Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

VỮNG TIN VÀO CON ĐƯỜNG ĐÃ CHỌN tác giả HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 257&258 THÁNG 1+2 NĂM 2014





Chú thích ảnh: PGS - TS Nguyễn Hồng Vinh

Chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” xuất hiện đều đặn trên Tạp chí Chư Yang Sin ở tất cả các số trong năm 2013. Có số một bài có số hai, ba bài... đã mang đến cho bạn đọc những dấu ấn rất đáng nhớ về những con người bình dị trong cuộc sống với công việc thường ngày nhưng đã góp phần quan trọng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống làm cho xã hội thêm phần tốt đẹp hơn; khẳng định những tấm gương sáng của đảng viên trung kiên cố gắng vượt lên chính mình hoàn thành xuất sắc công việc đảm nhận.
Số Xuân 2013 có hai tác phẩm nêu hai gương mặt điển hình ở hai lĩnh vực khác nhau: “Người chỉ huy thao lược trên thương trường” của tác giả Đặng Bá Tiến khắc họa khá thành công hình tượng người đảng viên – Lê Đức Thống, khi được tổ chức phân công đảm nhiệm công việc làm kinh tế, biết vượt lên khó khăn, thiếu thốn để lãnh đạo đơn vị ổn định sản xuất, kinh doanh và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Vai trò của người thủ trưởng cơ quan là hết sức quan trọng, họ không những nhạy bén với thời cuộc mà còn dám quyết, dám chịu trách nhiệm ở những khoảng khắc quan trọng để mang lại thành công cho đơn vị. Trong suốt 18 năm liên tục trên cương vị Giám đốc Công ty 2-9 làm kinh tế, đơn vị luôn luôn giữ được đoàn kết nội bộ, làm ăn có lãi và khẳng định được thương hiệu trên thương trường quốc tế. Hình ảnh đẹp của người đảng viên trong cơ chế thị trường và hội nhập. Cũng trên số Xuân còn có tác phẩm “Trên lưng ngựa” của tác giả Nguyễn Liên khắc họa hình ảnh ông Lê Hiểu Kiểm - một vị tướng dũng cảm, mưu trí trong chỉ huy lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đánh giặc, lập nên nhiều chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi chung của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất Tổ quốc. Hòa bình lập lại, tuy trên mình mang nhiều vết thương, sức khỏe giảm sút, ông vẫn tham gia vào công việc địa phương, giúp người dân trên địa bàn ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, thực hiện lời dạy của Bác “tàn mà không phế”.
Có lẽ ngay số Xuân mở đầu năm 2013, chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trình làng hai tác phẩm xuất sắc về hai vị “tướng”, một Tướng được Đảng và Nhà nước phong tặng vì thành tích đặc biệt trong chiến tranh và một vị “Tướng” được nhân dân “phong” vì lãnh đạo giỏi, giành nhiều thắng lợi trên thương trường, góp phần ổn định kinh tế địa phương; nên nhiều số tiếp sau luôn đề cập đến những tấm gương điển hình trên hai mặt trận đặc biệt quan trọng này. Các tác phẩm: “Một cuộc đời bình dị” của Hồng Chiến, “Người nông dân kiểu mẫu” của Trần Chi, “Người đi tìm đất trồng rừng” của Lê Đình Liệu, “Nhớ mãi lời Bác dạy” của Nguyễn Liên... khắc họa khá thành công hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ: dũng cảm, mưu trí trong chiến tranh và khi trở lại cuộc sống đời thường, những người cựu chiến binh ấy lại có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, có ảnh hưởng đến cả cộng đồng nơi địa bàn sinh sống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Bên cạnh hình tượng anh bộ đội sau khi rời quân ngũ góp sức vào công cuộc tái thiết nước nhà thì hình ảnh người đảng viên tiêu biểu, luôn biết vượt lên trên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng được các tác giả khắc họa khá thành công như: “Một cán bộ lão thành tiêu biểu” của Trần Chi, “Nghệ sĩ Y San Aliô 35 năm gắn bó với đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk” của Trương Bi... Ngoài ra còn phải kể đến tác phẩm: “Bác Hồ nói và viết” của tác giả Hoàng Bích Hà, như một lời nhắc nhủ những người cầm bút nói chung và Văn nghệ sĩ nói riêng ôn lại những lời dạy của Bác để có những bài viết có ích cho xã hội hơn; hay chùm bài của Hồng Chiến có tính chất định hướng sáng tác như: “Trước thời cơ và thách thức của thời đại”, “Vững vàng bản lĩnh người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.
Cũng phải thừa nhận, tuy chuyên mục nhận được sự cộng tác của nhiều cây bút ở nhiều vùng đất khác nhau, nhưng chất lượng các tác phẩm chưa đồng đều, chưa có sự đầu tư đúng mức cho tác phẩm, mặc dù các tư liệu trong bài đã thể hiện tác giả bỏ nhiều công sức đi điều tra, sưu tầm số liệu... và vẫn còn có tác giả nhầm lẫn tác phẩm báo chí với tác phẩm văn học. Tạp chí Chư Yang Sin là tạp chí Văn nghệ nên chỉ sử dụng các tác phẩm Văn học – Nghệ thuật không thể dùng các tác phẩm báo chí vì thế mong các bạn công tác viên thông cảm khi Tạp chí không sử dụng  bài các bạn gửi đến cộng tác trong năm vừa qua.
Nhìn chung các bài được sử dụng trên chuyên mục trong năm 2013, thể hiện sự dày công của các tác giả xâm nhập vào thực tế, bám sát cuộc sống để phát hiện được những tấm gương điển hình, hay nói khác đi: “họ đã thấy những bông hoa đẹp trong một vườn hoa đẹp”. Những đảng viên trung kiên, dù đương chức hay đã nghỉ hưu, họ vẫn giữ được bản chất của người Đảng viên, xứng đáng để mọi người học tập và làm theo – đó cũng chính là cách mà họ đã học và đang làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Dưới góc nhìn của người nghệ sĩ, các gương mặt điển hình tiên tiến được khắc họa bao giờ cũng có cuộc sống rất nhân văn, đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt, giàu lòng nhân ái, biết vượt lên trên khó khăn cuộc sống đời thường để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình; điều đó thật đáng trân trọng. Trong cơ chế thị trường, nhiều người chỉ lo phát triển kinh tế, hay nói đúng hơn: lo làm giàu; họ quên mất giá trị văn hóa dân tộc, quên đi tình làng nghĩa xóm vốn đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam. Và hậu quả là các tệ nạn xã hội cùng tăng nhanh theo sự tăng trưởng của kinh tế: con chém cha mẹ, vợ chồng chém giết lẫn nhau, hàng xóm giết nhau vì một con ngan...
Trách nhiệm của Văn nghệ sĩ phải tìm cho ra những tấm gương sáng để nhen lên ngọn lửa của cái tốt, cái đẹp; xua dần đi cái xấu, cái trái với thuần phong mĩ tục người Việt chúng ta; với mục đích cuối cùng làm cho xã hội tốt đẹp hơn lên, đưa nước nhà “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Để đạt mục tiêu ấy chúng ta cần phải có nhiều tác phẩm hay hơn nữa, bám sát cuộc sống hơn nữa kịp thời phản ánh những tấm gương điển hình tiêu biểu trong lao động, sản xuất cũng như bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc, cho nhân dân; đó là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ của Văn nghệ sĩ -  những người “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng”. Bước sang năm mới – năm 2014, chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các tác giả trên mọi miền Tổ quốc.

2 nhận xét:

  1. "Có lẽ ngay số Xuân mở đầu năm 2013, chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trình làng hai tác phẩm xuất sắc về hai vị “tướng”, một Tướng được Đảng và Nhà nước phong tặng vì thành tích đặc biệt trong chiến tranh và một vị “Tướng” được nhân dân “phong” vì lãnh đạo giỏi, giành nhiều thắng lợi trên thương trường, góp phần ổn định kinh tế địa phương; nên nhiều số tiếp sau luôn đề cập đến những tấm gương điển hình trên hai mặt trận đặc biệt quan trọng này. Các tác phẩm: “Một cuộc đời bình dị” của Hồng Chiến,..."

    H.N chúc mừng anh.

    BÁC HỒ nói "Cán bộ cách mệnh phải KHỔ trước thiên hạ...

    "Cần,Kiệm.Liêm,Chính.Chí cốn,Vô tư"

    HỒNG NGA cũng mừng là tất tần tật các NGÀI lãnh đạo các cấp của đảng CS đều đã học theo CỤ HỒ rồi.

    HN thích bức ảnh của anh PỜ GỜ SỜ-TÊ SỜ quá,em liên tưởng đến cụ FIDELCATSTRO (buồn vì anh NHV không có râu quanh mồm)!

    Phải thế chứ:"VỮNG TIN VÀO CON ĐƯỜNG ĐÃ CHỌN"!

    PHẢI ĐƯA DÂN TỘC TA SÁNH VAI CÙNG CƯỜNG QUỐC NĂM CHÂU! ( Vĩ dụ Mĩ-Nhật -Anh -Pháp-Nga-Phần lan,Na Uy-Thụ Điển-Úc..... mấy cái nước lạc hậu ở xứ Đông Thổ như Đại Hàn dân quốc,Mã Lai,Thái Lan...thì đếm xỉa làm gì?)

    Năm (Thiên chúa) mới,H.N chúc anh cùng gia đình luôn BÌNH AN,HẠNH PHÚC ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn H.N đã mở hàng. Vẫn cái giọng ... cay cay, thế mà thích nhiều nhiều đấy.
      Chúc bạn và gia đình một năm mới (theo người Tây) mạnh khỏe, vui vẻ và có nhiều chuyện... cay cay...!

      Xóa

NHẬN XÉT MỚI