Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

TẶNG BẠN NGÀY VÀO ĐẢNG - tác giả ĐẶNG BÁ TIẾN



Chú thích ảnh: Mừng ông ngoại!

Tặng nhà thơ Duy Thảo

Mười tám tuổi đã có người vào Đảng
Bạn tôi giờ tóc đã hoa râm
Mà niềm vui tràn lòng không giấu nổi
Đứng dưới cờ mắt bạn cứ rưng rưng

Tôi hiểu lắm niềm vui của bạn
Một niềm vui có chẳng dễ dàng
Ai có thể dùng tiền mua bán
Bạn tôi từng trả giá máu xương

Mười năm qua biết mấy chiến trường
Lại tiếp mười năm về xưởng máy
Dù ai thay lòng bạn tôi vẫn vậy
Sống chân thành kiên định niềm tin!

Hai mươi năm, nào biết bao lần
Kết nạp Đảng bạn vẫn ngoài danh sách
Có người rỉ tai: “Tại chú mày quá thật”
Bạn không nói gì mắt đọng ánh ưu tư…

Giọt nước mắt vui lúc bạn đứng dưới cờ
Có thể còn người băn khoăn ngờ vực
Nhưng tôi biết: Giây phút này chính thức
Đảng có thêm một người chiến sĩ kiên trung!

25.9.1989

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ: 253



NGUYỄN CÁT CHUYỂN


Heo may


Heo may về lá vàng xô lối gió
Điểm xuyết mùa phảng phất hạt mưa bay
Anh thả hồn vào bài thơ viết dở
Nghe từng vần hạt nhớ cộm lên ngày

Nơi phương xa em có biết… chiều nay
Anh vụng dại lật tìm trang ký ức
Rồi tất tưởi lại quay về hiện thực
Tím mắt chiều vách nhớ thức lòng nhau

Heo may về chân em có còn đau?
Trời se lạnh khép tiếng ve ngày hạ
Cây bên đường đang cựa mình trút lá
Tiếng lao xao cứ ngỡ bước em về

Dịu dàng thu gợi khao khát đam mê
Gió liu diu giỡn mặt hồ gợn sóng
Chút nắng vàng nhuộm bờ môi phấp phỏng
Đợi em về trên lối nhỏ… ngày xưa.

Tháng 9 . 2012


Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

NHÂN QUẢ Truyện ngắn của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 241 tháng 9 năm 2003!




Bà giáo Hải bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bệnh viện trả về nhà làm nhiều người sửng sốt. Một cô giáo mẫu mực từng góp phần đào tạo hàng chục ngàn học sinh thành đạt, được phụ huynh kính trọng, học trò tin yêu trong suốt hơn ba mươi năm qua ở mảnh đất nghèo khó Ea – Pnốp, sắp từ giã cuộc sống trần gian đi vào cõi vĩnh hằng. Tin dữ loan đi, học trò cũ từ khắp nơi đổ về thăm và chăm sóc cô, trong số đó có cả những vị thứ trưởng, cục trưởng, giáo sư, tiến sĩ đầu chỉ còn lưa thưa vài sợi tóc ngã màu. Giờ đây bà giáo có lên cõi cực lạc chắc lòng cũng được toại nguyện ; người xung quanh cho là thế . Gần hai tháng nằm viện điều trị tất cả các bác sĩ chuyên ngành giỏi nhất, các loại thuốc quý nhất con người có thể tìm ra  chữa bệnh được đám học trò cũõ mang đến. Nhưng bệnh của bà giáo ngành y học thế giới bó tay, nên đành ...
          Trời chuyển dần về sáng, tiếng sấm đì đùng từ xa vọng về báo hiệu cơn mưa đầu mùa sắp tới. Trời Tây Nguyên mới trong xanh điểm xuyến bằng hàng triệu ngôi sao rực rỡ, lung linh bỗng tối sầm lại. Gió. Chớp rạch ngang bầu trời trước khi buông tiếng sét gào thét dội xuống. Có lẽ tiếng nức nở của đất trời làm cho bà giáo tĩnh lại từ từ mở mắt nhìn hai người con ngồi hai bên ;cô chị hiện đang giảng dạy tại một trường đại học ở thủ đô; cậu em sinh viên năm cuối đại học sư phạm xin nghĩ phép về chăm sóc mẹ.  
          Ngưòi đàn ông gầy yếu ngồi thu lu cuối gường, mái tóc ngã sương, giương mắt trắng dã nhìn chăm chăm vào mặt người bệnh, khẽ hỏi:
- Bà tĩnh lại rồi à, có muốn ăn chút gì không?
- Mẹ!
Hai người con thổn thức gọi, mặt người bệnh bừng sáng nở nụ cười:
- Các con không được buồn, đã là quy luật của tạo hóa, làm sao cưỡng lại được. Mẹ chỉ muốn một điều, hai con giúp được không?
- Dạ!
- Trước đây khi còn sống với ông bà ngoại, do điều kiện kinh tế khó khăn phải ăn khoai, ăn rau trừ bữa. Ông ngoại ngày đêm theo bạn lênh đênh trên biển đánh cá, ba bốn ngày mới về một lần , thu nhập chẳng được là bao. Bà ngoại đầu tắt mặt tối từ bình minh đến nhọ mặt người mới từ động cát trở về. Tuy vất vả vậy, ông bà vẫn khuyên năm người con cố công đèn sách may ra kiếm được cơm gạo nhà nước, thoát khỏi vùng đất nghèo khó này. Mẹ là con thứ tư, chưa phải là con út nhưng được ông bà cưng chiều nhất. Hôm nào nhà mua được trứng chắc chắn sẽ làm món luộc dầm nước mắm, bóc lòng trắng dành riêng cho mẹ. Đó là món ăn mẹ thích nhất. Gần ba chục năm lấy chồng, mẹ không một lần được ăn món đó nữa.
- Bà.
          Ngồi đàn ông ngồi cuối giường nghẹn ngào thốt lên:
 - Tôi có lỗi với bàø quá. Hồi nhỏ ở với thầy u hàng ngày vẫn ăn trứng vịt luộc chấm nước mắm cáy, nhưng không bao giờ tôi đụng tới lòng trắng vì nó có mùi thum thủm. Nhưng từ khi lấy được bà, tôi cứ tưởng bà cũng có ý thích như tôi; vì thế phải nhường lòng đỏ cho bà. Nào ngờ . . .
Những giọt nước mắt long lanh dưới ánh sáng điện, lăn trên gương mặt già nua nhăn nheo trước khi rơi vào lòng đất làm ai nhìn thấy phải cũng não lòng. Năm tháng trôi qua đặt gánh nặng tuổi tác đè lên đôi vai gầy và không quên đánh dấu thời gian lên gương mặt lưỡi cày của người đàn ông.
- Bà còn hận tôi không?
- Có điều này phải nói cho mọi người biết trước lúc ra đi để lòng được thanh thản!
Ngừng một chút lấy hơi bà nói tiếp :
- Hân, con mang chiếc rương gỗ trên chiếc tủ lại đây.
Ông Thùy và hai người con đều biết suốt mấy chục năm nay bà Hải giữ gìn chiếc rương gỗ như một báu vật, cấm mọi người đụng tới. Không ai được biết trong đó cất giấu cái gì. Có lần vợ đi Hạ Long tham quan, ông thuê thợ về mở khóa ra xem ,chỉ thấy đúng hai chục cuốn sổ được đóng bìa cẩn thận. Tò mò giở ra  không đọc được một chữ nào vì chỉ là những dòng chữ của nước nào đó, lạ hoắc. Giờ đây tự nhiên bà đòi mang hòm gỗ ấy lại, mở ra để nhìn, có thể đó là dấu hiệu. . .  Ông Thùy rùng mình, vội vàng sờ vào bàn chân bà, hốt hoảng kêu lên:
-Chân lạnh rồi!
- Không sao đâu, đôi chân giờ mới lạnh chứ ngực tôi bị đóng băng hai mươi bảy năm chín tháng mười ba ngày rồi, ông có biết không !
-  Bà! Ông Thùy run rẩy đáp.
- Ông còn nhớ hay để tôi nhắc lại.
Ngừng mộtchút bà nói tiếp:
          -Năm ấy tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm, tôi được phân công về dạy tại trường PTCS xã mới được thành lập theo chính sách di dân xây dựng kinh tế của nhà nước; trường chỉ có năm phòng học tạm bợ lợp gianh, vách nứa. Còn khu nội trú giáo viên hai gian , mái gianh, vách đất. Cuộc sống vật chất lúc đó khó khăn, gian khổ vô cùng song bảy thầy cô giáo trẻ vẫn vô tư, vừa dạy vừa hăng hái tham gia các hoạt động xã hội. Tôi ,trên cương vị bí thư chi đoàn, lại mang sẳn trong người hơi thở của biển nên tính cách bạo dạn như đàn ông. Có hôm trời nổi giông, gió xoáy vật ngược mái tranh, mấy thầy giáo sợ mất vía bỏ chạy toán loạn, tôi bắc thang leo lên nóc nhà hò hét mọi ngườilên buộc lại.
- Đúng thế, cũng vì chuyện đó nên đám thanh niên trong xã thách nhau tán bà. Ông Thùy tiếp lời.
Kỷ niệm ùa về, bà nhớ lại một buổi chiều tháng sáu sau cơn dông, vách đất khu nhà ở giáo viên sụp đỗ; đồng nghiệp người nghĩ hè, người đi học, chỉ còn một mình bà ở lại trong trường đợi người yêu đến đón, không ngờ trời nổi cơn thịnh nộ thử thách lòng người. Một mình giữa đống đổ nát, tan hoang chẳng biết xoay xở thế nào; may sao Thùy đến, không nói năng gì xắn tay áo lao vào dọn dẹp. Chàng trai “cầu tỏm” vác cưa đục đi làm thuê kiếm sống, phiêu bạt tứ xứ, gần sáu tháng nay đến làm nhà, đóng bàn ghế cho mấy hộ dân gần trường, thỉnh thoảng chạy sang khu tập thể giáo viên rủû đánh cờ. Tuy văn hóa chưa qua cấp hai, ít nói nhưng khéo tay hay làm, nhìn thấy bàn ghế hỏng tự giác mang cưa, đục sang loay hoay sửa dùm. Có lẻ thấy Thùy nhiệt tình nên Hải xem Thùy như một người bạn. Nhờ sự giúp đỡ của Thùy, khu nhà ở giáo viên tạm ổn, mấy bức vách sụp đổ được thay bằng cỏ tranh nẹp lại.
Trời đổ mưa mãi không ngớt , Hải mời Thùy ở lại ăn cơm tối, nhằm trả ơn buổi chiều giúp đỡ sửa nhàõ. Bên ngọn đèn dầu leo lét, chập chờn trước gió, Hải xách can rượu mới mua rót ra ly mời Thùy:
- Cảm ơn bạn đã giúp đỡ !
- Nghe nói con gái miền biển uống rượu như uống nước giếng, hôm nay ta thi, ai thua phải rửa bát.
- Đồng ý.
- Dô!
Trên mâm cơm  ngoài đĩa trứng luộc còn có mấy hạt lạc rang, đĩa rau lang luộc, họ chúc nhau uống, mặc gió mưa giãy giụa quanh nhà.
Hải uống vì buồn; người yêu hẹn cắt phép đến đưa nhau về quê tổ chức đám cưới mà mãi khong thấy. Tuy biết lính biên thùy gian nan, vất vả giữ gìn biên cương tổ quốc, khó đúng hẹn. Song thời gian gần đây Hải thấy người mình khang khác, có lẽ đó là kết quả của lần lên thăm người yêu tháng trước.
Can rượu năm lít cạn sạch, Hải vịn bàn đứng lên:
- Th…u…øy thua rồi nhé. Đi rửa bát cho chị!
Hải đứng lên định bước ra cửa, chới với muốn ngã. Thùy chạy vội lại đỡ, dìu Hải đặt lên giường.
- Th… ằng e…m ng… oan!
Hải thiếp đi, mồn vẫn lẫm bẩm thêm những câu gì không rõ. Bên ngoài, trời tối đen như mực, chỉ có tiếng gió gầm gừ,lồng lộn đuổi nhau chạy qua mái gianh. Tiếng cú mèo đậu trên cây knia trong sân trường khắc khoải đếm từng tiếng: cú, cú, cú…

