Trong bảy chục năm gần đây mà người già còn nhớ được,
thì chưa bao giờ người dân Dak Lak phải chứng kiến những trận mưa xối xả như trút
nước, rồi những cơn lũ gầm rú dữ dội như trận bão số hai tháng 8 năm 2007 vừa
qua gây ra. Cầu Nước Đục trên quốc lộ 26A thuộc địa phận xã Ea Phê, huyện Krông
Păk cao là thế mà vẫn bị nhấn chìm dưới dòng nước gần một mét, cuốn phăng cả
chiếc ô tô bốn chỗ ngồi đang lưu thông trên đường, ném xuống ruộng lúa. Huyện Ea Soup hàng chục hộ bị
nước cướp mất nhà cửa, tài sản dành dụm mấy chục năm trời phút chốc bỗng trắng
tay. Nhưng thiệt hại kinh khủng nhất phải kể đến huyện Krông Năng, một huyện có
vị trí địa lý nằm ở phía đông bắc tỉnh, một vùng đất trù phú, cuộc sống người dân
tương đối ổn định, nhiều người dân từ các vùng quê xa xôi như Thái Bình, Thanh
Hoá, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thừa Thiên-Huế… đến lập nghiệp không những thoát nghèo
mà còn đang thực sự giàu lên; nhà cửa khang trang, tiện nghi sinh hoạt trong
gia đình tương đối đầy đủ, con cái được ăn học đến nơi đến chốn. Con người cần cù, đất đai màu mỡ và cứ thế người dân huyện
Krông Năng nói chung và người dân xã Phú Xuân nói riêng đã tạo dựng được một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Nào ngờ cơn bão số hai như một con quỷ dữ vụt đến, phá
tan cuộc sống thanh bình của người dân nơi đây. 270 héc ta cà phê bị trốc gốc, nước
cuốn trôi; 850 hec ta lúa đến ngày thu hoạch bị nhấn chìm; 48 ngôi nhà bị hư hỏng;
47 ngôi nhà bị ngập úng; 31 hộ bị nuớc cuốn trôi toàn bộ tài sản. Nhưng có lẽ những thiệt hại đó chưa thấm gì so với sự mất
mát về con người: 9 người bị nước cuốn trôi, 2 người chết và 4 người mất tích;
cho đến nay đã gần một tháng trời trôi qua, hàng ngàn lượt người dân và các lực
lượng quân sự được huy động đi tìm vẫn không thấy xác những người xấu số; trong
đó có một gia đình bị nước cướp sạch cả người và nhà cửa. Những con số thống kê
thiệt hại của huyện Krông Năng cho ta thấy mức độ tàn phá ghê gớm của cơn bão số
hai gây ra.
Nhằm chia sẻ nỗi đau thương, mất mát của nhân dân và tìm hiểu xem chính quyền
địa phương đã khắc phục thiên tai như thế nào, tôi khăn gói tìm về xã Phú Xuân.
Trụ sở UBND xã rất đông người, nhưng đa sôù lãnh đạo đi vắng, chỉ còn một vị Phó
chủ tịch xã ngồi ngay cạnh nhân viên văn thư, tiếp dân, giải quyết các sự vụ.
Người dân xếp hàng chờ đến lượt mình được tiếp khá đông. Nhà thơ Trần Chi, Phó
trưởng Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện Krông Năng đưa tôi vào gặp ông Lê Đình
Chủng, Phó chủ tịch xã; ông bắt tay và nói như thanh minh: Anh thấy đó người dân đang đợi đến lượt được giải quyết công việc nhiều
như thế, vậy mà chỉ có mình tôi ở nhà, các
anh ấy đi xuống các thôn buôn cả rồi.
