Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

CHUYỆN BÀ HIỆU PHÓ - Truyện ngắn của HỒNG CHIẾN




                                            


Khác với thường ngày, hôm nay ông Hiệu trưởng đến trường khá sớm, khi trống báo hết giờ sinh hoạt mười lăm phút vừa dứt; mắt không nhìn ai, bước thẳng vào phòng làm việc. Cô văn thư vội vã bê bộ ly trà vừa rửa xong đặt lên bàn, pha trà. Trà Bắc Thái có khác, mùi thơm ngào ngạt toả ra khắp phòng. Lễ phép đặt ly trà trước mặt Hiệu trưởng:
-         Mời anh!
-         Mời chủ tịch Công đoàn và Tổng phụ trách Đôïi lên đây.
-         Dạ !
- Cô Tổng phụ trách dáng người khoẻ khoắn, nước da trắng trẻo, có khuôn mặt dễ nhìn, nhanh nhẹn bước vào phòng.
-         Anh gọi em ạ!
Hiệu trưởng buông một tiếng cụt ngủn:
-         Ừ!
Người đàn ông có chiều cao khá khiêm tốn, nhưng bù lại chiều ngang được phát triển quá độ trông gần như vuông, vội vã bước vào.
- Em chào sếp ạ!
      - Ngồi xuống đi.
Chờ hai người yên vị, Hiệu trưởng hất hàm hỏi:
-         Tối hôm qua các cậu có xem chương trình truyền hình địa phương không?
-         Dạ! Thưa anh không ạ. Hôm qua em xem phim trên VTVI.
Cô Tổng phụ trách Đội nhanh nhẩu trả lời, miệng mỉm cười khoe chiếc răng khểnh xinh xinh.
-         Thế còn chủ tịch Công Đoàn?
-Dạ thưa sếp, hôm qua em say quá nên vêø đến nhà là ngủ luôn, đâu có kịp uống nước chứ nói gì xem ti vi. Có chuyện gì không ạ!
-Chết thật, chuyện tày đình như thế mà các cậu không chú ý nghe thì làm lãnh đạo thế nào được.
Nhấp một ngụm trà, Hiệu trưởng hơi vươn người ghé khuôn mặt xám ngắt lại gần hai người ngồi đối diện;
-Hôm qua đài truyền hình huyện vừa đọc thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với gia đình bà Hồng trường ta đấy.
-Có chuyện đó thật ạ!
Cô Tổng phụ trách Đội, thảnh thốt hỏi lại.
-Tại sao lại bị Toà án cưỡng chế thi hành án.
-Chơi huê hụi không có tiền trả nên bây giờ bị xiết nhà. Đẹp mặt chưa! Thế mà hàng ngày cứù vênh vênh cái mặt, ra vẻ cao đạo, mẫu mực. Động một tý là phải thế này, phải thế kia. Bây giờ cả huyện biết không chấp hành luật pháp nên bị cưỡng chế, làm xấu mặt cả trường chúng ta.
Ngả người ra ghế, ông hiệu trưởng nở một nụ cười mãn nguyện. Gần mười năm công tác cùng với bà ta, nhiều lúc bực mình. Động một tý là nhắc nhở, góp ý. Bực nhất việc mỗi tháng ông phải đi thành phố Hồ Chí Minh có hai lần, mỗi lần khoảng ba bốn ngày lấy hàng về cho vợ bán, thế mà mụ ta cũng càm ràm ra vẻ khó chịu. Ngay như chuyện tổ chức họp hội đồng hàng tháng, vì bận đi nhận hàng cho kịp chuyến nên ông thông báo họp ngay sau tiết cuối buổi sáng thứ sáu; buổi chiều cho anh em nghỉ bù, mụ ta cũng phản đối bảo: “vi phạm luật lao động”. Mụ ta không hiểu hay cố tình không hiểu, nếu họp buổi trưa cùng lắm đêùn mười ba giờ là cùng; buổi chiều không phải đến trường, giáo viên ai cũng vui lòng, chỉ có mụ là gây khó khăn cho mình. Của đáng tội, về chuyên môn mụ ta lại cứng hơn mình, hai vợ chồng mụ chỉ có một đứa con đang học tận thành phố nên thời gian rảnh rổi nhiều, đêùn trường đều đặn, khép giáo viên vào nề nếp. Nhưng nhiều lúc lại không biết điều, toàn gây khó dễ cho mình. Đây là cơ hội …
-         Tội nghiệp cô ấy quá, không biết ở trên trường có được thông báo không!
 Cô tổng phụ trách tỏ ra áy náy trước việc bà Hồng đang theo học đại học tại chức tại thành phố Buôn Mê Thuột, trong khi đó ở nhà bị Đội thi hành án huyện xiết nhà. Ôâng Chủ tịch Công đoàn thoáng cau mày.
-Toà đã xử làm sao không biết! Già còn rững mỡ đòi đi học, học xong để về hưu chắc.Giờ tài sản bị chia, nhà cửa bị chấn, phụ huynh, học sinh đều biết cô giáo không chấp hành luật pháp để đến nỗi phải cưỡng chế. Còn mặt mũi nào mà nhìn mọi người nữa.
Măït chủ tịch Công đoàn đỏ ửng lên như uống rượu say, trong đầu chợt hiện lên cảnh bị bà Hiệu phó phê bình, nhắc nhở vì lên lớp có mùi men. Cánh đàn ông không biết uống rượu thì vứt. Thế mà làm vài ly là kêu ầm ĩ, đòi lập biên bản. Chưa soạn giáo án lên dạy cũng phê bình làm như giết học sinh không bằng! Ai cũng biết kế hoạch hàng năm đã giao, học sinh học thế nào đi nữa cúi năm cũng phải cho lên lớp hết. Vì vậy dạy thế nào mà chẳng được! Tệ nhất là việc ghế hiệu phó có một cái mà mụ ta ngồi đã chục năm không nhường cho ai. Đợt này bả nghĩ thì mình ngồi là cái chắc, ai xứng đáng hơn Chủ tịch công đoàn!
Cô Tổng phụ trách tỏ vẻ thương xót, áy náy trước cảnh ngộ của bà Hiệu phó, vì dù sao cũng được bà ta bỏ qua cho một số lần sai phạm bằng cách không nêu tên trước hội đồng, may ngồi được ghế Tổng phụ trách Đội này cũng nhờ có sự giúp đỡ tận tình của bà ta. Nay tình thế thế này, chắc mình sẽ là người được chọn thay cô ta. Lão chủ tịch Công đoàn người một khúc, suốt ngày rượu chè bê tha, làm gì đến phần. Quyền quyết định ở Trưởng phòng, mà trưởng phòng thì chúa là hay tin vào tướng mạo con người. Loại như lão có đến Tếât tây cũng không có phần. Mình phụ nữ vừa trẻ, hình dáng không đến nỗi nào, chứ chưa nói có phần khá nữa, lại Đảng viên. Tất cả đều hơn đứt lão ta thì lo gì không đến phần. Hiệu trưởng bây giờ mình nói gì, cha “Bát Giới” ấy chẳng phải nghe. Còn cấp trên, chiều nay phải lên nhà ông cán bộ phụ trách tổ chức Phòng tranh thủ trước mới được. Bất chợt hai má cô Tổng phụ trách tuổi ngót ngét “băm” cũng ửng hồng như vừa đi làm đồng về giữa trưa nắng tháng sáu xứ Nghệ.
-Thưa sếp, theo em bà ta đã vi phạm pháp luật thì phải xét kỷ luật thôi ạ!
-Tội cô ta quá ; nhưng đến nước này cũng đành phải chịu. Theo em nghĩ, ta đề nghị cho cô ấy chuyển qua trường khác là được.
-Thế thì nhẹ quá, đây là trường hợp điển hình của ngành Giáo dục về tiêu cực, chúng ta phải xử thật nặng làm gương cho người khác, có như thế mới đủ sức răn đe không còn người tái phạm. Hiện nay ngành Giáo dục đang có phong trào chống tiêu cực, trường hợp này ta làm tốt có thể được khen thưởng ấy chứ. Biết đâu sếp được đề bạt về phòng, chúng em lại có nhờ.
-Phòng lãnh đạo cả huyện, hơn ngàn con người đến lúc đó làm sao anh ấy còn nhớ tới cái trường bé cỏn con này nữa, chứ nói gì đến chúng ta!
Sau câu nói là cái liếc mắt sắc như dao cau của cô Tổng bổ vào Hiệu trưởng. Hiệu trưởng mỉm cười làm chiếc miệng vốn không được tròn lại càng lệch hơn, khoe bộ răng vẩu vàng khè không chịu xếp hàng.