                                                                     *
                                                                  *      *
Hải giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng thở nặng nề bên tai, phả hơi rượu vào mặt, một bàn tay thô ráp sáp trên ngực Hải, cô hoảng hốt hất tay  vùng dậy.
- Trời ơi!
Hải sững sốt thét lên khi nhận ra quần của mình bị kéo tụt xuống đầu gối từ bao giờ, người bên vcạnh ngồi dậy lắp bắp nói.
- H….ải! anh yêu …
- Bốp!
Lấy hết sức bình sinh Hải chồm lên, giang tay vả vào  nơi vừa phát ra tiếng nói, gầm lên.
- Khốn nạn, cút, cút ngày.
Bóng đen cuống cuồng vơ quần áo lao vút ra khỏi cửa. Hải ngồi lặng như pho tượng nước mắt tuôn rơi lã chã. Oán ai đây? Trách ai đây? Còn mặt mũi nào để gặp lại người yêu. Mấy ngày liền Hải nằm liệt trên gường, không ăn, không uống ;nhiều lúc Hải muốn chết quách cho đỡ nhục, thoát khỏi sự khổ đau, dằn vặt. Thùy biết tội mình muối mặt đến quỳ bên giường năn nĩ xin tha tội và tự thú:” Vì quá yêu nên không dằn lòng được dù sao cũng lỡ rồi xin Hải chấp nhận tổ chức cưới.”
Cưới ai đây? Làm sao có thể sống với người mình  yêu thương kính trọng trong suốt cả cuộc đời mà lương tâm  luôn luôn bị dằn vặt, cắn xé vì đã ngoại tình . Còn không cưới, ăn nói ra sao với mọi người về đứa con trong bụng !
 Hắn như con thú phá hỏng cuộc đời cô, đẩy cô vào ngõ cụt không lối thoát. Hắn bảo vì tình yêu ,nhưng làm sao chấp nhận được thứ tình yêu ăn cướp đo ù.
Chấp nhận lấy Thùy ư? Lấy hắn là chấp nhận sống với người không hề yêu, vậy  có khác gì đã chết. Nhưng người chết thực không bao giờ còn đau khổ, dằn vặt, còn sống về thể xác mà chết về tâm hồn thì sẽ ra sao đây?
Ba ngày sau Hải đột ngột ngồi dậy đồng ý cưới; cười ngay không phải xin ý kiến gia đình ngoài quê mà chỉ lên báo cho anh trai, đang là giảng viên trường Đại học . Ông anh trai chết lặng khi nghe cô em gáiù cưng thông báo cưới chồng; một gã mặt lưỡi cày, có cặp mát trắng dã, núp trong hai hố mắt sâu hoắm, còn cặp môi đen sì  như da trâu ; tướng của kẻ tàn nhẫn . Biết tính em gái, anh trai chỉ thở dài.
Đám cưới hai người được tổ chức ngay tại trường có bạn bè, đồng nghiệp đến chức mừng cô giáo trẻ lấy được ông chồng thợ mộc. Chẳng biết đám cưới vui đến mức nào mà ông anh tặng ngay cho chú rễ hai cái bạt tai tại hôn trường; nếu không có người can chẳng biết chuyện gì sẽ xãy ra.
Sau đám cưới Hải hoàn toàn thay đổi, ít nói, ít cười, trở nên trầm lặng và luôn có mặt đủ tám tiếng ở trường. Không có giờ thì tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, thăm hỏi học sinh ốm đau… Mọi người thấy cô giáo từ sáng sớm đến tối mịt loay hoay với mọi phong trào nhà trường thì xì xầm, buông lời dèm pha: nào chơi trội, nào là muốn mình nỗi bật hơn người khác để được đề bạt. Song cũng có người khen “cô giáo dạy giỏi lại có cái tâm của nhà giáo”!
Hải nghe tất cả nhưng không có phản ứng gì. Việc mình mình làm mặt kệ thiên ha nói gì thì nóiï. Nào ai biết được cô làm tất cả những điều ấy chỉ vì  không muốn trở về nhà đối diện với chồng.
Năm tháng trôi qua, Hải đã có một bé gái bụ bẩm, khỏe mạnh , đôi má bánh đúc, cặp mắt tròn xoe lúc nào cũng chực cười. Giờ đây cô con gái bé nhỏ và đám học trò là niềm vui lớn nhất, hạnh phúc duy nhất của cô giáo trẻ. Ơû bên con, giọt máu Hải đánh cắp của người yêu mang về chung sống với gã thợ mộc: kẻ đã đánh cáp thể xác cô bằng thủ đọan bỏ tàn thuốc lá vào rượu (sau này Thùy tự thú như thế) và chính hắn vui mừng chào đón đứa con sinh ra sau tám tháng ,tám ngày kể từ cái đêm bỉ ổi đó. Hải sống như chết, phó mặc tất cả, ngay những lúc Thùy mò vào tụt quần cô xuống tới gần đầu gối thực hiện vai trò người chồng của mình như ông thợ mộc đục gỗ khoán. Làm xong việc của giống đực Thùy lăn ra ngủ như chết. Còn Hải, mỗi lần như vậy cô nghiến răng, gồng mình lên, phó mặc cho Thùy dày vò, chấp nhận sự hãm hiếp của chồng.
Cuộc sống sẽ cứ như vậy trôi đi, chẳng có gì thay đổi nếu như không có sự xuất hiện của “người ấy” làm xáo trộn tâm hồn Hải. Từ khi còn là sinh viên Hải đã được đọc báo, nghe đài nói về anh: một con người mưu trí dũng cảm và cô từng ao ước một lầm gặp mặt. May mắn hay số phận xô đẩy, anh về công tác tại xã và hay đến trường trao đổi công việc. Người đàn ông to khỏe có đôi mắt tinh nhanh, giọng nói như hát làm người nghe cứ dựng tai lên như bị bùa ; Tuy nước da hơi ngăm ngăm song  anh vẫn là mẫu người lí tưởng để các cô gái mơ ước. Còn cô chủ tịch công đoàn trường sau sáu năm cưới chồng, nuôi con vốn héo hắt u buồn bổng nhiên thay đổi như uống được liều thuốc thần, xinh hẳn ra; đúng là “gái một con …”  Vì công việc “người ấy” và cô chủ tịch công đoàn luôn đi cùng nhau; họ trở thành đôi bạn thân từ lúc nào không rõ.
Trước đây có việc đi đám ma hay cưới hỏi, giỗ tết, người ta thường thấy Hải điều khiển chiếc cúp 50cc, đèo thếm đức ông chồng ôm con ngồi sau, mặt vênh vênh như chiếc bánh đa nướng ra chiều mãn nguyện. Thùy không tự hào sao được khi có cô vợ trí thức đẹp người, đẹp nết. Quả thật nếu ông trời không thiếu sót một chút khi tạo khuôn mặt của Hải thì chắt chắn cô phải là hoa khôi.
Nhưng ở đời có cái gì trọn vẹn đâu, một chút không hoàn thiện đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của nó. Còn bây giờ cô chủ tịch công đoàn  nhiều việc lắm :cả ngày bám trường, bám lớp, nhiêù khi trở về nhà khi Thùy và con gái đã ngủ từ lâu.
Hôm đám cưới con gái già làng buôn Um, Hải và “người ấy” vượt hơn hai chục kilômét đường đồi vào dự. Mãi vui đến lúc mặt trời gác núi mới vội vã ra về. Trời mưa sụt sùi, gió thỉnh thoảng ào qua kéo theo tiếng reo của cây lá bên đường. Con suối buổi sáng chắn ngang đường đi, nước róc rách len qua kẻ đá; giờ đây bổng gầm gào ,ào ào xối nước như thác đổ. Chiếc xe môtô 150 cm không thể băng qua; hai người đành lên hòn đá bên đường ngồi chờ nước rút.
Sau cơn mưa, trời xanh thẳm ;hàng vạn ngôi sao li ti như những hạt ngọc long lanh ai đó thả lên trời. Xa xa vầng trăng rời đỉnh núi Krông Jin ghé mắt nhìn xuống trần gian. Trên hòn đá to như chiếc chiếu đôi, hai người ngồi bên nhauâïâ kể, cho nhau nghe về cuộc đời, sự nghiệp ,sự bất hạnh của cuộc sống hôn nhân không tình yêu, về quyết định sai lầm làm hỏng cả cuộc đời.Hai con người ,làm  hai công việc khác nhau,nhưng cùng cảnh ngộ. Họ gặp nhau, muộn, nhưng còn hơn không. Hai nữa thiếu mà cả hai mất công tìm kiếm bây giờ mới thấy. Họ gặp nhau, thuộc về nhau như duyên kiếp tiền định.
Trăng buông những tia sáng run rẫy lên mặt suối đang xô nhau chạy. Những cơn gió thổi nhẹ qua mơn man  trên từng tàu lá đang giãy lên hứng những giọt trăng rơi. Thời gian như ngừng lại trước trận cuòng phong của ái tình . Xa xa tiếng gà rừng cất tiếng gọi bình minh, đêm chuyển dần về sáng. Dòng suối vô tình gầm gào lúc buổi tối không biết vô tình hay cố ý đẩy họ vào với nhau, giờ đây trở nên hiền hòa, cất tiếng ca muôn thuở: róc rách, róc rách.
Sau đêm đó tình tình của Hải hình như đổi khác, mỗi khi về đến nhà cô rất sợ phải nhìn vào khuôn mặt chồng vì cảm thấy có cái gì đó rờn rợn. Tội nghiệp cô con gái sáu tuổi trở thành lá chắn bất đắc dĩ tránh cho mẹ thoát khỏi phải chung chăn gối với chồng.
Nhưng cái kim để trong bọc lâu ngày cũng lồi ra, Thùy đi hỏi và biết được Hải đi đám cưới về từ chiều mà sáng hôm sau mới tới nhà. Hải không thể trả lời được mình đã ở đâu cái đêm ấy. Đòn ghen trút  lên đầu cô một cách tàn nhẫn. Kẻ vô học khi đã ghen thì chỉ biết dùng sức mạnh của cơ bắp hành hạ xuống người từng chung chăn gối với mình không thương tiếc. Hải xin ly hôn, Thùy hỏi:
- Tại sao phải ly hôn?
- Chúng ta chưa bao giờ yêu nhau cả, quả thật trái tim tôi đã thuộc về anh ấy.
- Yêu! Yêu là cái gì? Cô đưa đây cho tôi xem nào. Nó có xào nấu lên ăn được không? Nó có thể rót ra bát uống thay rượú được không? Nó có thể làm cột, làm kèo hay chân bàn ghế được không? Không phải, đúng không? Thế nó là cái gì? Thứ không ăn, không uống, không bán, không mua được thì làm gì có. Vớ vẫn ! Còn “trái tim tôi thuộc về anh ấy ư?” Nếu móc nó ra được cô cứ việc cho, cứ việc tặng cho bất cứ người nào cũng đươcï, tôi cóc cần. Cô có giỏi lôi nó ra cho tôi xem đi; có lấy ra được không? Toàn là giả dối, lừa dối nhau bằng mỹ từ chứ thực ra chẳng có cái chó gì. Tôi nói thẳng ra cho cô biết ,thằng đàn ông cần là thể xác đàn bà hắn sở hữu khi màn đêm buông xuống. Ban ngày nấu cơm ,mua thịt chó cho hắn uống rượu, vậy thôi!
- Tôi sẽ mang con đi khỏi cái nhà này.
           - Dễ nhĩ !
 Thùy cười khinh khỉnh rồi bất ngờ gầm lên:
- Nếu cô ra khỏi cái nhà này, tôi sẽ cho con bé một nhát dao rồi tự tử luôn cho cô xe !
Hải buộc lòng ở lại cái nhà ấy vìø con, vì người ấy và vì … cái thai trong bụng Hải; kết quả của mối tình vụng trộm. Hải làm cái bòng trongchính ngôi nhà của mình, tìm hạnh phúc ở các con , tự giam cầm mình tron bốn bức tường vô hình.Tất cả đắng cay, cơ cực trong suốt gần ba chục năm qua phải chôn chặt vào lòng giờ đây đến lúc phải nói ra cho thanh thản trước lúc về bên kia thế giới.
- Thạch sơn!
Bà giáo gọi và đưa mắt âu yếm nhìn con trai.
- Sau khi chôn cất mẹ xong, hai chị em mới được mở chiếc rương này. Bây giờ con hãy khóa nó lại cho mẹ, nâng lên cao cho mẹ nhìn kỹ một lầ nữa nào.
- Bà ơi, tôi luộc được trứng cho bà rồi đây.
Không biết ông Thùy vào từ lúc nào, trên tay bưng một rỗ trứng gà còn bốc hơi nghi ngút ngồi ghé xuống cạnh gường, ông nói tiếp.
- Bà ăn tôi bóc nhé.
- Hự!
Bà giáo Hải bổng nấc lên, hai tay buông xuôi hình như còn thoàng nét đau đớn.

                                                                     *
                                                                *          *
Sau lễ mở cửa mã cho bà giáo, ba cha con ông Thùy đốt hương khấn vái trước khi mở chiếc rương của bà Hải. Ôâng thùy dành phần đọc thư:
“Ngày    tháng    năm  …”
Hai con thương yêu!
Mẹ có lỗi với hai con vì không đủ can đảm nói lên sự thật cho hai con biết. Song lúc này có lẽ cũng chưa muộn.
Con gái, con tên thật là Trần Lê Hận, Hận chứ không phải Hân. Con mang họ Lê ; cha con không kịp về với mẹ như ước hẹn, trong lúc đó mẹ lại bị cưỡng đoạt khi đa mang hình hài của con nên đành phải lấy một kẻ không hề yêu thương làm chồng. Khi cha con hoàn thành nhiệm vụ trở về, laiø đúng vào ngày mẹ đi lấy chồng, nên lặng lẽ về đơn vị ngay; hai năm sau cha hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giơiù. Ngôi mộ ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố mà hàng năm đến ngày mưới tám tháng chín mẹ vẫn dắt con đến viếng, đó chính là phần mộ ba con.
 Thạch Sơn con!
Con có họ tên đầy đủ theo giấy khai sinh: Trần Vũ Thạch Sơn. Nhưng họ Vũ mới là họ của con, Thạc Sơn là chữ đâu tên quê mẹ và quê cha đẻ của con ghép lại. Đúng ra conn là Vũ Thạch Sơn. Do hoàn cảnh ép buộc mẹ đành để con mang họ Trần suốt bao nhiêu năm nay. Mẹ nhờ con mang toàn bộ sổ nhật kí để trong hòm này đưa tận tay người chủ nhàø con đang trọ học. Người ấy chính là ba đẻ của con.
Mẹ có lỗi với các con, với cha các con. Mẹ muốn khuyên hai con của mẹ một lời: hãy kết hôn với người nào yêu mình, và mình cũng yêu người ấy. Chỉ có tình yêu thật sự mới có được hạnh phúc. Đừng vì một phút thiếu suy nghĩ sẽø ân hận cả đời.
Hãy tha lỗi cho mẹ.
Người mẹ bất hạnh của hai con.
Hải

- Ha, ha, ha …
Buông rơi lá thư, ông Thùy ngữa mặt lên trời cười, tiếng cười như điêng dại.





Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

HY SINH ĐỜI BỐ…!




 Quan Văn vốn sinh ra trong gia đình dân nhà quê nên hiểu biết nông cạn, nay nghe giảng:  Hy sinh đời bố, cũng cố đời con” là làm bố khi nhận chức tước trong nhiệm kỳ 5 năm năm phải “tranh thủ” tích cóp, nếu không may bị phát hiện chấp nhận  ngồi tù vài ba năm cũng được, vì đã để lai cho các con một số vốn đủ sống đến… đời cháu, chắt!
Gìơ giải lao, một anh bạn cùng lớp hỏi: 
-         Quan Văn thấy thế nào?
-         Đúng quá còn gì!
-         Sai, sai toét.
-         Sao quan bác nói thế?
Quan Văn ngạc nhiên hỏi lại.
-                     Cơ quan tôi có vị xếp cũ có lẽ cũng hiểu câu trên như vị giảng viên này nên ra sức tích cóp mang về cho vợ cất giữ. Khi chuyện vỡ lỡ, bị bắt vào tù, cô vợ đã bán cả nhà đang ở khắc phục một phần hậu quả cho chồng rồi mang 4 con đi ở trọ. Ai cũng khen cô vợ đẹp người, đẹp nết, có tình yêu cao thượng. Toà phạt ông ta 10 năm tù giam. Toà xử hôm trước, hôm sau cô ta đến thăm chồng và đưa đơn xin li hôn:
-          Em không thể công tác tại cơ quan khi có chồng đi tù; vì các con, em đành phải làm thế này mong anh tha lỗi!”
 Người chồng vô cùng cảm động ký vào tờ đơn tự nguyện xin ly hôn, giải phóng cho vợ. Giao tờ đơn cho vợ xong, ông ta còn dặn: 
-Em ráng nuôi con, chỉ vài năm thôi anh sẽ cải tạo tốt để ra tù, nhà mình đoàn tụ!
 Cô vợ cười rất tươi trả lời:
-Dạ! Hy vọng khi ra tù, các con anh gửi các nơi sẽ đến đón anh; còn 4 đứa con tôi sinh ra trong thời gian chung sống với anh, không có đứa nào là con anh cả.
Ngay hôm sau cô ta dọn đến ở cùng người lái xe cũ của chồng tại biệt thự ở trung tâm thành phố. Vậy ông ta hy sinh đời bố để làm gì đây – Quan Văn?
-         Tôi , tôi…
Quan Văn thấy miệng đắng ngắt mà không thể trả lời!

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

TRĂN TRỞ MỘT VÙNG QUÊ bút ký của HỒNG CHIẾN - TẠP CHÍ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC SỐ THÁNG 9 NĂM 2003






                                                                                                
          Cũng là công nhân viên chức Nhà nước như nhau, vậy mà thứ bảy người ta được nghỉ đi chơi với bạn bè, vợ con, còn chúng  tôi lại vẫn phải cặm cụi, miệt mài công việc cơ quan tám tiếng trong giờ hành chính và nhiều khi còn hơn thế. Ngày nghỉ cuối tuần hầu như nó tồn tại ở một hành tinh nào khác chứ đâu phải ở ngành giáo dục Việt Nam chúng ta: Buồn thật !
          Tháng năm, khi mùa mưa ào ạt kéo về Tây Nguyên cũng là tháng quan trọng nhất đối với một năm học vì thầy cô phải hoàn tất hồ sơ, tổ chức thi hết cấp, thi vào đại học cho các em. Giáo viên phải gồng mình lên chạy đua với thời gian, cố gắng củng cố kiến thức - bước cuối cùng trước khi đám học trò “vượt vũ môn quan” rời ghế nhà trường. Vất vả là vậy nhưng chế độ giành cho những viên chức Nhà nước nghỉ ngày thứ bảy cuối tuần cũng không được hưởng, chẳng lẽ những người công tác trực tiếp trong các trường học không phải công chức?!
          -Chào thầy !
          Bỗng có tiếng chào, cắt đứt dòng suy nghĩ, tôi giật mình nhìn lên thấy Hải Bình  phóng viên đài truyền thanh, truyền hình huyện Eakar đứng ở cửa.
          -Vào đi em .
          -Dạ! Thầy ơi, hôm nay thứ bảy em muốn mời thầy vào buôn Eaknốp chơi, ở đó có mấy gia đình có hoàn cảnh đặc biệt lắm .
          -Chờ thầy một chút.
          Tôi xắp xếp giấy tờ, hộp dấu bỏ vào tủ và chợt nghĩ: dân Việt Nam mình hay thật, lúc nào cũng ràng buộc nhau bằng lễ giáo bất thành văn. Như cậu Hải Bình đây, mười sáu năm trước là học trò của mình, giờ đã trở thành một phóng viên truyền hình nổi tiếng, không ngại va chạm, bất chấp khó khăn bảo vệ lẽ phải, kiên quyết chống tiêu cực qua hàng loạt phóng sự , bình luận góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, vậy mà khi đứng trước thầy giáo cũ vẫn ngượng ngập.
          Hai Thầy trò vào buôn Ea Knốp, đây là buôn dân tộc Ê Đê duy nhất sinh sống trên địa bàn xã EaTý, Huyện Eakar , Tỉnh Đắc Lắc, nằm bên đường quốc lộ 26A - Con đường huyết mạch nối thành phố Buôn Ma Thuột - Thủ phủ Tây Nguyên –Với dải đất duyên hải Miền Trung đến thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Cột mốc đánh dấu khoảng cách từ thành phố Buôn Mê Thuột  đi thành phố Nha Trang  đến chính giữa buôn tròn 67km. Xét về mặt địa lý  Buôn Eaknốp có vị trí thuận lợi phát triển  kinh tế và văn hoá , vì không chỉ nằm bên đường quố lộ 26A, mà còn chung địa giới với thị trấn công nghiệp Eaknốp, đông đúc, trù phú .
          Chúng tôi dừng xe bên một căn nhà sàn dài chắc phải gần 40m mái lợp ngói, xung quanh thưng ván được cưa, đục khá cầu kì; vợ chồng chủ nhà vội vã chạy ùa xuống chắp tay chào :
          -Chào thầy!
          Tôi ngạc nhiên  nhìn đôi vợ chồng chắc tuổi đã ngấp nghé tứ tuần, nét mặt tỏ ra phấn khởi vui mừng. Người phụ nữ to cao, hơi mập có dáng dấp của một vận động viên bóng rổ, nước da bánh mật, mặt tròn, nhìn có nét quen quen. Người chồng nhỏ hơn vợ một chút, nước da trắng mang dáng dấp của một công chức hơn là người làm nông .
          -Thầy không nhận ra vợ chồng em sao ? Người phụ nữ cầm lấy tay tôi, hỏi.
          -Giới thiệu với thầy đây là AMí H Nhất và AmaH  Nhất ! Hải Bình đỡ lời .
          -À hai bạn đây là AMa  - AMí của H Nhất, sinh viên trường Đại học Tây Nguyên  phải không ?
          -Dạ phải, nhưng em và vợ là học trò cũ của thầy đấy ạ. Mời thầy lên nhà.
          Người chồng hồ hởi nói, vừa nắm chặt tay tôi đưa lên cầu thang vào nhà.
          -Thầy có nhớ chúng em không ? Năm 1978 vợ chồng em học trường nội trú Huyện MĐRắc đấy.
          -A, HLan ! Thầy nhớ ra rồi.
          -Dạ, còn chồng em tên Y Din.
          Giờ thì tôi đã nhớ, và nhớ tất cả những kỉ niệm vui buồn của một thời trai trẻ trong hoàn cảnh đất nước còn cực kỳ khó khăn lúc đó. Năm 1977 Trường nội trú MĐRắc  được thành lập, dành cho con em dân tộc ít người, đặt tại buôn Dắk Xã CưMTa. Số học sinh lúc ấy mới chỉ có hơn 100 em  phải ở nhờ nhà dân. Tình hình an ninh không được ổn, bọn thổ phỉ Fun Rô hoành hành với hàng loạt tội ác dã man nhằm vào dân thường và trường học. Bọn chúng đặt đội ngũ giáo viên mang cái chữ đến cho con em đồng bào ngang hàng với công an – những người nguy hiểm cần phải tiêu diệt. Tôi nhớ không nhầm, đêm 26 tháng 2 năm 1978 vào khoảng 21 giờ đêm, khi các em học sinh đang quây quần quanh ngọn đèn dầu học bài, còn thầy cô giáo đang tập trung tại nhà thầy Hồng Hải – hiệu trưởng để hội ý – Bỗng nhiên có tiếng quát lớn. Ai !
          Kèm liền ngay sau đó tiếng nổ chát chúa của đạn M79, rồi AR15, M72 kéo cái đuôi lửa khổng lồ dội xuống buôn Dắk. Nhà riêng thầy hiệu trưởng Hồng Hải lóe sáng như có tia chớp giáng xuống kèm theo một tiếng nổ inh tai, cây đòn nóc sập xuống như cánh tay bị gãy xương, bùng lên ngọn lửa khét lẹt.
          -Về vị trí.
Tiếng thầy Y Lăng phó hiệu trưởng nhà trường hét to át cả tiếng súng, các thầy cô lao qua cửa lăn xuống hào giao thông đã chuẩn bị sẵn. Tiếng súng AK rộ lên từng loạt kịp thời đẩy lui bọn thổ phỉ phun rô về phía bên kia đường quốc lộ 21A (tên gọi quốc lộ 26 bây giờ). Bọn chúng điên cuồng dùng súng phóng lựu M79 xả bừa bãi vào nhà dân. Buôn Dắk thành một biển lửa, nhà nào cũng bị chúng bắn đạn M72 – M79 vào đốt cháy, hơn ba chục học sinh và dân thường bị thương, thầy Hồng Hải, vợ thầy và cả thầy Y Lăng cũng bị dính đạn M79. Trận tập kích kéo dài khoảng 15 phút, 15 phút ấy sao mà dài đến thế, cuối cùng bọn Phun rô cũng phải bỏ chạy vào rừng. Nhưng chúng đã kịp giết chết một sỹ quan Công an, một bộ đội và thiêu trụi toàn bộ buôn Dắk nơi học sinh của trường nội trú MDRẮC ở nhờ.
          Đến hôm nay, những thầy cô tham dự trận đánh ấy người còn, người mất. Có lẽ tội nhất là vợ chồng thầy Y Lăng phó hiệu trưởng nhà trường – người học trò nhỏ được đào tạo từ trường thiếu sinh quân Quế Lâm – Trung Quốc dưới thời thầy Y Ngông Niê Kđăm làm hiệu trưởng đã không còn nữa, vợ chồng thầy vĩnh viễn ra đi khi tài năng đang độ chín, để lại hai đứa con thơ dại, tuổi nhi đồng. Các thầy cô giáo khác như Vũ Hữu Nhân, Lê Đình Điềm, Lê Cảnh Truật, Nguyễn Thị Bắc… vẫn bám trụ kiên cường ở huyện MDRắk và trở thàng những vị lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ, UBND huyện MDRắk cũng như ngành giáo dục.
          Mới đó đã 25 năm trôi qua; Cô học trò nhỏ H Lan ngày nào nay đã là một bà mẹ và nếu cô con gái rượu H Nhất không tiếp tục theo học có khi đã lên ngoại rồi cũng nên.
          -Mời thầy !
          Ché rượu cần được buộc giữa nhà, Y Din vít cần mời tôi uống trước. Những giọt rượu thơm thơm, ngọt ngọt đượm một hương vị riêng làm con người thêm sảng khoái. Phải công nhận rượu ngon. Có lẽ cái ngon đã được nhân đôi khi nhìn căn nhà sạch sẽ, gọn gàng với đồ dùng sang trọng chứng tỏ chủ nhân có cuộc sống khá giả.
          -Chào Thầy, chào Anh !
          Bóng đèn neon chạy bằng bình ác quy soi rõ một đám người nữa kéo vào cùng vây quanh ché rượu với chúng tôi; trong số đó tôi nhận ra Ma Tin buôn trưởng.
          -Ma Tin à, tại sao ở đây không có điện lưới.
          -Chỉ mới có bốn nhà được thắp thôi, còn lại phải chờ.
          -Chờ cái gì ?
          -Mình cũng không biết ?
          Quả thực tôi rất ngạc nhiên khi những người dân ở những thôn xung quanh buôn Eakanốp đã được kéo điện từ lâu, còn ở đây nơi có đường dây điện hạ thế kéo qua mái nhà, nhưng người dân tộc tại chỗ của buôn Eakanốp lại không được hưởng ánh sáng điện của Đảng và Nhà nước mang tới. Cái buôn nhỏ bé chỉ có năm bảy hộ với 326 khẩu này như bị bỏ quên. Trước 1975 bọn Mỹ – Ngụy càn đi, quét lại biết bao máu và nước mắt của dân đã đổ xuống, song họ vẫn một lòng nghĩ về Đảng, về Bác, đi theo bộ đội cụ Hồ. Vậy mà giờ đây…
          Có lẽ do bệnh nghề nghiệp nổi lên, tôi nhờ Mí Nhất dẫn đi tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây. Nhìn chung đời sống có nhiều đổi thay trong thời kỳ đổi mới; số gia đình có nhà xây, nhà sàn truyền thống xây dựng bằng chất liệu quý chiếm quá nửa buôn; còn hộ nghèo đếm được trên đầu ngón tay. Cả buôn có bốn nhà khá giả đào được bốn cái giếng, còn một số hộ vẫn phải lấy nước ăn, tắm giặt ở bến nước của buôn. Bến nước buôn Ea ka nốp chỉ là một hố nước nông choèn, gần như hình  tròn, nhìn qua có thể nhầm đó là một vũng trâu đầm, chiều ngang chỗ rộng nhất dài hơn một mét, sâu cỡ đến đầu gối người lớn; xung quanh bờ dầy đặc vết chân heo, dấu heo ủi, mùa khô còn đỡ, mùa mưa đủ thứ rác rưởi, phân heo, bò từ trên đường tràn xuống, vậy mà người ta phải dùng. Nhìn bến nước tôi lắc đầu ngao ngán:
          -Tại sao người ta không đào giếng lấy nước dùng ?
          -Thầy không biết rồi; bến nước là nơi linh thiêng của buôn đó; việc đào giếng không phải ai cũng có tiền để đào đâu, buôn ta nhiều người nghèo lắm.
          -Làm thế nào em giàu vậy ?
          -Em chưa giàu đâu, chỉ mới đủ ăn thôi.
          Qua câu chuyện của của H Lan, tôi biết được nhà em có bò một đàn gần ba mươi con; heo, gà đầy sân, kinh tế có phần dư dật do biết phá bỏ thói thâm canh cũ chỉ trông chờ trời để trồng tỉa lúa, ngô, khoai mỳ; nay trồng thêm cây mía, bán được nhiều tiền hơn. Ngoài ra ngày nông nhàn thuê người nhặt phân bò góp lại bán cho dân trồng cà phê. Do biết hạch toán chi ly, bố trí công việc hợp lý nên kinh tế gia đình ngày một phát triển, đời sống tinh thần được nâng cao. HLan còn khoe tập giấy khen của bốn người con đang theo học từ cấp một đến Đại học. Một cặp vợ chồng trẻ, nhà cửa đàng hoàng, con cái học hành tiến bộ quả thật rất đáng mừng; nhưng còn mừng hơn khi thấy bên căn nhà sàn có giếng nước, nhà tắm xây dựng kiên cố, khác xa phong tục xưa kia, cởi trần tắm ở bến nước của buôn. Vui với các em, tôi hỏi thêm:
          -Buôn ta còn có người nghèo không ?
          -Có người khổ nữa cơ, Thầy đến nhà bà H Tang sẽ rõ.
          Nhà bà H Tang K Sơn hai gian lợp ngói, đứng trên những cây cột bằng gỗ tạm bị mưa gặm nham nhở, nên nó hơi chúi về phía đông. Đứng trước căn nhà có cảm giác như mấy cây cột đang phải gồng mình quá sức đỡ mái ngói. Hai đầu hồi được vá víu bằng đủ các vật liệu che mưa như: ván, bao tải, bao li lông, chèn chống lung tung, có lẽ nó sắp đổ tới nơi. Trong nhà mỗi gian đặt một chiếc giường, choáng gần hết diện tích; phía sau được kéo dài một chút dùng làm bếp. Căn nhà tuỳnh toàng không có gì đáng tiền ngoài mấy bộ quần áo và chăn màn cũ. Bà H Tang chủ căn nhà trạc 60 tuổi người gầy đét, mặc chiếc áo xanh cũ và tấm váy màu đen đã có vài miếng vá, ngượng ngập khi thấy tôi vào vì không biết phải mời ngồi vào đâu. Trên chiếc giường đặt giữa cửa ra vào một bà mẹ trẻ đang ủ đứa con đỏ hỏn, còn chiếc giường phía trong có một người thanh niên quấn chăn ngồi thất thần. Mí Nhất nhanh nhẩu giới thiệu tôi bằng tiếng Ê Đê và kéo chiếc ghế nhựa bên bếp để tôi ngồi tạm. Bà H Tang K Sơn sinh năm 1945 ở xã K’ Rôngzo Huyện Mđrắk là vợ liệt sỹ Y Thưng A Lê hi sinh năm 1975. Người con trai ngồi trên giường là Y Chư là con trai của bà. Anh sinh năm 1975 có một vợ hai con, trong đó cháu bé mới sinh đang được mẹ nó ủ ngủ trên giường. Do ảnh hưởng của chiến tranh, nhiều lúc thần kinh anh Y Chư không bình thường, có lúc tỉnh lúc quên. Gánh nặng kinh tế gia đình đều trông cả vào bàn tay người mẹ già làm rẫy và nhặt phân bò bán kiếm sống hàng ngày, cộng với số tiền tuất ít ỏi được Nhà nước cấp hàng tháng. Mí Nhất cho biết, bà ấy khổ lắm, rẫy ít, lại yếu, không có người làm nên thu chẳng được bao nhiêu. Em thương lắm mà không biết phải làm gì.
          Còn bà H Tang, khuôn mặt đã già vì tuổi tác lại càng già hơn khi gánh thêm sự thiếu thốn về kinh tế. Mắt bà chợt sáng lên khi nói đến người chồng quá cố sinh ở E Ba, Huyện Tây Sơn Tỉnh Phú Yên tham gia cách mạng từ nhỏ, đã bỏ lại mẹ con bà bơ vơ từ năm 1975, ông ấy hy sinh ở đâu không ai cho bà rõ, mãi năm 1996 bà mới nhận được giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ cấp ngày 18 tháng 01 năm 1996, còn bằng Tổ quốc ghi công thì … mưa gió cướp mất rồi. Có lẽ đây là nhà nghèo nhất trong những nhà nghèo, ngay con vật gần gũi nhất của người nông dân như: Trâu, bò, heo bà cũng không có để nuôi. Tôi hỏi:
- Gia đình mình thuộc diện chính sách, vậy trước khó khăn hiện nay về kinh tế bà có muốn kiến nghị gì không ?
          Thật bất ngờ người phụ nữ không biết chữ, nói chưa thạo tiếng Kinh vậy đã trả lời: “Chồng mình chết rồi, nó đã hy sinh cho đất nước thống nhất. Mình tự hào không muốn đòi hỏi gì đâu, làm thế hắn buồn. Mình chỉ mong Nhà nước cho mình lại tấm bằng Tổ quốc ghi công khác để treo và có thể thì tìm hộ nơi chôn chồng mình”.
          Có lẽ bà là vợ liệt sỹ nên chỉ nghĩ đến cái chung, cái cao thượng và chấp nhận khó khăn của cuộc sống đời thường và xem đó là lẽ thường tình của cuộc sống. Còn chúng ta thế hệ những người đi sau, được thành quả của lớp cha anh đi trước để lại phải làm gì để xứng đáng với người đã khuất cũng như người đang sống.
          Rời nhà bà H Tang K Sơn lòng tôi chĩu nặng với bao câu hỏi còn chưa có câu trả lời. Tại sao tất cả các thôn của xã Ea Tý đều có điện lưới, còn buôn Ea ka nốp lại không ? Tại sao người vợ liệt sỹ cô đơn sống với người con tâm thần không có được một mái nhà lành lặn để ở khi đời đã vào cảnh xế chiều ? Tại sao chương trình nước sạch vẫn không về đến buôn Ea ka nốp ? Tại sao và tại sao vẫn còn nhiều lắm ai sẽ trả lời đây ? trong cơ chế thị trường hiện nay mọi người chỉ toan tính lợi nhuận, làm giàu và có ai ngoảnh nhìn lại quá khứ hào hùng đã qua để có thể “nhón tay làm phúc” giúp cho bà vợ liệt sỹ kia có một mái nhà tươm tất không? xin gửi lời khẩn cầu này đến tất cả những tấm lòng nhân hậu gần xa và hy vọng.

