Chú thích ảnh trên: Trại viên Hương Rừng 6 chụp ảnh lưu niệm với Ban lãnh đạo Trại. Bên trái ảnh: Bà Trần Thị Mùi - Chánh Văn phòng Hội; Nhà văn, Nhà báo H'Xíu Hmok - Phụ trách Trại.
TỪ
TRẠI SÁNG TÁC VĂN – THƠ HƯƠNG RỪNG 6!
Tiếp nối truyền thống các thế hệ đi trước, hàng năm vào năm
lẻ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tỉnh đoàn và Sở Giáo
dục-Đào tạo, tổ chức Trại sáng tác Văn – Thơ “Hạ Xanh”, mời các em là học sinh
giỏi văn, đang học trong các trường phổ thông; đội năng khiếu của Nhà văn hóa
Thanh thiếu nhi tỉnh và cộng tác viên tạp chí Chư Yang Sin tham gia; còn vào các
năm chẵn mở Trại “Hương Rừng” giành cho các em là thanh thiếu nhi các dân tộc
thiểu số đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - các em là những
học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi văn do ngành Giáo dục tỉnh
nhà tổ chức trong năm học vừa qua và một số cây bút có tác phẩm đã được sử dụng
trên Tạp chí Chư Yang Sin hay ấn phẩm của Hội.
Năm nay – 2014, năm chẵn Hội VHNT tỉnh tổ chức Trại
sáng tác Văn - Thơ Hương Rừng 6, hè năm 2014. Tham dự Trại lần này có
23 em gồm 6 dân tộc anh em là: Ê đê: 10 em, Nùng: 7 em, Tày: 3 em, Mường: 01
em, Thái: 01 em, Dao: 01 em; đến từ các huyện thị: M’drak, Ea Kar, Krông Păc,
Krông Năng, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea Súp và thị xã Buôn Hồ. Tuổi Trại viên trung
bình: 16; em ít tuổi nhất ở độ tuổi 14, vừa học xong lớp lớp 7; em lớn tuổi
nhất tròn 20 tuổi. Có thể nói, các Trại viên lần này đã vượt qua mọi khó khăn
để đến dự Trại như em Nông Thị Liên đến từ xã Cư San, huyện M’drăk, một xã mới
thành lập ở vùng sâu, vùng xa, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 150 km phải
vượt qua núi cao, suối sâu hay các em ở xã biên giới huyện Ea Súp… có lẽ tất cả
vì sự đam mê văn chương và lòng hiếu học, ham hiểu biết đã tiếp thêm nghị lực
để các em về đây dự trại.
Trại Hương Rừng 6 được tổ chức vào trung tuần tháng 7 năm
nay giữa lúc cả nước đang đồng lòng hướng về biển Đông, nơi Trung Quốc đặt giàn
khoan trái phép “HẢI DƯƠNG 981” trên thềm lục địa nước ta; nhân dân cả nước
phẫn nộ, phản đối; nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới cũng đồng tình
ủng hộ nhân dân Việt Nam, lên án mạnh mẽ Trung Quốc; chính những sự kiện này đã
có tác động nhất định đến các em, những người cầm bút tập viết văn chương và
không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng trước vận mệnh nước nhà.
Chú thích ảnh: Nhà văn Linh Nga Niê Kdam hướng dẫn các em đi thực tế tại buôn Ko Dhong
Để giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về phương
pháp sáng tác, Ban tổ chức Trại đã mời các nhà văn, Nhà thơ xuất sắc của Hội tham
gia trao đổi kinh nghiệm; về văn xuôi có: Nhà văn Linh Nga Niê Kdam – Chi hội
Trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Đắk Lắk, Nhà văn Niê Thanh Mai – Phó chủ
tịch Hội, Nhà văn Nguyễn Liên – UVBCH Chi hội Văn học; về thơ có: Nhà thơ Đặng Bá Tiến - Phó bí thư
Đảng đoàn Hội VHNT, Phó Tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin và Nhà thơ Lê Vĩnh
Tài – một cây bút xuất sắc không chỉ ở tỉnh nhà mà trên thi đàn cả nước. Bằng
nhiệt tình và tâm huyết của mình, các giảng viên đã cố gắng truyền thụ những
kinh nghiệm được chắt lọc và trải nghiệm qua chính cuộc sống của mình để giúp các
em tự rút ra bài học và làm hành trang cho việc sáng tác các tác phẩm thơ – văn
cũng như học tập môn văn ở trường phổ thông sau này.
Chú thích ảnh trên: Trại viên Hương Rừng 6 đến nghỉ tại Nhà sáng tác Nha Trang
Các trại viên dự Trại lần này không chỉ được nghe trao đổi
lý thuyết mà còn được đi thực tế ra ngoài tỉnh. Trong 2 ngày đi thực tế ở thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và đi thăm một số đảo; các em được tận mắt thấy
biển, thấy đảo, thấy tàu vận tải, thuyền đánh cá và các ngư cụ của ngư dân…. Trong
chuyến đi này, đa số các em lần đầu tiên thấy biển, thấy đảo và hình ảnh ấy đã
in đậm vào tâm trí được tái hiện qua các tác phẩm chuyển về cho Ban tổ chức
Trại. Sau chuyến đi, các em không những có tác phẩm sáng tác ngay trong những
ngày ở Trại, mà còn sẽ theo các em mang những điều mắt thấy, tai nghe về kể cho
ông bà, bố mẹ, buôn làng và bạn bè được biết; mọi người hiểu thêm về đất nước
Việt Nam tươi đẹp. Chính câu chuyện kể của các em sẽ là những đốm lửa nhỏ và hy
vọng từ những đốm lửa này sẽ bừng sáng ở buôn làng, địa phương các em sinh
sống, giúp nhân dân vững tin vào Đảng và Chính quyền; góp phần vào thắng lợi công
cuộc xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện.
Chú thích ảnh trên: Trên đường ra đảo
Chú thích ảnh trên: Trên đường ra đảo
Trong lúc tình hình
kinh tế của nước nhà còn khó khăn, giá cả leo thang với tốc độ phi mã; kinh phí
cấp cho Trại sáng tác Thơ – Văn Hương Rừng 6 năm nay cũng chỉ bằng kinh phí cấp
cho Trại sáng tác Thơ – Văn Hương Rừng 5, năm 2012. Để tổ chức được Trại sáng
tác Văn – Thơ “Hương Rừng 6” lần này là cả một sự cố gắng rất lớn của Thường
trực Hội, cán bộ Văn phòng Hội và các anh chị em Văn Nghệ sĩ, chấp nhận cùng
san sẻ khó khăn và tất cả vì sự phát triển của nền văn học tỉnh nhà, vì tương
lai của xã hội.
Chín ngày, thời gian qúa ngắn cho một trại sáng tác văn học,
do tình hình kinh phí eo hẹp nên chúng ta đành phải chấp nhận như thế; nhưng kết
quả thu được lại khá bất ngờ với ban tổ chức: 17 bài thơ, 20 tác phẩm văn xuôi
được các em hoàn thành ngay tại Trại. Bên cạnh một số tác phẩm đầu tay còn vụng
về khi sử dụng ngôn từ diễn đạt ý, cấu trúc…, chúng ta vẫn thấy có nhiều bài
thơ, trang văn xuôi nổi bật, báo hiệu những tài năng bẩm sinh cần được bồi
dưỡng, nâng đỡ, tạo môi trường để phát triển sau này. 23 trại viên với 23 phong
cách khác nhau của sáu dân tộc anh em tạo nên những tác phẩm có nét đặc trưng
riêng của từng dân tộc rất hồn nhiên nhưng cũng mang đậm dấu ấn dân tộc mình dù
chỉ ở mức sơ khai ban đầu. Riêng về chủ đề biển – đảo, nhiều em đã có tác phẩm
có chất lượng, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc và trăn trở của người thanh niên
trước biển đảo tổ quốc, chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
đây chính là nét nổi bật về thành công của Trại năm nay.
Chú thích ảnh trên: Nhà thơ Đặng Bá Tiến - Phó bí thư Đảng đoàn, Phó Tổng biên tập Tạp chí Chư Yang Sin trao Giấy khen của Hội VHNT Dak Lak cho ba trại viên Hương Rừng 6 có thành tích xuất sắc (từ trái qua phải) H' Tê Xê Ra Kbuôr, Hoàng Thị Trang và Đinh Thị Thùy Linh.
Vai trò người Văn nghệ sĩ trong thời kỳ đổi mới hiện nay là
vô cùng quan trọng, có tiếng nói quyết định đối với định hướng xã hội về: chân - thiện - mĩ và chỉ có Văn học Nghệ thuật mới có tác dụng sâu sắc tới chuẩn
mực ĐẠO ĐỨC xã hội. Con đường lao động Văn học – Nghệ thuật là vô cùng gian
khổ nhưng cũng rất vinh quang; hy vọng các em tham gia trại sáng tác Thơ Văn Hương
Rừng 6 hè 2014 lần này, cảm nhận được ý thức, trách nhiệm của người cầm bút đối
với xã hội và sau khi trở về nhà tiếp tục học đều các môn để có thành tích học
tập xuất sắc, không quên giành một lượng thời gian nhất định cho văn chương,
niềm đam mê của mình, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên.
chuc mung thanh cong my man
Trả lờiXóaCảm ơn bác NHAMY ạ!
XóaChúc mừng các cháu nhận giải
Trả lờiXóaChúc anh tuần mới gặt hái nhiều thành công (~_~)
Cảm ơn bác BẠCH DƯƠNG đã qua thăm và có lời chúc mừn tốt đẹp
XóaChúc mừng thành công của Hương rừng 6.
Trả lờiXóaChúc anh HC nhiều niềm vui và hạnh phúc