TÁC PHẨM ĐỀ TÀI CÔNG AN NHÂN DÂN
CHUYỆN CỦA
ĐIỀM
Truyện ngắn
Cái tin Điềm
mãn hạn tù về làm cái xóm nhỏ Ngã Tư chiều nay chộn rộn hẳn lên. Dân trong xóm đa
số là người nghèo nên sống quây tụ và chất phác. Mỗi việc vui hay buồn của một
nhà là cả xóm lại cùng kéo đến chật nhà chia sẻ.
Mới gần 7
giờ tối, mấy ông bạn cùng Hội Cựu chiến binh với ông Trương đã lục tục kéo
sang. Lát sau thêm các bà, rồi đám thanh niên bạn của Điềm. Người ta ngồi kín
trên chiếc chiếu trải trên nền nhà xi mắng nhẵn bóng. Tiếng nói cười rôm rả. Lũ
trẻ con chạy qua chạy lại trêu nhau chí chóe. Điềm có vẻ hơi ngượng ngùng, vẫn
chưa hết mặc cảm. Nhưng về sau, không khí thân tình của mọi người khiến nó cư xử
tự nhiên hơn.
Giữa lúc ấy,
một người bước vào sân, mấy đứa trẻ lau nhau thi nhau chào:
- Cô Tâm!
Cháu chào cô ạ!
- Cô giáo!
Mời cô vào nhà chơi ạ.
Ông Trương
cất tiếng mời. Bà Trương lăng xăng chạy ra ôm lấy tay bà giáo, và nghẹn ngào:
- Cô giáo
ơi! Thằng Điềm nhà tôi được về nhà rồi.
Bà giáo
chậm chậm bước lên thềm. Hình như bậc thềm hơi cao, bà hơi chúi xuống. Đúng lúc
Điềm bước ra, nó vội chạy tới dắt bà giáo bước lên, rồi khẽ khoanh tay:
- Em chào
cô ạ!
Bà giáo
thảng thốt nhìn. Đứa học trò lớp bà chủ nhiệm năm nào đang đứng trước mặt bà.
Cao lớn, hơi gầy nhưng vẫn có vẻ rắn rỏi. Cặp mắt nó cũng hoe đỏ. Bà cũng rưng
rưng. Vừa may, bà Trương chạy lại đỡ tay:
- Cô giáo!
Mời cô ngồi ạ.
Lại thêm
mấy người nữa đến chơi. Bà Trương te tái chạy ra đón khách, bà giáo ngồi đó. Ly
nước chè xanh bốc khói thoang thoảng hương thơm. Vẻ mặt trầm ngâm, bà cứ xoay
xoay ly nước trong tay, môi khẽ phớt nụ cười mà ai tinh ý sẽ thấy có một chút
ngại ngùng trong đó. Hồi ức gọi về cái đêm định mệnh đó, khiến bà lại băn khoăn,
day dứt…
Đêm đó,
trời sáng trăng suông. Sau khi chấm xong tập bài kiểm tra, Tâm đi ngủ. Trong trạng
thái nửa thức nửa ngủ, cô nghe tiếng Điềm đang nói chuyện với ai đó bên ngoài.
Cô thấy hơi lạ. Nhà Điềm ở cuối xóm phía bên kia. Giờ này sao chưa về còn lang
thang ở đây? Tâm trở mình, ngồi dậy ngó ra bên ngoài. Lại không có tiếng ai nữa.
Tâm nằm xuống và nghĩ đến tiếng nói của Điềm khi nãy. Trong lớp chủ nhiệm của cô
thì Điềm lớn nhất. Là con cả trong gia đình, nó đi học muộn một năm. Rồi do bản
tính ham chơi, hiếu động nên nó ở lại lớp một năm nữa. Cao lớn, ít nói, Điềm có
vẻ chững chạc hơn so với các bạn. Nó sáng dạ, nhưng thiếu kiên nhẫn và không cẩn
thận. Bài toán, ngồi làm lúc là xong, nhưng tẩy xóa lem nhem, ngồi trong lớp nó
cũng hay ngủ gật. Nếu thức, nó không giật tóc bé Hoa bàn trên thì lại thúc cùi
chỏ trêu bạn cùng bàn. Tuy thế, mỗi khi lớp lao động thì Điềm luôn tự giác làm
những việc khó. Và rất thích tỏ ra mình là người lớn.
Những ngày
cuối của học kì một năm lớp 12, học trò, thầy cô đều bận rộn với bài vở, ôn
thi. Chính vì vậy mà Tâm lo ôn thêm cho học sinh. Nhìn lũ học trò nửa ngày đi làm
rẫy cho bố mẹ, nửa ngày đi học, nhiều đứa mắt quầng thâm, phờ phạc vì thức đêm
tưới cà phê, cô thương chúng như con em mình vậy. Lắm hôm lên lớp tiết 1 đầu
chiều, có đứa gục xuống ngủ, cô thường không nỡ gọi ngay mà để vài phút rồi mới
nhắc học trò bên cạnh gọi bạn dậy, ra rửa mặt vào học tiếp. Do bận rộn mà có lần
thấy Điềm đi cùng với mấy đứa choai choai nhưng cô cũng không hỏi kĩ.
