Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

NỬA ĐƯỜNG NHÌN LẠI ghi chép của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 240 tháng 8 năm 2012








Từ sau Đại hội V, Hội Văn Nghệ Đăk Lăk, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đến nay đã gần tròn hai năm; trong hai năm ấy Ban chấp hành khóa V đã làm được những gì và những gì còn chưa làm được hay làm chưa xong. Chúng ta cùng nhìn lại chặng đường vừa qua để tìm ra phương thức hoạt động hiệu qủa hơn cho công tác Hội trong những năm cuối nhiệm kỳ.

Ngày 31 tháng 12 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk có Quyết định phê duyệt công nhận kết quả Đại hội V, Hội Văn học Nghệ thuật Đăk Lăk, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Như vậy, Ban chấp hành mới chính thức bắt tay vào nhiệm vụ của mình – lãnh đạo Hội trên một chặng đường mới, 2010 - 2015. Ban chấp hành khóa V, được Đại hội V bầu ra có sự nhất trí cao, cả 13 Ủy viên ban chấp hành được bầu đúng như số lượng Đại hội đã nhất trí và chỉ bầu một lần đã đủ số lượng trúng cử; Ủy viên đạt số phiếu cao nhất trên 98 %, Ủy viên thấp phiếu nhất cũng đạt trên 70% phiếu bầu; điều đó chứng tỏ sự tin tưởng của 192 hội viên đối với tập thể lãnh đạo Hội mới.
Tuy nhiên bên cạnh niềm vui vẫn còn đó những trăn trở, băn khoăn: các khóa trước Thường trực Hội bao giờ cũng có từ 3 đến 5 người là Ủy viên Ban chấp hành; sau Đại hội V, nhìn lại chỉ còn 2. Ban chấp hành khóa V, họp phiên đầu tiên cũng chỉ bầu được 4 Ủy viên Ban thường vụ, trong khi đó theo số lượng Đại hội quyết định là 5, vẫn khuyết một. Lãnh đạo Hội theo Điều lệ là 03 người, nhưng tại phiên họp đầu tiên của Ban chấp hành chỉ bầu được một Chủ tịch và một Phó chủ tịch kiêm nhiệm, vì thế công tác ở Cơ quan Hội hết sức nặng nề, mỗi thành viên trong Thường trực Hội phải cố gắng trên cả mức bình thường để hoàn thành nhiệm vụ.
 Ban chấp hành khóa V, họp lần 2 vào ngày 25 tháng 2 năm 2011, đã bầu bổ sung thêm một Phó chủ tịch và một Ủy viên thường vụ; kiện toàn bộ máy lãnh đạo Hội đúng như Nghị quyết Đại hội V đã thông qua và sau đó được Thường vụ Tỉnh ủy cũng như Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định chuẩn y. Bộ máy lãnh đạo Hội nhiệm kỳ V được kiện toàn, nhưng Thường trực Hội vẫn chỉ có 02 Ủy viên Ban chấp hành, (nhiệm kỳ IV là 04 người). Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong công tác điều hành Cơ quan Hội. Nhưng với quyết tâm cao và được sự ủng hộ của đông đảo hội viên nên cuối năm 2011, Ban chấp hành Hội đã soạn thảo và ban hành 11 quy chế trong đó có điều chỉnh, bổ sung 4 quy chế các khóa trước đã ban hành, làm cơ sở cho các hoạt động của Hội đi vào nề nếp. Có thể khẳng định: việc ban hành một loạt các Quy chế của Ban chấp hành khóa V, là một bước tiến quan trọng, cụ thể hóa Điều lệ Hội; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn... cho từng bộ phận trực thuộc để đi vào hoạt động chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Cũng chính việc có Quy chế nên Thường trực Hội, tuy chỉ có 02 người trong Ban chấp hành vẫn điều hành bộ máy hoạt động có hiệu quả, từng bước đi vào chuyên môn hóa các bộ phận, giúp công tác Hội ngày một tổ chức tốt hơn, họat động hiệu quả hơn. Đã lâu rồi lại mới tổ chức một cuộc Hội thảo “Nâng cao chất lượng tạp chí Chư Yang Sin”, được đông đảo hội viên tham gia và dư luận cả nước đánh giá cao. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 2011 được trao cho những tác phẩm xuất sắc, tuy là giải thưởng hàng năm của Hội nhưng một số năm trước không được tổ chức, nay mới khôi phục lại. Ngoài ra một số chi hội cũng có hoạt động sôi nổi, gặt hái được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như: chi hội Mỹ thuật, chi hội Nhiếp ảnh, chi hội Văn Học...  Nổi bật nhất là chi hội Văn học không những duy trì sinh hoạt đều đặn theo quý mà còn tổ chức các buổi tọa đàm, gặp mặt nhân các ngày lễ lớn  trong năm. Chính những hoạt động ấy đã ngày một bám sát cuộc sống, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sáng tác của Hội viên. Từ việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Nghệ thuật, đã có bước tiến quan trọng trong lĩnh vực thẩm định giá trị Nghệ thuật của từng  chuyên ngành; tạo điều kiện thuận tiện cho Ban chấp hành Hội xét tài trợ cho hội viên, kịp thời, công bằng, được đại đa số hội viên hoan nghênh.
Việc tổ chức cho hội viên đi thực tế sáng tác và dự trại cũng được duy trì thường xuyên, liên tục và huy động được nhiều anh chị em tham gia như: đi thực tế sáng tác biên giới của hai tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông hai đợt; đi thực tế sáng tác kết hợp với tỉnh Bình Phước; đi huyện Krông Năng tham dự lễ hội; đi thực tế sáng tác và tham gia triển lãm Mỹ thuật Khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên; đi sáng tác tại các tỉnh miền Trung, hai đợt v.v... Tổng cộng có  82 lượt văn nghệ tham gia. Có thể nói trong năm 2011, Thường trực hội đã tổ chức nhiều lượt người đi thực tế sáng tác hơn những năm trước đây và qua các đợt đi này văn nghệ sĩ hiểu rõ hơn công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo trong thời kỳ hội nhập đã có những thành công nhất định; một số khó khăn, tiêu cực còn nảy sinh ở nơi này hay nơi kia nhưng đó chỉ là một hiện tượng nhất thời đang dần được khắc phục.
Có thể xem năm 2011, mới chỉ là khởi đầu kiện toàn bộ máy lãnh đạo Hội để tạo đà cho năm 2012 tăng tốc, gặt hái những thành công lớn. Trong tình hình kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, vì thế các hoạt động của Hội cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhưng được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đối với Văn nghệ sĩ tỉnh nhà như: vào đầu xuân, Lãnh đạo tỉnh vẫn tổ chức gặp mặt đại diện Văn nghệ sĩ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và cả những ý kiến đóng góp xây dựng... Tổ chức cho Văn nghệ sĩ học tập chuyên đề riêng về Nghị quyết trung ương IV - Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng trong chỉ đạo chung và Văn Nghệ nói riêng trong giai đoạn mới; điều đó đã động viên văn nghệ sĩ hăng say sáng tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh quan tâm về tinh thần, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã cấp kinh phí bổ sung gần 700 triệu đồng cho thường trực Hội đại tu ô tô, sửa lại trụ sở Cơ quan Hội khang trang hơn.
 Tiếp nối thành công của năm trước và học tập kinh nghiệm các khóa trước, trong bảy tháng đầu năm nay Ban chấp hành Hội tiếp tục duy trì các hoạt động truyền thống hàng năm như: tổ chức Ngày thơ Việt Nam vào trung tuần tháng Giêng tại hai địa điểm thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Tổ chức cho anh chị em văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh được hợn 90 lượt người. Đến hẹn lại lên, Hè 2012 tổ chức thành công Trại Bồi dưỡng sáng tác Văn – Thơ “Hương Rừng 14” dành cho các em thanh thiếu nhi là người dân tộc thiểu số đã đạt giải thưởng môn Văn trong năm học 2011 – 2012 và là cộng tác viên tạp chí Chư Yang Sin; phối hợp với huyện Cư M’gar tổ chức trại “Bồi sưỡng sáng tác Nghệ Thuật Núi Hoa 17” cho hơn 30 cháu. Rút kinh nghiệm các chuyến đi thực tế sáng tác năm 2011, năm nay Thường trực Hội thí điểm tổ chức đi thực tế sáng tác tại một số điểm trong tỉnh với phương châm “ba cùng”, nhằm giúp văn nghệ sĩ bám sát “hơi thở cuộc sống” ngay tại địa phương, khai thác một phần tiềm năng phong phú cuộc sống mới ngay địa bàn tỉnh nhà để đưa vào tác phẩm và bước đầu đã thành công như chuyến đi thực tế sáng tác 7 ngày tại huyện Krông Năng tháng 5 vừa qua. Cũng chính từ những chuyến đi thực tế sáng tác và các trại “Hạ Xanh”, “Hương Rừng” được tổ chức thường xuyên, liên tục, chúng ta đã phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp được 23 hội viên mới, đa số trong số họ tuổi đời dưới 35 và đặc biệt có tới 03 hội viên tuổi dưới 25 đang là sinh viên năm cuối của các trường đại học; đây chính là thành quả của Ban chấp hành các khóa trước đã “gieo” và đến hôm nay chúng ta “thu hoạch”.
 Nhằm nâng cao chất lượng sáng tác cũng như trao đổi thông tin về học thuật, Ban chấp hành Hội đã mời nhà văn Cao Duy Sơn, Phó chủ tịch Hội VHNT các DTTS Việt Nam – Tổng biên tập tạp chí Văn hóa các Dân tộc vào trao đổi với hội viên, được đa số văn nghệ sĩ hoan nghênh. Qua buổi tọa đàm không những anh chị em hội viên mà cả những thính giả đang giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cũng hết sức hoan nghênh và mong Hội tiếp tục có nhiều những buổi tọa đàm như thế để mọi người có cái nhìn khách quan hơn trước sự phát triển đa dạng của văn hóa – văn nghệ trong thời kỳ hội nhập. Có thể khẳng định: thời gian qua, Ban chấp hành Hội khóa V, với gần một nửa là Ủy viên mới, tuổi đời cũng còn trẻ so với các khóa trước, nhưng đoàn kết cao, phát huy được trí tuệ của cả tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; biết phát huy dân chủ trong lãnh đạo, đã chèo lái con thuyền Văn Nghệ tỉnh nhà đi đúng hướng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo.
Nói như thế không có nghĩa mọi việc đã viên mãn, không còn những tồn tại và thách thức cần phải vượt qua trong thời gia tới. Phải thẳng thắn thừa nhận một số công việc Ban chấp hành đề ra nhưng Thường trực Hội chưa thể hoàn thành đúng kế hoạch như: tách tạp chí Chư Yang Sin, xét Tài trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật, tổ chức đi thực tế các tỉnh phía Bắc học hỏi kinh nghiệm... Vì nhiều lý do khác nhau như: cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu, biên chế nhân sự của cơ quan Hội chưa đầy đủ... nên còn nhiều việc đề ra mà chưa hoàn thành đúng kế hoạch.  Ngoài ra, một số hội viên vi phạm Điều lệ hội như: bỏ sinh hoạt, không đóng Hội phí trên 5 năm, được nhắc nhở nhiều lần nhưng không có kết quả nên Ban chấp hành đành phải quyết định xóa tên. Việc phải xóa tên những Hội viên vi phạm Điều lệ Hội là một việc làm bất đắc dĩ; song vì phong trào chung, vì sự phát triển của Hội, đành phải chấp nhận. Chúng ta tin và hy vọng trong thời gian tới, sẽ khắc phục những tồn tại, thiếu sót của thời gian vừa qua, đưa phong trào Hội ngày một phát triển, đáp ứng sự kỳ vọng của anh em hội viên nói riêng và mong đợi của quần chúng nhân dân nói chung. Đất nước có truyền thống hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, Văn nghệ sĩ chúng ta phải chung tay đoàn kết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp sức cùng Đảng và Nhà nước định hướng con đường phát triển, hướng tới dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.


3 nhận xét:

  1. Rồi sớm mai thức giấc sầu đau theo cánh bướm tha hương trở về ngủ trong kén tằm. Chỉ còn lại trong quá khứ xanh rêu một nụ tình khô trên những tháng năm gầy hao ký ức...
    HAY THế

    Trả lờiXóa
  2. Một bài tản văn thật dịu dàng, thướt tha như một bài thơ..."Sao đời không để nắng vàng nhè nhẹ chạm vai em..."
    yêu quá mất thôi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn LÊ XUÂN HOA đã ghé thăm và có lời động viên. Nhân dịp vào năm học mới xin chúc cô giáo mọi điều như y!

      Xóa

NHẬN XÉT MỚI