KAFKA VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN
SINH
Chỉ có thể thấu cảm được
các vỉa tầng ý nghĩa trong trước tác của Kafka sau nhiều lần thẩm tách. Nếu các
kết truyện, hoặc kết truyện bỏ ngỏ xem ra dễ hiểu, chúng sẽ khải lộ tức thời và
không phải bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng. Lí do là, các truyện thường gợi mở vô số ý
nghĩa khả thể mà không có ý nghĩa cụ thể nào được xác thực. Kế đến, một lý do nữa,
hệ quả từ quan điểm của Kafka mà nhà văn đã chia sẻ chia với rất nhiều cây bút
trong thế kỉ 20 - rằng bản thân ông là một thực thể trong những khối xung lực tương
tác vĩnh viễn, khuyết thiếu một hạt nhân ổn định; nếu ông đã tiệm cận gần với
khách quan, nó chỉ có thể hiện thực hóa bằng cách mô tả thế giới ấy qua ngôn ngữ
biểu tượng và từ nhiều góc nhìn khác nhau. Do thế, không thể tránh khỏi tình trạng
bất khả tri kiến khi cố tiếp cận ông bằng cái nhìn toàn thể. Một thế giới như
thế, trong đó không thể nói những gì được nói tới là không thể xảy ra đồng thời
- và có phần hợp lý - là mâu thuẫn với một sự mỉa mai nhất định về nó - mỉa mai
theo nghĩa mỗi quan điểm khả hữu đều trở nên tương đối. Mặc dù thế, phản ứng thường
gặp là người ta coi chúng là một dạng bi kịch hơn là mỉa mai khi chứng kiến những
người hùng của Kafka cố hàn gắn từng mảnh vỡ trong vũ trụ của họ.
Thế giới của Kafka về cơ
bản là hỗn mang, và đó là lí do vì sao sẽ là bất khả khi rút tỉa một mã tôn giáo
hay triết học cụ thể nào từ đó - ngay cả khi người ta thừa nhận sự hỗn mang và
nghịch lý như tư duy lối hiện sinh. Chỉ có bản thân các sự kiện mới có thể biểu
thị sự phi lý cơ bản của các sự vật. Coi các biểu tượng của Kafka mang những ý
nghĩa "thực", nhầm lẫn thế giới quan của ông với một số "thuyết"
nào đấy, hay giống lối viết ai đó chính là quy sáng tác của ông như là một nghiệm
sinh vô nghĩa mà từ đó ông giải thoát chính mình thông qua nghệ thuật. Chủ nghĩa
biểu hiện là một trong số các trào lưu văn chương thường được đề cập trong mối
tương kết với Kafka, có lẽ xuất phát từ mốt văn chương ấy khớp với giai đoạn sáng
tác sung sức của Kafka, từ 1912 đến khi rời bước trần ai 1924. Dĩ nhiên, Kafka
có những nét đặc trưng cụ thể giống với các nhà theo trường phái biển hiện, chẳng
hạn phê phán của ông về thế giới quan mù quáng đặt nặng công nghệ khoa học. Tuy
nhiên, nếu chúng ta xem xét những gì ông đã đánh giá về một số tay tổ biểu hiện
luận hàng đầu thời ấy, nhà văn, đương nhiên không liên can gì với phong
trào này, ông nhiều lần thú nhận rằng tác phẩm của các nhà biểu hiện luận khiến
ông buồn; có lần, trong loạt minh họa cho Kokoschka, một trong số những tên tuổi
tiêu biểu cho phong trào biểu hiện luận, Kafka chia sẻ: "Tôi không hiểu gì
sất. Với tôi, nó đơn thuần chứng tỏ trạng thái hỗn mang bên trong người nghệ sĩ.".
Những gì ông phản đối lại các nhà biểu hiện luận là họ đã lên gân khi quá chú
trọng vào cảm giác nhưng ít dụng công trong kĩ thuật. Trong khi Kafka có thể không
phải là nhà văn kì công kiểu Flaubert, ông ngưỡng mộ nét văn tài này của các nhà
văn khác. Về mặt nội dung, Kafka hoài nghi cực độ và thậm chí thù địch với khẩn
khoản của các nhà văn theo trường phái biểu hiện về một "con người mới".
Phương pháp đao to búa lớn mô phạm luân lý học này đẩy nhà văn ra xa.
Mối quan hệ của Kafka với
chủ nghĩa hiện sinh phức tạp hơn nhiều, phần lớn là vì bản thân cái danh
"tác giả hiện sinh" hầu như chẳng mang ý nghĩa gì. Dostoevsky,
Nietzsche và Kierkegaard đều có một ý hướng hiện sinh nào đấy trong trước tác của
mình, cũng như từ sau Thế chiến II, trong các tác phẩm của Camus, Sartre,
Jaspers và Heidegger, thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh không ít thì nhiều cũng được
thể hiện tương tự. Các cây viết đa dạng trên không có nhiều góc nhìn tương đồng
về tôn giáo, triết học hay quan điểm chính trị, tuy thế, họ đều chia sẻ những
chủ thuyết riêng thấy trong văn phẩm Kafka.
Kafka dĩ nhiên vẫn giữ
niềm hứng thú và chìm đắm trong chủ đề chính của hiện sinh luận, ấy là khó khăn
của một bên cam kết trách nhiệm, trong thế đối cực với một bên là thế nhân phi
lý. Tuy thế, thiếu vắng những chỉ lối siêu hình học, con người mang vác gánh nặng
phải hành xử theo luân lý trong một thế giới mà cái chết sẽ biến mọi thứ trở thành
vô nghĩa. Con người cô đơn ấy buộc phải xác quyết những thành tố nào làm nên một
hành động đạo đức mặc dù con người ấy chẳng bao giờ có thể thấy trước được những
hậu quả từ các hành vi của mình. Kết quả là, anh ta đi đến nhận định rằng toàn
bộ sự tự do lựa chọn của mình lại là một sự nguyền rủa. Phức cảm tội lỗi nơi các
anh hùng hiện sinh, như nhân vật của Kafka, nằm ở thất bại trong việc lựa chọn
và kiên định bản thân khi đối diện với quá nhiều khả năng - mà không có khả năng
nào trong số đó xem ra chuẩn tắc hay đáng giá hơn các khả năng khác. Giống như
Sisyphus của Camus, người hùng mang số mệnh đẩy tảng đá lên đỉnh núi để rồi chỉ
còn biết nhìn nó lăn xuống phía bên kia sườn, họ thấy chính mình cũng đối diện
với một số mệnh phải vật vã định chuẩn phẩm giá con người cho bản thân trong một
thế giới phi lý. Tuy nhiên, khác với Sisyphus, những người hùng của Kafka vẫn còn
trôi dạt giữa một khung cảnh dường như phi thực mà họ đã góp một tay kiến tạo.
Ulrich trong Gã vô năng của Musil và Mersault trong Kẻ xa lạ
của Camus — những người thực sự cùng thời với các người hùng của Kafka, trôi dạt
trong một thế giới thiếu vắng mỏ neo siêu hình học và tổn thương từ những ma quái
của sự phi lý và bị xa lánh. Và theo nghĩa này, họ là những người có chung dòng
máu trong huyết quản thời hiện đại với nhân vật lưỡng lự nổi tiếng, Hamlet, nạn
nhân của một sự tự ý thức quá mãnh việt và lương tri khắc khổ.
Sự phi lý mà Kafka mô tả
trong những câu chuyện đầy ác mộng, đối với nhà văn, là yếu tính trong toàn bộ điều
kiện sống của con người. Sự xô lệch hoàn toàn giữa "lẽ sống thiêng liêng"
và quy luật đời sống con người, và việc Kafka không thể giải quyết được sự trái
ngược ấy là gốc rễ của cảm thức bị ghẻ lạnh mà các nhân vật chính trong tác phẩm
của ông gánh chịu. Bất kể các nhân vật của Kafka đã nỗ lực hòa nhập với thế giới
ấy, họ đều bị bắt gặp trong vẻ vô vọng, không chỉ ở trong cái guồng máy bản thân
họ đang xoay sở vận hành, mà còn giữa một mạng lưới các tai biến và sự cố, ngay
cả những trường hợp nhẹ nhàng nhất cũng gây nên những hậu quả khủng khiếp nhất.
Phi lý dẫn tới tình trạng bị xa lánh, và ở chừng mực nào đấy, Kafka đã chạm mặt
với nỗi oan khiên cơ bản này, ở chủ đề hiện sinh nổi bật.
Các nhân vật chính của
Kafka cô độc vì họ lạc lối giữa ý niệm về điều lành và sự dữ, những ngả đường họ
không thể xác định, những mâu thuẫn họ không thể dung hòa. Thiếu một tham chiếu
chung, bám víu vào chính cái viễn kiến giới hạn của họ về "lề luật",
họ dừng lại để được lắng nghe, chứ chưa kể tới việc được thấu hiểu, bởi thế giới
xung quanh họ. Họ bị cách ly về điểm mà những giao tế ý nghĩa hạ gục họ. Khi người
anh hùng điển hình của Kafka chạm mặt với câu hỏi về căn tính của mình, chưa thể
trả lời rốt ráo, Kafka không chỉ vạch ra những trở ngại của diễn đạt bằng lời; ông
khẳng định người anh hùng của mình chôn chân giữa hai thế giới - giữa một thế giới
đã biến mất nơi anh ấy từng thuộc về và thế giới hiện tại nơi anh ấy không dính
dáng. Điều này nhất quán với thế giới của Kafka, vốn gồm những đối cực không rõ
ràng mà là một chuỗi vô tận những khả năng có thể xuất hiện. Chúng chưa bao giờ
là gì ngoài những biểu thức tạm thời, chưa bao giờ chỉ đơn thuần chuyển tải những
gì chúng thực sự nên chuyển tải - chính những điều này làm nên đặc tính vụn vỡ,
tạm thời trong những câu chuyện của Kafka. Khi Kafka nhận thức được những sự giới
hạn hóa mà ngôn ngữ áp chế cũng như những điểm tới hạn của văn chương, ông là một
nhà văn "hiện đại". Khi ông không phá bỏ các thành tố ngữ nghĩa, cú
pháp, ngữ pháp của văn bản, ông vẫn là một nhà văn truyền thống. Kafka đã kìm lại
trước những khao khát triệt hủy về hình thức ấy vì ông hứng thú với việc truy tầm
đến kiệt cùng cái quá trình luận lý của con người, đến tận ngưỡng không thể thực
hiện được nữa. Ông vẫn hàm ơn với hướng tiếp cận theo lối kinh nghiệm và trác
tuyệt nhất, là khi ông mô tả các nhân vật chính của mình nỗ lực trong tuyệt vọng
nhận chân thế giới này thông qua con đường "thông thường".
Vì họ không thể được lắng
nghe, càng ít được thấu hiểu, các nhân vật chính của Kafka dấn thân vào những
cuộc hành trình chưa từng ai hay biết. Người đọc có xu hướng cảm thấy mình cần được
biết số mệnh của nhân vật chính và, do đó, phát hiện ra nó khá là dễ dàng để thấu
cảm với anh ta. Vì thường trong truyện, nhân vật chính chẳng có ai trò chuyện cùng
để than thở về định mệnh đang mang, anh ta có thiên hướng tự phản tư những vấn đề
ấy ngày qua tháng lại. Kafka tìm thấy điểm chung về tính duy ngã luận này với các
cây bút hiện sinh, mặc dù thuật ngữ của nhà hiện sinh thường là "tự nhận
thức".
Kafka không xa lạ gì với
văn phẩm của Kierkegaard và Dostoevsky, và đáng để (chúng ta) suy nghĩ về những
sự tương đồng và dị biệt giữa quan điểm của các nhà văn tuần tự trên. Điểm tương
đồng rõ rệt nhất giữa Kafka và Kierkegaard, mối quan hệ phức tạp của các nhà văn
với hôn thê mình và những sự vỡ lở trước khi cưới, cũng làm nên sự khác biệt cơ
bản giữa họ. Khi Kafka nói về cuộc sống đơn thân và sự hiện hữu của một người sống
đời ẩn dật, ông coi đấy là tiêu cực. Kierkegaard, mặt khác, lại là người cổ võ
cho lối sống đơn thân, người nhìn thấy một điều răn thiêng liêng trong sự khước
từ của ông với nữ giới. Với Kafka, đời sống đơn thân là một biểu tượng của sự
xa lánh từ hạnh phúc sẻ chia, và ông cho rằng lối sống ấy là hiện thân của chủ
nghĩa cá nhân. Điều này khiến ông trở thành một nhà hiện sinh không đến đầu đến
đũa.
Không giống
Kierkegaard, người kiểm soát nỗi thống khổ của mình thông qua việc chủ tính
"nhảy bổ vào niềm tin", lìa bỏ lại mọi phỏng dự trí óc, Kafka và những
người hùng của ông chưa khi nào thành công trong việc chế ngự nỗi thống khổ cơ
bản ấy; Kafka vẫn còn bị trói buộc bởi quyền năng của mình, cố tìm ra lý lẽ, cố
gắng giải quyết mọi thứ theo lý tính và kinh nghiệm. Kafka không nhìn nhận cái
vũ trụ siêu việt nhà văn tìm cách mô tả bằng những thuật ngữ bất khả thông tri
và nhuốm màu nghịch lý; thay vào đó, ông sắp đặt để miêu tả nó đầy lý tính và,
tất yếu, không trọn vẹn. Dường như nhà văn bị buộc phải giải thích những điều bản
thân ông không thấu hiểu - cũng như thực sự được cho là thấu hiếu. Kafka không
phải là mẫu người có thể định vị được hành vi của niềm tin. Cũng vậy, ông
không phải là người vai u thịt bắp để mạo hiểu dấn thân hành động và theo
"toàn thể tính của kinh nghiệm" như Camus, chẳng hạn, khi Camus chiến
đấu trong Thế giới ngầm nước Pháp chống lại nỗi kinh hoàng Phát xít, Kafka chưa
khi nào thực sự vượt ra ngoài việc chấp nhận thế giới này, theo nghĩa vẫn đứng
bên lề các tôn giáo. Nhà văn có xu hướng chống lại thuyết thần bí siêu việt của
Kierkegaard, mặc dù có thể là quá khe khắt khi cho rằng ông đã từ bỏ mọi niềm
tin trong "bản chất không thể phá hủy" của vũ trụ, như ông gọi nó. Có
lẽ, đây là những gì Kafka hàm ý khi ông nói "Người ta không thể nói là chúng
ta đang thiếu niềm tin. Sự thật đơn giản, rằng trong chính niềm tin đó chúng ta
sống, giá trị của nó là vô tận".
Trong trường hợp của
Dostoevsky, nhà văn Nga song trùng với Kafkakhi mô tả ý thức tàn nhẫn và lương
tâm khắc kỉ. Các nhân vật trong tác phẩm của Dostoevsky sống trong những căn phòng
không tên và tồi tàn, chẳng hạn, những bức tường nơi cái chuồng của người nghệ
sĩ đói khát, mê cung của những con vật, và chỗ ngả lưng của Gregor Samsa chẳng
ra thể thống gì ngoài tình trạng chật chội, không thể xuy xuyển, và những bức tường
ngục tù chung thân của lương tâm từng người. Bi kịch lớn nhất có thể nhận ra
trong các truyện của Kafka luôn luôn là chuyện của ý thức và lương tâm. Kafka vượt
lên Dostoevsky ở điểm này vì, khác với được trình hiện như một mối quan hệ tính
kịch tính - giữa, chẳng hạn, Raskolnikov và Porfiry trong Tội ác và Hình phạt -
trở thành lời độc thoại tuyệt vọng của một linh hồn trong văn phẩm Kafka.
Tóm lại, cơ sở triết học
của Kafka là một hệ thống mở, nó là một trong những trải nghiệm của con người về
thế giới và không giống lắm với thế giới quan cụ thể của một nhà tư tưởng. Các
nhân vật chính của Kafka chạm mặt với một vị thần thế tục với những mặt hữu hình
đều bí ẩn và vô danh. Mặc dù thế, bất kể phải tiếp tục đối mặt với sự phi lý bản
chất từ những trải nghiệm bản thân, những người đàn ông này, tuy thế, không ngừng
nghỉ nỗ lực giải mã chúng. Để kết thúc, Kafka sử dụng trang văn của mình như một
mã của siêu việt, một ngôn ngữ của ẩn số. Một điều quan trọng để hiểu cái mã này
là không phải chạy trốn khỏi hiện thực, nhưng chính xác là ngược lại - cái công
cụ qua đó ông nỗ lực thấu hiểu thế giới trong dạng toàn thể - ngay cả không
thể nói, trong chừng mực nào đó, ông, có lẽ đã thành công.
NHẬT VƯƠNG dịch từ Cliffsnotes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI