Trao đổi về
nhiếp ảnh - Bài 2:
Những ai đã gắn bó với nhiếp ảnh
nghệ thuật từ xưa đến nay đều hiểu rằng: Sau công đoạn đi thực tế tìm cảnh, tìm
người, tìm vấn đề, sự kiện, bấm máy/chụp ảnh, để có được một bức ảnh đẹp/ ưng
ý, thì việc xử lý “hậu kỳ” cũng hết sức
quan trọng. Trong nhiều trường hợp xử lý “hậu kỳ” có tính quyết định đến thành
công của bức ảnh.
Sau xử lý “hậu kỳ” bức ảnh sẽ
được nâng tầm rõ rệt, đẹp hẳn lên, chủ đề nội dung rõ ràng hơn so với ảnh chụp
ban đầu. Ấy là nhờ bức ảnh được bố cục lại chặt chẽ hơn, màu sắc, ánh sáng được
xử lý tăng, giảm chuẩn hơn, các chi tiết rườm rà, không cần thiết trong bức ảnh
được xóa đi để làm nổi bật nhân vật, vấn đề chính cần phản ánh.
Trước đây khi còn chụp phim nhựa
thì phần “hậu kỳ” được xử lý trong buồng tối. Nhà nhiếp ảnh phải biết tính thời
gian rọi ảnh, phù hợp, biết dùng tay che chắn, cản ánh sáng từ máy rọi để làm
nhòe mờ đi chững chi tiết không cần thiết; ngoài ra phải biết pha thuốc chuẩn,
tương phản trắng đen, màu sắc phù hợp, thời gian cho ảnh hiện hình đúng, nếu
không ảnh sẽ nhợt nhạt hoặc quá chát...
Ngày nay, khi đã có máy vi tính,
có phần mềm Photoshop thì việc xử lý “hậu kỳ” thuận lợi đến mức tuyệt vời! Chỉ
cần nhà nhiếp ảnh nắm được cách sử dụng của từng công cụ trong phần mềm
Photoshop thì lập tức sẽ có “quyền năng siêu phàm” biến bức ảnh xoàng, thành
bức ảnh đẹp chỉ sau mấy phút. Chính vì vậy hiện nay hầu như nhà nhiếp ảnh nào
cũng có máy vi tính cài đặt phần mềm Photoshop để xử lý ảnh sau khi đi chụp về.
Cũng vì vậy chất lượng ảnh của
các cuộc thi ảnh nghệ thuật từ khi có phần mềm Photoshop cao hơn hẳn so với
thời Photoshop chưa ra đời. Màu sắc ảnh thường tươi tắn, rực rỡ bắt mắt hơn,
ảnh không rườm rà chi tiết, bố cục chặt chẽ hơn. Bức ảnh khi chụp chỉ đáng 5
điểm, sau xử lý “hậu kỳ” đã tăng lên 9,10 điểm.
Đấy cũng là điều kiện thuận lợi
để nhiều người đến với ảnh nghệ thuật hơn. Đội ngũ người chơi ảnh phát triển
nhanh chóng. Các câu lạc bộ, các hội nhiếp ảnh được thành lập ở khắp mọi nơi,
số người tham gia ngày càng đông đảo.
Thế nhưng có một thực tế mà ai
cũng thấy sờ sờ, bởi nó gần như công khai, là hiện nay có nhiều người có điều
kiện sắm máy ảnh tốt, tìm thầy (nghê sĩ nhiếp ảnh tên tuổi), hăng hái theo thầy
chụp ảnh ở khắp mọi nơi; thầy dựng cảnh cho chụp, xử lý “hậu kỳ” thầy giúp (do
trò trình độ nhận xét, phân tích về bố cục, tông màu, tông ánh sáng, nội dung
tác phẩm... hạn chế và hoàn toàn không
biết sử dụng công cụ Photoshop). Thế nên chỉ sau một thời gian ngắn vác máy đi
theo thầy, trò đã có ảnh dự thi ở nhiều cuộc thi lớn nhỏ. Có trường hợp thầy
còn là thành viên ban giám khảo, nên trò dễ dàng có ngay tác phẩm được triển
lãm, thậm chí đoạt giải cao và thế là trở thành hội viên... được tôn vinh danh
xưng “nghệ sĩ” (!)
Người nhận danh xưng “nghệ sĩ”
theo hình thức này trong làng nhiếp ảnh hiện nay không ít. Một số người có lòng
tự trọng nghề nghiệp cao khi ngồi với nhau thường hỏi: Nghệ sĩ kiểu đó thì chất
nghệ sĩ được mấy phần trăm?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI