Nhạc chào mừng chương trình phát thanh đón giao thừa của
Đài Tiếng nói Việt Nam qua chiếc radio nhỏ vừa cất lên, An đứng dậy khui chai
rượu chanh Hà Nội rót đầy hai ly:
-Mời anh ly rượu đầu xuân. Chúc anh sang năm mới mọi sự
như ý, sớm tìm được người góp gạo nấu cơm chung!
-Cảm ơn em!
Hai anh em cạn ly, An rót thêm ly nữa và ly nữa... Men
rượu chảy vào lòng bỗng khơi dậy nỗi cô đơn đến tê tái trong tôi. Hơn bốn chục
tuổi đầu, gần hai mươi năm tuổi nghề vẫn một thân, một mình bám chặt nhà công vụ,
tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Ba bữa ngày tết, bạn bè cùng trang lứa gia thất đề
huề, còn riêng mình… Bất ngờ An đặt tay lên tay tôi, giọng ấm áp lạ.
-Thôi, buồn làm gì anh, cái gì đã qua hãy để nó trôi
qua. Năm mới tới sẽ mang theo nhiều điều tốt đẹp đến với anh thôi mà!
Ô,
cô bạn đồng nghiệp kém tôi đến mười ba tuổi lại tìm cách an ủi rồi. Tết này An
không về nhà như mọi người, mặc dù nhà cô cách trường có sáu chục cây số, mà ở
lại trường cùng tôi đón giao thừa. Bốn năm dạy học cùng một trường, tôi luôn
luôn xem An như em gái của mình. Ngược lại lúc nào An cũng lo lắng cho tôi,
giúp tôi từng việc lặt vặt như đối với anh trai, và còn là “cố vấn” trong những
mối tình không thành của tôi.
-
An ơi, cái số anh nó thế nào ấy. Hơn bốn chục tuổi đầu rồi mà vẫn chẳng được ai
yêu. Hay tại anh chưa hiểu tình yêu là gì, phải thế không An?
- Anh cố nghĩ lại xem!
-
Còn nghĩ gì nữa cơ chứ, sự thực nó thế mà?
Tôi dốc cạn ly rượu như đổ hết nỗi buồn vào
lòng. Những kỷ niệm nồng cháy một thời từ từ quay trở lại như một cuộn phim...
-An biết đấy, Lần đầu tiên anh gặp Nga, yêu cô ấy say
đắm, cứ tưởng hai đứa sẽ nên vợ nên chồng, nào ngờ… Càng nghĩ lại càng thấy khổ
tâm. Nếu hai đứa không về quê trước có lẽ lại hay hơn. Đằng này…
-Em biết rồi! Anh ăn đi khẻo nguội hết.
… Cả hai gia đình đều vui vẻ nhé. Nga bàn với anh hay ở
lại quê tổ chức cưới luôn. Nhưng, em biết đấy, phép hè sắp hết, nếu tổ chức thì
vào học chính trị sao đúng thời gian? Chuyện trăm năm việc gì phải vội vã, vào
trường tổ chức đông bạn bè đồng nghiệp cũng vui chứ sao. Anh nói mãi Nga mới đồng
ý lui ngày làm đám cưới, vào trả phép đúng quy định. Nào ngờ…
-Em biết rồi!
An cướp lời, giọng như đứt hơi:
- Anh ăn đi chứ, uống nhiều quá rồi đấy!
- Ừ thì ăn!
Tôi cầm chiếc đùi gà đưa lên miệng gậm một miếng rồi
nói tiếp:
-Nhưng An này, tại sao anh nhường ghế cho ông già hơn
bảy chục tuổi, chấp nhận đứng hai ngày hai đêm trên tàu mà Nga lại giận đến nỗi
vào đến trường nhất quyết chia tay với anh ngay. Vì sao, vì sao vậy?
-Chị ấy bảo anh “hâm”, lấy anh sẽ khổ cả đời.
-Thế còn… Bình; sao Bình cũng bỏ anh?
An nhìn tôi với ánh mắt là lạ, rồi cười, cười như cố
nén từ lâu lắm, làm tôi cũng phải cười theo mặc dù lòng xót như chà ớt.
-Ai bảo anh hẹn đi chơi với chị ấy lại bỏ chị ấy giữa
đường?
-Khổ quá! Hôm đó hai đứa định lên thị xã chơi, ai ngờ
đến dốc Năm Bảy gặp chiếc xe máy tông vào bà cụ rồi bỏ chạy. Anh phải đón ô tô
đưa bà già ấy lên bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ bảo: chậm chút nữa thì không cứu nỗi.
Anh nghĩ đời còn dài không đi hôm này thì đi hôm khác, chứ nếu không giúp người
lúc hoạn nạn sẽ ân hận suốt đời.
Anh lại cười. Tiếng cười trong trẻo như
xua đi nỗi buồn đang dồn nén trong tôi.
-Chị Bình bảo anh là chàng “ấm đầu”, không hợp với chị
ấy.
-Ừ, có lẽ vậy.
Ly rượu nữa lại được nâng lên nhưng dừng
lại lúc chưa lên tới miệng. An khẽ nhắc:
-Uống ít thôi, anh ăn thử món thịt đông em làm xem có
ngon không?
Tôi ăn một miếng thịt kèm cọng dưa cải muối, khen:
-Ngon, ngon thật! An này, em thấy Thanh xử với anh vậy
có tệ không. Hai đứa đính hôn rồi, thế mà…
-Cũng tại anh cơ!
Tiếng An nghèn nghẹn như cố giữ cái gì đó trong cổ, mắt
nhìn tôi đăm đăm như ánh mắt của người mẹ, người chị bao dung; không phải, hình
như đây là ánh mắt cảm thông của một người em gái thì đúng hơn.
- Ai bảo anh dự giờ chị ấy lại nhận xét quá “cẩn thận”?
Như thế còn chưa đủ khi mọi người xếp loại khá, anh lại bảo giờ giảng không đạt
yêu cầu.
-Ô hay, dạy thế nào phải xếp thế ấy chứ! Chẳng nhẽ
thích ai, yêu ai thì nâng đỡ, xếp giỏi, xếp khá; bỏ qua cả quy định về chuyên
môn hay sao? Anh không thể làm cái chuyện giả dối lương tâm đó được.
An nhếch miệng cười như mếu, bảo tôi:
-Tại anh thật quá. Giá anh khéo một chút, ai nói gì cũng
cười, rồi nhẹ nhàng góp ý xa xa một chút có được không. Cuộc sống đời thường
cũng có lúc mình phải chấp nhận những điều trái với quy định một tý chứ, chết
ai. Đằng này anh cứ thẳng thừng vạch hết lỗi của chị ấy ra, còn người khác người
ta nể anh nên mới nhận xét tốt cho chị ấy, xếp chị ấy dạy giờ giỏi. Thế mà anh
làm lãnh đạo, người quyết định, lại…
Đúng thật. Bây giờ thì tôi mới hiểu vì sao người ta bảo
tôi mát, tôi hâm, tôi ấm đầu… và những người tôi yêu cứ lần lượt bỏ đi lấy chồng.
A ha ha ha… Tôi cười, cười như điên như dại mà nước mắt bỗng rơi ướt nhòe.
An đứng dậy đi ra phía sau, đặt hai tay lên vai tôi, hơi
thở hình như làm bay cả tóc trên đầu, khẽ bảo:
-Anh say rồi!
-Không, anh không say đâu. An ơi, anh tìm ra rồi. Anh
tìm ra nguyên nhân vì sao các cô ấy bỏ anh. Nguyên nhân gì hử? Đơn giản thôi,
anh chưa biết yêu. Anh chưa hiểu tình yêu là gì cả; anh không sống được như một
số người đang sống luôn luôn lựa chiều, bất chấp luật pháp; có lẽ vì thế nên
đánh mất hết người yêu. À, còn em, vì sao em không lấy chồng đi? Mẹ cùng nghề dạy
học, bố sỹ quan quân đội về hưu, em lại là con gái út cưng của gia đình gia
giáo mà không lấy chồng. Anh thấy mấy cậu ở trường ta, trường bên đều được cả. Bọn
chúng đứa nào cũng khẳng định em là hoa hậu của ngành giáo dục huyện nhà; làm
việc gì cũng chu đáo, khéo tay... Tại sao em không nhận lời ai, cứ lãng tránh.
Con gái kén quá là ế đấy. Hãy chấm lấy một người để anh còn được uống rượu hồng
chứ.
Đôi bàn tay nhỏ nhắn của An đặt trên vai tôi bỗng run
lên theo tiếng nói nghẹn ngào, đứt quảng:
-Em, em đã chấm một người rồi, nhất định em sẽ lấy người
ấy!
-Ai vậy?
Tôi ngạc nhiên đứng bật dậy, hỏi lại:
-Sao em kín thế, nói ngay xem ai nào để anh còn mừng
chứ!
An hai tay nắm gấu áo, cúi đầu nhìn xuống chân, lưỡng
lự như không muốn nói. Tôi giục:
-Em nói đi chứ! Nói xem ai có được diễm
phúc ấy nào?
An ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nắm hai
tay tôi thật chặt, mặt đanh lại, nhưng giọng lại run run, trả lời:
-Người đó là… là… anh!
An nói dứt lời,
buông tay tôi ra lao vụt ra cửa. Ngoài sân tiếng pháo
đón giao thừa ầm ầm nổ rồi tiếp theo pháo reo vang, khắp nới chỉ thấy ánh chớp
và tiếng nổ rộn ràng. Qua phút bàng hoàng, tôi cũng vội lao ra sân và thầm reo
lên: Tôi đã tìm thấy rồi, tình yêu đích thực của tôi!
Xuân 1996
"hương mồ hôi "-một từ rất mới
Trả lờiXóaĐã là "hương" chắc phải "thơm hoăng"
Chỉ khó hiểu:"hương mồ hôi chật ních"
Dưới chân núi-giữa cao nguyên hoang sơ ??????
cảm ơn bạn Hồng Nga đã đến thăm. Chúc buổi tối như ý!
XóaBAI THO HAY CHUC TAP CHI CHU YANG SIN LUON TIEN BO NHE
Trả lờiXóaCảm ơn bác NHAMY đã động viên, Chúc banc ngày mới có nhiều niềm vui!
XóaBiết bao nhiêu lần vào nhà bạn mà không được...Cái chị spot này đỏng đảnh thiệt...Tháng 11 thật vui bạn nhé!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn nhiều nhé!
XóaNếu không đi cửa trước được thì đi cửa sau mà vào chị nhé,cửa sau nhà anh Chiến lúc nào cũng mở toang.
XóaEm đọc thì thấy rõ ràng Bác cũng không nhớ người ta đến da diết, nhưng lại thấy mùi chiếu chăn đầy kỉ niệm. Chúc Bác buổi chiều nhiều niềm vui Bác nhé !
Trả lờiXóaThơ của Nguyễn Tấn On đó lão ơi,anh HC thèm nhớ ai?Anh ấy đầy người bên cạnh.
XóaCảm ơn Lão và bạn Hồng Nga, nhận xét của Lão rất tinh tế, xin bái phục đấy; Còn Hồng Nga bảo H.C đầy người bên cạnh nhưng vẫn là lính PHÒNG KHÔNG đấy cô "Hàng Rau" ạ!
Xóa