Sổ
tay Thơ:
NHỚ TẾT
Tủi
thân khói bếp ngày xưa
Mẹ nhen cho tối giao thừa bớt suông
Tiếng
reo củi ướt đỡ buồn
Bánh
chưng mỏng quá ngồi thương bánh dầy
Đầu
làng nghê đất ngây ngây
Tuổi
thơ pháo tẹt pháo dây đì đùng
Rạ
rơm vây ấm một vùng
Bọc con vào giữa tận cùng làng quê
Nén
hương cắm gốc bồ đề
Mẹ xin bóng mát tỏa về cái no
Con xin chiếc lá làm trò
Lêu
têu chân đất quạt mo thằng Bờm
Tết
nghèo bánh lá thay cơm
Đồng
xu mừng tuổi còn thơm mùi bùn
Con nằm thương khói run
run
Muốn đem khoe cả mưa
phùn mẹ ơi !
Con lem lấm của
một thời
Để khi khôn lớn nên người
lại xa
Mỗi lần nhìn
khói bay qua
Mắt rưng rưng nhớ quê
nhà ... lại cay !
TRƯƠNG
NAM HƯƠNG
LỜI BÌNH:
RƯNG RƯNG NHỚ TẾT QUÊ
NHÀ
Ký ức tuổi thơ luôn là một vùng sáng đẹp đẽ và
ấm áp giữa hồn người. Trong muôn vàn nỗi nhớ, có lẽ hình ảnh mùa xuân - mùa tết hiện
lên bao giờ cũng thật đặc biệt. Trong trẻo, hồn hậu bằng thể thơ lục bát, nhà
thơ Trương Nam Hương đã thể hiện nỗi niềm nhớ thương về một không gian
ngày tết quê xưa qua bài thơ "Nhớ tết" vô cùng da diết. Đó là tiếng lòng của đứa
con tha hương bồi hồi nhớ về chốn cũ, mẹ xưa để tưởng tiếc những mùa xuân tuổi
thơ không còn nữa.
"Nhớ Tết" có 5 khổ thơ, được chia thành hai
dòng cảm xúc. Cảm xúc hoài niệm về một tết xưa được tác giả thể hiện ở 4 khổ
thơ đầu với nhiều hình tượng thơ chân thực, giàu sắc thái biểu cảm và mang đậm dấu
ấn của sự trải nghiệm cá nhân. Đến khổ thơ kết bài, Trương Nam Hương bày tỏ nỗi
ngậm ngùi, tiếc nuối về khung trời kỷ niệm tuổi thơ gắn với những cái tết xưa
nghèo khó mà vô cùng thơm thảo. Nhìn chung cấu tứ không mới, song bài thơ hấp dẫn
nhờ cách viết sáng tạo qua nhiều thi ảnh độc đáo và được kết hợp với thể thơ
dân tộc thuộc sở trường của tác giả nên rất nhuần nhuyễn và dễ đi vào lòng người đọc.
Có lẽ ám ảnh và khó quên nhất đối với Trương Nam Hương
là những cái tết nghèo khó nơi quê nghèo xưa cũ. Đất nước Việt Nam trải qua nhiều
cuộc chiến tranh li loạn triền miên, mùa màng thất bát, người lao động mấy khi
có được một cái tết đủ đầy, dư dả. Hoài niệm về tuổi thơ trong trẻo ấy, nhà thơ
vẫn không quên được hình ảnh người mẹ nghèo ngồi bên bếp lửa "nhen cho tối
giao thừa bớt suông". Tiếng củi lách tách nghe sao mà chạnh niềm thương cảm:
Tủi thân khói bếp ngày xưa
Mẹ nhen cho tối giao thừa bớt suông
Tiếng reo củi ướt đỡ buồn
Bánh chưng mỏng quá ngồi thương bánh dầy
Tết xưa trong hồi ức của nhà thơ là thế đấy. Hình ảnh
người mẹ nghèo hiện lên cơ khổ và tội nghiệp "bánh chưng mỏng quá ngồi
thương bánh dầy". Làng quê ngày tết xinh đẹp, nên thơ nhưng bốn bề nghèo
khó, xung quanh chỉ toàn "rạ rơm vây ấm một vùng". Tuổi thơ nghịch ngợm
chạy chơi đầu làng ngõ xóm sống động, vô tư với những trái pháo tẹt, pháo dây
mà vẫn ấm lòng đến thế:
Đầu làng nghê đất ngây ngây
Tuổi thơ pháo tẹt pháo dây đì đùng
Rạ rơm vây ấm một vùng
Bọc con vào giữa tận cùng làng quê
Tết quê nghèo nên nhang khói tâm linh cũng được mẹ khấn
vái sao cho có "cái no" từ linh thiêng cây bồ đề tỏa bóng. "Nhớ
Tết" của Trương Nam Hương nhờ thế sâu sắc và cảm động lắm, nó không những
là hồi ức kỷ niệm về tuổi thơ ngây ngô mà còn là tấm lòng thấu hiểu và cảm
thông của nhà thơ với quá khứ. Mẹ lo toan cho cái ăn cái mặc hàng ngày bao
nhiêu, đứa trẻ ham chơi của tuổi thơ tác giả lại vô tư "lêu têu chân đất
quạt mo thằng Bờm" bấy nhiêu. Hình tượng thơ hiện lên nhờ thế sống động
như một cảnh quay chân thực, hấp dẫn:
Nén hương cắm gốc bồ đề
Mẹ xin bóng mát tỏa về cái no
Con xin chiếc lá làm trò
Lêu
têu chân đất quạt mo thằng Bờm
Chưa
hết, "tết nghèo bánh lá thay cơm" cho đến những đồng tiền mừng tuổi
"còn thơm mùi bùn" vẫn ám ảnh cuộc đời tác giả. Xúc động đến nghẹn
lòng là những câu thơ đẫm tràn nước mắt. Lòng đứa trẻ
ngây thơ muốn khoe tất cả để cảm tạ những
cái tết quê nghèo khó mà nhân hậu, yêu thương:
Tết
nghèo bánh lá thay cơm
Đồng
xu mừng tủi còn thơm mùi bùn
Con nằm thương khói run run
Muốn đem khoe cả mưa phùn mẹ ơi!
Khổ thơ cuối bài khép lại đã làm nổi bật tứ thơ mà
cũng chính là thông điệp của tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc. Cái quy luật
khắc nghiệt của cuộc đời dễ mấy ai thoát được. Tuổi thơ lấm lem, khó nhọc
"được rạ rơm vây ấm" giữa làng quê yêu dấu, được tận hưởng những cái
tết dù còn nghèo khó nhưng hạnh phúc, thanh bình sao giờ này mãi mãi rời xa.
Càng lớn khôn và khát khao tìm về chốn cũ càng cảm thấy bất lực. Chính bi kịch
"bao giờ trở lại ngày xưa" ấy đã khiến trái tim nhà thơ thổn thức,
rưng rưng trong nỗi nhớ nhà, nhớ tết:
Con lem lấm của một thời
Để khi khôn lớn nên người lại xa
Mỗi lần nhìn khói bay qua
Mắt rưng rưng nhớ quê nhà... lại cay!
Viết về mùa xuân - mùa tết xưa nay có hàng vạn bài thơ
của nhiều thế hệ thi nhân gửi gắm, giãi bày. Dù vậy, đọc "Nhớ tết"
của Trương Nam Hương, ta vẫn thấy xao lòng, bồi hồi tưởng tiếc những mùa xuân tuổi thơ đi
qua mãi mãi. Xuất phát từ cảm hứng hoài niệm thiết tha cùng với một tài năng thơ lục bát
sắc sảo, bài thơ
đã nói hộ cùng ta biết bao điều đáng nhớ và trân quý trong cuộc đời này, nhất là
đối với người thân và những mùa tết yêu thương.
LÊ THÀNH VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI