Năm mới, xin gửi tới tất cả các bạn blog lời chúc: luôn luôn vui vẻ, tươi trẻ, hạnh phúc. Mã đáo thành công!
Đồng hành cùng Giáp Ngọ nao ta cùng cất bước!
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014
KHAI MẠC HỘI BÁO XUÂN NĂM 2914
Ngày 24 tháng 1 năm 2014, tại Thư viện tỉnh Dak Lak, Hội Nhà báo tỉnh Dak Lak phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông tổ chức khai mạc Hội báo Xuân năm 2014
Ca nhạc chào mừng (ảnh dưới)
Ông Y Tuynh Kman - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu khai mạc (anh trên)
Lễ trao Giấy chứng nhận các tác giả có tác phẩm Báo chí đạt Chất lượng cao loại A năm 2014 của Hội Nhà báo tỉnh Dak Lak (ảnh dưới)
Cất băng khai mạc Hội báo Xuân 2014 (ảnh dưới)
Độc giả tham gia gia Hội Báo Xuân (ảnh dưới)
Ca nhạc chào mừng (ảnh dưới)
Ông Y Tuynh Kman - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu khai mạc (anh trên)
Lễ trao Giấy chứng nhận các tác giả có tác phẩm Báo chí đạt Chất lượng cao loại A năm 2014 của Hội Nhà báo tỉnh Dak Lak (ảnh dưới)
Cất băng khai mạc Hội báo Xuân 2014 (ảnh dưới)
Độc giả tham gia gia Hội Báo Xuân (ảnh dưới)
Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014
Nhân dịp Xuân sang, năm mới sắp đến, Văn phòng Hội VHNT Dak Lak tổ chức thăm, chúc tết và tặng quà các vị nguyên là lãnh đạo chủ chốt của cơ quan Hội qua các thời kỳ
Chúc tết Nhà văn - Nhạc sỹ Linh Nga Niê Kdam, nguyên Chủ tịch Hội khóa III (ảnh trên)
Chúc tết Nhà thơ Phạm Doanh nguyên Phoc chủ tịch Hội, Tổng biên tập tạp chí Chư Yang Sin từ khóa I đến khóa III (ảnh dưới)
Chúc tết NSUT Vũ Lân, nguyên phó chủ tịch thường trực Hội khóa III và IV (ảnh dưới)
Chủ tịch Hội thăm và tặng quà Nhà văn Kim Nhất - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đang bị bệnh nặng (ảnh dưới)
Chúc tết Nhà văn - Nhạc sỹ Linh Nga Niê Kdam, nguyên Chủ tịch Hội khóa III (ảnh trên)
Chúc tết Nhà thơ Phạm Doanh nguyên Phoc chủ tịch Hội, Tổng biên tập tạp chí Chư Yang Sin từ khóa I đến khóa III (ảnh dưới)
Chúc tết NSUT Vũ Lân, nguyên phó chủ tịch thường trực Hội khóa III và IV (ảnh dưới)
Chủ tịch Hội thăm và tặng quà Nhà văn Kim Nhất - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đang bị bệnh nặng (ảnh dưới)
Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014
GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ XUÂN GIÁP NGỌ - tác giả NGUYỄN VIẾT CHỮ
Mùa xuân
Có một mùa xuân đẹp
Như bắt đầu từ em!
Kể từ lần gặp ấy
Như chưa hề có đêm
Như trong đôi mắt em
Có mặt trời ở đó
Đừng ví em là gió
Như gió hôn mọi người
Đừng ví em là nắng
Nắng dãi dầu trăm nơi
Em là mùa xuân đẹp
Ấm áp cho đất trời
Và mỗi lần tôi gặp
Xuân như là riêng tôi!
Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014
Sáng ngày 22 tháng 1 năm 2014, tại Văn phòng Hội, chi hội Văn học đã làm Lễ kết nạp tác giả Hồ Hồng Lĩnh vào Hội VHNT tỉnh Dak Lak.
Bà Trần Thị Mùi - Chánh văn phòng Hội công bố Quyết định (ảnh trên)
Nhà văn Lê Khôi Nguyên - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội (bên trái ảnh) trao Quyết định và Thẻ hội viên cho hội viên mới (ảnh dưới)
Nhà văn Hồng Chiến - Phó Chủ tịch thường trực Hội, Phó Tổng biên tập tạp chí Chư Yang Sin tặng hoa chúc mừng nhội viên mới (ảnh dưới)
Hội viên mới - Hồ Hồng Lĩnh phát biểu sau khi nhận Quyết định và Thẻ hội viên (ảnh dưới)
Bà Trần Thị Mùi - Chánh văn phòng Hội công bố Quyết định (ảnh trên)
Nhà văn Lê Khôi Nguyên - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội (bên trái ảnh) trao Quyết định và Thẻ hội viên cho hội viên mới (ảnh dưới)
Nhà văn Hồng Chiến - Phó Chủ tịch thường trực Hội, Phó Tổng biên tập tạp chí Chư Yang Sin tặng hoa chúc mừng nhội viên mới (ảnh dưới)
Hội viên mới - Hồ Hồng Lĩnh phát biểu sau khi nhận Quyết định và Thẻ hội viên (ảnh dưới)
Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014
GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ XUÂN 2014 - tác giả MỸ NGA
Mưa chiều Ban Mê
Những vòng xe em trôi không định
Chiều bất chợt rơi mưa
Ngả Sáu có người đứng sững
Bàn tay năm ngón ơ hờ
Có phải anh là bóng mưa bất chợt
Một ngày rơi xuống đời em
Để lại bao niềm nhung nhớ
Cho thơ với mộng êm đềm
Lớ ngớ
em lòng vòng
Ban Mê phố
Nên đánh rơi lắm chuyện vụng về
Mai trở lại anh ơi có gặp
Đừng cười em lốc ngốc nhà quê
Em giữ mãi mưa Ban Mê bất chợt
Như giữ anh giây phút gặp ban đầu
Dù tháng dù năm đi mãi
Em một mình đứng sững dưới mưa ngâu…!
Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014
GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ: 257&258 - tác giả ĐÀO MẠNH LONG
Khoảnh khắc giao mùa
Gió rơi
Mẻ tiếng chuông chùa
Vùng vằng
Khoảnh khắc giao mùa
Gãy đôi
Tháng Giêng bên lở bên
bồi
Xuân chín mọng
Khỏa bờ môi ướt mềm
Mùa đông vội trốn vào đêm
Để cơn gió lạnh
bên thềm bơ vơ
Vén mành sương thả hững
hờ
Vốc hương kỷ niệm
Lòng
Ngơ ngẩn
Lòng…
Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014
GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ Xuân - tác giả ĐẶNG BÁ TIẾN
Chú thích ảnh: Tác giả Đặng Bá Tiến - Phó Tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin
NHÌN
LẠI MỘT NĂM THƠ
Vậy là năm 2013 đã đi qua, có cảm giác rất chóng vánh.
Nhiều điều ta ấp ủ vẫn chưa làm được; vì nhiều lẽ, có lý do chủ quan, có lý do
khách quan. Điều quan trọng nhất là chúng ta đã công tâm, dành tất cả tâm huyết
vì sự nghiệp chung...
Với người biên tập thơ của Tạp chí Chư Yang Sin cũng vậy.
Những khát vọng đặt ra từ đầu năm cho trang thơ của Tạp chí và những gì đã làm được
vẫn còn khoảng cách… khá xa. Dĩ nhiên, không vì thế mà buồn. Ta vẫn có quyền
vui và không chỉ vui mà còn có quyền tự hào; bởi trong điều kiện kinh phí dành
cho Tạp chí của chúng ta “eo hẹp” vào hàng bậc nhất trong cả nước, nhưng Chư
Yang Sin, trong đó có phần thơ vẫn tiến bộ so với năm trước, được nhiều
bạn bè xa gần có lời chúc tụng; nhiều nhà văn, nhà thơ trung ương, một số cán bộ
lãnh đạo các hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật trung ương khen ngợi và gửi tác
phẩm cộng tác.
Vậy sự tiến bộ của trang thơ trên Chư Yang Sin như
thế nào?
Trước tiên cần khẳng định: Tính chuyên nghiệp trong các tác
phẩm thơ đã cao hơn, nhiều hơn, đã giảm hẳn những bài thơ ở tầm… câu lạc bộ huyện,
xã. Nhiều bài thơ có thi tứ, thi ảnh mới mẻ, cách dùng từ ngữ sáng tạo; viết
theo lối thơ truyền thống thì niêm, luật, vần, điệu nhuần nhuyễn; viết theo lối
thơ hiện đại thì thể hiện được sự sâu
xa, câu chữ ngỡ dễ dãi, bâng quơ nhưng đầy sức gợi… Có được điều này là nhờ sự
“trở lại” của các cây bút trong tỉnh đã khẳng định được mình, nhưng đã có một
thời gian khá dài “xa” Chư Yang Sin, như
Lê Vĩnh Tài, Vũ Dy; đồng thời là sự gắn bó mật thiết hơn của các cây bút trước đây
đã gắn bó với Tạp chí, năm qua càng gắn bó hơn và thơ đang ngày càng “chắc tay”
hơn, như Huệ Nguyên, Tiến Thảo, Quách Thành, Trần Văn Hội, Trần Chi, Vương Văn
Bạng, Trần Phố, Lê Thị Minh Nghiệm, Sơn Thúy…; cùng với các “chỗ dựa” trên là
việc ban biên tập đã quyết tâm siết chặt hơn khâu chọn bài, lấy chất lượng cao
làm trọng, không nể nang, không vì các mối quan hệ riêng tư. Nhờ vậy mà Tạp chí
có nhiều hơn những bài thơ, câu thơ tinh tế, để người đọc được cảm nhận nhiều hơn,
được ngẫm nghĩ nhiều hơn những cảm xúc mới mẻ, ví như:
Ta đã qua những đêm hoang vu
đến bao giờ ngủ bù cho Hà Nội
ngủ bù cho đêm
nằm tưởng tượng hương hoa sữa
tưởng tượng vị sấu ngâm
tưởng tượng em
đến sáng còn thèm…
(Hà Nội nhớ - Lê Vĩnh Tài)
Đêm đóng vai bóng tối, thế giới đóng vai giấc ngủ, thơ
đóng vai giấc mơ… cho đến khi mọi thứ biến mất…
(Những ý rời - Lê Vĩnh Tài)
con lật luống cày ngôn ngữ cằn khô
chẳng thể trồng nổi câu thơ trên mảnh vườn của mẹ
ngày cứ mòn như câu chữ
câm lặng từng nếp nhăn
(Mòn ngày - Huệ Nguyên)
những con nắng ngoạm đêm
đói từng ngụm gió
giấc mơ chập chờn sũng vạt nắng loang!
(Ngày
khê màu mắt – Huệ Nguyên)
Đời đau vì những ba đào
Ba trăm năm… trả lời sao cho đành
Phận người vẫn cứ mong manh
Rửa bao nhiêu lệ cho lành vết thương?
(Ngẫm Kiều - Trần Phố)
Bên cạnh các tác giả nêu trên, năm qua trên Tạp chí cũng
xuất hiện một số gương mặt mới, có người còn rất trẻ, có người đã trên 50, nhưng
tất cả đều đang sinh sống và làm việc tại Đắk Lắk. Có thể kể tên: H’Xíu H’Môk,
Hồ Hồng Lĩnh, Nguyễn Duy Xuân, Nguyễn Quý, Trịnh Vĩnh Phú (TP Buôn Ma Thuột),
Tuyết Trinh (Ea Kar), Lê Thành Văn, Huỳnh Bích Loan, Lê Thị Đức (Buôn Hồ), Quảng
Minh Tiến (Cư M’gar), Kiều Thành (Krông Pắk) và Nguyễn Văn Thiện lâu nay viết văn
xuôi, nhưng trên Tạp chí số gần đây đã “ló ra” một bài thơ lấy được lời khen của
nhiều người. Đây là một điều rất đáng mừng, bởi đội ngũ thơ “khá chuyên nghiệp”
của chúng ta đang mỏng dần, hầu hết đã vào tuổi thất thập, sức sáng tạo đã không
còn “mơn mởn” nữa. Chính nhờ sự đóng góp của những gương mặt mới này mà chúng
ta được đọc những câu thơ khá ấn tượng:
…khúc nhạc âm dương ngày cũ
em đánh rơi mấy hạt thanh âm
chiều liêu xiêu la cà buổi gió
em sa sương lội giữa xuân thầm
(Khúc
thơ Xuân – Nguyễn Quý)
Trăng và đêm hôn phối hương huệ hương quỳnh
những đứa con thi ca xông đêm sinh nở
gót son nàng Kiều nhúng nẻo vườn đêm
(Đêm –
Hồ Hồng Lĩnh)
Em xoay trái đất
Đi tìm anh giữa tám tỷ người
(Không đề - Tuyết Trinh)
Chăn đơn chỉ đắp nửa chừng
nửa dành hương rẫy, hương rừng đắp cho
(Đêm ở rẫy – Lê Thị Đức)
Ngoài các cây bút thơ là hội viên và không hội viên ở
trong tỉnh, mảng thơ trên Tạp chí Chư Yang Sin còn có sự đóng góp tích cực của
nhiều cây bút thơ ở các tỉnh bạn. Mỗi số Chư Yang Sin dùng khoảng 12 - 14 bài
thơ của các tác giả ngoài tỉnh/ tổng số 25 – 28 bài. Nhờ các tác giả tỉnh bạn góp
sức mà trang thơ của chúng ta đa dạng hơn, hay hơn; đồng thời hội viên của chúng
ta cũng có điều kiện soi dọi, giao lưu, qua đó từng bước nâng cao trình độ của
mình. Các cây bút ngoài tỉnh đóng góp nhiều cho tạp chí Chư Yang Sin là Nguyễn
Hưng Hải (Phú Thọ), Hoàng Anh Tuấn (Lao Cai), Ninh Đức Hậu (Ninh Bình), Phạm Thị
Ngọc Thanh (Hà Nội), Lâm Bằng (Thanh Hóa)… Các anh chị kể trên là những cây bút
thơ có tay nghề khá cao, có nhiều tứ thơ, ý thơ mới, lối viết nhuần nhuyễn,
linh hoạt, hoặc hiện đại, có tính sáng tạo cao. Hoàng Anh Tuấn, Ninh Đức Hậu nổi
bật với những bài thơ lục bát thấm đẫm hồn quê, nhiều sức gợi; viết theo thể thơ
truyền thống nhưng đọc không thấy cũ, vì có nhiều thi ảnh mới, cách nói mới. Ví
như: Thiếp ra giặt lụa sông gầy /Vết nhơ trơ mặt, bàn tay nát nhàu (Nguyễn
Thị Lộ - Hoàng Anh Tuấn) hoặc Bóng cha đổ xuống bóng chiều/ cuối thu cả gió
bao nhiêu lá vàng (Bóng cha – Ninh Đức Hậu). Nguyễn Hưng Hải viết rất nhanh
về mọi chủ đề, mọi sự kiện, đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyên truyền của các tòa
soạn, câu chữ giản dị, đôi lúc thô mộc, nhưng không vì vậy mà dễ dãi, ngược lại,
anh luôn có những ý thơ rất mới, có chiều sâu, gợi được cho người đọc nhưng suy
tư sau mặt chữ. Ví như: Sạch ngõ con đi, mẹ như tàu lá cọ / quét đến cùn đời
trồi cả rễ cây đa (Chân dung Mẹ - Nguyễn Hưng Hải). Phạm Thị Ngọc Thanh vừa
tinh tế trong cảm xúc, vừa chải chuốt, mượt mà trong câu chữ: Cỏ tương tư nở
nhành thao thức/ những mùa hương xuyên qua lồng ngực/ đốt con tim bằng thương
nhớ băng mùa (Mùi hương băng qua thời gian).
Bên cạnh điều mừng về sự tiến bộ nêu trên, trong năm
qua người biên tập thơ của Tạp chí vẫn còn nhiều trăn trở, băn khoăn, cảm thấy
mình chưa làm tròn trách nhiệm, khi chưa “tìm” được nhiều bài thơ viết về những
vấn đề thiết thực, gần gũi của Đắk Lắk,
Tây Nguyên thân yêu của chúng ta để in trên Tạp chí. Mặt khác, người biên tập cũng
chưa sử dụng được nhiều hơn thơ của một số hội viên, do phải đắn đo, cân nhắc
giữa việc nâng cao chất lượng Tạp chí và việc sử dụng thơ của một số hội viên này;
và bao giờ thì lý trí và tình cảm của người biên tập cũng phải nghiêng về phía
“cái chung”- đó là chất lượng của Tạp chí, chất lượng phục vụ bạn đọc. Với ý thức
cầu thị người biên tập vẫn luôn luôn mong nhận được sự góp ý chân thành của các
hội viên, bạn thơ trong và ngoài tỉnh bằng những trao đổi thẳng thắn, cụ thể, vì
trách nhiệm với Tạp chí - “gương mặt chung” của giới văn nghệ tỉnh nhà - để bản thân người biên tập tiến bộ
hơn và “gương mặt chung” của chúng ta cũng ngày một rạng rỡ hơn.
25.12.2013
Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014
Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014
NƠI CƠN LŨ ĐI QUA - Bút ký của HỒNG CHIẾN
Chú tích ảnh: Cô bé Nguyễn Thị Nga của gia đình bất hạnh ngày ấy -, hôm nay
(ảnh chụp tại nhà khách La Thành - Hà Nội ngày 6/01/2014)
Trong bảy chục năm gần đây mà người già còn nhớ
được, thì chưa bao giờ người dân Dak Lak phải chứng kiến những trận mưa xối xã
như trút nước, rồi những cơn lũ gầm rú dữ dội như trận bão số hai tháng 8 năm
2007 vừa qua gây ra. Cầu Nước Đục trên quốc lộ 26A thuộc địa phận xã Ea Phê,
huyện Krông Păk cao là thế mà vẫn bị nhấn chìm dưới dòng nước gần một mét, cuốn
phăng cả chiếc ô tô bốn chỗ ngồi đang lưu thông trên đường, ném xuống ruộng lúa. Huyện Ea Soup hàng chục hộ bị
nước cướp mất nhà cửa, tài sản dành dụm mấy chục năm trời phút chốc bổng trắng
tay. Nhưng thiệt hại kinh khủng nhất phải kể đến huyện Krông Năng, một huyện có
vị trí địa lý nằm ở phía đông bắc tỉnh, một vùng đất trù phú, cuộc sống người dân
tương đối ổn định, nhiều người dân từ các vùng quê xa xôi như Thái Bình, Thanh
Hoá, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thừa Thiên-Huế … đến lập nghiệp không những thoát nghèo
mà còn đang thực sự giàu lên; nhà cửa khang trang, tiện nghi sinh hoạt trong
gia đình tương đối đầy đủ, con cái được ăn học đến nơi đến chốn. Con người cần cù, đất đai màu mỡ và cứ thế người dân huyện
Krông Năng nói chung và người dân xã Phú Xuân nói riêng đã tạo dựng được một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Nào ngờ cơn bão số hai như một con quỹ giữ vụt đến, phá
tan cuộc sống thanh bình của người dân nơi đây. 270 héc ta ca phê bị trốc gốc, bị
nước cuốn trôi; 850 hec ta lúa đến ngày thu hoạch bị nhấn chìm dưới dòng nước;
48 ngôi nhà bị hư hỏng; 47 ngôi nhà bị ngập úng; 31 hộ bị nuớc cuốn trôi toàn bộ
tài sản cũng như gia súc, gia cầm. Nhưng có lẽ
những thiệt hại đó chưa thấm gì so với sự mất mát về con người: chín người
bị nước cuốn trôi, hai người chết và bốn người mất tíc; cho đến nay đã gần một
tháng tời trôi qua hàng ngàn lượt người dân và các lực lượng quân sự được huy động
đi tìm vẫn không thấy xác những người xấu số; trong đó có một gia đình bị nước
cướp sạch cả người và nhà cửa. Những con số thống kê thiệt hại của huyện Krông
Năng cho ta thấy mức độ tàn phá khủng khiếp của cơn bảo số hai gay ra.
