Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

TÔN VINH VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI CAO TUỔI tác giả NGUYỄN VĂN THANH - CHƯ YANG SIN SỐ : 234. THÁNG 10 NĂM 2018





Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia Người cao tuổi Việt Nam: Đến năm 2050, 30% dân số Việt Nam là người cao tuổi. Với số lượng người cao tuổi (NCT) ngày càng đông đảo như vậy, thì NCT đã, đang và sẽ khẳng định vị trí, tầm quan trọng và ảnh hưởng của mình trong các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Bảo vệ và chăm sóc nhóm dân số này chính là một trong những việc làm thiết yếu để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Theo quy ước quốc tế, NCT hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Theo Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 thì đối tượng được công nhân người cao tuổi được mở rộng hơn: Người đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi nếu nhiệt tình công tác Hội, được cử làm công tác Hội, tự nguyện tham gia Hội đều được công nhận là hội viên. (Điều 9-Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò, vị thế của NCT; luôn luôn động viên NCT cống hiến tài trí, sức lực của mình cho đất nước và con cháu, luôn nêu cao truyền thống “kính già, yêu trẻ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ấn tượng sâu sắc sự kiện “Hội nghị Diên Hồng” từ thời nhà Trần. Người viết: “Truyền thống Điện Diên Hồng là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta”. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 2 năm 1941, đồng chí Nguyễn Aí Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam; Tháng 6 năm 1941, Người viết thư gửi tất cả các bậc phụ lão trong cả nước: “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề …Nước nhà lo, các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui, các cụ đều cùng được vui ”.
Trong thư gửi các vị phụ lão ngày 21-9-1945 (sau 19 ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đây tôi lấy danh nghĩa là một người già mà nói chuyện với các cụ. Tục ngữ có câu: “Lão lai tài tận", nghĩa là tuổi già thì tài hết, không làm được gì nữa. Mà thường các cụ phụ lão ta cũng tin như vậy. Gặp việc gì các cụ đều nói: “Lão giả an chi” (người già nên ở yên). Thôi mình tuổi hạc ngày càng cao, không bay nhảy gì được nữa. Việc đời để cho con cháu bầy trẻ làm. Chúng ta gần đất xa trời rồi, không cần hoạt động nữa. Tôi không tán thành ý kiến đó. Xưa nay những người yêu nước không vì tuổi già mà ngồi không. Nước ta có những người như Lý Thường Kiệt, càng già càng quắc thước, càng già càng anh hùng”.
Như vậy, ngay những ngày đầu về nước chỉ đạo trực tiếp cách mạng Việt Nam, lúc mới thành lập nước, cách mạng còn đang trong trứng nước, thù trong giặc ngoài đe doạ, Bác Hồ đã đánh giá cao tiềm năng và vai trò của NCT, đồng thời để khai thác tiềm năng phát huy vai trò NCT thì việc đầu tiên là phải đưa NCT vào sinh hoạt trong một tổ chức nhất định, lúc đó là “Phụ lão cứu quốc Hội”. 
Sau khi nhận được thông báo của Liên hợp quốc, ngày 1-10-1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Võ Chí Công đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc và khẳng nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc và khẳng
Ngày 17-9-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Chỉ thị số 332 về việc tổ chức Ngày Quốc tế NCT, đã chỉ ra những việc các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể phải làm trong dịp Ngày Quốc tế NCT 1-10 hàng năm, trong đó đã xác định “Ngày Quốc tế NCT cần được tổ chức tốt, có sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng”.
Phát huy tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước, Quốc Hội và nhân dân ta luôn coi trọng công tác chăm sóc NCT, như:  Ngày 27/9/1995, Ban Bí thư TW Đảng (Khoá VII) đã ban hành Chỉ thị số 59-CT/TW về chăm sóc NCT, trong đó nhấn mạnh “NCT có công sinh thành, nuôi dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nòi, giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lòng yêu nước; một bộ phận đông đảo NCT Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”.
Từ Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013, đạo luật cơ bản của Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có một bước tiến to lớn khi quy định quyền con người, trong đó lần đầu tiên, quyền của người cao tuổi được xác lập hoàn chỉnh.  
Khoản 3, Điều 37 của  Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: "Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật liên ngành phản ánh các chính sách dành cho NCT cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ  và thúc đẩy quyền của NCT tại Việt Nam. Cụ thể như Luật Người khuyết tật năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2013; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Lao động năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2015 đều có quy định về bảo vệ quyền của NCT. Ví dụ: Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”;  Khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử không bị áp dụng hình phạt tử hình”...
Thực hiện quy ước quốc tế về NCT và chương trình hành động quốc gia NCT, qua hơn 30 năm đổi mới, chất lượng cuộc sống NCT đất nước ta đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuổi thọ trung bình (cả hai giới tính) ở Việt Nam là 76,6 tuổi. Tính đến cuối năm 2017, cả nước có hơn 10 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 10,95% dân số (so với năm 2016, tăng 115.100 người). Trong đó, 1,9 triệu người từ 80 tuổi trở lên, chiếm 18,7% tổng số người cao tuổi. Hơn 2 triệu người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH. Hơn 1,6 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Khoảng 1,4 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp người có công. Bên cạnh đó, hơn 9,3 triệu người cao tuổi có thẻ BHYT chiếm 92,8%.
Nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK NCT thích ứng giai đoạn già hóa dân số, ngày 30/12/2016, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025”. Đề án đã đề ra các nhiệm vụ quan trọng để tiến tới tất cả NCT hoặc người thân trực tiếp chăm sóc NCT biết thông tin về già hóa dân số, quyền được CSSK của NCT và các kiến thức CSSK NCT. Nâng cao sức khỏe NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự CSSK và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu của NCT. Bảo đảm 80% số NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe…
Năm 2018 này, kỷ niệm 70 năm ra đời “Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người” (1948-2018) và kỉ niệm lần thứ 28 năm Ngày Quốc tế NCT, Liên Hợp quốc (LHQ) đưa ra chủ đề:  “Tôn vinh những người cao tuổi có công lớn trong đấu tranh vì quyền con người”. Đây là dịp để tôn vinh những NCT trên khắp thế giới đã cống hiến đời mình đấu tranh cho quyền con người nhằm: 1. Thúc đẩy các quyền con người đã được ghi trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người và đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa của các quyền đó trong cuộc sống hàng ngày của NCT; 2. Tăng cường sự tham gia và nâng cao hình ảnh của NCT trong thúc đẩy quyền con người không chỉ trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới họ, mà là trên mọi mặt của đời sống; 3. Suy ngẫm về tiến độ và những thách thức trong đảm bảo sự hưởng thụ đầy đủ và bình đẳng quyền con người và quyền tự do căn bản của NCT; 4.Huy động sự tham gia của tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong đấu tranh bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền của NCT.
Để thiết thực hưởng ứng chủ đề Ngày Quốc tế NCT năm 2018 và tạo điều kiện để NCT phát huy được trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm góp phần xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục quan tâm chăm lo nâng cao chất lượng sống của NCT, đồng thời hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và cơ chế tổ chức thực thi hiệu quả nhằm bảo đảm các quyền của NCT - một bộ phận dân số có số lượng và tỷ lệ ngày càng tăng trong xã hội, góp phần ứng phó với vấn đề già hóa dân số đang tăng nhanh ở Việt Nam.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẬN XÉT MỚI