Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

THĂM LẠI TRƯỜNG XƯA bút ký của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 207 tháng 11 năm 2009





Đứng dưới chân đồi Chư Cúc nhìn về phía đông, thị trấn Ea Kar hiện ra với những ngôi nhà cao tầng nhấp nhô, sắp hàng như một thành phố sầm uất. Những ngôi nhà cao tầng quần tụ trên một khu đất rộng, sắp xếp khá đẹp mắt, làm ta có cảm tưởng như những mái nhà dài của người dân tộc Ê Đê được một phép mầu nào đó nâng cao và kiên cố hóa. Mái tôn xanh đỏ lấp lánh dưới ánh nắng thu càng tôn thêm vẻ đẹp của một khu phố mới sầm uất.
Nhìn cảnh vật như lạ, như quen, lòng tôi bồi hồi nhớ lại… Thế là đã hai mươi ba năm trôi qua; quảng thời gian không dài so với sự hình thành một vùng đất nhưng có những đổi thay đến không ngờ. Năm học 1986 – 1987, tôi được điều về làm Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Ngô Gia Tự, đóng ngay tại trung tâm thị trấn Ea Kar, cùng chung sân với Ban Giáo dục huyện. Tiếng là trường lớn nhất  của huyện với gần 100 cán bộ, giáo viên, công nhân viên của cả ba bậc học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở; nhưng cơ sở vật chất còn quá nghèo nán, ngoài 6 phòng học cấp 4, nền láng xi măng nhiều chỗ bong lên từng mảng, còn lại là nhà tạm, mái lợp tôn thưng ván, nền đất. Mùa khô lớp học bụi mù, nền đất tơi như bột; mùa mưa lại lầy như ruộng chuẩn bị cấy lúa. Cuộc sống vật chất lúc ấy rất khó khăn, nhưng ai cũng hồ hởi, vô tư hết mình vì học sinh. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11 năm 1986), ông Bùi Văn Mùa - Bí thư huyện ủy Ea Kar lúc bấy giờ đến thăm trường, chúc tết các thầy cô; khi nghe tôi kể lại một số trường hợp giáo viên và học sinh phải chịu cực như thế nào để bám lớp bám trường, ông đã không dấu được xúc động, và sau đó trường được đầu tư nâng cấp dần. Ngày ấy, có thêm mấy phòng học cấp 4 mái lợp ngói hay tôn cũng quý lắm, sang trọng lắm. Tôi còn nhớ, có hôm chuẩn bị chào cờ đầu tuần, cô Lâm Phúc Dung, Tổng phụ trách đội, mặt rầu rầu vào nói với tôi: “Học sinh nhiều em mặc phong phanh một tấm áo mỏng, rét tím cả người lại rồi. Ta có nên chào cờ nữa không anh?” Nhìn sân trường, gió lồng lộng, thầy cô còn có manh áo ấm lành lặn để mặc mà vẫn lạnh run người; còn các em, nhất là học sinh dân tộc tại chỗ, nhiều em chỉ có một bộ đồ mỏng mặc quanh năm, làm gì có áo ấm. Biết các em rét, nhưng vì phong trào chung của trường nên động viên mọi người phải cố. Cô Tổng phụ trách Đội ngày ấy, nay đã là Phó trưởng phòng Giáo dục của huyện rồi. Trên nền của ngôi trường xưa, nay đã tách ra xây ba ngôi trường mới: trường PTTH Ngô Gia Tự, trường PTCS Chu Văn An và trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Trường PTTH Ngô Gia Tự hôm nay không những là niềm tự hào của huyện Ea Kar mà của cả tỉnh Dak Lak về chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất. Hàng chục năm nay, hầu như năm nào đi thi trường cũng có học sinh giỏ đạt giải Quốc gia. Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia gia đoạn I. Ở giữa hai ngôi trường ấy là trường THCS Chu Văn An xây rất đẹp theo hình chữ U, sân trường trồng nhiều cây bóng mát, cành lá sum sê xanh tốt, nhiều cây ngọn đã cao hơn tầng hai của các lớp học. Sân trường đổ bê tông đến tận cửa các phòng học. Nơi ngày xưa, tôi phải xắn quần đến đầu gối, đi chân đất (trời mưa, đất đỏ dính không thể đi giày, dép được), xuống dự giờ khối 6, nay mọc lên nhà hiệu bộ hai tầng đồ sộ, nước sơn còn mới nguyên. Trường xây đẹp, sân trường bố trí cũng rất đẹp, dưới gốc cây bóng mát là cây cảnh và hoa, tao cho ta có cảm giác như nơi đây là một công viên chứ không phải sân trường; cách thực hiện tiêu chí khuôn viên trường theo xu hướng “xanh - sạch - đẹp – thân thiện” thật khéo. Giờ ra chơi, các em ùa ra sân trong nhũng bộ đồng phục áo trắng, quần xanh trông rất đẹp. Các bạn đồng nghiệp cũ nhận ra tôi xúm lại bắt tay, hỏi thăm. Những con người đã gắn bó lâu năm với trường  như: Lê Thị Minh Anh, cô giáo dạy văn nhiều năm liền là giáo viên giỏi cấp tỉnh; Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Thị Hương, Phan Thị Thu Hiền… người đứng tuổi, người tóc đã đổi màu những vẫn say mê với trang giáo án. Các cô nói về trường như nói về gia đình mình xen một chút tự hào. Tôi lại bị bất ngờ trước các bạn đồng nghiệp cũ; họ ăn mặc đẹp hơn, và có lẽ cũng hơi… kiêu hãnh hơn một chút khi nói về trường mình. Trống trường nổi lên báo giờ vào lớp, các cô vồn vã chia tay tiếp tục buổi dạy.
Theo hướng dẫn của nhân viên bảo vệ, tôi lên gác gặp Hiệu trưởng nhà trường và giật mình đứng sững lại ngắm cây boongsai, gốc phải to đến 40cm được cắt tỉa, uốn khá công phu, có thế rất đẹp được kê ngay đầu cầu thang tầng hai. Thật không ngờ, trường đã đẹp, cách bố trí cây cảnh lại càng đẹp hơn. Đang mải ngắm cây boongsai, bỗng có tiếng hỏi: “Anh mới về!” Tôi quay lại nhận ra thầy Hiệu trưởng Dương Văn Vượng. Thầy Dương Văn Vương cho biết: “Cây bông sai này của Hội cha mẹ học sinh nhà trường tặng, nhân ngày khánh thành nhà hiệu bộ đấy”. Không ngờ mấy ông phụ huynh “chịu chơi” thật! Tìm được cây như thế này rất hiếm, thế mà lại tặng trường. Được phụ huynh kính trọng như vậy, chắc chắn việc dạy và học của trường phải có cái gì đó nổi bật nơi đây, tôi thầm nghỉ. Phòng Hiệu trưởng được bố trí khá đẹp mắt, ngoài bộ salong kiểu, tiếp khách kê phía ngoài, bên trong là bàn làm việc, máy vi tính xách tay, máy in, máy păk… Nhìn phòng làm việc của thầy Hiệu trưởng hôm nay, tôi lại chạnh lòng nhớ tới thời hai anh em làm quản lý ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng, cách trung tâm huyện chưa đến 20 km; một gian nhà cấp 4 chiều ngang 3m, chiều dài 6m, ngăn đôi bằng hai tủ hồ sơ; một nửa phía ngoài chỉ đủ chỗ kê một bộ bàn ghế giáo viên dùng làm việc cho Ban giám hiệu; còn phía trong kê chiếc gường một để hai anh em ngủ chung. Đêm nằm không dám trở mình, sợ làm mất giấc ngủ của nhau. Khó khăn là vậy, nhưng rồi dần dần cũng vận động được địa phương xây nhà làm việc cho Hội đồng, nhà công vụ cho cán bộ giáo viên. Lúc cơ sở vật chất tạm ổn tôi lại phải chia tay trường đi nhận công tác nơi khác. Gặp lại nhau đây, bao kỷ niệm ùa về… sự đổi thay ngòai cả mơ ước.
Theo thầy Hiệu trưởng cho biết: năm học 2009 – 2010, trường có 20 lớp với tổng số 859 học sinh, trong đó 283 em là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lên lớp đạt 97,2%, trong đó học lực khá - giỏi đạt trên 46%. Toàn trường có 19 phòng học được trang bị hơn 480 bộ bàn ghế tương hợp, đủ dạy và học hai ca; phòng tin học được trang bị đạt chuẩn; một nhà Hiệu bộ cao tầng, được trang bị hiện đại. Có được kết quả như trên một yếu tố hết sức quan trọng là ban Giám hiệu nhà trường cùng với Chi bộ đảng, biết tổ chức tốt công tác xã hội hóa Giáo dục, vận động phụ huynh tham gia các công việc của trường. Năm học vừa qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn còn tổ chức tài trợ về vật chất cho các hoạt động thể dục - thể thao, văn nghệ cho nhà trường; ngòai ra còn tặng thưởng 4 xe đạp, mỗi chiếc trị giá trên 1.000.000đ cho 4 Đội viên đạt tiêu chuẩn “học sinh nghèo vượt khó”. Những việc làm làm từ thiện của các doanh nghiệp đối với trường đã góp phần quan trọng động viên tinh thần không những học sinh mà còn tác động tích cực đến cán bộ, giáo viên toàn trường. Phụ huynh quan tâm như thế, địa phương quan tâm như thế, các thầy cô phải dạy dỗ như thế nào cho xứng đáng với niềm tin của dân. Chính vì vậy toàn thể 44 cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường không ngừng rèn luyện, học tập nâng cao tay nghề đi đôi với trao dồi đạo đức cách mạng, phấn đấu trở thàng những người Đảng viên ưu tú. Trường hiện nay có một chi bộ, 10 đảng viên; đây là hạt nhân quan trọng trong phong trào xây dựng đội ngũ nhà trường ngày một vững mạnh, nâng cao chất lượng dạy và học. Không có gì ngạc nhiên khi năm học 2008 – 2009 vừa qua, trường có một em đạt giải Học sinh giỏi Quốc gia, 14 em đạt Học sinh giỏi cấp tỉnh, 43 em đạt Học sinh giỏi cấp huyện. Không nói đâu xa, trại Hạ Xanh 12 do Hội VHNT tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo và Tỉnh đoàn thanh niên tổ chức hè vừa qua, nhà trường vinh dự có 4 em được mời tham gia, trong đó hai em người học sinh dân tộc tại chỗ có nhiều bài viết được đài báo địa phương đăng tải. Người xưa từng dạy “gieo gì gặt nấy” và quả thật như vậy; chính quyền cũng như nhân dân địa phương sát cánh cùng nhà trường thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động nhân dân đóng góp công sức, tiền bạc cùng với đầu tư của nhà nước để hoàn thiện cơ sở vật chất trường học theo chuẩn hóa của ngành như: nâng cấp 21 phòng học, xây cổng, xây hàng rào v.v… Đây chính là một cách thiết thực nhà trường thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Trả lời câu hỏi của tôi: “làm thế nào để phụ huynh tự nguyện góp công, góp sức xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang như thế này?” Thầy Dương Văn Vượng vui vẻ cho biết: “Cái quan trọng nhất phải làm sao cho người dân và chính quyền địa phương tin vào tập thể nhà trường mà muốn họ tin thì chỉ có cách là chất lượng đào tạo hay nói khác đi, sản phẩm của nhà trường làm ra – học sinh phải như thế nào; đó chính là thước đo lòng tôn trọng của dân đối với trường. Khi người dân tin vào ban Giám hiệu nhà trường, tin tưởng ở thầy cô, thì mọi người tự giác vận động nhau đóng góp để con cháu họ có điều kiện học tập tốt hơn. Bên cạnh đó lãnh đạo Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện cũng như Phòng Giáo dục – Đào tạo luôn luôn quan tâm sâu sát đến trường, đó chính những nguyên nhân dẫn đến thành công”. Từng công tác với nhau nhiều năm trong ngành Giáo dục, tôi rất khâm phục nghị lực vượt khó vươn lên của người Hiệu trưởng đang ngồi trước mặt. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng lại được tôi rèn trong những năm tháng gian khổ của chiến tranh ác liệt, thấu hiểu nỗi lòng của các bậc cha mẹ mong muốn con em mình có nơi học tập tốt nhất có thể, vì thế dù làm Hiệu trưởng ở trường nào, thầy Dương Văn Vượng cũng được Đảng, chính quyền tin cậy, nhân dân tin yêu nên xây dựng được phong trào Văn hoá – Giáo dục khá tốt như các trường: Phổ thông cơ sở Tô Hiệu, trường THCS Đinh Tiên Hoàng và nay là trường THCS Chu Văn AN. Đánh giá về nhà trường, ông Nguyễn Văn Vụ ở Hội cha mẹ học sinh của trường nói: “Chúng tôi rất yên tâm khi con cái được học tập tại đây vì nhà trường có nề nếp,  tập thể nhà trường đoàn kết, thầy cô gương mẫu, không những dạy giỏi mà còn tận tình với học sinh. Con cái về thường nhắc các thầy cô với niềm vui vẻ, tự hào. Tôi nghĩ đó chính là thước đo chính xác nhất”. Để xây dựng được trường điểm quả thật rất khó, cái đầu tiên là phải xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, Bác đã dạy: “Đoàn kết là sức mạnh”! Nhờ sự đoàn kết đó mà khó khăn nào cũng vượt qua và gặt hái thành công. Chuyện ghi ở một trường học đã chỉ ra một điều hết sức thú vị: Không chỉ ở các nhà trường mà trong các cơ quan đơn vị, việc xây dựng khối đòn kết là nhiệm vụ hàng đầu để đưa tới thành công. Không xây dựng được một tập thể đoàn kết thì không thể có một tập thể mạnh và làm việc gì cũng khó. Rời trường THCS Chu Văn An, tôi tin với tập thể đoàn kết cùng cán bộ lãnh đạo có năng lực, nhất định trường còn có những bước trưởng thành hơn nữa trong tương lai.

8 nhận xét:

  1. Vui quá bác HC nhỉ ! Chúc chuyến đi thành công tốt đẹp nhé bác HC ! :)

    Trả lờiXóa
  2. XIN ĐÍNH CHÍNH DANH SÁCH:

    TT
    Họ và tên
    Chức vụ
    Ghi chú
    01
    Nguyễn Hồng Chiến -phó trưởng đoàn
    Phó Chủ tịch TT


    01a: Nguyễn Hồng Nga,chuyên cung cấp rau hơi sạch cho đoàn.
    Trưởng đoàn
    02
    Đặng Bá Tiến
    Phó tổng Biên tập tạp chí

    03
    Nguyễn Phú Hữu
    Ủy viên BCH

    04
    Trần Chi
    Ủy viên BCH

    05
    An Quốc Bình
    Thư ký toà soạn

    06
    Nguyễn Hoàng Thu
    Chi hội Trưởng chi hội Nhà văn tại Tây Nguyên

    7
    PGS-TS Nguyễn Hữu Đức
    Chi hội Phó VNDG

    8
    Nguyễn Liên
    Chi hội Phó chi hội Văn Nghệ

    9
    Nguyễn Sỹ Hùng
    Hội viên

    10
    Võ Văn Đức
    Sở nội vụ
    0914068403
    11
    Trương Văn Bộ
    Lái xe

    (Đoàn cam kết mọi thành viên trong đoàn không mát xa bình dân,trung cao cấp ở bất cứ nơi nào).

    Trả lờiXóa
  3. CHUC MUNG CUOC GIAO LUU KET QUA TOT DEP

    Trả lờiXóa
  4. Chúc mừng bạn nhé, chúc bạn luôn thành công.

    Trả lờiXóa

NHẬN XÉT MỚI