-Các cậu yên tâm, dù có đi đâu chăng nữa cũng không thể quên được các cậu đâu. Người ta nói một ngày nên nghĩa; đàng này chúng ta sống với nhau đã bao lâu, vui buồn có nhau cơ mà.
-Dạ!ï Em vẫn biết sếp là người có nghĩa có tình, rất chu đáo với đàn em, có đâu như người ta nghĩ.
-Đúng rồi, cái lưỡi không xương nên nhiều đường uốn lắm. Chỉ có bàï nạ dòng này là vụng, giống gà ăn xong quẹt mỏ , quên ngay ấy mà.
-Người xưa bảo: gái hai con trông mòn con mắt; quả là đúng với hoàn cảnh hiện tại của cô; có chỗ nào mà không qua được.
-Thôi, các cậu ăn nói cho nghiêm túc. Hôm nay chúng ta họp ban lãnh đạo nhà trường để xem xét việc kỷ luật bà Hồng. Qua tội danh toà án đã nêu, chúng ta phải thống nhất hình thức xử lý, trước khi đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trừơng thông qua. Mức độ sai phạm là hết sức nghiêm trọng, vì vậy chúng ta phải xử nghiêm theo đúng quy chế. Theo mình nên xử ở mức: cảnh cáo toàn ngành, hạ bậc công chức.
-Thưa sếp, hạ bậc công chức nghĩa là không được dạy học nữa đâu, phải xuống làm lao công tạp vụ hay văn thư, thư viện đấy ạ.
-Đúng! Đã vi phạm pháp luật bị Toà án dân sự xử, lại thông báo lên ti vi thì còn danh dự đâu mà đứng lớp chứ nói gì đến làm quản lý. Mình dự tính ngã đâu đứng dậy ở đó; đề nghị lên trên cho mụ ta được làm lao công, tạp vụ ngay tại trường ta. Các cậu thấy thế nào!
-Sếp quả là cao kiến, đệ tử xin bái phục.
Cả ba người bổng ngồi im nhìn nhau, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ . Ông Hiệu trưởng nhớ lại những lần thanh quyết toán tiền dạy thay kê, bớt xén của anh em giáo viên tý chút gọi là công đi lại, giao dịch; giáo viên không dám nói, còn mụ ta long lên sòng sọc, đòi phải trả đủ. Chuyện quan hệ với đồng nghiệp, họp lãnh đạo mụ ta cũng góp ý: có dư luận, nên cẩn thận… Cứ như cái gai chọc vào mắt. Nay có điều kiện giữ lại hành hạ cho mụ ta biết thân, được cả đôi đường; vừa được tiếng giúp đỡû, vừa trả thù cho bõ ghét. Nhưng lỡ mụ ta nắm được cái gì đó thì…
ÔngChủ tịch Công đoàn ngồi suy tư, lòng vẩn vơ lo; hắn ta ở lại có khi khó làm việc vì nghiệp vụ chuyên môn mình không bằng, giáo viên sẽ dựa vào bà ta coi thường mình. Ấy là chưa kể các chế độ, chính sách ưu đãi dành cho giáo viên, mụ đã làm nên chắc chắn biết rõ sẽ xúi giáo viên, lại rếch việc. Không khéo cái ghế Hiệu phó khó giữ.
Cô Tổng phụ trách lòng ngổn ngang trăm nỗi; bà ta ở lại thì khó cho mình lắm. Nghiệp vụ chuyên môn hơn hẳn mình, kinh nghiệm quản lý có thừa; đó là chưa kể chuyện riêng mình trong quan hệ, bà ta đã góp ý vài lần. Bề ngoài có vẻ chân tình lắm, nhưng trong bụng ai mà biết được sẽ trở mặt lúc nào. Tốt nhất tống đi thật xa cho khuất mắt.
-Theo em chỉ nên kỷ luật cách chức, chuyển qua trường khác là được. Bà ấy năm mươi tuổi rồi, có cố lắm cũng chỉ công tác được vài năm nữa phải nghỉ hưu thôi. Nếu để lại trường sẽ khó cho anh em mình làm việc. Ta làm phúc mà hai anh!
- Ý chủ tịch thế nào?
      - Tuỳ sếp ạ!
      - Vậy ta thống nhất thế nhé. Cô Tổng viết biên bản họp hội đồng kỷ luật ta cùng ký. Mình đợi bà Hồng về để trao đổi. Các cậu lên lớp dạy đi, đừng để học sinh nghỉ nhiều dân họ kêu.
