Bút ký của Hồng Chiến
...
Sáng
hôm sau cả đoàn lên thăm Sở chỉ huy chiến dịch của ta đóng trên đỉnh núi. Cánh
rừng nguyên sinh còn đây, cây cối cao vút che lối mòn dẫn du khách lên thăm
căn cứ địa ngày xưa; con đường rừng lầy lội ngày ấy, nay được lát đá, đi như dạo trong công viên. Thấy đoàn lên,
hơn chục cháu bé người Tày, khoảng chín mười tuổi chạy theo đoàn và rất vô tư,
các cháu trở thành thuyết minh riêng cho đoàn. Cứ đến một căn hầm hay một mái
chòi lợp cỏ gianh bên đường, các cháu
lại tranh nhau giới thiệu: Đây là chỗ ở của cụ Trần Đạo Thuý, kia là nơi ở của
bộ phận thông tin, chiếc hầm này là của Ban cố vấn… Các em cứ hồn nhiên thuyết
minh bằng tiếng Việt rất đúng giọng thủ đô, làm anh em văn nghệ sĩ Dak Lak cứ
tròn mắt thán phục. Hầm của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên, được đào xuyên qua
lòng một ngọn núi và đứng trên cửa hầm có thể nhìn thấy toàn bộ khu vực lòng
chảo cánh đồng Mường Thanh. Cả khu vực chỉ huy được nối với nhau bằng giao
thông hào, trong các điểm ở sâu trong lòng núi có cả chỗ ăn nghỉ cho các chiến
sĩ bảo vệ và thông tin. Sở chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chỉ một mái
lều gianh nhỏ dựng trước cửa hầm, nền đất khá bằng phẳng. Qua lều là căn hầm
nền đất, tường đất, chiều ngang hơn một mét, cao khoảng gần hai mét nằm sâu
trong lòng núi, không có gạch, hay bê tông, mà tất cả bằng đất; bàn làm việc
được kết bằng những nan tre, ghế ngồi đều bằng những cây rừng thân tròn đục lỗ
chôn chân xuống đất. Thật tài tình và kỳ diệu khi binh chủng Công binh non trẻ
ngày ấy thiết kế, xây dựng được cả một công trình ngầm đồ sộ, chỉ bằng sức
người với dụng cụ thô sơ: cuốc, xẻng, xà beng… Hơn 60 năm qua đi, các công
trình ấy đến nay chắc chắn vẫn làm cho du khách sửng sốt khi được tận mắt chứng
kiến những tác phẩm nghệ thuật quân sự độc đáo này. Không biết những vị khách
nước ngoài từng là bại tướng trong chiến dịch này, khi trở lại đây, tận mắt
chứng kiến Chỉ huy sở của ta nằm ngay trên đỉnh đầu của họ và chỉ cách hầm chỉ
huy địch khoảng 3 km đường chim bay mà không biết; họ sẽ nghĩ gì! Đây đúng là một
công trình nghệ thuật về quân sự có một không hai trong lịch sử nhân loại.
Đây là
đồi A1, nơi ta và địch quần nhau với những trận giáp đánh lá cà ác liệt; một quả
đồi được chia đôi, một nửa ta giữ, một nửa địch chiếm. Quân Pháp có hầm ngầm bê
tông cốt sắt, có đại bác, xe tăng, máy bay yểm trợ - còn ta chỉ lòng căm thù
ngút cao và chí sắt đá “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Căn hầm bí mật ta đào
xuyên vào giữa lòng núi, đặt gần 1000kg thuốc nổ và biến ngọn núi thành một hố
sâu hình chiếc phểu vẫn còn đây, nó như một chứng tích huy hoàng ghi lại chiến
công của quân đội ta. Một quả đồi không rộng lắm, thế mà ta đào hầm xuyên vào
giữa lòng núi, ngay trước mũi chúng, chúng vẫn không biết. Tài thật! Có lẽ
chiến thắng của quân đội ta trong chiến dịch này là tổng hợp những điều thần kì
mà cán bộ và chiến sĩ chung tay làm nên. Còn bọn thực dân Pháp và các nước đế
quốc cung cấp tiền bạc, vũ khí nuôi dưỡng cuộc chiến tranh Đông Dương nói chung
và cứ điểm Điện Biên Phủ này nói riêng, không thể hiểu nổi làm sao lại có nhiều
chuyện thần kì đến thế!
Hầm chỉ huy địch, xây dựng giữa cánh đồng Mường Thanh,
được lợp tấm thép hình vòm như nửa ống cống úp xuống, trên chất bao cát, nền
láng bê tông, có phòng ăn, bàn ghế đầy đủ như một phòng công sở ở Hà Nội. Tiện
nghi là thế, vũ khí hiện đại là thế, nhưng rồi tất cả bọn chúng cũng phải lầm
lũi cúi đầu nhìn xuống chân, giơ tay lên trời cầu xin sự khoan dung của các anh
bộ đội mũ nan, dép lốp. Hôm nay ngồi trong căn phòng chỉ huy toàn bộ cứ điểm
Điện Biên Phủ, lòng tôi dạt dào cảm xúc: từng mảnh đất nơi đây đã thấm bao mồ
hôi, xương máu cha ông để làm nên một chiến thắng vĩ đại, đánh dấu chung sự sụp
đổ của chế độ thực dân và khẳng định sức mạnh của một dân tộc quật cường, có sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản quang vinh. Chiến thắng Điện Biên Phủ không những
góp phần quyết định mang lại hoà bình cho khu vực bán đảo Đông Dương mà hơn thế
còn khẳng định một xu thế mới, mở ra một kỷ nguyên mới cho các cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc. Từ bài học kinh nghiệm Điện Biên Phủ - Việt Nam, các dân
tộc bạn bè trên khắp thế giới đặc biệt là: châu Á, châu Phi và châu Mĩ La Tinh
đã làm các cuộc cách mạng dân chủ thàng công, chấm dứt chế độ thực dân trên
toàn thế giới.
Về thăm
cứ điểm Điện Biên Phủ khi xưa và nay là thành phố Điện Biên tráng lệ với những
ngôi nhà cao tầng, đường nhựa rải thảm bê tông phẳng lì, xe ô tô lớn nhỏ ngược
xuôi. Hai bên đường, cửa hàng, cửa hiệu đua nhau mọc lên như giới thiệu với du
khách sự phát triển mạnh mẽ của một thành phố du lịch. Nhìn cảnh, ngắm người và
ngẫm nghĩ, lòng tôi bổng thấy rưng rưng: Tượng đài chiến thắng Điện Biên đúc
bằng đồng, được cả nước hướng về, xây dựng nhân kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng,
chỉ được một năm, bệ tượng đã nứt, bây giờ đang đào bới ra để gia cố lại. Chắc
chắn qua sự cố này, sẽ có nhiều người băn khoăn như tôi: Tại sao lại vậy? Lỗi
tại kỹ thuật, hay lỗi tại con người trong cơ chế thị trường hôm nay! Hàng quán
tuy nhiều nhưng những mặt hàng thủ công mỹ nghệ
- đặc sản riêng của xứ Mường Thanh hầu như rất ít, giá như chúng ta tổ
chức tốt hơn các làng nghề, nó vừa là nơi bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của
vùng miền, vừa tạo sự cuốn hút cho du khách. Và tại các khu di tích, chính
quyền cũng như các cơ quan có trách nhiệm cần có đội ngũ hướng dẫn viên đáp ứng
được nhu cầu của các đoàn khách trong nước và quốc tế; có như thế người thăm
quan mới hiểu hết các giá trị di tích… Còn đó những băn khoăn, còn đó những
trăn trở, nhưng tôi tin và hy vọng cán bộ, nhân dân thành phố Điện Biên sẽ sớm
khắc phục được những tồn tại, thiếu sót và biết cách khắc phục để vươn lên,
xứng danh với một vùng đất đã đi vào huyền thoại: Điện Biên Phủ oai hùng – một
địa danh du lịch hấp dẫn không chỉ của riêng người Việt Nam mà của cả bạn bè
quốc tế.
Điên Biên – Buôn Ma Thuột,
2005 – 2010
Anh đã được lên Điện Biên
Trả lờiXóaChúc mừng anh nhé có nhiều chuyến đi
Chúc anh tuần mới gặt hái nhiều thành công nhé ! (~_~)
Cảm ơn bác BẠCH DƯƠNG đã ghé thăm!
Xóagiá như nói rỏ hơn "ban cố vấn" gồm những ai thì tuyệt quá. Sang thăm chúc bạn luôn vui vẻ an lành bạn nhé.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn MẪN đã qua thăm và góp ý!
XóaMột thời trai trẻ không đi
Trả lờiXóaKể cả cầm súng không hề tham gia
Vì cơn khổ lụy can qua
Thôi đàng chịu tệ nước nhà mặc ai
Bây giờ tuổi quá bảy mươi
Làm sao đến đó vài lợi tri ân ?!!
Hay quá, cảm ơn bác ngocdunglyhoa đã ghé thăm và tặng thơ ạ!
XóaChào nhà văn-nhà báo Hồng Chiến. Vậy là SA gặp được người chuyên nghiệp rồi. Bút ký anh viết về Điện Biên rất hay. Chúc ngày mới nhiều thành công nhe.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn Song Anh đã đến thăm và có lời động viên!
XóaĐây dấu ấn một trang hùng dân tộc
Trả lờiXóaNiềm tự hào đất Việt mãi dương cao ...............
.........
Chúc mừng bác Hồng Chiến đã có chuyến thăm cứ điểm Điện Biên Phủ lịch sử thật ý nghĩa ! :)
Trả lờiXóaCảm ơn cô đã khen. Anh vẫn không tài nào vào trang của cô được. Buồn ơi là buồn!
XóaBác vào gmail, check thư từ Soc nâu, accept lời mời thì sẽ vào được mà ! :)
XóaChúc mừng chuyến đi về nguồn của HC, mình ở gần hơn bạn mà còn chưa đến được Điện Biên đấy.
Trả lờiXóaPhải cố thôi bác Lưu Hồng Đoan ạ!
XóaĐọc bài của anh, em ước được đến Điện Biên một lần quá! Em ở quá xa xôi, lại nghèo nữa nên chắc mơ ước vẫn mãi mãi chỉ là ước mơ thôi.
Trả lờiXóaĐời còn dài, mình tin se có ngày bạn sẽ đa được ước mơ của mình.
XóaChúc buổi tối như ý!
Chúc HC luôn an vui!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn, Chúc bạn có những ngày cuối tuần như ý!
Xóa