Tháng 7 năm 2003


Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

CHUYỆN Y MY truyện ngắn của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 229 tháng 9 năm 2011





Ông mặt trời đã đi quá về phía tây một đoạn rồi mà Y Mi vẫn chưa chịu dậy như thường lệ, amí(*) vội bỏ cây bút đang chấm bài cho học sinh bước vào phòng gọi:
- Y Mi, dậy đi con!
Y Mi vẫn nằm im, hình như không nghe thấy tiếng gọi, Amí bước lại bên giường đặt tay lên trán cậu con trai, rồi lôi chăn:
- Con trai gì mà ngủ đến giờ này chưa dậy?
Y Mi lật mình úp mặt xuống gối, đôi vai nhỏ bé rung rung.
- Sao vậy con?
Amí ngồi xuống bên cạnh xoa đầu. Y Mi nghẹn ngào:
- Amí, con xấu hổ lắm!
- Con có thể cho amí biết được không?
- Con làm Chi đội trưởng, thế mà các bạn trong Đội cờ đỏ trưa nay đến hỏi con: “Tàu Bình Minh 02 rồi tàu Viking của ta đang làm việc trên biển Đông, thuộc lãnh hải Việt Nam, vậy mà bị tàu nước ngoài xông đến cắt cáp, gây hấn; phải làm gì đây để biểu thị tinh thần đoàn kết của thiếu nhi về nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc?” Con không biết phải trả lời thế nào cả.
- Việc đó của người lớn, nhiệm vụ của các con bây giờ học cho giỏi là tốt rồi.
- Sao amí nói vậy? “Giặc đến nhà trẻ già cũng phải đánh”, bom đạn bọn xâm lược có trừ trẻ con không giết đâu! Bọn con đã là học sinh lớp 7 rồi, không còn nhỏ nữa đâu. Trần Quốc Toản hơn con bao nhiêu tuổi đâu mà đã làm tướng mang quân chống Nguyên Mông xâm lược!
- A, con trai của amí cũng lí lẽ ghê nhỉ, nếu vậy con phải tự mình nghĩ ra chứ.
Y Mi cũng đã nghĩ nhiều lắm, đọc trong sách chép lại bao nhiêu chuyện hay: bên nước Nga xa xôi, trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc, các bạn thiếu nhi ở hậu phương cùng nhau tổ chức phong trào góp sức vào công cuộc kháng chiến bằng việc làm giúp đỡ các gia đình có người thân ra trận như tác phẩm “Timua và đồng đội”; còn ở Việt Nam ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược, thiếu nhi miền Bắc đã phát động phong trào “Công tác Trần Quốc Toản”, tự giác góp sức vào chiến thắng chung bằng việc làm hàng ngày giúp gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có người thân ra chiến trường đánh Mĩ; còn bây giờ các công việc như vậy không còn phù hợp nữa. Cả vùng này chưa có ai được gia nhập lực lượng Hải quân cả vì dân vùng Tây Nguyên chỉ giỏi leo núi, không thông thao bơi lội như người ven biển và có lẽ vì thế nên cũng chưa có ai làm công việc cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam thì phải. Biết làm gì để góp phần thể hiện tinh thần yêu nước, ủng hộ các bác, các chú bảo vệ chủ quyền của đất nước trên biển đây! Nghĩ mãi, cả tổ bàn mãi không ra, Y Mi thấy buồn lắm, biết làm sao bay giờ?
- Amí ơi, có cách gì thể hiện được lòng yêu nước, đoàn kết của chúng con gửi tới các anh bộ đội Hải quân cũng như những người đang làm việc trên biển Đông vừa bị người nước ngoài bắt nạt không ạ?
- Con phải tự suy nghĩ và tìm xem có cách gì để thể hiện tình cảm của tuổi trẻ Tây Nguyên vẫn đến được với các bác, các chú, các anh... đang ngày đêm bám biển không chỉ bảo vệ chủ quyền của tổ quốc mà còn khác thác tài nguyên, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương không.
- Chúng con cùng nghĩ mãi mà không tìm ra cách gì cả.
- Nếu như ở xa nhau muốn trao đổi tin tức thì phải làm thế nào?
- Gọi điện thoại chứ còn thế nào nữa ạ, thời đại công nghệ mà amí.
- Nếu vùng đó chưa phủ sóng thì làm thế nào để trao đổi tin tức?
- A, con biết rồi, cảm ơn amí!
Y Mi vùng dậy, ôm choàng lấy amí.
- Con sẽ thông báo cho tất cả các bạn trong Chi đội của con và cả các bạn ở Chi đội khác nữa viết thư cho các chú bộ đội Hải Quân, các bác, các chú, các anh ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam, thể hiện lòng ủng hộ của chúng con trước những sự kiện bị người nước ngoài gây sự, xâm phạm chủ quyền của tổ quốc. Mỗi thiếu niên vùng núi trên đất Tây Nguyên này sẽ làm một việc tốt để kể cho chú bác ngoài ấy biết; như thế được không amí?
- Con đã nghĩ đúng rồi đấy!
- Cảm ơn amí nhé!
Y Mi ôm hôn mẹ rồi chạy vụt ra cửa như cánh chim chơ rao.