Nhằm đến chia sẻ nổi đau thương, mất mát của nhân
dân và tìm hiểu xem chính quyền địa phương đã khắc phục tại hoạ thiên tai như
thế nào; tôi khăn gói tìm về xã Phú Xuân. Trụ sở UBND xã rất đông người, nhưng đa
số lãnh đạo đi văng, chỉ còn một vị Phó chủ tịch xã ngồi ngay cạnh nhân viên văn
thư đánh máy, tiếp dân, giải quyết các sự vụ. Người dân xếp hàng chờ đến lượt mình
được tiếp khá đông. Nhà thơ Trần Chi, phó trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình
huyện Krông Năng đưa tôi vào gặp ông Lê Đình Chủng, phó chủ tịch xã; ông bắt
tay và nói như thanh minh: Anh thấy đó người dân đang đợi đến lượt được giải quyết
công việc nhiều như thế, vậy mà chỉ có mình
tôi ở nhà, các anh ấy đi xuống các thôn buôn cả rồi.
Nhìn khuôn mặt khắc khổ của vị phó chủ tịch xã,
tuổi chỉ độ trên bốn mươi, làm lòng tôi xốn xang. Có lẽ đã nhiều đêm thức nên đôi
mắt thâm quầng, khuôn mặt phờ phạc, nhưng vẫn phải gồng mình lên với công việc.
Bàn làm việc, tiếp dân và tiếp chúng tôi chỉ có sổ sách, bút mực và thêm một chồng
hồ sơ; không ấm, không ly uống nước như các công sở khác mà chúng tôi thường đến.
Nhìn phong cách làm việc của người cán bộ xã vùng lũ vừa đi qua thấy thương đến
nao lòng
Biết anh
rất bận, tôi xin được nắm sơ qua một vài
số liệu của xã sau khi cơn bão số hai tràn qua và tình hình khắc phục sau bão.
Theo báo cáo tổng hợp của văn phòng UBND xã, đa số các hộ dân bị mất mát, hư hỏng
nhà cửa do cơn bão gây ra đã được chính quyền giúp đỡ sửa chửa lại nhà cửa, ổn định
cuộc sống; ngoài ra những hộ bị lũ cuốn trôi, mất hết tài sản còn được chính
quyền trợ cấp chăn màn, quần áo, lương thực để vượt qua cơn hoạn nạn. Tất cả các
em học sinh đang theo học được giúp đỡ sách vở cho các cháu kịp thời dự khai giảng,
không có học sinh bỏ học vì khó khăn kinh tế. Để làm được điều đó một phần nhờ
sự hổ trợ kịp thời của tỉnh, huyện; một phần nhờ sự giúp đỡ của các đoàn cứu trợ
nhân đạo của các tỉnh bạn. Trong thời gian qua đã có hơn chục đoàn cứu trợ nhân
đạo của các cơ quan ban ngành trong và ngoài tỉnh đến thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ
các gia đình gặp nạn. Sự có mặt của các đoàn
cứu trợ nhân đạo không những góp phần khắc phục khó khăn về đời sống vật chất
cho các gia đình bị nạn mà điều đáng quý hơn gấp nhiều lần là các hộ gia đình ấy
cảm nhận được vòng tay nhân ái của bạn bè khắp nước chia sẻ với mình, làm vơi đi
nổi buồn đau do thiên tai giáng xuống mà cố gắng gượng dậy, gây dựng lại cơ
nghiệp từ đầu.
Cuộc trao đổi của chúng tôi bị gián đoạn nửa chừng
vì tiếp tục có hai đoàn cứu trợ nhân đạo từ Thành phố Hồ Chí Minh lên xin gặp.
Thông cảm với địa phương, tôi xin phép được xuống thăm gia đình bị thiệt hại nặng
nhất do cơn bão gây ra. Bắt tay thật chặt, ông phó chủ tịch xã giọng áy náy nói thêm: Tình hình địa phương như vậy, anh thông cảm nhé!
Trên đường về thôn Xuân Thái Hai thăm gia đình ông
Nguyễn Văn Tá, gia đình bị nước lũ cuốn trôi nhà và năm người vào buổi sáng oan
nghiệt mùng bốn tháng tám vừa qua; tiện đường, nhà thơ Trần Chi đưa tôi vào dự
lễ công bố quyết định công nhận thôn Văn hóa, thuộc xã Phú Xuân. Ở một vùng đất
vừa bị lũ quét tàn phá nặng nề thế mà nhân dân địa phương vẫn cố gắng gượng dậy,
đứng lên, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, xây dựng cuộc sống mới thì thật
đáng khâm phục. Thấy chúng tôi, ông Trần Văn Huy, Chủ tịch UBND xã niềm nở ra bắt
tay đưa vào. Hội trường đông nghịt người dân đến dự lễ, khuôn mặt ai cũng thấy
bừng sáng niềm vui. Trên sân khấu các em học sinh đang biểu diển văn nghệ chào
mừng. Trao cho tôi ly nước, ông chủ tịch xã không dấu được vẻ tự hào nói: Sau mấy
chục năm trời phấn đấu đến khi chuẩn bị được công nhận thôn Văn hoá thì cơn bão
số hai ập vào; cũng may, do vị trí các hộ gia đình thôn Xuân Mỹ ở cao nên không
bị thiệt hại về người, còn nhà cửa hư hại, hoa màu bị tàn phá có nhẹ hơn so với
các thôn khác trong xã; đặc biệt nhân dân trong thôn Xuân Mỹ này toàn là người
xứ Huế vào xây dựng kinh tế mới cách đây tròn ba chục năm hết sức đoàn kết, giàu
long nhân ái, tình làng nghĩa xóm sâu nặng nên các hộ thiệt hại ít, giúp hộ thiệt
hại nhiều, nhanh chóng khắc phục hậu quả; ngoài ra còn giúp đỡ thêm các thôn khác
nữa. Trong khó khăn, hoạn nạn mới hiểu hết lòng nhau.
Nhìn khuôn mặt cương nghị, rắn rõi của vị Chủ tịch
xã Phú Xuân tôi thấy an lòng, các anh, những người cán bộ được Đảng và nhân dân
tin nhiệm đã vững tay chèo, vượt qua thử thách, ổn định được đời sống cho mọi người
sau thiên tai. Cơn bão khủng khiếp tràn qua chưa lâu, nhưng có những vùng như
thôn Xuân Mỹ đã khắc phục được hậu quả và mừng hơn, còn được vinh dự công nhận danh hiệu: thôn Văn hoá. Việc tổ chức đón nhận thôn Văn hoá trong thời điểm này
sẽ là nguồn cổ vũ rất lớn đối với thôn Xuân Mỹ nói riêng và cả xã Phú Xuân nói
chung. Đây là sự ghi nhận của chính quyền cấp trên đối với những cố gắng vượt bậc
của Đảng, Chính quyền và nhân dân không chỉ thôn Xuân Mỹ mà cả xã Phú Xuân trong
thời gian qua.
Rời thôn Xuân Mỹ, chúng tôi tiếp tục cuộc hành
trình về thăm gia đình ông Nguyễn Văn Tá. Đoạn đường từ Công ty cà phê 49 rẽ vào
rất khó đi vì lầy lội. Đoàn từ thiện Phật giáo từ thành phó Hồ Chí Minh lên phải
để xe ô tô ngoài đường nhựa đi bộ vào. Tôi và Trần Chi đánh vật với chiếc xe mô
tô, hết trượt bên phải lại lao qua bên trá; nhiều chỗ bùn lút gần nửa bánh xe,
quần áo lấm vùi. Con đường men theo lô cà phê dài độ 5km cuối cùng cũng lùi lại
phía sau, chúng tôi đến bờ sông Krông Năng.
Đứng trên bờ sông nhìn dòng nước giờ này đã hiền
hoà hơn, chiều ngang chỉ độ hơn hai chục mét, nước sông đỏ sậm phù sa. Trần Chi
vỗ vai tôi chỉ lên rặng tre gai mọc bên bờ sông: Anh nhìn những cọng rác còn mắc trên ngọn tre kia kìa. Hôm nước lũ tràn
về ngập đến tận đó. Tôi ước tính từ
mặt nước lên đến bụi tre cũng phải hơn chục mét, vậy mà ngọn tre cao gần chục mét
ấy bị nước tràn qua thì thật khủng khiếp. Theo chân Trần Chi tôi đến ngôi nhà của
người đàn ông không may Nguyễn Xuân Tá. Theo như giới thiệu của người em trai ông
Tá, ngôi nhà xây năm phòng khá kiên cố, tường xây gạch dày hai mươi phân, móng
nhà được đổ giằng bằng bê tông cốt thép, mái lập tôn màu theo kiểu nhà Thái. Đây
là tài sản dành dum hơn hai chục năm trời của cặp vợ chông ông Nguyễn Xuân Tá và
bà Nguyễn Thị Thanh, quê ở Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Tây vào đây lập nghiệp bằng
nghề chèo đò. Những tưởng xây được căn nhà kiên cố, đẹp đẽ, khang trang để con
cái có chổ học hành theo kịp ban bè. Nào ngờ cơn lũ ập đến, cả nhà gồm hai vợ
chồng, hai đứa con và người em vợ ngoài quê mới lặn lội hơn ngàn cây số vào thăm
anh chị và các cháu đã bị dòng nước nhấn chìm, cuốn đi. Ngôi nhà xây kiên cố là
thế, giờ chỉ còn trơ lại cái móng nhà, còn tất cả đã bị dòng nước xoá sạch, không
để lại dấu vết. Ba ngày sau cơn lũ quét, người dân địa phương tìm thấy xác người
em bị vùi dưới cát cách ngôi nhà gần hai chục km. Bốn người còn lại trong gia đình
cho đến nay vẫn không tìm thấy xác. Trên nền ngôi nhà cũ, giờ đây chỉ còn một
ngôi miếu nhỏ khoảng một mét vuông do bà con thân thuộc dựng lên làm chỗ thắp hương
cho những người đã khuất. Bên ngôi miếu con con một em bé gái đầu chit khăn trắng
đang đứng lặng bên bình hương nghi ngút khói. Qua giới thiệu của những người anh
em, bà con thân thích đến thắp hương tưởng nhớ cho những người xấu số, tôi biết
em tên là Nguyễn Thị Nga, học sinh lớp chín trường PTCS 49, người con còn lại
duy nhất trong gia đình năm khẩu. Trong cái ngày định mệnh ấy em về thăm quê nên thoát nạn. Khi đi: cha, me, các
em còn ríu rít đưa tiển; ngày về tất cả vặng lặng đến ghê người. Căn nhà xưa đã
bị xoá sạch chỉ còn trơ lại cái nền nham nhở. Vành khăn tang trên đầu em bé mảnh
mai ấy gánh cả cho năm người xấu số. Không nhà, không còn tiện nghi sinh hoạt,
em đang được dòng họ cưu mang và cả các bàn tay nhân ái của Đảng, chính quyền các
cấp quan tâm, giúp đỡ để vượt lên. Theo như
bà con hàng xóm cho biết: lãnh đạo của một sở nọ ở tỉnh Dak Lak đã hứa giúp
em vào học tại trường Văn Hoá Hai trên thành phố Buôn Ma Thuột; nhưng lời hứa đó
qua đã lâu rồi mà em vẫn còn ở đây! Mong sao những người có trách nhiệm đã hứa
với đứa con gái mồ côi tội nghiệp này hãy giữ lời để em khỏi mòn mỏi trông chờ.
Dòng sông nước vẫn chảy, những ngôi nhà sập tường,
tốc mái đã được dựng lại; nhưng những vành khăn tang thì còn lại mãi với những
người thân, không dễ gì có thể hàn gắn được. Thiên tai quá ác, sự giận giữ của
thiên nhiên quả là khủng khiếp. Giờ này, những người còn sống, những người có
trách nhiệm phải ngồi lại với nhau tìm cho ra nguyên nhân nào dẫn đến sự thiệt
hại về người và vật chất tàn khốc đến thế. Có phải do người dân chủ quan vì lâu
lắm rồi chưa ai thấy lũ lụt ghê gớm như thế xãy ra, không ai đề phòng nên mới
thiệt hại như vậy! Hay tại hệ thống cảnh báo lũ lụt của chúng ta chưa tốt, không
dự báo trước được những trận lũ lớn
sẽ xãy ra! Hay tại con người cạo trọc rừng xanh nên thiên nhiên giận giữ trút nước
xuống không có gì ngăn cản, dồn lại thành thác lũ trã thù con người!...
Vâng! Sau tai hoạ người ta đang mổ xẻ tìm ra
nguyên nhân để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để tại hoạ không còn giáng xuống
đầu người dân như thế nữa. Để có được điều ấy, các ngành chức năng có trách nhiệm
ở tỉnh, ở trung ương, cần phải có sự nghiên cứu kỷ lưỡng, dự báo chính xác giúp
người dân tránh được những thiệt hại không đáng có.
Cơn lũ đã đi qua, cuộc sống dần dần trở lại sự
bình yên như vốn có của nó. Để có được điều đó chúng ta ghi nhận sự cố gắng rất
lớn của Đảng, chính quyền xã Phú Xuân nói riêng và huyện Krông Năng nói chung.
Chúng ta tin và mong rằng với truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam “lá lành
đùm bọc lá rách”, người dân vùng lũ xã phú Xuân lại gồng mình đứng lên gây dựng
lại cơ đồ tươi đẹp hơn những gì vừa bị dòng lũ cướp mất..
Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014
GIỚP THIỆU TẠP CHÍ CHƯ YANG SIN SỐ: 256 - tác giả LÊ VĨNH TÀI
Tác giả LÊ VĨNH TÀI
CÁI GẠT TÀN CỦA BỐ
Truyện ngắn
Hình như bố vẫn còn thơ thẩn quanh khu vườn. Và
chờ đợi. Bố lo lắng về việc tôi chuẩn bị đi học xa. “Ký túc xá có thể không có
nước nóng, và nhiều thứ không như ở nhà,” bố nói. Có vẻ như bố còn sợ nhiều điều
hơn. Như đêm khuya, như bóng tối… Khi tôi xếp hành lý, mẹ nhắc tôi không được bắt
chước bố, không được hút thuốc lá. Mẹ đã làm mọi cách cho bố bỏ thuốc lá, kể cả
mang bình chữa lửa xịt vào mặt bố. Nhưng tôi thấy bố vui chứ không có gì sợ hãi.
Sau những lúc ấy, bố vào phòng tắm và còn hát khe khẽ. Mang cái gạt tàn ra khu
vườn, mẹ nói: “Đó là quá khứ.” Mẹ nói tiếp: “Thứ quá khứ chúng ta sẽ chôn cất.”
Mẹ đánh dấu khu vườn, chỗ mà mẹ dự định sẽ chôn quá khứ vào đó. Hình như nằm bên
phải bể tự hoại. Bố nghĩ mẹ chọn sai vị trí. Tôi nhìn người đàn ông mẹ gọi đến để
đào huyệt. Ông ta cáu bẳn, mồ hôi chảy trên khuôn mặt rám nắng. Không có một dấu
hiệu gì chứng tỏ ông có thể đào nhanh hơn bố, nhưng mẹ lại chọn ông vì mẹ bảo:
“Đời còn nhiều thứ con chưa hiểu.” Em gái tôi hét lên: "Ông ta thật xa lạ".
