Hưởng ứng Cuộc vận động
sáng tác quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về
chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí Chư Yang Sin mở
chuyên mục mang tựa đề nói trên và được hội viên, công tác viên từ khắp mọi miền
đất nước gửi bài hưởng hứng. Chỉ tính riêng trong năm 2014, chuyên mục đã nhận
được gần 400 tác phẩm gửi về cộng tác, Ban biên tập đã chọn giới thiệu trên 12
số của Tạp chí trong năm 2014 được 20 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau
như: văn xuôi, thơ, lý luận phê bình… Đây là một con số hết sức ấn tượng đối với
một cuốn tạp chí chỉ xuất bản mỗi tháng một số.
Về thơ, đây là một mảng
rất khó để thể hiện, nhưng hội viên và công tác viên đã chắt lọc ngôn từ từ
chính trái tim tràn đầy nhiệt huyết và tình cảm thiêng liêng đối với lãnh tụ
kính yêu để dệt nên những vần thơ sinh động thể hiện được một cách nhìn mới mẻ
về tác phong, tình cảm và lòng thành kính của mọi ngươi đối với Bác:
“Bốn
bốn năm tròn Bác đã đi xa
Bác
hiện hữu trong lòng mỗi người dân đất Việt
Kính
nhớ Bác, người người sống và làm theo Bác
Đạo
đức Bác Hồ thấm đẫm mỗi buồng tim…”
(Chúng
con học đạo đức Bác Hồ - Nguyễn Văn Chương số số 257 và 258)
Nhớ Bác, thể hiện lòng
kính yêu Bác, mọi người dân nước Việt nguyện hưởng ứng Cuộc vận động học tập và
làm theo Bác với những kỷ niệm đẹp về người:
Bác
dạy: “Cán bộ là đày tớ nhân dân”
Về
với dân, Bác lội bùn, guồng nước
Thăm
người nghèo, nhường áo cơm ngày lụt
Bác
khóc khi dân còn đói khổ, bần cùng
(Chúng con học đạo đức Bác Hồ - Nguyễn Văn
Chương số 257 và 258)
Một cách nhìn không mới,
nhưng có sức lôi cuốn người đọc về sự giản dị của Người đối với cán bộ và nhân
dân, qua đó tác giả nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần phải
gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, cảnh giác với những cám dỗ vật chất của
cơ chế thị trường đang tác động đến mọi mặt của đời sống hàng ngày.
Năm mươi năm Bác xa quê nhà
Bác vẫn nói rạch ròi tiếng Nghệ
Vẫn đôi dép cao su, áo ka ki giản dị
Bác thăm xóm thăm làng
thăm lại mái nhà xưa
(Ngày Bác về làng Sen -
Nguyễn Trọng Tuất số 261)
Bác là vĩ nhân, nhưng
tác phong lại rất bình dị, gần gũi với mọi người xung quanh. Hình ảnh công việc
thường nhật của Người được nhà thơ khắc họa làm người đọc rưng rưng với những
chi tiết sống động tràn ngập tình người:
Bác đứng giữa sân đình nắng sớm chiều mưa
Bác nói chuyện
quây quần ấm áp
Bác hỏi cố
Điền: Cố có nhớ ngày xưa
cái
lưỡi câu ngoắc vào tai đau rát?
Cố Điền cười:
Năm mươi năm xa rồi...
Tôi vẫn nhớ Bác ơi!
Bác ôm hôn cố
Điền nước mắt Bác rơi
Bác nhớ lại
một quãng đời thơ ấu...
(Ngày Bác về làng Sen -
Nguyễn Trọng Tuất số 261).
Thế mạnh của thơ là cảm
xúc của tác giả được chuyển tải qua ngôn từ làm toát lên hình tượng của Bác như
đang hiện hữu bên cạnh chúng ta và kín đáo nhắc nhở mọi người kính yêu Bác,
nghĩa là phải học và làm theo Bác. Các bài viết ở mảng lý luận phê bình lại dẫn
người đọc, người nghe đến những vấn đề sâu sắc hơn để mọi người nghiền ngẫm thấu
hiểu về con người và tư tưởng Bác:
“Yêu nước luôn gắn liền với nhân ái, thương dân là điều
nổi bật của truyền thống dân tộc nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh nói
riêng. Sinh thời người luôn khao khát: “Tôi chỉ có một ham muốn, một sự ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.. ( Hồ
Chí Minh, Nhà văn hóa lớn - Nguyễn Thanh Tuấn số 261).
Hiện nay, nước ta đang
tiếp tục đẩy mạnh công cuộc “mở cửa, hội nhập”, vai trò và uy tín của các nhà
báo được xã hội tin tưởng, tôn trọng.
Để đáp ứng kỳ vọng của nhân
dân nhà báo phải thấm nhuần lời dạy của Bác “Nhà báo phải đi sâu, đi sát
thực tế, sâu sát quần chúng, nói lên sự thật đó là phong cách làm báo của Bác.
Bác dạy rằng: “Viết báo không những chỉ viết những cái tốt mà còn phải viết
những cái xấu để phê phán một cách đúng đắn, chân thành…” (Đổi mới báo chí phục
vụ sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất
nước - Võ Hoàng Nam số 262).
Có những tác phẩm đi sâu phân tích tình hình chung của
thế giới và sự ảnh hưởng của các trào
lưu hải ngoại đối với văn học nghệ thuật nước nhà. Bên cạnh những mặt mạnh, mặt
tiến bộ thì không ít tác phẩm độc hại, ngấm ngầm chống phá công cuộc đổi mới
đất nước do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo; người nghệ sĩ phải nêu cao tinh thần
cảnh giác, giữ vững lập trường , quan điểm giai cấp để sáng tác phục vụ Đảng,
phụng sự Tổ quốc:
“Hơn
lúc nào hết, các văn nghệ sĩ chúng ta phải thấy được âm mưu thâm độc của các thế
lực thù địch, phản động đang tìm mọi cách bội nhọ Đảng, chống phá Nhà nước ta,
thực hiện kế hoạch “diễn biến hòa bình” nhằm làm sụp đổ chế độ. Hội Văn học Nghệ
thuật là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo;
các hội viên tự nguyện đứng trong tổ chức của Đảng phải thấm nhuần tư tưởng của
Đảng, thực sự là người “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa” (Vững vàng bản
lĩnh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng
- Hồng Chiên số 265).
Thành
công nhất phải kể đến mảng văn xuôi, với mười tác phẩm của sáu tác giả được
đăng tải đã phát hiện và giới thiệu nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong
phong trào hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” trên địa bàn tỉnh nhà. Trong số mười tác phẩm văn xuôi có tới bảy tác
phẩm viết về đề tài vũ trang và đặc biệt có sáu các tác phẩm tập trung khai
thác hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Tác
giả H’Xíu Hmok giới thiệu một tấm gương điển hình về anh bộ đội biên phòng Đắk
Lắk đã có nhiều cố gắng vượt lên chính mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
có tác động lớn đến cả địa bàn mình phụ trách và được nhân rông nhiều đơn vị
làm theo: “Đỗ Văn Diện, người chiến sĩ quân y tận tụy – số 259). Hay những tấm
gương là cán bộ, chiến sĩ đã về hưu vẫn tiếp tục tham gia công tác xã hội tại đại
phương. Những người cựu chiến binh ấy vẫn giữ vững bản chất Bộ đội Cụ Hồ, trở
thành tấm gương sáng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách
pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trong vào thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới như: “Nghị lực của người thương binh - số 263, Người Đại tá
“hưu” nhưng không nghỉ – số 266 của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt; Biển Đông cồn
sóng trong tôi - số 264 của Hữu Chỉnh...” Bên cạnh những tác phẩm khắc họa
thành công hình tượng cá nhân anh bộ đội cho dù ở cương vị nào, đang tại ngũ
hay xuất ngũ, về hưu... vẫn là tấm gương sáng để khơi dậy phong trào, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế mà cấp trên giao; hay hình ảnh cả một tập
thể thuộc Bộ Quốc phòng trước đây, khi được chuyển qua làm kinh tế, phục vụ
công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, tập thể những người cựu chiến
binh ấy lại tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được tác giả xây dựng
thành công qua tác phẩm: “Xứng danh anh hùng – số 267, của Hông Chiến”.
Hình
tượng bộ đội được chú trọng tìm hiểu, khai thác, khắc họa và giới thiệu qua
ngòi bút của hội viên và công tác viên từ khắp mọi miền đất nước gửi về tòa soạn
được đăng tải trên Tạp chí Chư Yang Sin năm 2014 cho chúng ta thấy tình cảm văn
nghệ sĩ đối với “Anh bộ đội Cụ Hồ” là hết sức thiêng liêng, chân thành; đó cũng
chính là những bông hoa đẹp nhất trong một rừng hoa đẹp mà văn nghệ sĩ tìm tòi,
phát hiện, thể hiện gửi đến cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh
hùng nhân dịp 70 năm ngày thành lập như một lời tri ân, ngưỡng mộ.
Số
cuối cùng của năm 2014 đã đến tay bạn đọc, đánh dấu một chặng đường gian nan vất
vả, nhưng cũng thành công của tập thể Tòa soạn Tạp chí Chư Yang Sin nói chung
và chuyên mục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, mang
đến cho bạn đọc những tác phẩm có chất lượng. Năm 2015 là năm kỷ niệm 70 năm
thành lập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam anh hùng, chúng ta hy vọng có nhiều
tác phẩm giới thiệu tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Vì nước quên thân vì dân phục vụ! Ban biên tập
chuyên mục rất mong tiếp tục nhận được nhiều tác phẩm của hội viên và công tác
viên gửi về cộng tác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI