TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Tổng bí thư Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh
ra tại làng Đông, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An - thuộc lớp đảng
đảng viên đầu tiên của Đảng, là Tổng bí thư thứ hai của Đảng, người học trò gương
mẫu và xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng
chí là tấm gương về đạo đức cách mạng, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tinh
thần hy sinh cho độc lập tự do Tổ quốc, hanh phúc của nhân dân.
Tổng bí thư Lê Hồng Phong là một người cộng sản kiên cường,
nhà lãnh đạo tài năng.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, để cứu vãn nền kinh tế
suy thoái, thực dân Pháp thi hành chính sách vừa bóc lột nhân dân chính quốc, vừa
ra sức bóc lột nhân dân thuộc địa, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam vốn đã
cực khổ lại càng cực khổ thêm. Trước tình cảnh ấy, tháng 1-1924, lúc chưa đầy
22 tuổi, đồng chí đã cùng Phạm Hồng Thái sang Xiêm (nay là Thái Lan) rồi sang
Quảng Châu (Trung Quốc) tìm đường cứu nước. Tháng 4-1924, đồng chí gia nhập Tâm
tâm xã, một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Tháng
3-1925, đồng chí tham gia nhóm cách mạng đầu tiên gồm 9 người do Nguyễn Ái Quốc
tổ chức và sau đó được kết nạp làm đảng viên Cộng sản dự bị. Cũng trong năm
1925, Lê Hồng Phong dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc vừa là người
phụ trách đồng thời là giảng viên chính. Cũng năm đó, Lê Hồng Phong tham gia Việt
Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội và cùng với Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,
v.v.. điều hành các công tác của Tổng bộ. Tiếp đó, với sự giới thiệu của Nguyễn
Ái Quốc, Lê Hồng Phong được vào học Trường Võ bị Hoàng Phố. Trong thời gian này,
Lê Hồng Phong còn tham gia hoạt động trong Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở
Á Đông do Nguyễn Ái Quốc và một số nhà cách mạng châu Á thành lập.
Tháng
2.1926, Lê Hồng Phong được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 10.1926,
đồng chí được cử sang Liên Xô theo học tại Trường Lý luận quân sự không quân ở
Lêningrát (nay là thành phố Xanh Pêtécpua) và tiếp tục theo học Trường đào tạo
phi công quân sự ở Bôrítxgơlépxcơ. Trong 3 năm (từ 1928-1931), đồng chí theo học
tại Trường Đại học Phương Đông, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô và sau
khi hoàn thành chương trình đại học, đồng chí đã được chuyển tiếp làm nghiên cứu
sinh.
Tháng 11.1937, Lê Hồng Phong bí mật về Sài Gòn,
cùng Trung ương tích cực chỉ đạo việc thực hiện chủ trương chiến lược mới của Đảng.
Nắm sát tình hình thực tế, Lê Hồng Phong đã cùng với Trung ương Đảng, đứng đầu
là đồng chí Nguyễn Văn Cừ, quyết định chuyển Mặt trận thống nhất nhân dân phản
đế Đông Dương thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt
trận dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp rộng rãi hơn nữa đông đảo quần chúng,
tranh thủ hơn nữa mọi lực lượng có thể tranh thủ. Mặt trận dân chủ Đông Dương
không chỉ bao gồm những lực lượng có tinh thần phản đế mà còn mở rộng đến các tầng
lớp tư sản, địa chủ, các đảng phái cải lương ít nhiều tiến bộ, các thủ lĩnh dân
tộc, tôn giáo, tán thành đấu tranh vì tự do, cơm áo, hòa bình. Mặt trận không
chỉ bao gồm những người tán thành dân chủ thuộc ba nước ở Đông Dương, mà còn
bao gồm cả những ngoại kiều, những người Pháp tán thành các khẩu hiệu đó. Trong
điều kiện khó khăn và phức tạp của tình hình lúc bấy giờ, chủ trương thành lập Mặt
trận dân chủ Đông Dương của Đảng là đúng, thu hút được rộng rãi mọi lực lượng.
Vì vậy, phong trào đấu tranh của quần chúng tiếp tục phát triển và giành được
những thắng lợi có ý nghĩa lớn. Trình độ giác ngộ của quần chúng cao hơn, trình
độ tổ chức và lãnh đạo của các tổ chức Đảng vững vàng hơn, các khẩu hiệu đấu
tranh chính xác, sát hợp hơn. Tháng 5-1938, lần đầu tiên ở Đông Dương, lễ kỷ niệm
ngày Quốc tế lao động được tổ chức công khai. Riêng ở Hà Nội, cuộc biểu dương lực
lượng ngày 1-5 đã có trên 25 000 người tham dự. Thắng lợi đó đã khẳng định việc
thành lập Mặt trận dân chủ là việc làm kịp thời, đúng đắn.
Tổng bí thư Lê Hồng
Phong là một Người Cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng là một tấm gương
mẫu mực trong việc kết hợp giữa học và hành, lý luận và thực tiễn. Đồng chí Lê
Hồng Phong còn là một nhà hoạt động quốc tế nhiệt thành. Ở đồng chí, thể hiện rất
sâu sắc lòng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế, cách mạng Việt Nam kết
hợp với cách mạng thế giới.
Khí phách bất
khuất và tấm gương kiên trung hi sinh anh dũng của đồng chí Lê Hồng Phong.
Giữa
lúc những chủ trương đúng đắn của Đảng đang được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng
lớp nhân dân, thúc đẩy họ đấu tranh giành nhiều thắng lợi mới, thì Lê Hồng
Phong bị bắt ngày 22-6-1938. Bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng
đồng chí nhất quyết không khai. Không đủ chứng cớ để buộc tội, tòa án của đế quốc
Pháp đành kết án đồng chí sáu tháng tù giam và ba năm quản thúc với lý do dùng
thẻ căn cước giả. Trong thời gian bị quản thúc ở quê nhà, Lê Hồng Phong đã viết
nhiều bài đăng trên các báo công khai của Đảng làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng
trong tình hình mới, nhằm tranh thủ tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ và
tiến bộ để đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh.
Cuối năm
1940, khi đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, đế quốc Pháp đã ghép thêm tội
cho Lê Hồng Phong và đày ra Côn Đảo. Biết Lê Hồng Phong là cán bộ lãnh đạo cao
cấp của Đảng và là chồng của Nguyễn Thị Minh Khai, bọn trùm thực dân Pháp ở Nam
Kỳ đã ra lệnh cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại. Những đòn thù tàn ác,
dã man đã làm Lê Hồng Phong kiệt sức dần và mất ngày 5-9-1942 khi vừa tròn 40 tuổi.
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lê Hồng Phong còn nói to lời trăng trối cho các
bạn tù ở các phòng bên : "Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng
chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin ở
thắng lợi vẻ vang của cách mạng" .
40
tuổi đời, 20 năm hoạt động cách mạng liên tục, oanh liệt và đầy nhiệt huyết, đồng
chí Lê Hồng Phong đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
Đảng và dân tộc. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
II của Đảng năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về đồng chí Lê Hồng Phong cùng
với những đồng chí là thế hệ cách mạng đầu tiên của Đảng là những người
“..đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trước
hết… Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng,
cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu của mình vun tưới
cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày
nay”. Tại Lễ kỷ niệm 110 năm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cuộc
đời của đồng chí Lê Hồng Phong trong như giọt sương mai, đẹp như ánh dương buổi
sớm. Tấm gương chiến đấu kiên cường và sự hy sinh oanh liệt của đồng chí Lê Hồng
Phong vì nền độc lập dân tộc, vì lý tưởng cộng sản sẽ sống mãi trong trái tim các
thế hệ người Việt Nam
chúng ta”.
Tấm
gương sáng về tinh thần chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của
dân tộc của cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, đang cổ vũ, tiếp sức chúng ta giành
thắng lợi trong sự nghiệp tiếp tục con đường đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Đặc
biệt, hiện nay Đảng ta đang cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa", hơn báo giờ hết, chúng ta càng cần thấm đẫm hơn
những lời cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong căn dặn:
Khi
đã học được lý luận thì “Những người Cộng sản phải hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin
và thực hành chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo điều kiện hiện thực”.
Lúc thoái trào thì làm cho toàn Đảng thấm nhuần tinh thần
tự phê bình và phê bình nghiêm túc “sau mỗi cuộc tranh đấu vô luận thắng hay
bại, cần phải nghiên cứu kỹ càng các nguyên nhân để làm bài học, chứ không vì một
thắng lợi mà múa tay múa chân, rung đùi, lắc gối, cũng không vì thất bại mà khổ
tâm, nản chí, đâm ra do dự, lung lay… Phải lấy vận động tự chỉ trích bôn-sê-vích
là một công tác thường trực”. Hết lòng tin tưởng ở nhân dân, dựa vào nhân dân
để xây dựng, chỉnh đốn, giám sát Đảng, Lê Hồng Phong xác định: “Tốt nhất là
kéo quảng đại quần chúng vận động tự chỉ trích”. Đồng chí Lê Hồng Phong cũng nhắc nhở chúng ta: “Kinh
nghiệm lịch sử cho ta biết rằng: Vô luận một nước nào, dân tộc nào, giai cấp
nào, đảng phái nào, nếu trong nội bộ chia rẽ, hành động không nhất trí thì không
thể tranh đấu một cách thắng lợi với địch nhân”. Đó
là những di huấn chính trị rất có ý nghĩa đối với Đảng ta hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI