Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

CHƯ YANG SIN SỐ: 251 - tháng 7 năm 213



Tạp chí Văn Nghệ CHƯ YANG SIN
Xuất bản hàng tháng

Số: 251

Tháng 7/2013


                                   Tòa soạn:                    
172 Điện Biên Phủ - TP.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
ĐT :  0500.3840 276
Email: cuyangsindaklak@gmail.com
                                              
Quyền Tổng biên tập:
KHÔI NGUYÊN

Phó Tổng biên tập thường trực:
 HỒNG CHIẾN

Phó Tổng biên tập:
 ĐẶNG BÁ TIẾN

Ban biên tập:
NGUYỄN VĂN THIỆN
PHẠM HUỲNH
AN QUỐC BÌNH
HUỲNH NGỌC LA SƠN

Trình bày:

Y KUAN NY NIÊ

AN QUỐC BÌNH

Thiết kế mỹ thuật:
AN QUỐC BÌNH

Sửa bản in:
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT

Trong số này


 VĂN:
      l Suy ngấm sau “một vụ mùa” – HỒNG CHIẾN
l      Tận mặt Tây bắc (ký) – VŨ DI
l      Một sắc Cao Nguyên  (Tùy bút) THỦY LUNG LINH
l  Bài ca Tuyệt mật (truyện ngắn) – TRUNG TRUNG ĐỈNH 
l      Viên ngọc quý (truyện ngắn) – NGUYÊN HƯƠNG 
Đồng tiền lẻ (truyện ngắn) - Y NGUYÊN
l Bạn chỉ sống có một lần (truyện ngắn) HỒ THU HIỀN
l Ami còn yêu chị lắm không? (truyện ngắn) H’XÍU HMOK
l Đêm giọt châu (truyện ngắn) TRẦN THU THỦ
l Đứng yên (Truyện ngắn nước ngoài) VÕ HOÀNG MINH (dịch)




THƠ của các tác giả:
HOÀNG THANH HƯƠNG – ĐẶNG BÁ TIẾN – VŨ DI – NINH ĐỨC HẬU – ĐỖ THƯỢNG THẾ - ĐOÀN GIAO HƯỞNG – HỒ HỒNG LĨNH – NGUYỄN VĂN HIẾU- ĐỖ VĂN TIẾN – NGUYỄN HƯNG HẢI – DUY HOÀN – LÊ VĨNH TÀI – HUỆ NGUYÊN – LÊ THỊ MINH NGHIỆM – NGÔ THẾ LÂM – PHAN HOÀI THỦY – LÂM BẰNG – TRẦN ANH THUẬN – BÙI XUÂN TIẾN – CÔNG NAM – LÊ HÒA – LÊ THÀNH VĂN – THANH TRÁC NGUYỄN VĂN – NGUYỄN TRƯỜNG THỌ -

Nghiên cứu giới thiệu – phê bình:

l                       Mây và sóng -  VŨ BÌNH LỤC
l                       Tổ ấm tình ngươi...        PHẠM NGỌC HIỂN
l                       Lạ lùng Tây Nguyên   - NGUYỄN VĂN THIỆN
l                       Mênh mang trường ca...     – NGUYỄN HUY LỘC
l                       Ngo Tiến sỹ và...          – NGUYỄN HUY LỘC
l                       Những kỷ niệm về y vơn – TRƯƠNG BI
                                      

Thư văn nghệ (Tháng 7.2013)


SỐNG XỨNG ĐÁNG
VỚI NGƯỜI ĐÃ HY SINH
   

     Trong lời kêu gọi nhân ngày 27.7.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hỡi toàn thể đồng bào! Anh em thương binh và gia đình tử sĩ! Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó đến như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh tài sản, chìm đắm cả bố, mẹ, vợ, con, dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ gìn tính mệnh của đồng bào. Họ hy sinh gia đình và tài sản  họ, để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của ta. Trong đó, có người đã bỏ lại một phần thân thể ở trước mặt trận. Có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ”.
      Cũng từ nhận thức đó, trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc sống tưng bừng vui vẻ hôm nay chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta”. Đấy cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
      Biết ơn người đã hy sinh vì dân, vì nước, là phải biết sống sao cho xứng đáng. Điều này nói thì dễ nhưng làm chẳng dễ chút nào. Có nhiều người đứng trên diễn đàn rao giảng về đạo đức rất hay, nhưng trong hành xử lại rất thất đức. Lợi dụng chức quyền, họ sẵn sàng bán đứng đồng đội, sẵn sàng đưa và nhận hối lộ nhằm giành giật chức quyền, vơ vét tài sản của nước, của dân về cho cá nhân mình; bỉ ổi hơn, họ còn dùng  mọi thủ đoạn để cướp nhà, cướp đất của gia đình thương binh, liệt sĩ… Họ chính là “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất hiện nay mà Đảng ta đang phải đấu tranh để loại bỏ ra khỏi hàng ngũ của mình.
      Người cầm bút biết ơn sự hy sinh của đồng chí, đồng bào thì phải tự biết xếp mình vào đội ngũ những người tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, chống lại sự vô ơn, bạc nghĩa  bằng những tác phẩm tâm huyết có sức chiến đấu cao. Đấy cũng là điều Đảng và nhân dân đang thiết tha mong đợi.                          
                        
CHƯ YANG SIN





Mời bạn vào xem Blogger của tạp chí ChưYangSin theo dường linh: http://vannghedaklak.blogspot.com
 

4 nhận xét:

  1. bài chả biết đọc LỖ MÔ?
    vào nhà rồi lại tự mò lối ra...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác góp ý quả là chí lý, em sẽ sửa sai ngay đây ạ.
      Mời bạn vào xem Blogger của tạp chí ChưYangSin theo dường linh: http://vannghedaklak.blogspot.com

      Xóa
  2. CHUC TC CHUYANGSIN LUÔN VỮNG TIẾN TRÊN ĐƯỜNG PHỤC VỤ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

    Trả lờiXóa

NHẬN XÉT MỚI