phụng phịu, cô Lan bảo:
          -Trời tháng năm sáu rưỡi mới tối, con vào câu một tiếng là được rồi.
          -Dạ!
          Ngọc vui lên ngay, sáng nay thi xong môn cuối cùng; thế là kết thúc bậc tiểu học, sang năm lên trung học cơ sở, thành người lớn rồi. Các bài thi làm tốt, chắc chắn năm nay vẫn đạt học sinh giỏi như mọi năm; đi câu chiều nay là phần thưởng của ba má cho mình là phải lắm. Câu cá đã thú vị, nay được ra hồ để câu cá bống, mà cá chỉ to như đầu đũa thì lưỡi câu thế nào cho cá ăn được? Lấy mồi gì câu cá đây? Băn khoăn với suy nghĩ thế, Ngọc hỏi thêm:
          -Cô ơi câu cá bằng mồi gì để cháu chuẩn bị ạ?
          -Mồi giun bình thường thôi mà.
          -Ô, thế con giun bằng mấy mà con cá này ăn được?
          -Chiều rồi biết, giờ vào chuẩn bị ăn cơm trưa đi.
          Má trả lời, cô Lan cười bảo:
          -Mồi chú đã chuẩn bị rồi, chỉ chờ cháu vào câu thôi.
          -Dạ!
          Má bưng cả rổ cá đổ xuống sân gạch. Những con cá bống chắc bị nóng, nhảy dựng lên một chút rồi nằm im. Chỉ một chốc hơi nước bay đi hết, trên mặt sân chỉ còn những chú cá bống hơi cong mình lại như một dấu hỏi. Ngọc ngạc nhiên hỏi má:
          -Sao má lại đổ cá xuống sân như thế?
          -Để cá bị nóng, giãy dụa tự làm sách nhớt bám xung quanh. Chờ khô lớp da bên ngoài đem rửa sạch mang kho tiêu mới ngon.
          -Lạ quá heng.
*
**
          Ngọc quét dọn nhà cửa xong ngồi đọc truyện mà chữ cứ như chạy đi đâu mất ấy, trong đầu chỉ thấy hình ảnh chiếc cần câu và con cá bống tí tẹo nhảy múa. Thời gian chờ đợi sao mà lâu thế, Ba đi dạy trường xa chưa về, anh Hai năm nay  đang học lớp bảy chắc về muộn, không được đi câu rồi, chỉ mình được đi thôi. Sao mãi mà má vẫn chưa về…
          Gần năm giờ chiều má đạp xe về, Ngọc vội chạy ra sân đón má, khoe:
          -Con xong hết việc rồi ạ, chỉ chờ má về đi thôi.
          Nhìn nhà cửa gọn gàng, rổ rau chuẩn bị bữa ăn chiều được rửa sạch để trên giá, đậy cẩn thận, má vui vẻ nói:
          -Đợi má thay đồ chút nhé.
          Ngồi sau xe cho má đèo đi trên con đường đất đỏ chạy giữa những lô cà phê cao hơn đầu người một chút, trên cành cây xuất hiện những chùm quả nhỏ li ti còn dính những cánh hoa đen sì đã khô quắt lại. Thỉnh thoảng từng bầy chim ngói đi kiếm ăn xa bay về lượn vòng tròn trước khi đáp xuống hàng muồng đứng ven lô cà phê. Cu gáy đậu trên cây cà phê thả vào không gian tiếng gọi bạn: Cúc cu, cúc cu, cúc cu… nghe đầm ấm lạ.
          K… ít! Chiếc xe đang lao băng băng theo đường lô cà phê bỗng nhiên kêu lên rồi dừng lại làm Ngọc thúc vào lưng má. Ngọc ngạc nhiên hỏi:
          -Sao vậy má?
          -Rắn!
          -Ô, rắn to quá, sao má không lao luôn xe lên người nó, dừng lại làm gì?
          -Nếu cán qua người, nó quay đầu lại cắn thì làm thế nào?
          -Dạ, má nói đúng heng.
          -Đi đường gặp các loại thú, tránh được thì tránh, không tránh được thì dừng lại cho nó qua. Chậm một tý không sao, còn không thì… hậu quả thật khó lường.
          -Con nhớ rồi ạ!
*
**
          Nhà cô Lan mái ngói đỏ tươi, xây theo kiểu Thái nổi bật giữa nền xanh của các trụ tiêu và sầu riêng trồng xen nhau. Trên cành, sầu riêng sai quả quá, nhiều như được chủ nhà gắn vào làm cảnh, trông thật đã mắt. Cô Lan trong nhà bước ra sân đón, vui vẻ nói:
          -Chị với cháu vào rồi ạ.
          -Cháu chào cô, cô ơi đi đường nào ra hồ.
          -Đi theo cô.
          Theo cô Lan đi xuyên qua vườn xuống bờ hồ. Hồ nước rộng mênh mông, đứng bên này hồ nhìn về phía bên kia hồ, người lớn chỉ to bằng nắm tay thôi. Trên hồ nhiều thuyền đi lại ngược xuôi trông rất thích mắt. Từ bờ rào vườn nhà cô Lan xuống đến mép nước cũng phải đến năm chục mét. Ven bờ hồ toàn đá sỏi, sóng nước theo gió vỗ vào bờ tung bọt trắng phau. Chú Long chồng cô Lan mặc bộ quần áo bộ đội bạc màu, thấy mọi người ra, vui vẻ chào:
          -Chị và cháu vào chơi ạ!
          -Cháu vào đi câu cá bống ạ, thế cần câu đâu chú?
          -Đây cháu.
          Chú Long chỉ vào mấy cái vó làm bằng vải màn, có cạnh khoảng một mét để ngữa trên bờ. Ngọc ngạc nhiên kêu lên:
          -Ô, cái này là vó chứ đâu phải câu?
          -Câu cá bống phải vậy đấy. Cháu nhìn nhé: giữa vó có sợi cước và lưỡi câu, ta mắc con giun vào lưỡi câu, đặt xuống nước; mồi câu lơ lững trong nước dụ lũ cá bống đến ăn, khoảng vài phút kéo lên là được. Đây cháu nhìn chú làm nhé.
          Chú Long cầm cây cán vó to bằng ngón chân cái, dài hơn hai sải tay làm bằng cây le dặt xuống mặt nước. Chiếc lưỡi câu chắc chỉ chìm cách mặt nước hơn một gang tay. Sợi cước lung lay, xung quanh sủi những bọt bong bóng nhỏ li ti. Chú Long nhấc vó rất nhanh làm gọng vó cong lại, lôi theo bốn góc vó lên khỏi mặt nước. Trong vó lũ cá bống phải đến cả vốc tay cuống cuồng chạy trốn nhưng rồi không kịp, chúng cong đuôi nhảy một cách tuyệt vọng trong vó. Cầm một góc vó nghiêng lại cho lũ cá nhảy vào xô để bên cạnh, trong khi chiếc mồi mắc trên lưỡi câu vẫn còn nguyên. Ngọc reo lên:
          -Câu thế này thì dễ quá, chú cho cháu làm thử.
          -Đây, cháu cầm lấy.
          Bắt chước chú Long, Ngọc cũng cầm cây sào đặt vó cách xa bờ chừng hai mét rồi chờ đợi, mắt chăm chú nhìn vào sợi cước gắn mồi treo giữa vó. Một lúc sợi cước đong đưa như có ai đó đang trêu đùa, bong bóng nước lăn tăn nổi lên, Ngọc thì thào:
          -Cháu kéo lên được chưa ạ?
          -Được rồi đấy.
          Ngọc dùng hết sức, kéo mạnh, miệng reo to:
          -Ôi, nhiều cá quá, nhiều hơn của chú lúc nãy rồi.
          Chiếc vó được lôi lên khỏi mặt nước, lũ cá bống hoảng hốt bỏ chạy nhưng không sao ra khỏi vó. Vút, theo đà kéo quá mạnh khi vó lên khỏi mặt nước lao luôn lên không trung, làm Ngọc mất thắng bằng ngồi bệt xuống đất hất lũ cá bống bay luôn ra ngoài, rơi mỗi con một nơi làm vợ chồng cô Lan và má cười ré lên như bị chọc lét. Ngọc đỏ mặt đứng dậy, miệng làu bàu:
          -Con cũng làm giống chú Long mà sao…
          -Lúc đầu khi cất vó, con phải kéo thật nhanh để bốn góc vó kéo theo các cạnh nhô lên trên mặt nước làm lũ cá bống không chạy trốn được. Khi các cạnh vó lên khỏi mặt nước, cháu phải giảm lực, kéo từ từ thôi để không bị gió thổi bay mất cá.
          -Sao chú không dạy cháu trước.
          -Tại khi nãy con bảo dễ quá mà, việc gì cũng phải học hỏi cẩn thận không được chủ quan, chủ quan dễ hỏng việc.
          Nghe má nói vậy, Ngọc đỏ mặt trả lời:
          -Dạ!
          Lần này Ngọc đặt vó xuống nước, đợi; rồi cẩn thận làm đúng như chú Long dạy, lúc đầu kéo mạnh để bốn cạnh vó nhô khỏi mặt nước, sau đó kéo tù từ. Lũ cá bống trong vó nhiều quá, lúc đầu còn có nước trong vó chúng hoảng sợ chạy lung tung tìm cách thoát thân, nước trong vó cạn dần, lũ cá dồn lại thành một đống giữa vó, trông đã con mắt quá. Ngọc kêu toáng lên:
          -Má giúp con bắt cá với.
          -Để cô giúp.
          Cô Lan trả lời rồi bước tới cầm góc vó nghiêng lại cho cá nhảy vào xô. Chú Long khen:
          -Cháu gái khéo tay lại sát cá, mẻ này được nhiều hơn cả của chú rồi.
          -Dạ, chiều nay kho tiêu mà có chút lá chanh non thái nhỏ trộn vào thì… hết cả xoong cơm luôn đấy ạ.
          -Đúng là con gái có tâm hồn… nội trợ, chốc nữa vào vườn chú hái lá bưởi non thay lá chanh về nấu xem mùi vị thế nào nhé.
-Dạ!
          Mặt trời đỏ hồng từ từ sà xuống sát phía tây. Mặt hồ như được dát vàng lên đầu những ngọn sóng theo nhau đùa dỡn leo lên bờ. Bất ngờ, một đàn vịt trời đông đến cả ngàn con bay qua đầu mọi người rồi đáp xuống mặt hồ. Chú Long nói:
          -Hồ thủy điện này mới xong chưa được hơn năm mà lũ vịt trời ở đâu bay đến nhiều thế không biết.
          -Nhìn chúng đẹp quá chú nhỉ.
          -Đúng vậy cháu gái.
Chú Long trả lời, mắt dõi theo bầy vịt trời đang nô đùa với những con sóng, thỉnh thoảng có con đứng hẳn lên trên mặt nước, vỗ cánh như chào mọi người.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

MAY QUÁ!





Anh Cả bị đau phải vào bệnh viện điều trị, nằm một mình một phòng rộng lại có cả ti vi, tủ lạnh để dùng; ngó qua các phòng bên cạnh, bệnh nhân nằm hai người một giường, trời nóng nực, đêm đến không có ti vi xem. Động lòng trắc ẩn, anh Cả mở tung cửa phòng mình cho người nhà các bệnh nhân vào cùng xem ti vi đến tận khuya. Sáng ra nghĩ được tứ thơ hay, luồn tay xuống dưới gối định lấy cặp ra để chép thì… cái cặp không cánh bay đi đâu mất từ lúc nảo lúc nào rồi, mang theo toàn bộ giấy tờ túy thân và số tiền dành dụm cả năm trời. Trưa anh em cơ quan vào thăm, anh Cả kể lại chuyện và hớn hở khoe:
-         May quá các cậu ạ!
-         Mất tiền và mất hết giấy tờ tùy thân mà còn may cái nỗi gì! Lão Chánh Văn phòng ngạc nhiên hỏi lại.
-         Mấy thứ đó mất còn làm lại được, nhưng cuốn sổ chép mấy bài thơ của mình để dưới chiếu vẫn còn. Thế không may là gì!

NGẮM HOA

Thêm chú thích

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

GẶP LẠI NGƯỜI XƯA!



Thêm chú thích


Trong một lần dẫn anh chị em hội viên đi sáng tác qua tỉnh bạn, buổi sáng cả đoàn ra quán ăn điểm tâm; anh Cả ăn xong trước, dặn mọi người: Mời mọi người qua quán cà phê HƯƠNG CAU phía đối diện uống cà phê nhé! Anh Cả đứng lên định bước ra ngoài thì... bỗng nhiên như bị trúng gió: mặt xạm lại, mắt trợn tròn, cả người cứng đơ như... Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du; cả đoàn buông đũa đưa mắt dõi theo hướng anh Cả nhìn. Phía bên cửa ra vào, một thiếu phụ chắc tuổi 35 - 36, mặc áo dài màu trắng, tóc buông quá lưng, khuôn mặt hình trái xoan, và đặc biệt đôi mắt sắc sảo nhưng đượm vẻ u buồn, đang ngồi rửa chén cho quán. Ông họa sỹ ngồi cạnh tôi buột miệng:
-         Đẹp! Đẹp thật, ra giáng một công chức lắm!
-         Vẻ đẹp thật quý phái. Ông nghệ sĩ Nhiếp ảnh cũng góp lời.
-         Sao vậy bác? Ông nhà thơ giật giật áo anh Cả hỏi.
Như bừng tỉnh, anh Cả bước lại bên người đang rửa chén cất tiếng:
-         Chào em!
-         Xoảng! Vừa ngước lên, cả chồng tô trên tay rơi xuống vỡ tan tành; mặt cô cũng tái xanh, mắt đờ đẫn...
  

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

TỆ QUÁ! TỆ QUÁ!





Đầu giờ làm việc buổi sáng, một vị hội viên cao niên lên Văn phòng Hội thăm; sau khi nhấp li trà, ông lên tiếng:
-         Hội ta đã đi viếng Nông Hoàng chưa?
-         Nguyễn Hoàng ở đâu, mất lâu chưa bác? Anh Cả giật mình hỏi lại.
-         Cậu trả lời thế, có nghĩa là lãnh đạo Hội ta tiếc một vòng hoa, không đến viếng chứ gì?
-         Thưa bác, cháu hỏi có gì không phải bác bỏ qua cho: Nông Hoàng là trai hay gái, cứ trú ở đâu ạ? Ông phó Văn phòng Hội cũng ngạc nhiên hỏi lại.
-         Ông ngoại của thân mẫu Nông Hoàng là  anh ruột của nhà văn Hoàng Đại Oai, hội viên sáng lập của Hội ta; thế mà các cậu không biết thì hỏng thật.
-         Thưa bác, nếu vậy thì cháu nhớ ra rồi, hội viên Hoàng Đại Oai là một trong 35 hội viên đầu tiên của Hội ta, nhưng sau đó vi phạm điều lệ hội nên bị xóa tên rồi ạ.
-          Hội ta là hội Văn Nghệ, phải có cái tâm và cái tầm để định hướng cho cả xã hội về đạo đức và thẩm mỹ, vậy mà con cháu người có công với Hội như thế, chết không đến viếng thì tệ quá, tệ quá!
Nói dứt lời, ông giận giữ đứng dậy bỏ về làm anh Cả lẫn ông Phó chánh đứng ngệt mặt ra.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

TIN VĂN NGHỆ


Sáng ngày 14 tháng 5 năm 2013 vừa qua, Thường trực Hội Văn Nghệ Đắk Lắk đã họp và quyết định mở trại sáng tác Mỹ thuật vào tháng 6 năm 2013  tại khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Ban tổ chức Trại có 6 thành viên do nhà văn Khôi Nguyên - Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh làm trưởng ban.
Thành phần và số lượng tham dự Trại: 10 trại viên là hội viên Hội VHNT Đắk Lắk;
Mời 2 họa sĩ trung ương và 02 họa sĩ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đăk Nông;
Thời gian: 7 ngày (từ 10 đến hết ngày 16 tháng 6 năm 2013).
 Các họa sĩ đang sinh sống và làm việc tại địa bàn tỉnh Đắk Lăk chưa phải hội viên Hội VHNT Đắk Lắk có nhu cầu dự Trại, xin liên hệ với họa sĩ Lê Vấn - Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật để đăng ký qua số điện thoại: 0908 451 358, hạn cuối vào ngày 02 tháng 6 năm 2013 ;


Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

THẾ NÀO LÀ MÙA HÈ truyện ngắn của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 249 tháng 5 năm 2013



Bầy chim sẻ chạy nhảy trên sân trường nô đùa, tíu tít trò chuyện; một chú chim vừa rời tổ theo mẹ đi dạo, thấy sâng trường vắng vẻ mới quay sang hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, sao mấy hôm nay không có học trò thế mẹ?
- Mùa hè đến rồi nên học sinh được nghỉ học, ba tháng sau mới phải đến trường.
Sẻ mẹ trả lời con.
- Sao bà Mùa Hè đến học sinh phải nghỉ học?
- Em ngốc thế, bà Mùa Hè có cái lưỡi đỏ phun ra lửa nóng nên các anh chị học trò sợ, phải trốn ở nhà với mẹ; khi nào bà ta đi khỏi, cô Mùa Thu đến thì học sinh mới quay lại trường.
Sẻ chị ra vẻ hiểu biết giải thích cho em.
- Không phải vậy đâu các bạn ạ!
Ve Sầu đứng trên thân cây phượng, dùng chiếc đàn đeo nơi bụng thả vào không gian bản nhạc mùa hè: ve ve ve… cũng góp chuyện với đàn chim sẻ.
- Anh ve ơi, thế nào là Mùa Hè? Chim sẻ con hỏi lại.
- Thế nào là mùa hè ư? Đó là khi cả không gian tràn ngập nắng, họ hàng nhà tôi thức giấc từ trong lòng đất leo lên các thân cây, lột bỏ đồ ngủ, cùng nhau đàn hát; đó là mùa hè. Khi nào chúng tôi mỏi mệt cùng nhau đi ngủ, không còn tiếng ve kêu, ấy là lúc Mùa Thu đến.
Ve sầu dương dương tự đắc, dương đôi cánh mỏng tanh khẽ đập vào nhau ra vẻ mình quan trọng lắm.
- Ve Sầu nhầm rồi!
Bác Phượng già, có cái gốc to hơn hai vòng tay học trò, cao chót vót, khẻ nghiêng cành để một cánh hoa đỏ tươi rơi xuống cạnh đàn chim sẻ, góp chuyện. Chim Sẻ con ngạc nhiên hỏi lại.
- Anh ve Sầu trả lời sai ạ!
- Ừ, bác đứng đây bao nhiêu năm rồi, chỉ khi nào cánh học trò nhìn thấy bác đâm bông lại nói với nhau: Mùa Hè sắp đến rồi. Khi những nụ hoa của bác bung ra, những cánh hoa đỏ tươi như ngọn lửa bừng sáng cả đất trời, các cô cậu học trò nào thấy trước bao giờ cũng reo ầm lên: A, Mùa Hè đến rồi! Mùa Hè đến rôi! Điều đó chứng tỏ: Hoa phượng nở là Mùa Hè.
Cây Phượng già trả lời, tự hào rung rung cành, tung thêm vài cánh hoa đỏ chót bay liệng trong không gian theo cô Gió; cành lá lao xao nghiêng nghiêng về phương đông.
- Mọi người nhầm rồi!
Anh Mây vừa đến cũng góp chuyện.
- Sao lại nhầm ạ?
Sẻ con và Ve Sầu cùng đồng thanh hỏi lại.
- Các bạn không thấy gì à, cứ mỗi độ xuân sang tôi bay từ phía biển Đông qua phía tây, đuổi theo ông mặt trời, mang không khí trong lành làm tươi mát cả đất trời Tây Nguyên. Khi mỏi cánh tôi chay quay lại, đi từ phía tây nơi có các cánh rừng đại ngàn, cây cao bóng cả về với biển Đông làm cỏ cây hoa lá đâm hoa kết trái, đấy là mùa hè. Có lẽ các cô cậu học trò căn cứ theo hướng tôi đi để phân biệt Mùa Hè với các mùa khác đấy.
Anh Mây phả hơi mát vào mọi người, chạy tung tăng qua các ngọn cây bứt thêm mấy cánh hoa phượng đỏ tươi thả lên đầu Sẻ con như mấy cô học sinh đội mũ, cất tiếng cười vang.
- Mọi người đều không đúng rồi!
- Ai nói thế nhỉ?
Từ bác Phượng già đến bầy chim sẻ, và cả anh Ve Sầu, anh Mây đều ngạc nhiên kêu lên, nhìn quanh.
- Là tôi đây ạ!
- Ôi hạt Sỏi!
Tất cả ngạc nhiên khi thấy hạt sỏi bé tí tẹo, đen nhẻm, nằm lăn lóc cạnh lối đi cũng tham gia câu chuyện bàn luận về mùa hè. Sẻ con nhảy lại gần hỏi:
- Cậu bé tẹo như con mắt của mình thì biết gì mà tham gia bàn luận!
- Ấy ấy, đừng thấy tôi bé nhỏ mà tưởng tôi sinh sau đẻ muộn nhé. Tôi ở đây khi còn chưa có cỏ cây hay con người sinh sống trên mảnh đất này. Ngày xây trường xong, bà Hiệu trưởng đầu tiên của trường này mang cô Phượng bé tý tẹo, hình như mới có ba cặp lá thì phải trồng xuống đây và thầy Trưởng phòng Giáo dục đến vun đất vào gốc. Tôi nói vậy đúng không cô Phượng?
- Dạ, đúng vậy ạ!
- Cháu xin lỗi cụ ạ!
Sẻ con nhanh nhẩu xen vào. Hạt Sỏi nói thêm:
- Các bạn chỉ nhìn bề ngoài mà đánh giá sự việc thì không chính xác đâu. Tôi ở đây rất nhiều năm rồi và hiểu được nhiều điều lắm.
- Thế nào là mùa hè vậy ạ!
Ve Sầu vội hỏi.
- Các bạn nhìn lên trời xanh kia kìa, ông Mặt trời chính là người quyết định khi nào mùa hè đến đấy.
- Sao cơ ạ, chúng cháu không hiểu?
Cả bọn đồng thanh kêu lên.
- Có gì đâu, căn cứ theo đường đi của ông Mặt Trời mà người ta chia ra theo mùa; khi ông ta đi qua đầu chúng ta, tạo ra cái bóng tròn dưới chân, đấy là Mùa Hè. Hạt Sỏi thủng thẳng trả lời.
- Hay quá!
Sẻ con sung sướng reo lên làm anh Ve Sầu ngượng ngùng đánh đàn lớn hơn mọi ngày thì phải, bác Phượng già buông cành lá lả lướt theo cô Gió, các cánh hoa cũng rực cháy đỏ hơn. Anh Mây nhẹ nhàg bay đi để lại tiếng vi vút như một lời cảm ơn vì đã hiểu thế nào là mùa hè!

Mùa hè 2013

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

BẾ MẠC TRẠI SÁNG TÁC VHNT M'DRAK

Sáng ngày 11 tháng 5 năm 2013, tại hội trường UBND huyện Mdrak, Hội VHNT Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện M'dak đã tổ chức lễ bế mạc Trại sáng tác VHNT M'drak - tháng 5 năm 2013. Tới dự lễ bế mạc có ông Lê Đình Điền - Phó bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện M'drak; ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó chủ tịch UBND huyện cùng đại diện các cơ quan ban ngành của huyện M'drak; nhà văn Khôi Nguyên - Bí thư Đảng đoàn, chủ tịch Hội VHNT tỉnh cùng các cán bộ văn phòng và tòa soạn tạp chí Chư Yang Sin cùng các phóng viên báo, đài trung ương và địa phương.

Thêm chú thích
Nhà văn Hồng Chiến - Trưởng trại sáng tác VHNT M'drak phát biểu khai mạc Lễ bế mạc Trại (ảnh trên);
Nhà thơ Đặng Bá Tiến - Phó trại báo cáo Tổng kết Trại (ảnh dưới)

Thêm chú thích
Đại biểu địa phương tham dự Lễ bế mạc Trại (ảnh dưới)

Thêm chú thích
Chú thích ảnh: hàng đầu từ trái qua phải, ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện; ông Lê Đình Điền - Phó bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện; ông Trần Quang Đính - Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy .

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ: 249 - THÁNG 5 NĂM 2013



Bìa 1

Bìa 3

Bìa 4



Tạp chí Văn Nghệ CHƯ YANG SIN
Xuất bản hàng tháng

Số: 249 - Tháng 5/2013

                                   Tòa soạn:                    
172 Điện Biên Phủ - TP.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
ĐT :  0500.3840 276
Email: cuyangsindaklak@gmail.com
                                              
Quyền Tổng biên tập:
KHÔI NGUYÊN

Phó Tổng biên tập thường trực:
 HỒNG CHIẾN

Phó Tổng biên tập:
 ĐẶNG BÁ TIẾN

Ban biên tập:
NGUYỄN VĂN THIỆN
PHẠM HUỲNH
TRƯƠNG BI
HUỲNH NGỌC LA SƠN

Trình bày:

Y KUAN NY NIÊ

AN QUỐC BÌNH

Thiết kế mỹ thuật:
AN QUỐC BÌNH

Sửa bản in:
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT

Trong số này


 VĂN:
Vũ điệu mưa (truyện ngắn) – PHẠM THỊ NGỌC THANH
     Thế nào là mùa hè (truyện ngắn) – HỒNG CHIẾN
 Độc chiêu tiếp thị (truyện ngắn) VŨ HƯƠNG NAM
 Ông và cháu (truyện ngắn) – HOÀNG BÌNH TRỌNG 
  Gửi về tháp cổ (truyện ngắn) – HUỲNH THẠCH THẢO



THƠ của các tác giả:
NGUYỄN HƯNG HẢI – LÊ THỊ MINH NGHIỆM – NGUYỄN DUY XUÂN – LÊ ANH PHONG – LÒ NGÂN SỦN – ĐẶNG BÁ TIẾN – ĐÕ TOÀN DIỆN – HUỆ NGUYÊN – LÊ QUÝ PHÓNG – TRẦN ĐÌNH THÀNH – PHẠM THỊ NGỌC THANH – HOÀNG THANH HƯƠNG – TRẦN THÙY LINH – NGÔ THẾ LÂM – DUY HOAN – HOÀNG ANH TUẤN – QUẢNG TIẾN MINH – VẠN LỘC – VƯƠNG VĂN BẠNG – NINH ĐỨC HẬU – PHẠM MIINH TRỊ - NGUYỄN TẤN THÁI – TRẦN VĂN HỘI - MAYA ANGELOU (LÊ VĨNH TÀI dịch)

Nghiên cứu giới thiệu – phê bình:

l                       Bác Hồ nói và viết                    -  HOÀNG BÍCH HÀ
l                     Chiến thắng Bạch Đằng... –  NGUYỄN VĂN THANH
l                     Đọc thơ Bác để học tập…        - PHẠM MINH TRỊ
l                     Khúc tráng ca của núi rừng      – HỮU CHỈNH
l                     Văn học tự ý thức                        - INRASARA
l                     Nhọc nhằn sáng tạo văn chương – NGUYỄN NGUYÊN ÁNH VINH
l                     Mỹ thuật Đắk Lắk  -   CHMT
l                     Lễ cúng thần Gió… - ĐÔNG THÀNH

NHẠC
Ơi à dễ thương
                                        Nhạc và lời: LÊ VĂN LA VÂN


     
               
 Ảnh Bìa 1: Mùa lễ hội    Ảnh :   ĐẶNG BÁ TIẾN
                                                                                                     
            
     
                      TRANH - ẢNH và minh họa của các tác giả:

  AN QUỐC BÌNH – HỒNG CHIẾN – NGÔ TIẾN SỸ - VƯƠNG QUỐC KIM – NGUYỄN LIÊN –  XUÂN CHIẾN  - PV…


                   
       

Giấy phép xuất bản số 2687 BC-GPXB của Bộ Văn hóa Thông tin  cấp ngày 15 -11 - 2012. In tại Công ty CP In & DVVH Gia Lai – 102 Phạm Văn Đồng – TP. Pleiku – Gia Lai.