Tôi nhìn thấy nó vẫn đang nằm trên giường, tay cầm quyển sách Đại số lớp 7 mà tôi
vừa làm giùm nó mấy bài. Quyển sách suýt rơi ra. Em gái tôi không có thời gian để
làm bài tập, vì nó phải giúp mẹ nhiều công việc không tên. Với mẹ, bố không bao
giờ có thể giúp, vì mẹ không chịu được mùi thuốc lá. Quá khứ, đó là chiếc gạt tàn
mà bây giờ mẹ đang nhờ người chôn nó. Đó là lý do tại sao bố không thể ở đây để
lo lắng về việc đào huyệt. Bố chưa bao giờ có thể ngăn được việc mẹ thích làm.
Mẹ. Như bất kỳ người phụ nữ nào đều thích mang một nỗi đau vô lý. Tôi biết mẹ
không thực sự ghét chiếc gạt tàn như em gái tôi không hẳn ghét người đàn ông đang
đào huyệt trong vườn. “Mẹ bị bệnh và không thể ngửi mùi khói thuốc,” mẹ nói khi
bố ra đi. “Mẹ gần như chết vì bố. Nicotine là chất độc, nhưng bây giờ nó sẽ không
thể làm tổn thương chúng ta được nữa”. Nhưng tôi biết bố không bao giờ gây ra rắc
rối. Bố dắt chúng tôi đi học, tung chúng tôi lên trong công viên, dẫn chúng tôi
đến hồ câu cá. Tôi biết chiếc gạt tàn chẳng có gì đáng sợ. Nó đã có từ thời ông
nội. Tôi nhìn người đàn ông với chiếc xẻng đang đào bới trong khu vườn nhà chúng
tôi. Em gái tôi cười: “Cái huyệt sâu quá.” Nó không biết những gì đang bị chôn
vùi ở đó. Chỉ có tôi và bố biết. Tôi thường tự hỏi những gì bố sẽ làm nếu em gái
tôi vẫn tiếp tục không hiểu và không thể tự mình làm các bài tập Đại số lớp 7?
Không lẽ bố phải đến trường lần nữa, xin cho nó đủ điểm bài kiểm tra giữa kỳ
sau đó về lặng lẽ ngồi hút thuốc? Và mẹ lấy lý do mùi khói thuốc lá để đi đến
ngủ với ông bác sĩ quen của mình? Tôi nghe thấy giọng nói của bố, “bố phải đi”.
Tôi nói với đứa em gái: “Bố đi săn thỏ đấy," và nó vẫn hí hoáy vẽ con mèo
ba bốn khoanh của nó. Tôi không thấy bố hai tuần. Bố ở lại nơi làm việc, trên một
con đường cách trường tôi học 200 mét. "Bố ơi!", tiếng kêu đóng băng
trong cổ họng tôi. "Con biết cái gạt tàn đã có từ thời ông, bố quý nó lắm.
Nhưng tại sao người ta lại đem chôn nó trong khu vườn?”. Bố nhìn tôi. Bố biết tôi
không hề lo sợ về bất cứ điều gì. Bố nói: “Đừng nói với ai về điều này”. Tôi chỉ
gật đầu. Tôi nhìn người đàn ông rám nắng và chảy mồ hôi trên mặt khi đang đào
huyệt. Tôi đứng đó, trong khi mẹ và ông ta bàn với nhau câu chuyện chôn cất quá
khứ mà không hề quan tâm đến sự có mặt của tôi. “Phía bên phải bể tự hoại,” mẹ
nhắc ông ta thêm lần nữa. Nhưng ông ta đã tự ý phá vỡ luôn cả bể tự hoại. Mọi
thứ tràn ra. Cái gạt tàn trồi lên khỏi mặt đất, lênh láng như mắt nhìn của bố.
Tôi đi xuống nhà bếp. Và quay ra với một con dao.
Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014
THĂM ĐỒN BIÊN PHÒNG BOHENG
Nhân dịp đầu năm mới 2014, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức đoàn Văn nghệ sĩ lên thăm và tặng quà đồn Biên phòng 747. Nhà văn Hồng Chiến - Phó chủ tịch thường trực Hội thay mặt Đoàn trao quà cho Đồn (ảnh dưới)
Giao lưu với cán bộ, chiến sĩ của Đồn (ảnh trên)
Chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, chiến sĩ của đồn (ảnh dưới)
Biễu diễn văn nghệ (ảnh trên)
Giao lưu với cán bộ, chiến sĩ của Đồn (ảnh trên)
Chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, chiến sĩ của đồn (ảnh dưới)
Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014
Giới thiệu Chư Yang Sin số: 256 - tác giả ĐẶNG BÁ TIẾN
Mùa khô
Gió thổi
bật linh hồn ra khỏi xác
cây nhoài theo
vật vã
kiệt mình
Màu xanh
màu xanh đâu rồi
xơ xác
cao nguyên
phơi ngực trần
bầm đỏ
mặt trời lăn
cao nguyên
phơi ngực trần
bỏng thịt ba-zan
hồn đại ngàn
rú lên trong gió
bốn bề
xác cỏ
bốn bề
bụi đỏ
em nép vào chiều
hai lá mắt xanh…
Ea Súp mùa khô 2001
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)