Sáng hôm
sau,Tâm vừa ra đến chợ thì nghe mọi người xôn xao đêm qua Điềm cùng mấy cậu bạn
uống rượu say rồi không hiểu sao đánh nhau với một nhóm thanh niên trên thị trấn
xuống. Hậu quả là một người phải đi cấp cứu do vết thương quá nặng. Rồi Điềm bị
bắt và chịu án tù 4 năm. Ngày đó, mỗi lần vào lớp, nhìn chỗ ngồi của Điềm bị trống,
cô không khỏi day dứt: “Giá như dạo đó cô để ý đến Điềm hơn, giá đêm đó cô tỉnh
ngủ hơn một chút để bước ra ngoài, cô sẽ nói được Điềm ra về và sẽ không có
chuyện gì xảy ra”.
- Thế nào?
Ở trong trại có bị “đại ca” nào oánh không, bay?
Ông Tam bỗ
bã hỏi. Điềm khẽ lắc đầu và nói, giọng nhỏ mà rõ ràng:
- Dạ, không
có đâu ạ. Anh trưởng buồng là anh họ đứa bạn cháu. Ảnh chửi cháu ngu sắp thi 12
mà còn ham chơi để gây họa.
- Ờ, vậy
mà bác cứ nghe nói vào trại là phải làm thủ tục “chào hỏi” ghê lắm.
- Dạ, không
có đâu bác. Phòng có camera, hơn nữa, cán bộ cũng thường nhắc tụi cháu không được
gây lộn.
- Cán bộ
nhắc vậy á?
- Dạ, dạo
cháu mới vào, đêm nào cháu cũng không ngủ được vì sợ bị đánh, vì lạ, và vì nóng
nữa. Sau này, phòng được sửa sang, sơn lại tường, sân được làm lại, lại có sân
chơi bóng chuyền, sân tập thể dục…nên thấy dễ chịu hơn. Cán bộ cũng thỉnh thoảng
hỏi chuyện cháu xem có ngủ được không, ăn uống như thế nào… Rất nhiều lần, cán
bộ vào phòng ngồi nói chuyện cùng chúng cháu, và đối xử rất thân tình, không miệt
thị, không quát nạt nên mới bớt cảm giác bí bức khó chịu bác ạ.
- Ừ, vậy
thì quá tốt.
- Thế nhưng
có lần thằng Hợi đen nó bày trò để được lên trạm xá nằm cho mát, nó vờ nôn ra máu
làm cán bộ đang đêm phải gọi người đưa nó lên trạm xá! Trên đó mát hơn mà. Điềm
kết luận, uống một ngụm nước và nói tiếp:
- Hôm cháu
và mấy đứa được ra trại, cán bộ cũng vui lắm. Cán bộ cứ dặn cháu: “Có điều kiện
thì học bổ túc cho hết cấp 3 rồi học nghề mà sống”. Cháu thấy tiếc và ân hận.
Giá không có chuyện ngày ấy thì giờ chắc cháu đã đi làm, giúp bố mẹ nuôi các em
được rồi.
Nãy giờ bà
giáo vẫn im lặng nghe mọi người và Điềm nói chuyện. Chỉ có ánh mắt bà tươi tỉnh
hơn. Điềm bưng ly nước, bằng hai tay, đến trước mặt bà, và mời:
- Em mời
cô uống nước ạ. Cô ơi, em xin lỗi cô vì ngày ấy em nông nổi quá. Em làm khổ bố
mẹ em, làm khổ các em em.. Giờ em sẽ không dại dột như vậy nữa.
Bà Tâm bưng
ly nước và nhìn vào mắt Điềm. Ánh mắt nó nhìn thẳng. Bà như thấy cậu học trò luôn
luôn giành các việc khó, việc nặng mỗi khi lớp lao động hay làm rẫy cho bố mẹ
thay cho đàn em nhỏ của mình trưởng thành hơn.
- Em định
vài nữa nữa sẽ xin học nghề sửa xe máy, cô ạ.
- Phải đấy!
Việc đó không sợ bị thất nghiệp. Rồi sẽ ổn dần thôi!
- Cũng biết
lo cho tương lai rồi. Lớn rồi nhỉ!
Tiếng mọi
người lao xao. Ông Trương nhìn vợ. Bà Trương ngồi bên con, tay nắm chặt tay Điềm,
miệng bà cười mà mắt bà lại rưng rưng.
Ngoài sân,
vầng trăng mờ ảo vẫn tỏa ánh sáng dịu dàng khắp không gian.
17.6.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI