Năm 2013 đã khép lại phía sau, một
năm mới nữa lại đến; chúng ta cùng nhìn lại chằng đường đã qua, Chi hội Văn học
đã làm được gì và những gì chưa làm được như kế hoạch đã đề ra trong năm 2013
để từ đó vạch ra kế hoạch hoạt động năm 2014 có hiệu quả hơn.
Tổng số hội viện hiện nay của toàn
Hội VHNT tỉnh nhà có 210 hội viên, riêng chi hội Văn học đã có 57 người; trong
đó nữ: 18, dân tộc ít người: 6, nữ dân tộc ít người: 4. Số hội viên dưới 30
tuổi: 04 người, số hội viên dưới 50 tuổi: 12 người (tổ thơ: 2, tổ văn: 8). Số
hội viên trên 65 tuổi: 22 người (tổ thơ: 16, tổ văn: 6). Qua số liệu thống kê
cho ta thấy số hội viên miễn sinh hoạt đã chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số hội viên của Chi
hội. Tuy nhiên trong năm qua, đa số hội viên của Chi hội vẫn tích cực tham gia
sinh hoạt và có những tác phẩm mới, đúng chủ trương đường lối của Đảng và nước,
không có tác phẩm nào đi ngược lại thuần phong mỹ tục Việt Nam. Đạt được kết
quả đó chúng ta ghi nhận sự cô gắng của các hội viên, như: nhà thơ Bùi Ngọc
Bích – Chi hội phó Chi hội Văn học, tuy tuổi cao, sức khỏe không tốt nhưng vẫn
miệt mài với công việc Hội; hội viên ốm đau, gia đình gặp khó khăn là nhà thơ
có mặt kịp thời động viên và báo về Văn phòng Hội biết để Thường trực Hội bố
trí đến thăm; hay nhà thơ Tiến Thảo - Tổ trưởng tổ Thơ, giữa bộn bề công việc
gia đình, nhà thơ vẫn giành thời gian tổ chức cho Tổ sinh hoạt đúng định kỳ, có
chất lượng. Công tác Hội là vậy, còn công tác chuyên môn cũng có kết quả hết
sức đáng mừng. Trong năm 2013 Chi hội Văn học có nhiều người đoạt giải cao
trong cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, như
nhà thơ Hữu Chỉnh và nhà thơ Đặng Bá Tiến đồng giải A, tác giả Hồng Chiến và
tác giả Nguyễn Liên đồng giải B... Qua các tác phẩm được trao giải lần này ta
thây được sự năng động, sáng tạo và tâm huyết của các tác giả; nếu nhà thơ Hữu
Chỉnh tiếp mạch thơ ca ngợi tấm gương đạo đức của Bác bằng những ngôn từ giàu
chất nhạc, có sức lôi cuốn người đọc người nghe về hình tượng người Cha già dân
tộc rất gần gũi, thân thương nhưng nhân cách cũng vô cùng cao quý; thì tác phẩm
“Người chỉ huy
thao lược trên thương trường” của tác giả Đặng Bá Tiến khắc họa khá thành công hình tượng đảng viên Lê Đức Thống, khi
được tổ chức phân công đảm nhiệm công việc làm kinh tế, biết vượt lên khó khăn,
thiếu thốn để lãnh đạo đơn vị ổn định sản xuất, kinh doanh và từng bước vươn ra
thị trường thế giới. Vai trò của người thủ trưởng cơ quan là hết sức quan trọng,
họ không những nhạy bén với thời cuộc mà còn dám quyết, dám chịu trách nhiệm ở
những khoảnh khắc quan trọng để mang lại thành công cho đơn vị. Trong suốt 18
năm liên tục trên cương vị Giám đốc Công ty 2-9 làm kinh tế, đơn vị luôn luôn
giữ được đoàn kết nội bộ, làm ăn có lãi và khẳng định được thương hiệu trên
thương trường quốc tế. Còn tác phẩm “Trên
lưng ngựa” của tác giả Nguyễn Liên khắc họa hình ảnh ông Lê Hữu Kiển - một
sĩ quan dũng cảm, mưu trí trong chỉ huy lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk đánh giặc, lập nên nhiều chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi chung
của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất Tổ quốc. Hòa bình lập lại,
tuy trên mình mang nhiều vết thương, sức khỏe giảm sút, ông vẫn tham gia vào
công việc địa phương, giúp người dân trên địa bàn mình ở ổn định cuộc sống,
vươn lên làm giàu, thực hiện lời dạy của Bác “tàn mà không phế”. Chùm thơ của
tác giả Đăng Bá Tiến đoạt giải A, giải thưởng hàng năm của Hội năm 2013 thể hiện
được cách nhìn mới mẻ về thi ca, có phong cách riêng được dư luận đánh giá cao.
Ngoài những tác giả đoạt giải ra, trong năm qua cũng ghi nhận sự trở lại của các cây bút thơ trong tỉnh
đã khẳng định được mình, nhưng đã có một thời gian khá dài “xa” tạp chí của Hội như Lê Vĩnh Tài; hoặc sự gắn
bó mật thiết hơn của các cây bút trước đây đã gắn bó với Tạp chí, năm qua càng
gắn bó hơn và thơ đang ngày càng “chắc tay” hơn, như: Huệ Nguyên, Tiến Thảo,
Trần Văn Hội, Sơn Thúy…. Còn về văn xuôi, những giọng nói quen thuộc của Lê
Khôi Nguyên, Nguyên Hương, Tiến Thảo... vẫn đều đặn, đem đến một cảm giác yên
tâm cho bạn đọc về sức sáng tạo bền bỉ của những cây bút đã khẳng định được
“thương hiệu” trong nhiều năm qua. Nhưng, giọng nói làm cho người ta tin tưởng nhất
trong năm qua vẫn là giọng nói của những người trẻ như tác giả: H’Siêu Byă,
H’Xíu Hmôk, Nguyễn Thị Anh Đào... Điều đáng mừng là sau lớp nhà văn đã thành
danh như H’Linh Niê, Kim Nhất, Văn Thảnh, Nguyễn Hoàng Thu… hiện đã có nhiều
cây bút trẻ người dân tộc bản địa năng nổ xông xáo khám phá sự huyền bí của đại
ngàn. Những tiếng nói dẫu còn rụt rè nhưng không thiếu sâu sắc của H’Xíu Hmôk,
của H’Siêu Byă… Câu chuyện của họ có sự hấp dẫn riêng, có phong vị riêng của
một vùng đất chúng ta yêu mến. Truyện của H’Xíu Hmok thường lấy khung cảnh một
buôn làng nào đó vùng ven đô thị. Ở đó, dẫu còn nhiều vất vả, lo toan nhưng con
người biết sống vì nhau, lo cho nhau. Buôn làng hôm nay khác buôn làng hôm qua,
cuộc sống luôn đổi thay không ngừng, và có những đổi thay làm người đọc xót xa,
tiếc nuối…
Mặc dù, trong điều kiện suy
thoái kinh tế toàn cầu, nước ta cũng bị ảnh hưởng, báo mạng lên ngôi lấn át báo
in, nhưng trong năm 2013, số đầu sách được hội viên Chi hội cho ra mắt bạn đọc cũng
khá nhiều như: tác giả Hà Sơn Thúy với tập thơ HƠI THỞ THỜI GIAN, tác giả Huệ
Nguyên có tập thơ NHỮNG NGÀY LOANG NẮNG, tác giả Bùi Thị Ngọc Bích có tập thơ
LÁ XANH, tác giả Hồ Hồng Lĩnh có tập thơ QUÁ GIANG, tác giả Đàm Lan với tập
truyện ngắn NIỀM THƯƠNG NHƠ, tác giả Vũ Thị Mỹ Dung có tập tiểu thuyết THOÁT
VÒNG Ô NHỤC... Những thành công trên
khẳng định các hội viên đã có nhiều cố gắng vượt lên chính mình để có những tác
phẩm trình làng, ghi được dấu ấn với bạn đọc không những trong tỉnh mà còn vươn
ra cả nước. Chúng ta tin và mong rằng trong năm 2014, sẽ có nhiều tác phẩm của
hội viên sẽ ra mắt bạn đọc.
Trong
năm tổ chức được một chuyến đi thực tế phía Bắc và tham gia một số chuyến đi thực
tế trong tỉnh do Thường trực Hội tổ chức như: trại sáng tác M’Drak, trại ST Gia
Lai, đi thực tế biên giới, tham gia lễ hội huyện Cư Mgar, huyện Krong Năng...
đã có nhiều tác phẩm hoàn thành, chất lượng cao.
Năm
2013 do tình hình kinh tế tỉnh nhà gặp khó khăn, nguồn kinh phí cấp cho Chi Hội
cũng bị cắt giảm nên nguồn hỗ trợ cho hội viên cũng bị giảm nhiều. Trong năm
BCH Chi hội nhận được 10 bộ hồ sơ xin tài trợ, nhưng do nguồn kinh phí ít nên
chỉ đề xuất hỗ trợ được 05 người là: Kim Nhất, Văn Thảnh, Huệ Nguyên, H’Xiu
Hmok và trường hợp của chị Bùi Ngọc Bích chuyển từ năm 2012 qua. Số tác phẩm chưa
được xét năm 2013 sẽ chuyển qua để xét tài trợ vào năm 2014.
Công
tác phát triển hội viên trong năm qua cũng gặp nhiều hạn chế do không có nguồn,
cả năm chỉ nhận được mộ bộ hồ sơ và xét kết nạp được một trường hợp duy nhất
tác giả Hồ Hồng Lĩnh.
Bên
cạnh những kết quả đáng phấn khởi nêu trên, năm 2013 cũng còn nhiều vấn đề tồn
tại; kê hoạch đề ra từ đầu năm nhưng đến cuối năm nhìn lại vẫn chưa thực hiện
được như: hội nghị toàn thể Chi hội dự kiến tổ chức vào cuối năm chưa thực hiện
được, phải chuyển qua đầu năm 2014; việc giới thiệu tác phẩm mới của hội viên
cũng không thực hiện được; dự kiến hai chuyến đi thực tế cho chi hội chỉ thực
hiện được một chuyến đi bắc, còn chuyến về miền Nam bộ cũng không thực hiện
được; có lẽ vì vậy số đầu sách năm 2013 được xuất bản của hội viên chi hội ít
hơn so với năm 2012 và kết quả là không có tác phẩm nào đạt giải của trung
ương; hoạt động của các tổ chưa đều, tổ văn xuôi sinh hoạt chưa thường xuyên;
việc tổ chức và quản lý hội viên cao tuổi được miễn đóng hội phí và miễn sinh
hoạt các tổ còn lúng túng; hội phí tuy hoàn thành nhưng còn chậm so với quy
định của Hội.
Những
tồn tại trên có nguyên nhân khách quan là: năm 2013. công việc nhiều. Chi họi
trưởng không bố trí được thời gian đẻ tổ chức họp cũng như đôn đốc các tổ thực
hiện nghị quyết của Bac chấp hành chi hội, kinh phí hỗ trợ sáng tạo hàng năm bị
cắt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nguyên
nhân chủ quan: Chi hội trưởng bố trí thời gian không khoa học nên không thực
hiện được kế hoạch đề ra, các tổ còn lúng túng trong cách tổ chức Tọa đàm giới
thiệu tác giả, tác phẩm, chưa linh động sáng tạo trong tổ chức sinh hoạt định
kỳ....
Nhìn
lại công tác năm 2013 của chi hội Văn học chúng ta thấy công việc đã làm là rất
đáng phấn khởi, cần phải được phát huy trong năm tới, nhưng những việc chứa làm
được cũng cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm đề năm 2014 làm được tốt hơn,
động viên anh chị em có nhiều tác phẩm được công bố và giật được nhiều giải
thưởng cao của trung ương và địa phương.
"Nguyên nhân chủ quan: Chi hội trưởng bố trí thời gian không khoa học nên không thực hiện được kế hoạch đề ra, các tổ còn lúng túng trong cách tổ chức Tọa đàm giới thiệu tác giả, tác phẩm, chưa linh động sáng tạo trong tổ chức sinh hoạt định kỳ...."
Trả lờiXóa----
Đánh bằng roi mây anh chi hội trưởng,phải đánh cả anh má lún nữa,chả lẽ anh má lún không nhận thấy "yếu kém" này hay sao?
HN đề nghị: chi hội trưởng văn học 57 roi,anh má lún 210 roi.
Thế anh HC nhé.
He hê hê!
XóaQuả là sắc sảo đấy bạn Hồng Nga ạ. Ngày mới như ý bạn nhé!
chúc hội văn học ngày càng đi lên, có thêm nhiều thành viên mới
Trả lờiXóalioa
on ap
sua lioa
sua on ap
Cảm ơn sự động viên của bạn!
XóaChúc bác sức khỏe, hạnh phúc, vui và có nhiều bài viết hay chia sẻ cho cộng đồng blog.
Trả lờiXóastanda
on ap lioa
standa 10kva
standa 10kva
standa
standa