Nhìn khuôn mặt khắc khổ của vị Phó chủ tịch xã, tuổi chỉ độ trên bốn mươi,
lòng tôi xốn xang. Có lẽ đã nhiều đêm thức nên đôi mắt thâm quầng, khuôn mặt phờ
phạc, nhưng vẫn phải gồng mình lên với công việc. Bàn làm việc tiếp dân và tiếp
chúng tôi chỉ có sổ sách, bút mực và thêm một chồng hồ sơ; không ấm, không ly uống
nước như các công sở khác mà chúng tôi thường đến. Nhìn phong cách làm việc của
người cán bộ xã vùng lũ vừa đi qua thấy thương đến nao lòng
Biết anh rất bận, tôi xin được nắm sơ qua một vài số liệu của xã sau
khi cơn bão số hai tràn qua và tình hình khắc phục sau bão. Theo báo cáo tổng hợp
của văn phòng UBND xã, đa số các hộ dân bị mất mát, hư hỏng nhà cửa do cơn bão
gây ra đã được chính quyền giúp đỡ sửa chửa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống; ngoài
ra những hộ bị lũ cuốn trôi, mất hết tài sản còn được chính quyền trợ cấp chăn
màn, quần áo, lương thực để vượt qua cơn hoạn nạn. Tất cả các em học sinh được
giúp đỡ sách vở cho kịp thời dự khai giảng, không có học sinh bỏ học vì khó khăn
kinh tế. Để làm được điều đó một phần nhờ sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh, huyện; một
phần nhờ sự giúp đỡ của các đoàn cứu trợ nhân đạo của các tỉnh bạn. Trong thời
gian qua đã có hơn chục đoàn cứu trợ nhân đạo của các cơ quan ban ngành trong và
ngoài tỉnh đến thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ các gia đình gặp nạn. Sự có mặt của các đoàn cứu trợ nhân đạo
không những góp phần khắc phục khó khăn về đời sống vật chất cho các gia đình bị
nạn mà điều đáng quý hơn gấp nhiều lần là các hộ gia đình ấy cảm nhận được vòng
tay nhân ái của bạn bè khắp nước chia sẻ với mình, làm vơi đi nỗi buồn đau do
thiên tai giáng xuống mà cố gắng gượng dậy, gây dựng lại cơ nghiệp.
Cuộc trao đổi của chúng tôi bị gián đoạn nữa chừng vì tiếp tục có hai đoàn
cứu trợ nhân đạo từ thành phố Hồ Chí Minh lên xin gặp. Thông cảm với địa phương,
tôi xin phép được xuống thăm gia đình bị thiệt hại nặng nhất do cơn bão gây ra.
Bắt tay thật chặt, Phó chủ tịch xã giọng
áy náy nói thêm: Tình hình địa phương như
vậy, anh thông cảm nhé!
Trên đường về thôn Xuân Thái II thăm gia đình ông Nguyễn Văn Tá, gia đình bị
nước lũ cuốn trôi nhà và năm người vào buổi sáng oan nghiệt mùng bốn tháng tám
vừa qua; tiện đường, nhà thơ Trần Chi đưa tôi vào dự lễ công bố quyết định công
nhận thôn Văn hóa, thuộc xã Phúù Xuân. Ở một vùng đất vừa bị lũ quét tàn phá nặng
nề thế mà nhân dân địa phương vẫn cố gắng gượng dậy, đứng lên, khắc phục khó khăn,
ổn định cuộc sống, xây dựng cuộc sống mới thì thật đáng khâm phục. Thấy chúng tôi,
ông Trần Văn Huy Chủ tịch UBND xã niềm nở ra bắt tay đưa vào. Hội trường đông
nghịt người dân đến dự lễ, khuôn mặt ai cũng thấy bừng sáng niềm vui. Trên sân
khấu, các em học sinh đang biểu diễn văn nghệ chào mừng. Trao cho tôi ly nước, ông
Chủ tịch xã không giấu được vẻ tự hào nói: Sau mấy chục năm trời phấn đấu đến
khi chuẩn bị được công nhận Thôn Văn hoá thì cơn bão số hai ập vào; cũng may,
do vị trí các hộ gia đình thôn Xuân Mỹ ở cao nên không bị thiệt hại về người, còn
nhà cửa hư hại, hoa màu bị tàn phá có nhẹ hơn so với các thôn khác trong xã; đặc
biệt nhân dân trong thôân Xuân Mỹ này toàn là người xứ Huế vào xây dựng kinh tế
mới cách đây tròn ba chục năm hết sức đoàn kết, giàu lòng nhân ái, tình làng
nghĩa xóm sâu nặng nên các hộ thiệt hại ít giúp hộ thiệt hại nhiều, nhanh chóng
khắc phục hậu quả; ngoài ra còn giúp đỡ thêm các thôn khác nữa. Trong khó khăn,
hoạn nạn mới hiểu hết lòng nhau.
Nhìn khuôn mặt cương nghị, rắn rỏi của vị Chủ tịch xã Phú Xuân tôi thấy an
lòng. Các anh, những người cán bộ được Đảng và nhân dân tín nhiệm đã vững tay
chèo, vượt qua thử thách, ổn định được đời sống cho mọi người sau thiên tai. Cơn
bão khủng khiếp tràn qua chưa lâu, nhưng có những vùng như thôn Xuân Mỹ đã khắc
phục được hậu quả và mừng hơn, còn được vinh dự
công nhận danh hiệu: Thôn Văn hoá.
Việc tổ chức đón nhận Thôn Văn hoá trong thời điểm này sẽ là nguồn cổ vũ rất lớn
đối với thôn Xuân Mỹ nói riêng và cả xã Phú Xuân nói chung. Đây là sự ghi nhận
của chính quyền cấp trên đối với những cố gắng vượt bậc của Đảng, Chính quyền và
nhân dân không chỉ thôn Xuân Mỹ mà cả xã Phú Xuân trong thời gian qua.
Rời thôn Xuân Mỹ, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình về thăm gia đình ông
Nguyễn Văn Tá. Đoạn đường từ Công ty cà phê 49 rẽ vào rất khó đi vì lầy lội. Đoàn
từ thiện Phật giáo từ thành phố Hồ Chí Minh lên phải để xe ô tô ngoài đường nhựa
đi bộ vào. Tôi và Trần Chi đánh vật với chiếc xe mô tô, hết trượt bên phải lại
lao qua bên trái; nhiều chỗ bùn lút gần nửa bánh xe, quần áo lấm vùi. Con đường
men theo lô cà phê dài độ 5km cuối cùng cũng lùi lại phía sau, chúng tôi đến bờ
sông Krông Năng.
Đứng trên bờ sông nhìn dòng nước giờ này đã hiền hoà
hơn, chiều ngang chỉ độ hơn hai chục mét, nước sông đỏ sậm phù sa. Trần Chi vỗ
vai tôi chỉ lên rặng tre gai mọc bên bờ sông: Anh nhìn những cọng rác còn mắc trên ngọn tre kia kìa. Hôm lũ tràn về
ngập đến tận đó. Tôi ước tính từ mặt
nước lên đến bụi tre cũng phải hơn chục mét, vậy mà ngọn tre cao gần chục mét ấy
bị nước tràn qua thì thật kinh khủng. Theo chân Trần Chi, tôi đến ngôi nhà của
người đàn ông không may Nguyễn Xuân Tá. Theo như giới thiệu của người em trai ông
Tá, ngôi nhà xây năm phòng khá kiên cố, tường xây gạch dày hai mươi phân, móng
nhà được đổ giằng bằng bê tông cốt thép, mái lợp tôn màu theo kiểu nhà Thái. Đây
là tài sản dành dụm hơn hai chục năm trời của cặp vợ chồng bằng nghề chèo đò.
Những tưởng xây được căn nhà kiên cố, đẹp đẽ, khang trang để con cái có chỗ học
hành theo kịp bạn bè. Nào ngờ cơn lũ ập đến, cả nhà gồm hai vợ chồng, hai đứa
con và người em vợ ngoài quê mới lặn lội hơn ngàn cây số vào thăm anh chị và các
cháu đã bị dòng nước nhấn chìm, cuốn đi. Ngôi nhà xây kiên cố là thế, giờ chỉ còn
trơ lại cái móng nhà, còn tất cả đã bị dòng nước xoá sạch, không để lại dấu vết.
Ba ngày sau cơn lũ quét, người dân địa phương tìm thấy xác người em bị vùi dưới
cát cách ngôi nhà gần hai chục km. Bốn người còn lại trong gia đình cho đến nay
vẫn không tìm thấy xác. Trên nền ngôi nhà cũ, giờ đây chỉ còn một trang thờ nhỏ
khoảng một mét vuông do bà con thân thuộc dựng lên làm chỗ thắp hương cho những
người đã khuất. Bên trang thờ, một em bé gái đầu chít khăn trắng đang đứng lặng
bên bình hương nghi ngút khói. Qua giới thiệu của những người anh em, bà con thân
thích đến thắp hương tưởng nhớ cho những người xấu số, tôi biết em tên là Nguyễn
Thị Nga, học sinh lớp chín trường PTCS 49, người con còn lại duy nhất trong gia
đình năm khẩu. Trong cái ngày định mệnh ấy em về thăm quê nên thoát nạn. Khi đi, cha me,ï các
em còn ríu rít đưa tiễn; ngày về tất cả vắng lặng đến ghê người. Căn nhà xưa đã
bị xoá sạch chỉ còn trơ lại cái nền nham nhở. Vành khăn tang trên đầu em bé mảnh
mai ấy gánh cả cho năm người xấu số. Không nhà, không còn tiện nghi sinh hoạt,
em đang được dòng họ cưu mang và cả các bàn tay nhân ái của Đảng, chính quyền các
cấp quan tâm, giúp đỡ để vượt lên. Theo như
bà con hàng xóm cho biết: lãnh đạo của một sở nọ ở tỉnh Dak Lak đã hứa
giúp em vào học tại trường Văn Hoá II trên thành phố Buôn Ma Thuột; nhưng lời hứa
đó qua đã lâu rồi mà em vẫn còn ở đây! Mong sao những người có trách nhiệm đã hứa
với đứa con gái mồ côi tội nghiệp này hãy giữ lời để em khỏi mòn mỏi trông chờ.
Dòng sông nước vẫn chảy, những ngôi nhà sập tường,
tốc mái đã được dựng lại; nhưng những vành khăn tang thì còn lại với những người
thân, không dễ gì có thể hàn gắn được. Thiên tai quá ác, sự giận giữ của thiên
nhiên quả là khủng khiếp. Giờ này, những người còn sống, những người có trách
nhiệm phải ngồi lại với nhau tìm cho ra nguyên nhân nào dẫn đến sự thiệt hại về
người và vật chất tàn khốc đến thế. Có phải do người dân chủ quan vì lâu lắm rồi
chưa ai thấy lũ lụt ghê gớm như thế xảy ra, không ai đề phòng nên mới thiệt hại
như vậy! Hay tại hệ thống cảnh báo lũ lụt của chúng ta chưa tốt, không dự báo trước được những trận lũ quét lớn sẽ xảy ra!
Hay tại con người cạo trọc rừng xanh nên thiên nhiên giận dữ trút nước xuống không
có gì ngăn cản, dồn lại thành thác lũ trả thù con người!...
Vâng! Sau tai hoạ người ta đang mổ xẻ tìm ra nguyên
nhân để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Để có được điều ấy, các ngành chức năng
có trách nhiệm ở tỉnh, ở trung ương, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, dự báo
chính xác giúp người dân tránh được những thiệt hại không đáng có.
Cơn lũ đã đi qua, cuộc sống dần dần trở lại sự bình yên như vốn có của nó. Để
có được điều đó chúng ta ghi nhận sự cố gắng rất lớn của Đảng, chính quyền xã
Phú Xuân nói riêng và huyện Krông Năng nói chung. Chúng ta tin và mong rằng với
truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam “lá lành đùm lá rách”, người dân
vùng lũ xã Phú Xuân lại gồng mình đứng lên gây dựng lại cơ đồ tươi đẹp hơn những
gì vừa bị dòng lũ cướp mất...
Anh HC ơi, cho NM xin lại số phone của anh nhé. NM đang ở BM đây.
Trả lờiXóaChúc mừng người Đà Nẵng đã về lại Buôn Ma Thuột nhé.
XóaĐT: 0944 777 263 hoặc: 05003 860 571