Lá thư văn nghệ
TỰ HÀO VÀ TRÁCH NHIỆM
Trận đánh lịch sử 10.3.1975
giải phóng Buôn Ma Thuột là một đòn đánh bất ngờ, táo bạo của quân dân ta,
khiến bọn địch hoảng loạn phải tháo chạy khỏi Tây Nguyên, tạo đà thuận lợi có
tính chất chiến lược để Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và vì thế chiến thắng Buôn Ma
Thuột ngày 10.3.1975 mãi mãi là mốc son sáng chói trong lịch sử xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc của dân tộc chúng ta.
39 năm đã trôi qua, nhưng
mỗi khi tháng 3 về, trong trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân
tộc ở Đắk Lắk lại dâng trào những tình cảm, niềm tự hào về vùng đất mà mình
đang sinh sống – vùng đất của lịch sử và huyền thoại, vùng đất giao thoa của
mối tình Kinh – Thượng, có nền văn hóa bản địa đặc sắc, có thiên nhiên hùng vĩ,
mộng mơ mà ai đã đến đây một lần đều không thể quên!
++
Nhìn lại chặng đường từ sau giải phóng (1975) đến
nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đắk Lắk đã có biết bao thay đổi. Từ phố thị đến
nông thôn, từ nơi trung tâm đến vùng sâu, vùng xa, cái rạng rỡ, tưng bừng đã
lấn át cái u buồn, tăm tối, cái văn minh đã lấn át cái lạc hậu; đời sống của
mỗi gia đình từ cái ăn, cái mặc, đến chuyện học hành, chữa bệnh đều đã tốt hơn
hẳn so với khi mới giải phóng. Đó là điều dù ai đó mang tâm trạng “hai lòng”
cũng không thể phủ nhận.
Thế nhưng, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa
nhận rằng: Còn rất nhiều việc chúng ta còn mắc nợ dân; người dân vẫn đang ngày
đêm mong đợi cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm giải quyết. Đấy là nạn cán bộ
tham nhũng, ức hiếp dân, gây nên sự bất công, oan ức vẫn còn đây, đó. Tài
nguyên thiên nhiên bị tàn phá, môi trường sống của con người bị hủy hoại nghiêm
trọng. Nền văn hóa bản địa đặc sắc đang bị mai một với tốc độ nhanh. Đạo đức,
nhân cách xuống cấp đến mức đáng báo động. Đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng
xa, nhất là đồng bào dân tộc ít người ở nhiều nơi còn rất khó khăn… Đây cũng là
điều mà bất cứ cán bộ, đảng viên nào có lương tâm, trách nhiệm đều cảm thấy băn
khoăn, lo lắng, “cảm thấy mình còn có lỗi với dân” (như lời của một cán bộ cách
mạng lão thành). Đây cũng là điều mà những văn nghệ sĩ chân chính đang sống
trên vùng đất này phải luôn luôn tự hỏi mình: Trong 39 năm qua chúng ta đã thực
sự cống hiến hết mình cho sự tiến bộ của Đắk Lắk, của cả đất nước bằng những
tác phẩm tốt nhất hay chưa? Chúng ta cần phải làm gì để góp phần ngăn chặn, đẩy
lùi những bất công, những tiêu cực trong xã hội hiện nay?
CHƯ
YANG SIN
" Chúng ta cần phải làm gì để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những bất công, những tiêu cực trong xã hội hiện nay?"
Trả lờiXóa------------
Mặc dù như"Phó Chủ tịch nước: “Người ta “ăn” của dân không từ cái gì”" (http://dantri.com.vn/xa-hoi/pho-chu-tich-nuoc-nguoi-ta-an-cua-dan-khong-tu-cai-gi-777758.htm) nhưng vẫn "dân chủ gấp vạn lần tư bản" thì sao phải "ngăn chặn tiêu cực" cho mệt ạ???
Một câu hỏi hay, cảm ơn bạn Hồng Nga nhé!
XóaTháng 3...Vui và đẹp!
Trả lờiXóaLâu lắm rồi mới được đón Nghia Linh vào thăm. Cảm ơn nhiều nhé!
XóaAnh giáo làng Chiềng không đặt TC, qua đây đọc ké cũng được
Trả lờiXóaQuý hóa quá, mời bác vào theo đường linh này đẻ đọc tạp chí hàng tháng ạ: http://tapchichuyangsin.blogspot.com
XóaVui quá, giá như tháng nào cũng vui như ri, eng
Trả lờiXóahè...
Cảm Nghia Linh đã vào thăm!
XóaTháng ba trong ký ức của chúng ta vừa ngọt ngào, vừa nhiều day dứt
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã chia sẻ!
Xóa