NGƯỜI CHIẾN
SĨ TIÊN PHONG TRÊN MẶT TRẬN VĂN HÓA TƯ TƯỞNG
HỒNG CHIẾN
Ngày 5 tháng 9 năm
2013, kỷ niệm 23 năm ngày thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk
(5/9/1990-5/9/2013); một chặng đường chưa dài so với lịch sử dân tộc, nhưng
chúng ta đã gặt hái được những thành công nhất định. Từ con số khiêm tốn 45 hội
viên sáng lập, đến nay Hội đã có 203 hội viên sinh hoạt ở 9 chi hội và hơn 70 hội
viên được kết nạp vào các Hội chuyên ngành Trung ương. Song song với việc phát
triển hội viên, các tác phẩm được văn nghệ sĩ hoàn thành và giới thiệu ngày một
nhiều hơn, chất lượng cao hơn, gặt hái được những giải thưởng cao ở khu vực,
trong nước và quốc tế. Chỉ tính riêng trong vài năm gần đây một số gương mặt xuất
sắc tiếp tục khẳng định mình, tạo dấu ấn tốt đẹp trên diễn đàn văn nghệ nước nhà
như: Đinh Thị Như Thúy, Niê Thanh Mai (Văn học); Nguyễn Mạnh Trí, Dương Tấn
Bình (Âm nhạc); Bảo Hưng, Nam Phương (Nhiếp ảnh); An Quốc Bình, Nguyễn Huy Lộc
(Mỹ thuật); NSƯT Vũ Lân, Trương Ân (Văn nghệ Dân gian)… Sau Đại hội V, Hội Văn
học Nghệ thuật Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2010-2015; các chi hội đã có những bước chuyển
biến rõ rệt: tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn thường xuyên theo định kỳ,
đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh, giao lưu với các hội bạn v.v... đã mạng
lại kết qủa hết sức khả quan, nhiều tác phẩm chất lượng cao được giới thiệu và
được công chúng đón nhận như: “Từ sông Krông Bông”, tiểu thuyết của nhà văn
Trúc Hoài; “Ký ức chiến tranh”, tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Liên; “Rừng cổ
tích”, trường ca của Đặng Bá Tiến… Bên cạnh đó một số hội viên trẻ được phát hiện
và kết nạp vào Hội đã có những tác phẩm có chất lượng, mang dấu ấn của thế hệ mới,
đem đến luồng sinh khí mới cho văn học nghệ thuật tỉnh nhà như: H’Xíu Hmok,
H’Siêu Bya (Văn học); Nguyễn Thu Vân, Nguyễn Tân (Mỹ thuật)…
Chúng ta tự hào được
sống và làm việc trên vùng đất từng được suy tôn là thủ phủ Tây Nguyên về mặt
chiến lược quân sự và hôm nay đang trở thành Thủ phủ thực sự không chỉ về quân
sự, kinh tế mà còn cả về văn học nghệ thuật; nơi quy tụ nhiều tài năng đóng góp
sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới. Đạt
được kết quả tốt đẹp như trên là nhờ sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể lãnh
đạo Hội cũng như hội viên, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương đường lối của Đảng
và các chính sách của Nhà nước trong công cuộc hội nhập và xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, trong xu
thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin toàn cầu bên cạnh những ưu điểm
cũng có những bất cập nhất định, đặc biệt là các thế lực thù địch lợi dụng để
tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình
yên của nhân dân. Các thế lực thù địch kết hợp với bọn phản động lưu vong âm
mưu thực hiện “Diễn biến hòa bình” ở đất nước ta; bằng cách tập trung lực lượng
tấn công giới văn nghệ sĩ, vì thực tiễn đã chứng minh: các tác phẩm văn hoc nghệ
thuật có sức lan tỏ mạnh mẽ nhất, tác động đến xã hội lớn hơn bất cứ các công cụ
tuyên truyền nào khác; chính vì thế mục tiêu hàng đầu của chúng là tìm cách mua
chuộc, lôi kéo các các văn nghệ sĩ bất mãn với chế độ, những người lập trường
chưa vững vàng và cổ súy cho các tác phẩm đi ngược lại nét văn hóa truyền thống
của dân tộc Việt Nam, bôi nhọ lịch sử, hạ bệ thần tượng; thâm độc hơn, bọn
chúng còn cố tình lấy hiện tượng cá biệt để quy chụp cho cả một hệ thống, một
chế độ. Trong tình hình suy thoái kinh tế chung toàn cầu, nước ta cũng bị ảnh
hưởng, vì thế các thế lực thù địch lợi dụng để hạ thấp uy tín của nhà nước và
thông qua đó xúc phạm đến các vị lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ta để
làm suy giảm niềm tin vào chế độ. Thời gian gần đây xuất hiện một số tác phẩm
lan truyền trên các trang mạng cá nhân phủ nhận quá khứ, phủ nhận văn học cách
mạng, kháng chiến nhằm chia rẽ đội ngũ, đánh đồng giữa chiến tranh chính nghĩa
và chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh xâm lược…
Hơn lúc nào hết,
các Văn Nghệ sĩ chúng ta phải thấy được âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch,
phản động, đang tìm mọi cách bội nhọ Đảng, chống phá Nhà nước ta; thực hiện kế hoạch “Diễn
biến hòa bình” nhằm làm sụp đổ chế độ mà suốt 68 năm qua chúng đã không thể khuất
phục Nhà nước non trẻ của nhân dân ta bằng bom đạn và bao vây kinh tế. Hội Văn
học Nghệ thuật là tổ chức Chính trị Nghề nghiệp do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo;
các hội viên tự nguyện đứng trong tổ chức của Đảng phải thấm nhuần tư tưởng của
Đảng, thực sư là người “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Chúng ta phải
vạch trần thủ đoạn thâm độc của thế lực thù địch, phản động trong âm mưu “Diễn
biến hòa bình” trên lỉnh vực tưởng – văn hóa mà chúng đang nhắm vào đất nước ta;
cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa văn nghệ “Hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và
lãnh đạo, nhằm xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Chỉ đên thăm nhà thôi. Không dám lạm bàn về "bản lĩnh".
Trả lờiXóaCảm ơn bác HẠT CÁT đã ghé thăm. Chúc bác một ngày mới mọi sự như ý!
XóaVăn học góp phần vào công cuộc đổi mới nhằm xây dựng đất nước ngày càng to đẹp hơn, chúc mừng các nhà văn, nghệ sĩ của núi rừng Tây Nguyên.
Trả lờiXóaCảm ơn bác Lưu Hồng Đoan đã có lời chúc tót đẹp tới những người làm công tác văn nghệ trên Tây Nguyên!
XóaGhé sang thăm anh chúc anh nhiều niềm vui và nhiều may mắn!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn!
XóaCHUC MUNG
Trả lờiXóaCảm ơn bác!
XóaBản lĩnh Tây Nguyên và cũng là bản lĩnh của những người làm công tác văn hóa nghệ thuật.
Trả lờiXóaChúc mừng Chư Yang sín.
Đúng vậy bác Hai Thang Hoang ạ, Cảm ơn bác đã động viên anh em văn nghệ Chư Yang Sin!
Xóa