Ôâng Chủ tịch Công đoàn ngồi nán lại uống thêm ly nước, chờ cô Tổng đi ra, khép cửa laị mới nói:
-Thứ bảy này mời Sếp đi Nha Trang nghỉ mấy ngày cho lại sức. Dưới đó tắm bùn, mát xa sướng lắm.
-Cậu chỉ được cái...
-Bây giờ sức khoẻ của sếp là sức khoẻ của cả trường, mai đây là của cả huyện ta ấy chứ! Xếp cố tranh thủ đi nghỉ cho thoải mái. Em mời, đừng ngại. Sếp xem, đàn bà có khác, không thể làm được việc lớn, chuyện bà Hồng đến vậy mà cô ta cứ muốn đẩy đi, không dám giữ để trị cho bõ ghét. Giúp việc như thế có khi cướp việc như chơi. Sếp biết không, em còn nghe có tin đồn cô Tổng nhà mình thân với lãnh đạo phòng trên cả mức bình thường đấy!
-         Thật à!
-Thứ đàn bà lưỡng quyền cao, cười khoe hết cả lợi, bộ răng cứ chực lao ra ngoài; đó là tướng sát chồng, sát tướng đấy ạ. Sếp phải cẩn thận mới được.
-         Cảm ơn!
-         Em xin phép sếp lên lớp.
Chủ tịch Công đoàn đứng dậy, đi lùi ra đến cửa mới quay mình mở cửa phòng. Hiệu trưởng nhìn theo, đầu gật gật như chày giã gạo ra vẻ đắc ý. Kể có người giúp việc khéo miệng như thằng cha này cũng tốt, hắn đang thèm cái ghế hiệu phó lắm đây, nói gì mà chẳng nghe, cần gì mà chẳng được….
Cửa phòng Hiệu trưởng lại giật mình há toác ra va đánh rầm vào tường, run lên bần bật trước khi để lộ cô Tổng phụ trách ở giữa.
-Thằng lùn lại nói xấu em phải không! Loạiù người một mẩu, trán dô, mặt gãy lúc nào cũng cúi gằm xuống đất như tìm kiếm cái gì rơi, không dám nhìn thẳng vào ai bao giờ. Đó là tướng phản chủ. Anh phải cảnh giác với hắn, không có ngày hắn ăn thịt anh đó.
Hạ giọng, ghé sát tai Hiệu trưởng nói thêm:
- Thứ bảy tuần này anh em mình đi Buôn Đôn nhé. Lâu ngày ta đi thay đổi không khí cho nó thoải mái anh ạ. Trên đó có dịch vụ du lịch cưỡi voi dạo rừng, hay lắm.
Sau câu nói , cặp mắt cô Tổng sáng rực lên làm Hiệu trưởng như bị hút hồn chỉ còn cách cười trừ, nói nhỏ:
-Em khéo thật!
-Em vụng lắm, đâu có bằng ai đâu; chì vì anh mà em dám làm tất cả đấy thôi. Mai mốt làm phó cho anh, hai chúng mình tha hồ thoải mái anh nhỉ!
-Anh đồng ý. Có được người như em bên cạnh là trời đã giúp anh rồi.
-Cưng làm việc nhé, em lên lớp đây.
Cửa phòng lại giật mình như động kinh, hai cánh va vào nhau  kêu đánh rầm, run lên bần bật trước khi xáp vào nhau. Hiệu trưởng chép miệng: của trời cho không hưởng cũng phí! Đàn bà khi đã thích lên thì trời cũng nhỏ, nói gì đến các chuyện khác. Nhìn người vậy mà sao khoẻ đến thế!
Lại có tiếng gõ cửa, không thèm ngửng mặt lên, Hiệu trưởng lạnh lùng nói:
-         Vào đi!
-         Chào thầy!
-A, cô Hồng! Về khi nào vậy. Ngồi xuống đây. Đi học mà xem ra khoẻ hơn ở nhà đấy nhỉ. Cô uống nước.
-Thầy để tôi! Có việc gì quan trọng mà thầy gọi tôi về vậy?
-Khổ quá, ở nhà mình vừa bị cac sếp gọi lên bắt làm kiểm điểm về việc của cô đấy. Có lẽ mình phải chịu mức kỷ luật: cảnh cáo toàn ngành vì để trường xảy ra vụ cô. Biết làm sao được. Thôi đành xem đó là cái hạn phải chịu vậy.
-Làm sao lại kỷ luật tôi?
-Chết thật, cô không biết gì cả à! Hôm qua Đội thi hành án huyện cho đọc trên Đài phát thanh - Truyền hình huyện ta về thông báo sẽ cưỡng chế thi hành án đối với gia đình cô. Tại sao sự việc tày đình như vậy cô không báo cho trường biết để tìm cách giúp đỡ. Ít nhất tôi cũng có thể cho cô mượn, anh em trong trường mỗi người một ít góp lại là đủ thôi mà. Bây giờ để Toà án rêu rao như vậy, cả huyện cùng biết, danh dự trường cũng đi toi luôn. Khổ cô đã đành, còn khổ luôn cả tôi, khổ cả trường, khổ cả ngành. Công phấn đấu của anh em cả năm, giờ thành công cốc, mọi danh hiệu của trường bị xoá sạch. Khổ quá!
-Tôi đã kháng án lên toà án tối cao để đề nghị xem xét lại bản án cơ mà. Hơn nữa vụ việc tranh chấp đất đai có liên quan gì đến trường đâu!
-Cô nói hay nhỉ, người ta phát trên ti vi như thế thì còn gì  để nói nữa. Lãnh đạo ngành cho gọi cô về để kiểm điểm và xét kỷ luật đấy. Dù sao tôi và cô cũng công tác bên nhau gần chục năm trời, lẽ nào thấy chết không cứu. Đến lúc này rồi chỉ còn cách duy nhất là cô làm đơn xin miễn nhiệm, như vậy vừa đỡ cho trường không mang tiếng có hiệu phó bị kỷõ luật, mà cô cũng không mang tiếng bị cách chức, chỉ có anh em trong trường biết với nhau thôiä. Chứ bây giờ mang cô ra kiểm điểm, xét kỷ luật tôi thấy áy náy quá. Giấy bút đây, cô viết đi rồi tôi lên phòng, lên huyện nói giúp cho. Thế nhé!

Hôm nay trường có cuộc họp quan trọng. Từ sáng sớm, Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổng phụ trách Đội đã tất bật đôn đốc giáo viên dọn dẹp vệ sinh, trang trí văn phòng, trưng bày lại bình hoa, cây cảnh. Đúng tám giờ một chiếc xe con từ từ lăn bánh vào sân trườn. Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn xúng xính trong bộ com lê vội vã chạy ra mở cửa xe:
-         Xin lỗi đã làm phiền các anh quá!
-         Em kính chào các xếp ạ!
Vị khách trên chiếc xe con bóng lộn bước vào phòng, làm không khí cuộc họp như đông đặc lại. Sau lời giới thiệu hết sức trịnh trọng của Hiệu trưởng cho mọi người biết người vừa đến là ông cán bộ phụï trách công tác tổ chức Phòng Giáo dục huyện. Sau một tràng mỹ từ đánh giá phong trào nhà trường trong năm học vừa qua, Hiệu trưởng nhấn mạnh:
-Với thành tích đạt được như vậy, chúng ta hi vọng sau mười năm thành lập, lần đầu tiên trường được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Nào ngờ mọi công lao của cả trường đã đổ xuống sông, xuống biển vì bà Phan Thị Hồng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bị Toà án đưa ra xét xử; không những thế bà ta còn không chấp hành nên bị Đội thi hành án huyện phải thực hiện lệnh cưỡng chế, thông báo lên Truyền hình, làm ảnh hưởnh nghiêm trọng đến danh dự ngành Giáo dục huyện nhà nói chung và trường ta nói riêng. Để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, chúng ta buộc lòng phải tổ chức cuộc họp xét kỷ luật đương sự Phan Thi Hồng. Trước khi anh chị em phát biểu, xin mời thầy Nông Văn Đức, cán bộ tổ chức Phòng Giáo dục phát biểu định hướng cuộc họp. Kính mời thầy!
- Thưa các đồng chí! Thật buồn, hôm nay, lúc này phải ngồi lại đây với các đồng chí để xét kỷ luật một cán bộ sắp đến tuổi về hưu, một cô giáo có gần ba chục năm tuổi nghề, hơn hai mươi năm làm quản lý, nguyên là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền. Đau lòng lắm các đồng chí ạ! Nhưng chúng ta không thể không kỷ luật khi đồng chí, đồng nghiệp đã vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Hiện nay ngành chúng ta đang phát động phong trào: “Nói không với bệnh thành tích”, vì thế chúng ta phải làm trong sạch đội ngũ, đưa phong trào giáo dục huyện nhà có bước tiến nhảy vọt. Việc cô Hồng vi phạm pháp luật để Toà án xử đã là nghiêm trọng lắm rồi. Nay còn bị Đội thi hành án thông báo lên Truyền hình kê biên tài sản vì không chấp hành án. Như vậy mức độ vi phạm đã qúa nghiêm trọng, các đồng chí góp ý để cô Hồng có điều kiện nhìn lại mình mà sửa chữa trong thời gian tới. Chúc cuộc họp chúng ta thành công.
          Ông cán bộ tổ chức vừa dứt lời, tiếng vỗ tay lẹt đẹt vang lên. Chủ tịch Công đoàn nhanh nhẩu đứng dậy.
-Kính thưa đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện nhà! Kính thưa đồng chí Hiệu trưởng kính mến! Thưa các bạn đồng nghiệp! Thật đau buồn và xấu hổ khi chúng ta làm mất thời gian vàng ngọc của các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục đáng kính. Thật xót xa khi các em học sinh toàn trường phải nghỉ một ngày học chỉ vì một chuyện không đáng có xảy ra trong trường chúng ta. Là Chủ tịch Công đoàn nhà trường, tôi xin được nói thật lòng mình qua vụ việc vi phạm kỷ luật của bà Phan Thị Hồng. Gần mười năm công tác cùng bà Hiệu phó, chúng ta thấy đây là con người mẫu mực, luôn luôn đi sớm về muộn, gương mẫu trong công tác, có tâm với ngành. Tôi thường xuyên động viên các đồng chí Công đoàn viên phải học tập đức tính tốt đẹp đó. Nào ngờ tất cả chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài mà thôi. Con người như thế ai có thể ngờ vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng và còn chống lại cả luật pháp của nhà nước. Làm ảnh hưởng đến danh dự nghề nghiệp của chúng ta. Loại người như thế không còn chỗ đứng trong hàng ngũ những người “kỹ sư tâm hồn” đào tạo thế hệ tương lai của tổ quốc được nữa. Với tội trạng nghiêm trọng như vậy, lẽ ra phải tống cổ ra khỏi ngành Giáo dục mớùi đúng. Nhưng xét công lao và quá trình công tác gần ba mươi năm trong nghề, với tấm lòng vị tha của những nhà giáo mẫu mực như chúng ta, nên tôi đề nghị mức kỷ luật là: Cảnh cáo toàn ngành, hạ ngạch công chức, chuyển trường khác.
Ông Chủ tịch Công đoàn vừa ngồi xuống, cô Tổng phụ trách đứng bật dậy.
 - Kính thưa đồng chí trưởng ban tổ chức Phòng Giáo dục! Kính thưa đồng chí Hiệu trưởng! Thưa các đồng chí! Tôi thật sự bất ngờ và lấy làm tiếc trước việc xảy ra đối với bà Phạn Thị Hồng, một cán bộ quản lý mẩu mực, một nhà giáo đáng kính ở trường ta, luôn luôn được đồng nghiệp kính trọng, học sinh tin yêu. Đáng ra với vị trí ấy, chức vụ ấy bà ta phải là người gương mẩu chấp hành luật pháp nhà nước, để mọi người noi theo. Nào ngờ lòng dạ con người khó đoán, bà ta đã phạm tội tày đình, để đến nỗi Toà án phải phát mãi tài sản. Điều đó làm hoen ố danh dự nhà trường chúng ta, làm xấu hổ toàn ngành Giáo dục nhà nước Xã hội chủ nghĩa tốt đẹp. Đau đớn lắm, song chúng ta cũng phải đành chấp nhận theo mức kỷ luật mà thầy Chủ tịch Công đoàn vừa đề nghị. Điều đó thể hiện tính nhân đạo của chúng ta đối với đồng nghiệp.
Cuộc họp lặng đi, ai đó bật lên tiếng nấc. Tiếng nấc như một căn bệnh lây lan quá nhanh làm nhiều người mắc phải. Bà Hồng ngồi chết lặng như hoá đá, có cảm giác như người ta đang kiểm điểm một người xa lạ nào đấy chứ không phải mình. Tất cả các cặp mắt trong cuộc họp đổ dồn về phía ba Hồngø, chờ đợi…
-Tôi có ý kiến!
 Bà Hồng đứng dậy xin nói, Hiệu trưởng quát lên:
-Ngồi xuống, hôm nay bà chỉ được nghe mọi người góp ý chứ không được nói.
-Tôi xin có ý kiến.
Bỗng một người rụt rè lên tiếng. Mọi cặp mắt đổ dồn về cuối phòng họp, nơi người phụ nữ đứng tuổi có khuôn mặt phúc hậu, nước da bánh mật, đôi mắt dịu hiền trông dễ thương, vừa đứng dậy.
-Mời cô H Jua phụ trách Nữ công nhà trường phát biểu.
-Mình người dân tộc ưa nói thẳng, không biết nói vong vo, có gì không phải mong cán bộ bỏ qua. Xin hỏi khí không phải, nhưng cô Hồng đã làm điều gì vi phạm pháp luật để Toà án xử, đề nghị Hiệu trưởng nói rõ cho mọi người trong hội đồng được biết.
- Cô không xem ti vi à!
- Có chứ, mình có xem truyền hình địa phương và được nghe thông báo của Đội thi hành án huyện. Nhưng chẳng lẽ cán bộ lấy thông báo trên ti vi làm tài liệu kỷ luật hay sao? Tôi không thấy nói gia đình cô Hông mắc tội gì với pháp luật? Vậy căn cứ vào đâu để xét kỷ luật cô Hồng? Xin cho chúng tôi biết.
-Ngồi xuống, nói như thế mà nói được ư! Có tội Toà án mới xử chứ. Không có tội sao bị kê biên tài sản, mất nhà, mất cửa. Có thế mà cũng hỏi.
Hiệu trưởng nóng mặt, quát lên. Mấy người ngồi bên cạnh giơ tay giật giật áo, kéo H Jua ngồi xuống. Ông cán bộ tổ chức phòng Giáo dục đứng dậy trả lời:
-Cô vừa ở trên trời rơi xuống đây à! Hiệu trưởng nói rồi: Toà án tỉnh xử, không châùp hành  bản án nên bây giờ bị siết tài sản, thông báo trên Truyền hình cho toàn huyện biết. Cô nghe rõ chưa. Biết mình có tội nên bà Hồng tự giác làm đơn xin từ nhiệm đây.
Vừa nói, Ông vừa giơ tờ giấy kẻ ngang huơ huơ trước mặt mọi người, miệng nở một nụ cười rất tươi trước khi ngồi xuống.
-Tôi xin có ý kiến!
Người thanh niên có thân hình to như lực sỹ, tóc xoăn tít, mặt tròn giơ tay xin nói.
-Mời đồng chí Y Nhất Bí thư chi đoàn nhà trường phát biểu. Ôâng Hiệu trưởng trả lời.
-Thưa đồng chí cán bộ tổ chức của Phòng Giáo dục! hôm nay đồng chí về đây chủ trì việc họp kiểm điểm xét kỷ luật cô Hồng. Vậy đồng chí có biết Toà án xử gia đình cô Hồng về việc gì không? Toà tuyên án như thế nào?
- Có bản án à! Anh đã xem chưa?
Ông cán bộ tổ chức quay qua hỏi Hiệu trưởng, Hiệu trưởng lắc đầu. Cả hội trường lặng đi, nghe rõ tiếng tích tắc, tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường. Y Nhất nói tiếp:
-Các đồng chí không đọc bản án, không biết người ta phạm tội gì mà tổ chức họp để xét kỷ luật người ta thì xem ra đây là chuyện lạ. Thưa các đồng chí, đây là bản án của Toà án tỉnh xử phúc thẩm vụ tranh chấp tài sản mà ông Bão là bị đơn, cô Phan Thị Hồng  người có liên quan, vì là vợ hợp pháp của ông Bảo. Nội dung chính của vụ tranh chấp tài sản này như sau: Theo nguyên đơn trình bày; cách đây đúng mười lăm năm trước ông Bão có viết giấy sang nhượng toàn bộ đất đai, nhà cửa cho nguyên đơn là bà Lê Thị Bớp người ở cùng thôn. Nhưng đến nay, ông Bão không chịu giao nên bà Bớp khởi kiện ra toà đòi ông Bảo thực hiện hợp đồng. Tại toà ông Bảo khai nhận vì chơi hụi với bà Bớp cách đây mười lăm năm có nợ bà ta tám triệu đồng, ông viết giấy bán nhà làm tin chứ không phải bán nhà thật nên giấy bán không ghi số tiền cụ thể là bao nhiêu. Cả hai cấp toà xét xử đều công nhận bản hợp đồng bán nhà cửa, đất đai  là vô giá trị vì: Giấy chỉ có chử ký của ông Bảo mà không có chữ ký của của bà Hồng; mặc dù bà Hồng là vợ hợp pháp của ông Bảo; hơn nửa giấy bán không ghi rõ giá tiền bà Bớp đã trả là bao nhiêu, ông Bảo đã nhận lúc nào. Vì vậy toà phúc thẩm căn cứ theo lời khai của nguyên đơn đã đưa cho bị đơn mươi triệu, tính lãi suất sau mười lăm năm ông Bão và bà Hồng người liên đới chịu trách nhiệm, phải trả cho bà Bớp năm trăm tám chục triệu đồng. Bà Hồng đã làm đơn chống án lên toà án tối cao đề nghị giám đốc thẩm. Đây, các thầy cô xem bản án của Toà phúc thẩm và thư trả lời của Toà án tối cao đây.
-Thưa các vị lãnh đạo!
Cô H Jua đứng bật dậy, không chờ ai cho phép nói lớn, giọng gay gắt:
- Các người có biết vì sao cô Hồng không nói được không! Tự nhiên nhà cửa bị bán đấu giá, tài sản giành dụm cả đời không cánh mà bay. Người chồng mình hết mực tin yêu, tôn thờ bỗng nhiên hiện thân là kẻ phản bội, lừa dối suốt cả mấy chục năm trời. Vì danh dự của mình, của con và tuổi hổ với đồng nghiệp trước vụ việc xảy ra, cô phải cắn răng chịu đựng một mình. Lẽ ra nếu các người là người, hay còn một chút lương tâm của một con người, phải động viên, an ủi, giúp đồng nghiệp có chỗ dựa vượt qua nỗi đau này. Thế nhưngø các người xem như đây là cơ hội để trả thù, trù dập người ta. Sao các người tán tận lương tâm đến thế!
H Jua ngẹn ngào, nước mắt trào ra ướt đẩm khuôn mặt, gục xuống nức nở. Cả hội trường ồn ào như vỡ chợ tranh giành nhau đọc bản án của toà phúc thẩm, người chạy lại ôm gì lấy bà Hồng để mặc cho nước mắt tuôn rơi. Một lúc sau mọi người bình tâm lại, nhìn quanh  phòng họp, chẳng còn thấy lãnh đạo Phòng và bộ “tam” lãnh đạo nhà trường đâu cả. Ngoài sân, chiếc xe con cũng biến mất từ lúc nảo, lúc nào để lại sân trường tràn ngập ánh nắng vàng rực rở.
*      *
*
Tròn một tháng sau, bà phó trưởng phòng giáo dục huyện xuống tham dự cuộc họp hội đồng nhà trường đã chính thức thay mặt lãnh đạo ngành xin lỗi cô giáo Phan Thị Hồng vì có sự nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra. Mong tập thể nhà trường đoàn kết, tập trung xây dựng nhà trường ngày càng tiến bộ. Thay mặt nhà trường, thầy Y Nhất - Hiệu trưởng mới được bổ nhiệm xin hứa sẽ cố gắng xây dựng khối đoàn kết nội vững chắc, tạo cơ sở xây dựng nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp cơ sở ngay trong năm học này.
 Mọi người xúc động nhìn bà phó phòng nắm chặt tay bà Hồng chúc mừng vì đã được Toà án tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm.
Ngòai sân, trời lắc rắc mưa.

6 nhận xét:

  1. Năm mới sang nhà anh, rất vui vì vẫn thấy a xuất bản đều đều "sản phẩm" của mình... Chúc mừng!

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Nghia Linh đã đến thăm và...
      "Người khôn ăn nói nữa chừng
      Để cho người dại (chủ nhà)...!"

      Xóa
  3. Eo ôi, trong trường học cũng nhiều chuyện phức tạp quá ! những người làm giáo viên mà tư cách đạo đức xuống cấp như thế thì làm sao xứng đáng để dạy dỗ cho bao học trò đây ???

    Trả lờiXóa

NHẬN XÉT MỚI