Trong một lần về
thăm buôn Krông Pa dưới chân dãy núi Krông Á xanh ngắt, cao chọc trời, giống như
một bức tường thiên nhiên phân định ranh giới của của ba tỉnh Dăk Lăc - Gia Lai
- Phú Yên; tôi có dịp ngồi uống rượu cần bên bếp lửa nhà ông giáo già Y ĐHăng.
Dãy nhà sàn dài gần trăm mét, trong đó hai
phần ba làm phòng khách, nơi sưởi ấm và uống rươu, phần còn lại làm phòng ngũ. Ông
Y ĐHăng có khuôn mặt thông minh, cương nghị, tuổi xấp xỉ bảy mươi, cao, gầy; cời
đống than đỏ hừng hực đặt mấy miếng nai khô, lật qua lật lại… mùi thịt nướng thơm
lựng.
- Nai này thầy bắn
được à? Tôi hỏi.
- Của buôn chia phần.
Anh nói giọng buồn buồn như không muốn nhắc
đến chuyện đi săn. Ma Hen cán bộ phòng giáo dục huyện đi cùng tôi cười xòa vỗ vai
Y ĐHăng.
-Buồn làm gì, ở đời
làm sao tránh đuợc sự vấp ngã; vấp ngã phải biết đứng dậy chứ không phải bị ngã
là sụp đổ luôn nghe chưa.
MaHen quay sang tôi:
- Ông biết không
–Y ĐHăng thời thanh niên không chỉ là một thầy giáo giỏi mà còn là tay thợ săn săn
sừng sỏ của cả vùng này đó.
- Thật thế sao?
Như đoán đuợc suy
nghĩ của tôi về người thầy giáo gầy gò ngồi trước mặt đã từng là thợ săn nổi tiếng;
A ma Hen nói :
- Trước đây, vào
khoảng năm 1977-1978 cả vùng phía đông huyện này chỉ có rừng là rừng, đi mỏi chân mới thấy một buôn
nằm lọt thỏm giữa rừng. Thú rừng nhiều vô kể. Ngoài hổ, báo, voi, gấu, bò rừng, min… thường kéo về theo một chu kỳ nhất
định của vòng quay kiếm ăn; còn heo, nai, khỉ, dọc thì cứ đàn này đi, đàn khác kéo
về quấy phá thường xuyên. Cuối năm 1978 thầy Y Đhăng dạy trường nội trú huyện, thường
đi săn kiếm thức ăn cho cả trường. Thời bao cấp kinh tế còn khó khăn, thực phẩm
khan hiếm, vận động được các em rời buôn làng, xa a ma, a mí đến trường học là cả một vấn đề nan giải. Nhưng
thầy Y ĐHăng đã làm được và làm tốt là nhờ một phần vào tài săn bắn nữa đấy. Nhưng
chữ tài gần với chữû tai; chữ tai ấy lại giáng xuống đầu vào đúng thời điểm bất
ngờ nhất, khủng khiếp nhất.
Giọng Ama Hen chợt
chùng xuống, anh vít cần uống một hơi dài, trả lại cần cho ông YĐHăng:
- Để tôi kể lần đi
săn cuối cùng của thầy Y Đhăng cho ông nghe.
Y ĐHăng không nói
gì, đôi mắt buồn buồn nhìn chăm chăm vào đống lửa như muốn quên đi qua khứù.
Tiếng Ama Hen rì
rầm , rì rầm . . .
Hôm ấy mấy thầy trò trương Dân tộc nội trú huyện dốc
hết lực lượng bao vây cánh đồng sậy rộng chừng
chục héc ta sát ngay chân núi Krông Á. Đám sậy mọc khá tốt, cao lút đầu người,
còn xanh um. Ở giữa đám sậy có con suối chạy qua, quanh năm nước màu riêu cua, váng
vàng nổi lên từng đám lững lờ trôi theo dòng
nước. Chính đây là nơi lí tưởng cho bầy heo rừng ẩn nấp trước khi về phá hoại hoa
màu.
Rừng sậy tươi tốt
che kín phía trên, song phía dưới heo đi lại thành đường dọc, ngang như những dãy
địa đạo đan chéo vào nhau. Ở giữa đầm sậy, một hố bùn rộng chừng chục mét vuông,
là nơi tắm lí tưởng cho lũ heo vào mùa khô. Đêm đến từ trong cánh đồng sậy, heo
kéo đàn, kéo lũ ra phá phách hoa màu. Chúng phá mới khủng khiếp làm sao. Củ khoai
mài mọc sâu trong lòng đất có đến nửa mét cũng bị chúng ủi lên như người ta đào.
Rừng mía đến thời kì thu hoạch chúng cắn ngang cây nhằn đoạn gốc, tấp ngọn thành
đống. Có con ác hơn dùng cái mũi cứng như thép của mình cày tung gốc lên để nhặt
giun , sâu bọ .
Bọn chúng đi đến
đâu, ở đó con người không còn gì để thu hoạch. Muốn xua đuổi chúng đâu có dễ. Nếu
không có súng, chỉ đốt lửa xung quanh rẫy; chúng không sợ, cứ tự nhiên như về nhà
mình, ngang nhiên bước qua vào rẫy kiếm ăn. Có người vác gậy ra đuổi, chúng lao
lại đuổi luôn cả người. Loài heo thường đi theo đàn, mỗi đàn ít thì vài chục con,
bầy đông khoảng trên một trăm con. Chúng đông đúc như vậy nên sức tàn phá thật khủng
khiếp. Người ta rào nương, đặt bẫy vẫn không sao hạn chế được chúng vì trời phú
cho họ nhà heo cái mũi quá thính, thính như mũi chó săn, nên có thể “ngửi” ra cạm
bẩy mà tránh, ủi đổ rào mà đi.
Phường săn của buôn
Krông Pa
nổi tiếng vì có đàn chó biết săn heo, điều đó hiếm vô cùng. Ai cũng biết heo rừng
sẵn sàng tấn công cả người thì chó thấm vào đâu! Ấy vậy mà bầy chó buôn Krông Pa
lại rất dũng mãnh khi đuợc đưa đi săn heo rừng. Săn ở đây không phải là tự chó cắn
chết được heo, vì da heo rừng dày lắm, chó cắn chỉ như gãi ngứa. Cách săn heo phải có biện pháp riêng.
Đầu tiên người đi săn tìm đến gần chỗ bầy heo nằm, xua cho chó xông vào gần bầy
heo sủa inh ỏi. Heo tức lao ra đuổi chó, chó chạy lại chỗ người núp mang súng đợi
sẵn. Có con heo khôn ngoan chỉ đuổi một đoạn rồi đứng lại, khi đó chó săn phải quay
lại sủa, chọc tức cho heo đuổi theo. Luyện được con chó như vậy quý lắm, đắt lắm,
nó đắt tiền hơn cả con trâu lớn.
Trong bầy chó săn
có con Xám của thầy Y ĐHăng là khôn nhất.
Nó là con chó đầu đàn tinh quái vì trải qua nhiều trận đánh sinh tử nên dày dạn
kinh nghiệm. Nhưng đạt được điều đó, con Xám cũng trả giá bằng mấy thẻ xương sườn.
Thời con Xám mới
hơn một tuổi đã nổi tiếng lì lợm, nó xông
vào sát bầy heo, có khi chỉ cách hai mét mới sủa. Một lần bị con heo độc rượt theo,
nó chạy ra nhưng không thấy heo chạy theo nên quay lại tìm. Ai ngờ con heo ranh
ma đút đít vào bụi cây nằm phục ngay bên đường, chờ con Xám chạy qua mới lao ra
dùng nanh đâm một nhát vào bụng làm gãy ba xương sườn, lòi cả ruột. Con chó kêu
lên thảm thiết. Lúc đó Y ĐHăng vội bắn chỉ thiên cho heo bỏ chạy rồi xuống ôm chó
về băng bóù, thuốc thang gần ba tháng sau mới lành.
Buổi đi săn sáng
hôm ấy rất đông. Đi săn không chỉ để vui chơi, giải trí, mà còn giúp dân bảo vệ
hoa màu và cái quan trọng nhất là kiếm thực phẩm cho hơn ba trăm thầy trò trường
nội trú có cái cải thiện bửa ăn, sau hơn nửa tháng chỉ ăn toàn cá chuồn khô. Bảy
thầy giáo và gần chục học sinh lớn tuổi nhanh
nhẹn mang theo năm con chó tinh khôn bao
vây chặt đám sậy. Tám người được phân công dẫn chó xua bầy heo từ phía cánh đồng
vào chân núi. Nếu bầy heo muốn chạy thoát
lên núi cao buộc phải chạy qua đám cỏ gianh rộng chừng hơn chục mét chiều
ngang, chạy vắt qua sườn đồi; đám cỏ gianh đã bị nắng đốt khô cong, ngã rạp xuống
nên heo chạy qua như phơi trần trên mặt đất, rất dễ bắn.
Ba thầy có súng chia nhau chặn đuờng lên núi, mỗi người
cách nhau khoảng vài chục mét. Y ĐHăng chọn điểm bắn khó nhất; đây là ngọn suối
cạn có nhiều cây lúp xúp, tạo thành đường hầm cho heo đi lại dễ dàng. Còn người
bắn rất khó xử lý vì cây cối rậm rạp, chỉ có khoảng trống chừng một mét nhưng không
có cây to để núp hay đống mối để đứng. Y ĐHăng tin vào tài bắn của mình cũng như
vai trò chỉ huy nên phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề đó.
Bố trí đội hình xong, người đi lùa
thả chó và dàn hàng ngang xông vào rừng sậy, vừa đi vừa la hét, đốt pháo nổ ầm ầm.
Đàn chó được thể sủa lên nhặng xị. Cả rừng sậy rung chuyển. Bầy heo sợ hãi chạy
lung tung nhưng chúng chưa dám vượt khoảng trống lên núi cao mà chỉ nghiến răng
ken két nghe rờn rợn. Mặc, bầy chó cứ thi nhau gào lên, đặc biệt tiếng con Xám sủa
khoan thai từng tiếng một theo nhịp đều đều tiến dần về phía Y ĐHăng. Tiếng con
Xám không thể lẫn lộn với bất cứ con nào vì tiếng của nó thanh, sủa gióng một, chứng
tỏ nó gặp heo lớn.
Thông thường heo
đi bầy ít có con lớn, con nặng nhất khoảng
chín chục đến một tạ là cùng, còn lại chỉ nặng khoảng sáu, bảy chục kí. Đàn heo
này theo dấu chân mà tính chắc phải cả trăm con, nhưng không con nào lớn. Y ĐHăng
tự nhủ và chờ đợi.
Vạt sậy trước mặt
rung lên ào ào, bầy heo nối đuôi nhau chạy ngược theo dòng suối lên đồi. Chỉ chờ
có vậy. Khẩu súng trên tay Y ĐHăng vang lên một phát đĩnh đạc. Phát đạn đầu tiên
nổ, con heo trúng đạn ngay mang tai gục đổ ngay sát chân, nặng chắc phải gần tạ.
Bỗng một tiếng “ào”
dữ dội như cơn lốc xoáy, Khẩu súng Y ĐHăng cầm trên tay chỉ kịp nổ một phát cướp cò đã bị hất tung ra xa.
Một con heo lớn không biết từ đâu xuất hiện chồm lên người làm Y ĐHăng té ngữa.
Vì bất ngờ nên viên đạn xuyên qua một chân trước con heo, nó đau đớn mắt trợn ngược,
chân trước còn lại đạp lên ngực, giơ chiếc mõm dài , hai bên chìa ra hai chiếc răng
nanh trắng hếu to như quả chuối định cắm vào mặt Y ĐHăng. Y ĐHăng lấy hết sức lực
dồn vào đôi tay rắn chắc của mình bóp chặt hàm dưới đẩy mỏm con heo lên. Con heo
rừng muôùn ghì chết kẻ thù của no ù; còn con người vì sự sinh tồn cũng cố móc tay
vào yết hầu đẩy mỏm nó lên. Không biết Y ĐHăng cầm cự được thêm bao lâu, khi cánh
tay tê dại, cái chết đã lơ lửng trên đầu. Đúng lúc đó con xám xuất hiện, nó cắn
vào dây súng cố sức kéo khẩu Ak lại sát bên chủ, ngay dưới mõm con heo. Làm xong
cái việc phi thường đó, nó lấy hết sức lao vào chiếc chân trước trúng đạn của con
heo gặm một miếng rõ to, giật mạnh. Con heo đau đớn hộc lên một tiếng, quay ngang
táp vào chân con xám, Một tiếng rắc khô khan vang lên, con heo đã cắn đứt chân sau
con xám.
YĐHăng cố hết sức
nâng khẩu AK siết cò. Cả băng đạn còn lại găm nát đầu, cổ con heo. Nó nặng nề đổ
sụp xuống, cũng là lúc Y ĐHăng ngất đi .
Nghe thấy tiếng súng nổ lạ, khác lệ thường, mọi người
đổ xô lại, thấy Y ĐHăng máu đầy người nằm bất tỉnh bên cạnh con heo, con heo mồm
vẫn nghiến chặt chân sau con xám, còn con xám vẫn cắn chặt chân trước bị bắn nát
của con heo.
Y ĐHăng được đưa
vào bệnh viện điều trị gần ba tháng mới lành vết thương do chiếc chân còn lại của
con heo giãy chết đạp lên ngực trược xuống gãy ba thẻ xương sườn và rạch một đường
dài lòi cả ruột ra ngoài.
Ngày nay, ai có dịp
đến thăm thầy Y ĐHăng, đều thấy một con chó màu xám cụt một chân sau nằm cạnh đầu
cầu thang lên xuống, dương đôi mắt thông minh, lanh lợi nhìn mọi người. Nó trở thành
con chó huyền thoại của buôn Krông
Pa.
Mùa
mưa năm 1997
Sang anh ngắm khỉ trong hình
Trả lờiXóaẢnh thời rất đẹp, lời bình lại duyên.
Lâu rồi mới ghé thăm anh!
Cảm ơn bạn đã ghé thăm và tặng thơ.
XóaChúc buổi chiều như ý!
Loài khỉ rất thông minh đấy HC ạ. Chúc ngày mới vui khỏe.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã chia sẻ cùng ạ!
XóaNgắm mấy con khỉ ngộ quá ! đúng là khôn như khỉ bác HC nhỉ ! :)
Trả lờiXóaRình mãi bác mới chộp được mấy kiểu ngồ ngộ đấy. Soc nau thấy hay không?
XóaSao bác không vào được Blog của SÓC NÂU nữa rồi?
Xóacon khỉ vui ghê
Trả lờiXóahạt điều mật ong