Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY THƠ VIỆT NAM



Ngày 26 tháng 01 vừa qua, Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam của Hội VHNT Đắk Lắk đã thông qua kế hoạch:
TỔ CHỨC NGÀY THƠ VIỆT NAM
TẾT NGUYÊN TIÊU QUÝ TỴ - NĂM 2013
TẠI ĐẮK LẮK

Thời gian
Chương trình
Nội dung
Người tham gia 
15/giêng
Kết hợp với Sở VH, TT & DL
Đêm thơ Nguyên tiêu tại Nhà VHTT tỉnh
Chủ trì và chịu trách nhiệm nội dung: Khôi Nguyên
Nhà thơ: Hữu Chỉnh, Phạm Doanh, Đặng Bá Tiến, Ngọc Bích, Lệ Hải
14/giêng
Đêm thơ tại trường DTNT Nơ Trang Lơng
Giao lưu
 Chủ trì : Hồng Chiến
Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Bá Tiến
Nhà thơ: Hữu Chỉnh, Phạm Doanh, Tiến Thảo, Đặng Bá Tiến, Lê Vĩnh Tài, Hoàng Thiên Nga, Y Phôn, Lê Nhật Thanh
12/giêng
Thơ với tuổi trẻ tại Trường CĐSP
Giao lưu
Chủ trì và chịu trách nhiệm nội dung: Niê Thanh Mai
Đặng Bá Tiến, Hữu Chỉnh, Trần Chi, Tiến Thảo, Lê Vĩnh Tài, Phạm Doanh, Hoàng Thiên Nga, Y Phôn, Dương Tấn Bình, Lê Nhật Thanh

Ban tổ chức

DÒNG SÔNG VẪN HÁT

Thác  Dray Nu

(Tiếp theo)



Trước đây nói đến căn cứ cách mạng Nam Ka, người ta thường nghĩ ngay đến vùng đất khô cằn, đường sá cách trở, khó khăn. Bốn bề là núi cao bao bọc, việc đi lại thông thương với bên ngoài chỉ có một cách duy nhất là đi bộ trèo đèo lội suối hoặc dùng voi để vận chuyển. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, địa danh Nam Ka là nỗi kinh hoàng của bọn cướp nước và bán nước đồng thời là niềm tự hào của quân và dân ta. Sau ngày thống nhất đất nước, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, ta chưa  làm đường lớn vào đây được. Phải đến tận khi có dự án nhà máy thủy điện Nam Ka, con đường rải nhựa, vượt qua núi cao, vực sâu để đến với vùng đất oai hùng một thuở, ô tô xe máy chạy đến tận khu vực hành chính của xã. Ông Trương Quang Hồng, Trưởng ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Buôn Tua Sar cho biết: nhà máy thủy điện Buôn Tua Sar là công trình thủy điện đầu nguồn sông Srê Pôk; theo thiết kế, hồ chứa nước của công trình thủy điện này có dung lượng 800 triệu m3, vốn đầu tư 2.500 tỷ, công suất nhà máy 86 mêgaW. Nếu so với các nhà nhà máy đã và đang thi công trên cùng dòng sông này thì công suất không phải lớn, nhưng có vai trò hết hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà máy thủy điện khác cũng như việc phòng chống lũ lụt, vì nó có nhiệm vụ điều tiết nước cho sông Srê Pốc và các nhà máy thủy điện phía đưới. Công trình chính thức khởi công ngày 25 tháng 11 năm 2004 và dự kiến hoàn thành trong năm 2010. Tôi lên thăm công trình được tận mắt chứng kiến cảnh thi công giai đoạn cuối, người xe hối hả làm việc dưới cái nóng oi bức mùa khô. Tình cờ tôi gặp một đoàn người dân tộc Êđê đi làm về đang rửa chân phía dưới chân đập, bà amí H’Jut vui vẻ cho tôi biết: Minh ưng lắm cái con đập này, nó làm cho sông bớt giận giữ, không lên cướp phá bắp lúa như trước đây nữa. Con đường nhựa từ thị trấn vào đây rộng lắm, đi được nhiều xe nên hàng hóa mang vào được nhiều, lại rẻ như ngoài phố, thích lắm. Trả lời câu hỏi của tôi: Công trình này có lấy mất nhiều ruộng rẫy không? Ồ, không nhiều đâu, đây là vùng toàn đá thôi, chúng xếp lại thành ghềnh đẹp lắm; nay nó chìm dưới nước cả rồi. Cả vùng chỉ có 4 hộ được tiền trả công làm rẫy; họ nhận tiền đền bù mua nhiều thứ đẹp lắm, vui lắm. Nhìn những khuôn mặt rạng ngời hạng phúc khi nói về công trình thủy điện đang xây như nói về chính công trình của mình; điều đó chứng tỏ công trình đã được sự đồng thuận của người dân trong vùng. Công trình khởi công, đường sá được làm mới, điện lưới kéo đến tận từng gia đình, trên đầu hồi nhiều nhà đã mắc chảo DTH, bắt sóng truyền hình từ vệ tinh. Nam Ka hôm nay đã có bước chuyển mình về mọi mặt; ngoài đường, điện ra, trường học cũng được đầu tư xây dựng khang trang. Mảnh đất heo hút khi xưa, nay đã trở thành một địa danh du lịch hấp dẫn để du khách đến thăm nhà máy thủy điện và ngắm nhìn đỉnh núi Nam Ca cao 1300 mét so với mặt nước biển, đứng soi bóng xuống mặt hồ; thăm căn cứ cách mạng Nam Ka oai hùng một thuở...
Rời  thủy điện buôn Tua Sar, tôi đến thăm công trình thủy điện Buôn Kup. Đây là công trình thủy điện lớn nhất được xây dựng trên sông Srê Pôk, có vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, công suất nhà máy 280 mêgaw, đường hầm dẫn nước vào nhà máy dài 4,7km (dài nhất Việt Nam và Đông nam Á). Tôi quan tâm đến công trình này vì hồ chứa nước án ngữ ngay sát các dòng thác nổi tiếng như: Dray Sáp 1, Dray Nur, Trinh Nữ… liệu hồ đang đóng cửa tích nước thì các dòng thác sẽ ra sao! Đứng trên con đập chính của nhà máy thủy điện Buôn Kup ngắm nhìn mặt hồ rộng mênh mông, mang nặng phù sa; xa xa về hướng đông bắc, cà phê xanh tốt mỡ màng trải dài xa tít tắp. Tôi hỏi ông Nguyễn Đức Khẩn thôn Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, huyện Krông Ana, một lão nông rời quê Thái Bình vào đây lập nghiệp gần ba mươi năm về ý kiến của người dân khi công trình thủy điện xây dựng trên quê hương họ. Ông vui vẻ cho biết: Có cái hồ nước lớn thế này thì tốt quá chứ. Anh xem, cà phê bao quang bờ hồ rất cần nước tưới, nay thì không lo bị thiếu nước, độ ẩm tăng nên năng suất chắc chắn sẽ cao; khí hậu cũng tốt hơn cho sức khỏe con người, ấy là chưa kể sau vài tháng nữa việc kinh doanh, khai thác nguồn lợi thủy sản trên mặt hồ sẽ tạo việc làm cho nhiều hộ nông dân có thêm thu nhập. Nếu các bên liên quan đầu tư thoả đáng thì đây còn là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách đến thăm.
Con đập ngăn nước cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn một ít công nhân đang rải đá chuẩn bị rải nhựa và trồng cột đèn điện. Nhìn về phía hạ lưu, dù các cánh cửa đóng kín để tích nước, nhưng trên dòng chính, nước sông vẫn chảy khá mạnh. Tôi hỏi ông Trần Ngọc Ánh: Các cửa đập đều đóng kín, tại sao nước trên sông Srê Pok vẫn chảy nhiều như vậy? Anh nhìn phía chân con đập ấy, nước thấm qua đập đấy. Khi thiết kế, người ta không lường trước được hết các vết nứt của đá nên khi hồ bắt đầu tích nước mới phát hiện ra đập bị thấm nước, bên thi công đã thuê các chuyên gia đầu ngành về khoan, bắn bê tông hiện đại nhất nhưng vẫn không thể khắc phục được, đành phải chấp nhận! Công trình lớn như thế này mà đập nước bị thấm, lượng nước chảy ra sông đạt vận tốc từ 10 đến 12m/giây, liệu tuổi thọ công trình sẽ như thế nào về lâu dài. Như đoán được băn khoăn của tôi, ông Ánh cho biết thêm: Theo tính toán của các chuyên gia, nước chảy qua các kẽ đá ở sâu dưới lòng đất, không ảnh hưởng gì đáng kể đến công trình. Theo cách giải thích như thế, tôi biết vậy chứ mình đâu có chuyên môn trong lính vực này đâu! Xuôi sông Srê Pôk, tôi đến thác Dray Sáp 1 (tên gọi mới của thác Gia Long), cách đập thủy điện Buôn Kup khoảng 2 km; thác vẫn chảy nhưng  diện tích mặt thác bị thu hẹp lại đáng kể, sự hùng vĩ vần còn đó, song đã bớt đi nhiều sự hung dữ. Trời xế chiều, cầu vồng bảy sắc vẫn xuất hiện trên mặt thác. Anh bạn cùng đi với tôi chợt reo lên thích thú khi khám phá ra một điều hết sức mới mẻ về dòng thác: nước rất trong! Đúng thật, nước trong như lọc. Nếu ai đã từng đến thăm những dòng thác trên sông Sê rê pôk trước đây, cho dù đang trong mùa mưa hay cuối mùa khô, chúng ta thấy nước sông vẫn đục ngầu. Còn hôm nay, nước trong xanh, ta có thể nhìn thấy cả những chú cá đang lao mình đùa giỡn với thác. Đây lại là một điều thích thú nữa. Nước trong cũng phải thôi vì nó thấm qua chân con đập, len qua các kẽ đá từ sâu trong lòng đất trước khi trở lại với dòng sông nuôi các dòng thác. Thế là ngoài cả dự kiến của các nhà thiết kế khi hoạch định “nuôi” các dòng thác bằng cung cấp nước qua các van xả, giờ đây dòng sông tự nó tìm ra cách để tồn tại và vẫn cất tiếng hát vang khi qua các dòng thác.
Các công trình thủy điện trên dòng sông “chảy ngược” dù đã hoàn thành hay đang thi công đã góp phần làm phong phú thêm cảnh đẹp Tây Nguyên. Thật khó tin trên vùng đất chỉ có nắng và gió này đã có thêm những hồ nước lớn, không những là nguồn cung cấp điện phục vụ con người mà còn góp phần cải thiện mội trường và có ý nghĩa quyết định đến tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng cà phê, lúa, hoa màu… trên vùng đất mà nó đi qua. Xét cho cùng, chúng ta phải chấp nhận thực tế, một vài thác ghềnh nổi tiếng trên sông có thể bị mất đi hoặc kém dữ dội như xưa, nhưng đổi lại ta có được lợi ích to lớn phục vụ cuộc sống thì sự đánh đổi đó cũng chấp nhận được. Tôi tin cho dù mùa mưa hay mùa khô, dòng Srê Pôk vẫn hát, khúc hát oai hùng, mạnh mẽ, tự tin vì nó đang ngày càng phục vụ cuộc sống, phục vụ con người hữu ích hơn.   

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

DÒNG SÔNG VẪN HÁT


THÁC Đray Nu




Bút ký của HỒNG CHIẾN

Nhắc đến Dak Lak người ta nghĩ ngay đến vùng đất được mệnh danh là xứ sở cà phê Việt Nam. Quả đúng như vậy, nếu có dịp bạn theo quốc lộ 14A từ Gia Lai qua, hay quốc lộ 26A dưới Khánh Hòa lên, hoặc Quốc lộ 27A bên Đà Lạt về, đến địa phận Dak Lak bạn sẽ thấy những cánh rừng cà phê bạt ngàn, trải dài như vô tận. Cây cà phê sinh trưởng trên mảnh đất ba zan trù phú này phần đa thuộc nhóm cà phê có tên khoa học là Rubusta người dân ở đây gọi nôm na là cà phê vối (vì lá giống với lá cây vối người Việt thường lấy lá nấu nước uống), khác xa so với cà phê các nơi bởi sự đồng đều về chiều cao và tán. Thường thường cây cà phê vối khi đưa vào kinh doanh cao 1,2m tán rộng xấp xỉ 1,4m; nếu cây nào trên 10 tuổi có thể cao tới 1,5m, tán rộng hơn 2m một tý. Mùa hoa cà phê nở tất cả các kẽ lá đều bung ra những chùm hoa trắng tinh khôi, thơm ngát. Mùa hoa cà phê nở cũng là mùa con ong đi lấy mật và mùa bướm bướm về. Không biết loài bướm ở đâu ra mà nhiều đến thế, chúng bay kín trời, màu sắc rực rỡ, bay qua các lô cà phê hàng tháng trời không hết. Nếu ai có dịp tới Dak Lak được chiêm ngưỡng một lần điệu vũ của các loài bướm và hít thở hương thơm của hoa cà phê sẽ trọn đời không quên. Còn người dân sinh ra và lớn lên ở Dak Lak dù vì cuộc sống mưu sinh phải đi xa, nhưng đến mùa hoa cà phê nở cũng háo hức tìm đường về dù chỉ một ngày để thả hồn mình với hoa với bướm rồi đi cho đỡ nhớ.
Nhưng Dak Lak không chỉ có cây cà phê làm say đắm lòng người, mà thiên nhiên còn ban phát cho nơi đây một dòng sông khác lạ, dòng sông chảy ngược. Thông thường ở đất nước Việt Nam chúng ta “trăm sông đổ một biển Đông”, mọi con sông đều từ phía tây chảy xuôi ra biển Đông; riêng sông ở Dak Lak lại chảy ngược, sông bắt nguồn từ phía đông chảy ngược qua phía tây và đổ về sông Mê Kông thuộc địa phận Vương quốc CamPuChia, đó là sông Srê Pôk. Sông Srê Pôk có hai nhánh chính, một nhánh được đặt tên là Krông Ana (theo tiếng Êđê là sông Cái hay còn gọi sông Vợ) bắt nguồn từ dãy ChưYangSin thuộc dải Trường Sơn chảy qua các huyện Krông Pak, Krông Bông và Krông Ana trước khi hợp dòng với sông Krông Knô tạo thành sông Srê Pôk. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng chảy qua địa phận hai tỉnh Dak Nông và Dak Lak trước khi hòa với dòng sông Krông Ana được đặt tên: sông Krông Knô (theo tiềng Ê đê là sông Đực hay còn gọi là sông Chồng); nếu sông Krông Ana hiền hòa, tạo ra những cánh đồng lúa nước rộng lớn, phì nhiêu nơi nó chảy qua thì ngược lại, dòng sông Krông Knô tương đối hung dữ; nó len lỏi qua các dãy núi cao, tạo nên lắm thác ghềnh trước khi ùa vào dòng Krông Ana hình thành sông Srê Pôk. Có lẽ vì “vợ chồng sông” lâu ngày bị chia cắt nên khi chúng gặp nhau đã quấn quýt lấy nhau, gầm thét lao về phía tây tạo nên nhiều thác nổi tiếng như: Thác Đray Sap, Đray Nur, Trinh Nữ, Đray H’Linh… thác nào cũng đẹp, thơ mộng và hung vĩ. Trước đây, khi vùng đất quang thành phố Buôn Ma Thuột còn hoang vu, rừng còn nhiều thú dữ, nhưng ông vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn – Bảo Đại đã bắt quân dân phục dịch băng rừng lội suối đến thác Đray Sap thưởng thức. Trước cảnh đẹp của thác, ông vua nổi tiếng ăn chơi một thời không ngớt trầm trồ thán phục và lấy ngay tên ông nội của mình đặt tên cho thác, từ đó dòng thác được mang tên: thác Gia Long. Nhắc lại điều ấy để bạn đọc có thể hình dung ra dòng thác hùng vĩ như thế nào!
Sau ngày thống nhất đất nước ngành du lịch Dak Lak tổ chức nhiều tua du lịch đến các dòng thác trên dòng Srê Pôk và thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt từ khi bước qua thế kỉ XXI, với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta, nền “công nghiệp không khói” ở Dak Lak có bước phát triển vượt bậc và cũng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối tốt, thu hút ngày càng đông du khách đến thăm, góp phần đáng kể nguồn thu ngân sách cũng như tạo cho nhiều người dân nơi đây có thêm việc làm. Vì thế khi đến Dak Lak du khách không chỉ được thưởng thức ly cà phê thơm ngát chính hiệu mà còn được đi thăm những dòng thác xinh đẹp, đến rồi không muốn về.
Trong những tháng đầu năm 2009, một số báo đưa tin: Các dòng thác trên sông Srê Pôk bị khai tử! Nghe nói giật mình, tôi quyết tâm đi một chuyến xem sao. Theo như sở Công Thương Dak Lak cho biết: trên sông Srê Pôk ngoài nhà máy thủy điện Đray H’Linh được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước vẫn vận hành tốt, hiện nay có 3 nhà máy thủy điện đang thi công và sắp hoàn thành là: nhà máy thủy điện Buôn Tua Sar, nhà máy thủy điện Buôn Kup, nhà máy thủy điện Srê Pôk 3, ngoài ra còn có 2 nhà máy đã được duyệt dự án, sẽ thi công vào thời gian sắp tới là: nhà máy thủy điện Srê Pôk 4 và nhà máy thủy điện Srê Pôk 5.  Dòng sông chảy ngược quả là giàu tiềm năng để khai thác “than trắng”, biến nó thành điện phục vụ sự nghiệp “hiện đại hóa đất nước”. Nhưng những nhà máy thủy điện mọc lên nhiều như vậy có ảnh hưởng gì đến các dòng thác nói riêng và cuộc sống của người dân trên địa bàn Dak Lak nói chung? Cũng có người cho rằng xây dựng các nhà máy thủy điện còn cần phải tính đến diện tích mặt hồ vì đất đai có ít, xây dựng các hồ chưa nước lớn sẽ chiếm mất nhiều diện tích đất thì không có lợi về kinh tế lâu dài. Tôi mang thắc mắc này trao đổi với ông Trần Ngọc Ánh – Trưởng phòng Tổ chức kiêm Chánh văn phòng Ban quản lý thủy điện 5. Ông cho biết: Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Hỏi đâu thác nhảy – cho điện xoay chiều”; để xây dựng các nhà máy thủy điện, người ta chủ yếu dựa vào các dòng sông có thác, các nhà máy thủy điện được xây dựng trên sông Srê Pôk cũng theo một quy luật ấy cả. Theo như tính toán, các dòng thác vẫn bình thường sau khi nhà máy đi vào hoạt động vì công ty cam kết để tối thiểu lượng nước chảy qua thác là 8 đến 10 m3/ giây. Hiện nay đập chứa nước của thủy điện Buôn Kup đã hoàn thành đang tích nước để chuẩn bị chạy thử, nước trên các thác Gia Long, Dray Nur, Đray Sáp… vẫn chảy bình thường. Tôi phân vân bán tín bán nghi nên quyết tâm đến thăm các công trình thủy điện trên dòng Srê Pok xem sao.
(Còn nữa)

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

NHỮNG CÁNH CHIM KHÔNG MỎI bút ký của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 197+198 THÁNG 1&2 NĂM 2009








Một thời để nhớ.
Cầm tờ giấy mời về dự lễ đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, lòng tôi bồi hồi xúc động. Thế là đã hơn 22 năm rồi. Thời gian trôi đi nhanh quá. Ngày 10 tháng 8 năm 1986, thầy Vũ Thế Hiển - Trưởng phòng Giáo dục, mời tôi lên trao quyết định của UBND huyện Ea Kar thành lập trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Nguyễn Văn Trỗi đóng trên địa bàn Nông trường 52 và bổ nhiệm tôi làm Hiệu trưởng cùng hai hiệu phó: Nguyễn Thị Thanh Hương phụ trách chuyên môn cấp II và Nguyễn Thị Thanh phụ trách chuyên môn cấp I. Thời bấy giờ trường PTCS bao gồm cả mẫu giáo, cấp I và cấp II. Cơ sở vật chất của trường tuy mới thành lập nhưng so với các trường khác trong toàn huyện không nhất cũng nhì. Được Nông trường 52 đầu tư xây dựng, nên ngoài sáu phòng học xây cấp bốn, mái ngói đỏ tươi, các phòng học khác đều được lợp tôn, thưng ván; bàn ghế học sinh, giáo viên được trang bị đầy đủ theo yêu cầu. Ông Cao Văn Hùng – Giám đốc nông trường 52 thời ấy đã nói với tôi: Mình lo nhất là con em công nhân đi học xa vất vả, mong có được ngôi trường ở gần để các cháu có điều kiện theo học. Có văn hóa mới có tri thức để nhận thức đúng và làm việc tốt hơn. Công nhân có thể vất vả thêm  một tý, nhưng con cái được học hành đến nơi đến chốn thì họ sẽ an tâm công tác. Thầy xem có cần gì cứ đề xuất, nếu Nông trường giúp được gì sẽ giúp!
 Phòng làm việc của Hiệu trưởng chung tường với phòng họp hội đồng, rộng 3,5m, dài 5,5m; được trang bị bàn ghế, tủ hồ sơ đóng bằng gỗ hương; ấm, chén, phích nước Trung Quốc mới tinh. Trong thời gian ấy nhiều trường ở huyện Ea Kar, học sinh phải học trong các phòng tạm bợ mái gianh, vách đất, bàn ghế đóng bằng những tấm bìa gỗ hoặc hai cây tre ghép lại; Ban giám hiệu có trường phải ở tạm nhà dân, không có chỗ làm việc.Tôi thấy mình có cơ ngơi như vậy là quý lắm rồi nên chỉ đề xuất: Nếu được, anh cho trường 10 ngàn đồng mua cho anh em ở tập thể một tay lưới đánh cá cải thiện. Khi ấy các hồ chứa nước của nông trường thả cá rô phi nhiều lắm, ai muốn bắt bao nhiêu thì bắt. Ông Giám đốc cười: Thế thôi à! Thầy cho người sang phòng Tài vụ nhận 15 ngàn đồng, mai tôi cho xe chở lên Buôn Ma Thuột mua luôn. Nhờ có tay lưới ấy hơn chục cán bộ giáo viên trường ở tập thể không phải mua thức ăn. Chiều chiều, sau khi tan trường, khu tập thể chỉ để lại hai người nấu ăn, số còn lại kéo nhau đi thả lưới, bắt ốc. Nửa giờ sau thu lưới, hôm ít cũng được vài ký, hôm nhiều phải năm sáu ký. Bữa cơm nào cũng có ít nhất ba món cá: chiên, kho, canh chua; hôm nào các thầy cô siêng một chút có thêm món ốc xào chuối. Thời bao cấp ngày ấy có cuộc sống vật chất như vậy quả là nhiều trường mơ cũng không được. Đầu tháng 10, ông Giám đốc Cao Văn Hùng đến văn phòng nói với tôi: Ăn thế nào làm thế ấy! Ăn cơm dạy cơm, ăn khoai dạy khoai. Người ta lo chạy ăn từng bữa làm sao dạy chất lượng được. Tôi đã bàn với Đảng ủy và Ban giám đốc rồi, Nông trường sẽ cấp cho mỗi thầy cô 500m2 đất làm nhà ở khu phía sau trường, gần suối thuận tiện sinh hoạt. An cư mới lạc nghiệp được. Mời thầy đi xem.
Có lẽ làng giáo viên đầu tiên của huyện Ea Kar đã ra đời như vậy. Ngẫm ra cái ông Giám đốc Cao Văn Hùng, nguyên là Trung đoàn trưởng quân đội nói chí phải. Từ thực tế các phong trào trường PTCS Nguyễn Văn Trỗi qua từng năm tháng là một minh chứng cho nhận xét mộc mạc nhưng thật đúng của ông. Vì công việc tổ chức phân công, thời gian sau tôi chuyển công tác đi nơi khác, nhưng những kỷ niệm ngày đầu thành lập trường còn in đậm trong trái tim.
 Ngày về.
Sáng ngày 18 tháng 12 năm 2008, tôi trở lại ngôi trường thân yêu tham dự lễ đón bằng công nhận “Trường đạt chuẩn Quốc Gia”. Từ đường quốc lộ 26A rẽ vào trường, con đường đất khi xưa nay đổ bê tông phẳng lì, được cắm cờ rực rỡ hai bên. Trường cũ còn đây nhưng cảnh đã khác xưa quá nhiều, trên khuôn viên 1,2 ha khi xưa, nơi từng có sáu phòng học cấp 4 lợp ngói, một thời là niềm tự hào của trường nay đã sừng sững mọc lên ngôi trường hai tầng, 8 phòng học. Phía bên trái cổng trường ngày xưa có 4 phòng học lợp tôn thưng ván, nền đất; nay được thay vào đó một dãy 12 phòng học cấp 4, mái ngói đỏ tươi. Sát bên hồ, nhà Hiệu bộ xây chuẩn theo quy định của ngành, soi bóng xuống nước. Phía bên trái sân trường, nhà đa chức năng cao lồng lộng, nước sơn còn tươi rói, đứng nguy nga như khẳng định sự trưởng thành của một vùng đất. Sân trường rợp bóng cây xanh, bao xung quanh những gốc cây ấy là hoa, ta có thể nhầm sân trường với một hoa viên ở thành phố. Tôi ngỡ ngàng trước những đổi thay như trong chuyện cổ tích. Bàn đón khách đặt ngay tại cổng chào, hai cô giáo trẻ thướt tha trong tà áo dài, cài lên ngực tôi bông hồng đỏ thắm. Bất ngờ tôi gặp lại người đồng nghiệp, người Hiệu phó năm xưa Nguyễn Thị Thanh Hương. Thời gian 22 năm có để dấu ấn trên khuôn mặt mỗi người, nhưng nụ cười rạng rỡ thì hầu như không đổi. Hai mươi hai năm qua cô giáo Thanh Hương vẫn gắn bó với ngôi trường thân yêu, chăm sóc cho những chủ nhân tương lai của đất nước và góp phần xây dựng phong trào giáo dục địa phương.
Bắt tay rồi ôm nhau thật chặt, Hiệu trưởng đương nhiệm Nguễn Đại Hành nói với tôi: Cứ tưởng anh không về được. Anh em giáo viên nhắc anh nhiều lắm đấy! Tôi thấy sống mũi mình cay cay. Bao năm xa cách và không còn trong nghề dạy học nữa, nhưng bạn bè đồng nghiệp vẫn nhớ tới mình thì còn gì hạnh phúc hơn. Người đồng nghiệp, người bạn cùng có thời làm quản lý với nhau và là Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi hôm nay đã trưởng thành từ những ngày gian khó. Trước đây khi đang làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Thầy Nguyễn Đại Hành được điều về làm Hiệu trưởng trường Tểu học Lê Đình Chinh, một trường xa nhất vừa thành lập của huyện Ea Kar. Có một lần đi công tác tôi tiện thể tìm đường vào thăm trường, lúc về đến cơ quan còn sợ. Từ thị trấn huyện vào đến trường khoảng hơn 30 km thôi nhưng đoạn gần 10 km từ Nông trường 714 vào trường mới khiếp. Con đường duy nhất vào trường chỉ là lối mòn và phải đi qua hai chiếc cầu, một chiếc được làm bằng hai cây gỗ đại thụ, mỗi cây to chừng một vòng tay người lớn, dài hơn chục mét; một chiếc khác được bắc bằng hai thanh tà vẹt cầu, bề mặt mỗi thanh chừng 0,30m. Mùa khô bụi mù, vào đến trường chỉ còn thấy hai con mắt không phủ bụi nhưng còn đỡ, mùa mưa đi trên con đường ấy là một cực hình vì đất bết vào xe, đi không được, dắt cũng không xong. Không ít lần người Hiệu trưởng còn trẻ ấy trở về sau một ngày làm việc qua được cây cầu thứ nhất đến cây cầu thứ hai để về nhà với người vợ cũng là người bạn đồng nghiệp và các con ở Nông trường 714, lại phại dừng lại vì không thể qua cầu. Không biết bao nhiêu lần chỉ một đoạn ngắn khoảng 7m thôi mà không thể vượt qua, đành nhịn đói, chịu rét gần trắng đêm bên chiếc cầu thứ hai chờ nước rút để trở về nhà. Có lần liều đi qua bị nước hất cả người và xe xuống suối; may biết bơi mới thoát chết và phải ba ngày sau mới tìm thấy chiếc xe nằm dưới lòng suối. Gian khổ là vậy, nhưng thầy vẫn cố gắng bám trường, bám lớp vì lòng yêu ngành, yêu nghề, yêu những em học sinh là người dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tự do vào Tây Nguyên cần có chữ. Thời điểm ấy gần 90 % học sinh của trường là người dân tộc thiểu số phía Bắc. Khi nhà nước làm đường, bắc cầu kiên cố, việc đi lại thuận tiện thì thầy lại phải vào nhận công tác tại trường THCS Hoang Hoa Thám, giúp ngành cũng cố lại nhà trường đang trên đà xuống dốc. Vực dậy được phong trào, thầy tiếp tục chuyển về làm Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Thế là thấm thoắt hơn năm năm trên cương vị Hiệu trưởng, một cơ ngơi khang trang đã được dựng lên, đội ngũ giáo viên không những được chuẩn hóa mà còn vượt chuẩn. Từ cái nôi trường PTCS Nguyễn Văn Trỗi đã góp phần đào tạo cho huyện Ea Kar một đội ngũ cán bộ lãnh đạo ưu tú đương chức như: Vũ Thị Hoài Nghiêm – Phó ban Tuyên giáo huyện ủy,  Dương Văn Vượng – Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An, Bùi Văn Tác – Hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú huyện, Đặng Trần Thuần – Hiệu trưởng THCS Nguyễn Khuyến… những thầy cô ngày ấy và hôm nay trên cương vị mới đang hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình.
Trong buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo một số ban ngành của tỉnh và lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Ea Kar, Ông Lê Ngọc Anh - Phó chủ tịch UBND huyện phát biểu nêu rõ: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là đơn vị thứ hai của xã Ea Đa, là đơn vị thứ 4 bậc THCS của huyện đón nhận bằng công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia… Kết thúc năm học 2007 – 2008, toàn Quốc có 1195 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 11,05%; Dak lak có 14 trên 180 trường THCS đạt chuẩn, riêng huyện Ea Kar có 4/15 trường đạt tỷ lệ 26,66%, qua đó mới thấy rõ sự nỗ lực của Đảng bộ, UBND huyện, xã và ngành Giáo dục là hết sức đáng  trân trọng. 
Đôi điều cảm nhận.
Trường đạt chuẩn Quốc gia, vui lắm; nhưng càng vui hơn khi thấy tập thể cán bộ công nhân viên trường THCS Nguyễn Văn Trỗi thật sự là một gia đình lớn, đoàn kết thương yêu và có những sáng kiến giúp đỡ nhau như xây dựng quỹ tình thương để giải quyết cho cán bộ công nhân viên vay khi gặp khó khăn. Chi bộ - Ban giám hiệu cùng đồng tâm nhất trí cao trong các kế hoạch vạch ra và biện pháp thực hiện nên kết quả luôn luôn đạt được như mong đợi; bên cạnh đó việc thực hiện xã hội hóa giáo dục đã được nhà trường vận dụng hết sức sáng tạo và đạt kết quả mỹ mãn. Năm học vừa qua Hội cha mẹ học sinh đóng góp được 240 triệu đồng để làm đường bê tông từ Quốc lộ 26A vào trường. Việc xây dựng nhà đa chức năng, nhà nước chỉ hỗ trợ 200 triệu đồng trong tổng dự toán 1,2 tỷ. Nhờ biết tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh đã huy động được 1 tỷ đồng, kịp thời hoàn thành công trình. Còn nhiều lắm những việc làm hết sức sáng tạo của Hội đồng giáo dục nhà trường từng bước tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện từng hạng mục công trình theo mục tiêu đề ra từng năm và sự góp gió thành bão đã gặt hái được thành quả như hôm nay. Trả lời câu hỏi của tôi về bí quyết gì để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, Thầy Nguyễn Đại Hành, Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Không có bí quyết gì đâu, trường chúng tôi được sự quan tâm của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi, để lãnh đạo Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã Ea Đa kết hợp với Hội cha mẹ học sinh nhà trường trong công tác xây dựng cơ sở vật chất. Nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là thầy Lê Ngọc Anh – nguyên Trưởng phòng Giáo dục, nay là Phó chủ tịch UBND huyện thì không thể xây dựng được cơ sở hạ tầng như hôm nay. Bên cạnh đó việc “đỏ hóa” đội ngũ cũng góp phần quan trọng nâng cao ý thức của mỗi cán bộ giáo viên, từ đó chất lượng giáo dục cũng được tăng theo từng năm. Giáo viên dạy giỏi, sống mẫu mực, học sinh học giỏi, biết vâng lời thầy cô thì tất yếu xã hội phải kính trọng người thầy và như anh biết đấy mọi việc nhà trường đề ra được cha mẹ học sinh ủng hộ. Đó chính là nguyên nhân của  thành công.
Trường đạt chuẩn Quốc gia, đó là công sức của cả một tập thể và nhân dân địa phương cùng chung sức góp vào, nhưng vai trò của người Hiệu trưởng hết sức quan trọng. Sự nghiệp giáo dục huyện Ea Kar trong khoảng mười năm trở lại đây có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, trở thành lá cờ đầu không chỉ của tỉnh mà của cả nước; là huyện vùng cao đầu tiên của Tây Nguyên đã xây dựng được 19 trường đạt chuẩn trên tổng số 66 trường ở cả ba câp học (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) đều có trường đạt chuẩn. Trong niềm vui chung, khi mùa xuân sắp về, một năm mới đang gõ cửa, xin được chúc trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nói riêng và ngành Giáo dục huyện Ea Kar nói chung, giữ vững phong trào và ngày một phát triển tốt đẹp hơn nữa trong tương lai.


Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

NHẬT KÝ MỘT CHUYẾN ĐI - Ghi chép của HỒNG CHIẾN



Vào một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi rời Buôn Ma Thuột xuôi theo quốc lộ 26A về phía thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa; không khí mát mẻ vì đêm qua trời đổ cơn mưa khá lớn. Mùa này Dak Lak có mưa như trời cho nhà nông thêm vàng, cà phê không phải tưới, ruộng rẫy thoát khỏi khô hạn. Tới km 61 thuộc địa phận huyện Ea Kar, xe rẽ phải vào con đường đất rất khó đi, đầy “ổ voi ổ trâu” và một thứ mùi khó chịu ập vào xe. Nhà thơ Lê Vĩnh Tài ngồi bên tôi vội nói: Đóng cửa xe lại để bật máy lạnh. Nghệ sỹ nhiếp ảnh - nhà thơ Đặng Bá Tiến cười buồn: Chúng ta đến địa phận nhà máy Tinh bột mỳ Ea Kar rồi đấy. Ngày cắt băng khánh thành rất đông quan khách về dự, sau buổi lễ ông Giám đốc Nghiêm Minh Tiến mời tất cả ở lại nhà máy dùng bữa cơm thân mật, nhưng nhiều người vội vã ra xe về ngay vì cái mùi đặc trưng này. Mọi người ồ lên ngạc nhiên.
Vượt cầu Krông Năng, nhà máy Tinh bột mỳ xây khá bề thế hiện ra qua khung cửa kính. Nhờ có nhà máy này mà nhiều hộ nông dân của các huyện Ea Kar, M’Đrăk, Krông Năng thoát khỏi đói nghèo; nhưng những người dân xung quanh khu vực nhà máy đang phải gánh chịu sự ô nhiễm môi trường khá nặng; không biết đến bao giờ mới cải thiện được. Qua nhà máy tinh bột mỳ, nhà thơ Hoàng Thiên Nga thông báo: Chúng ta sắp vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Mọi người ồn ào cả lên vì địa danh nổi tiếng qua vụ án săn động vật quý hiếm của ông Đại Hùng bị Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn Ea Sô bắt năm 2003. Vụ săn bắn hai con Min trong khu bảo tồn làm tốn không ít giấy mực của cánh báo chí; vụ án kết thúc kẻ phạm pháp dù đương chức là giám đốc một sở của thành phố lớn hay là đại gia cũng phải cùng nhau ra trước vành móng ngựa. Luật pháp được thực thi.
 Còn tôi vốn là dân gần như “bản địa” ở đây (vì có hơn 20 năm sống và công tác tại huyện Ea Kar), trong những năm từ 1987 đến 1992 khi chờ Tòa án tối cao xét xử trả lại công bằng; vì mưu sinh, tôi đã lội khắp các cánh rừng của huyện Ea Kar. Trong một lần vào đồi Cô Đơn, tôi gặp một con vật: đầu trâu, chân bò, to như con voi; anh bạn cùng đi là sỹ quan Ban tuyến huấn Sư 333 bảo: “Bò xám” đấy! Tôi về viết một mẩu tin gửi báo Tiền Phong, không ngờ một mẩu tin ngắn hơn 100 từ đã làm chấn động giới khoa học trong nước, mấy hôm sau Viện trưởng Viện tài nguyên và Môi trường, Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Huy Huỳnh lặn lội từ Hà Nội vào tận nhà hỏi thăm và nhờ dẫn đường vào rừng Ea Sô tìm “bò xám”. Sau một tuần lang thang trong rừng, vị Giáo sư khả kính tóc bạc trắng, tuổi gần bảy mươi nói với tôi: Căn cứ vào các dấu chân đo được trong rừng, nhiều khả năng đây là dấu chân bò xám vì nó to hơn và tròn hơn so với dấu chân min. Sau đó Giáo sư cóù bản báo cáo khá chi tiết gửi cho UBND huyện Ea Kar và UBND tỉnh Dak Lak, đánh giá của mình về khu rừng này. Qua trao đổi với Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Huy Huỳnh, tôi mới biết vài nét về con vật mang tên “bò xám”: con vật này đầu trâu, mình bò, thân hình to lớn, con trưởng thành có thể nặng từ 2,5 đến 3 tấn; nó được một nhà khoa học Pháp phát hiện và chụp ảnh lần cuối cùng vào năm1930 trên đất CamPuChia và từ đó đến nay không ai còn nhìn thấy nó nữa; giới khoa học nghi đã bị tuyệt chủng. Còn con min đầu trâu, mình trâu, chân bò trọng lượng nhỏ hơn khoảng 1 đến 1,5 tấn có tên trong sách đỏ Việt Nam thuộc nhóm A, đây là loại động vật quý hiếm. Khoảng hai tháng sau khi Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Huy Huỳnh về Hà Nội; một đoàn 7 nhà khoa học các nước: Vương quốc Anh, Vương quốc CamPuChia và Việt Nam đã vào rừng Ea Sô điều tra; sau một tháng làm việc, đoàn kết luận không có bò xám nhưng đây là khu rừng đa hệ sinh thái cần được bảo vệ nên đề nghị và được cấp trên chấp nhận, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã ra đời như vậy.
Xe chúng tôi vượt cầu sông Hai, chạy qua khu nhà làm việc của Ban quản lý Khu bảo tồn được xây dựng khá khang trang. Con đường tỉnh lộ nối hai tỉnh Phú Yên - Dak Lak chạy qua Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, phần đường từ sau cầu sông Hai xuôi thành phố Tuy Hòa làm khá tốt. Phía bắc đường được trồng khá nhiều cây keo tai tượng cao quá đầu người, phía nam ngay sát đường là những đám rẫy gieo mè xanh mơn mởn. Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy ngạc nhiên hỏi: Sao Khu bảo tồn thiên nhiên lại gieo mè nhiều thế? Câu hỏi của Thúy làm mọi người lặng đi vì thực tế đang được thấy và không biết phải trả lời như thế nào. Cuối địa phận tỉnh Dak Lak, công trình thủy điện Krông H’Năng có vị trí gần đường đang hối hả thi công, con đập chính ngăn nước sắp hòan thành, xe tấp nập nối đuôi nhau xuôi ngược. Bức tranh công nghiệp khai thác “vàng trắng” đang thực thi ở đây đã sắp hoàn chỉnh, nhưng một phần khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô sẽ bị ngập nước, một diện tích không nhỏ đất đai sẽ chìm dưới lòng hồ; đây cũng chính là nỗi băn khoăn của nhiều văn nghệ sỹ Dak Lak khi cho rằng: chúng ta ồ ạt xây dựng các nhà máy thủy điện, liệu có tính đến một diện tích đất đai rất lớn chìm dưới dòng nước, hiệu quả kinh tế về lâu dài như vậy có khả quan không?
Gần 12 giờ trưa chúng tôi đến thành phố Tuy Hòa, nhà văn Huỳnh Thạch Thảo - Phó chủ tịch Hội VHNT Phú Yên, Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Phú Yên đón chúng tôi đưa về khách sạn Công Đoàn. Tôi không ngờ nhà văn trẻ này lại có nét phong trần đến thế, tuổi còn kém tôi xa, nhưng tóc đã bạc quá nửa. Anh khác hình ảnh mà tôi đã hình dung qua những lần trao đổi điện thoại. Sau bữa cơm thân mật do Hội chiêu đãi, chúng tôi kéo nhau về văn phòng Hội. Đoàn văn nghệ sỹ Dak Lak nhiều người ngạc nhiên như không thể tin ngôi nhà ba tầng đồ sộ được xây ngay sát biển là trụ sở của Hội VHNT tỉnh. Căn nhà đẹp quá, vị trí cũng thật lý tưởng: một bên là quảng trường, một bên là biển, gió lồng lộng thổi… Văn phòng Hội tọa lạc trên tầng hai khá rộng, đoàn Dak Lak 11 người ngồi chưa hết nửa chiếc bàn hình ô van, phần còn lại là các văn nghệ sỹ tỉnh bạn. Nhà văn Đào Minh Hiệp – Chủ tịch hội VHNT Phú Yên báo cáo sơ qua vài nét về tỉnh: dân số hơn 800 ngàn người, hội viên của Hội hơn 200, cơ sở như các bạn đã thấy, trên tầng ba có 4 phòng khách vì đang sửa lại hệ thống nước nên không thể bố trí cho đoàn ở lại được… Nghe Chủ tịch Hội báo cáo trụ sở hội có hẳn 4 phòng khách trang bị đầy đủ tiện nghi, làm đoàn VNS Dak Lak càng thêm sửng sốt. Vâng! Thật sự sửng sốt! Một tỉnh mới thành lập, dân số chỉ sem sém cỡ một nửa dân số tỉnh Dak Lak thế mà có một cơ ngơi làm việc như trong mơ. Trông người lại ngẫm đến ta...! Nhà văn Huỳnh Thạch Thảo cho biết thêm về tạp chí Văn nghệ của Hội: tháng rưỡi ra một số, mỗi số in 600 bản, trong đó một nửa được phát hành theo yêu cầu của bạn đọc; kinh phí dành riêng cho tạp chí hơn 200 triệu, tạp chí có tài khoản riêng, con dấu riêng.… Vốn là “dân” cùng làm tạp chí văn nghệ như nhau, các anh có cái hơn đồng nghiệp Dak Lak là Tạp chí được tự chủ về kinh phí hoạt động, biên chế nhân sự nhiều hơn, tuy số lượng phát hành cũng sàn sàn như nhau (Phú Yên 3 tháng hai số, còn Dak Lak mỗi tháng một số với 500 bản). Thư ký tòa soạn  tạp chí Văn Nghệ Phú Yên – Huỳnh Văn Quốc cũng có những trao đổi hết sức chân tình về hoạt động của tạp chí nói chung và công tác cộng tác viên nói riêng. Hai tạp chí của hai hội Dak Lak và Phú Yên đều có chung một điểm giống nhau: cộng tác viên các tỉnh bạn rất nhiều. Cuộc gặp mặt - giao lưu giữa đoàn VNS Dak Lak và Hội VHNT Phú Yên đã đến lúc phải chia tay. Tôi nhận lời chuyển đề nghị của các anh về lãnh đạo hội VHNT Dak Lak sẽ kết hợp cùng tổ chức một trại sáng tác chung giữa hai tỉnh trong thời gian gần nhất.
Chiều, nhà văn Huỳnh Thạch Thảo dẫn đoàn lên thăm tháp Nhạn – một di tích độc đáo của người Chăm ở tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn tọa lạc ngay trên đỉnh núi Nhạn, cao khoảng trên chục mét, có cấu trúc gần với tháp Bà - Nha Trang. Sân tháp được lát gạch vuông đỏ au khá rộng, là nơi hàng năm được Hội VHNT tỉnh tổ chức Ngày Thơ Việt Nam tại đây. Xung quang gò, cây cối xanh tốt, nhiều cây có đường kính khá lớn, xen kẽ là những chùm hoa lạ làm cho người đến thăm thấy thêm phần linh thiêng. Đứng ở chân tháp nhìn về phương bắc có thể thấy toàn bộ thành phố Tuy Hòa với những tòa nhà cao tầng rất đẹp vây quanh cánh đồng lúa xanh mượt mà ở giữa; quay về phía đông nam là một cây cầu dài đang thi công chạy sát mép biển, nối hai bờ sông. Thành phố giống như một bức tranh đẹp nhưng chưa hoàn thiện. Muốn vào trong tháp để thắp hương, mọi người phải lách mình qua một người phụ nữ  đứng tuổi với một quầy hàng nho nhỏ bán bánh trái và một con chó nhỡ án ngay cửa tháp. Một danh thắng gần trung tâm thành phố, rất đông du khách đến thăm quan, trong đó có cả người nước ngoài, vậy mà… tôi thấy man mác buồn. Không biết các cơ quan quản lý khu di tích nghĩ gì khi để hình ảnh này cứ tiếp tục tái diễn trước du khách đến đây.

(Còn nữa)

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

CUỐI ĐÔNG tùy bút của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 221+222 THÁNG 1&2 NĂM 2011




Tôi nằm trong chăn, đầu trùm thêm chiếc mũ len mà vẫn thấy hơi lạnh phả vào mặt. Phòng ngoài nghe tiếng anh trai nói với chị dâu:
- Gọi chú nó dậy ăn sáng!
- Trời lạnh lắm, cứ để cho em nó ngủ một chút.
Giơ tay xem đồng hồ, đã hơn 7 giờ, vậy mà vẫn nằm trên giường, tệ thật. Tôi vội tung chăn ngồi dậy. Một cơn gió thoảng qua làm tôi rùng mình. Cái gió lạnh như cắt da làm tôi co rúm người lại. Lâu lắm rồi, hay nói chính xác hơn – 33 năm trôi qua, tôi mới trở lại quê nhà để đón tết. Hồi còn ở tuổi chăn trâu, cứ mỗi độ gió mùa đông bắc về, khi trời mới rạng, tôi lại theo bạn bè ra các ruộng đã bừa chuẩn bị cấy lúa để bắt cá rét. Những chú cá bị lạnh, nằm cứng đơ dưới làn nước trong veo; bọn trẻ chúng tôi chỉ cần thò tay xuống, nhặt lên bỏ vào giỏ giống như nhặt hòn sỏi vậy; khi mặt trời lên một lúc, nước bớt lạnh, chúng lại vẫy vùng và không thể bắt được nữa. Những hôm rét đậm có cả những con cá chuối – người miền Nam gọi là cá lóc (hoặc cá tràu), nặng khoảng nửa kg cũng nằm chết cóng trên mặt bùn. Bắt cá giá thích lắm, nhưng tay chân dầm nước cũng lạnh cóng, nhiều lúc thấy cá thò tay xuống nước thì… tay không nghe theo ý mình nữa… Cá được bắt về thả vào nước ấm một chốc là khỏe mạnh, bơi lội tung tăng như chưa có gì xảy ra. Ngày ấy cá nhiều lắm, bắt cá về làm thịt sạch sẽ, đem nướng chín, đặt trong chum muối hạt để ăn dần. Khoảng 8 giờ, mặt trời lên cao, cả bọn trở về cỡi trâu ra đồng thả cho gặm cỏ; bọn tôi lại chia nhau đánh trận giả, đánh đáo hay kiếm lá khô, cỏ về đốt để nướng dam (cua đồng), cà cuống… cùng ăn.  
Thoáng chốc, mái đầu nay điểm thêm nhiều sợi trắng, nắng gió Tây Nguyên có khắc nghiệt nhưng so với mùa đông miền Bắc thì còn dễ chịu hơn nhiều. Do điều kiện công việc và cũng vì mẹ vào ở với em gái dưới Bình Dương nên tôi không có dịp về quê trong mùa đông hay tết nữa; nay trở lại thì thấy… khắc nghiệt quá!
Anh chị đã chuẩn bị cơm từ lúc nào, đang định ăn trước; tôi mở cửa bước ra rồi lại thụt đầu lại vì cái lạnh thốc vào mặt giống như có ai mang nước đá chà lên da. Chị tôi cười bảo: “Chú đã nhớ lại mùa đông miền Bắc chưa!” Tôi cười nhưng răng lại khua vào nhau lộp cộp, thành ra… khó coi thì phải. Anh trai bảo: “Lâu không về, nay nếm lại cho nhớ, không lại quên mất quê.”  
Lâu ngày xa quê, nhưng làm sao có thể quên được quê hương, quên một thời niên thiếu chui rúc dưới bờ tre tránh bom đạn và… học. Trở về hôm nay đường làng đã đổ nhựa phẳng lỳ thay thế cho con đường lầy lội ngập ngụa phân trâu cứ mỗi độ mưa phùn gió bấc. Thời ấy, để tránh rét, bọn học trò chúng tôi có sáng kiến lấy báo dán lại như chiếc bao tải rồi khoét ba lỗ để mặc vào trong, tấm áo nâu mong manh được khoác ra ngoài cho đẹp. Ngày ấy đã xa lắm rồi, nhưng trong mỗi con người xa quê, nó như hằn sâu mãi mãi trong trái tim.
Buổi sáng làm tô phở tái và ly cà phê đen nóng trước khi lên xe đến cơ quan làm việc đã thành một thói quen như được lập trình sẵn; hôm nay về quê, buổi sáng chị dâu xới cho chén cơm thật đầy, giục: chú ăn đi cho nóng! Lòng chợt nhớ đến những ngày ở với bố mẹ, anh chị đi thoát ly: người vào Nam đánh giặc, người lên Hà Giang dạy học; ở nhà chỉ còn tôi và cô em gái út. Làng xóm không còn thanh niên và hình như lũ thiếu niên chúng tôi được xem như “trụ cột” của làng thì phải! Bữa ăn gia đình ngày hai bữa – khi ấy làm gì có chuyện được ăn sáng, nồi cơm nhà ai cũng chỉ lưa thưa vài hạt cơm bám quanh củ khoai, củ sắn…, mỗi bửa chỉ dám xới hai chén lưng lưng chứ xới đầy người sau hết phần. Tôi đi học cấp III xa nhà, chiều thứ 7 mới về; chiều chủ nhật lại khoác túi ra đi. Trước khi đi thế nào cô em út cũng dúi vào tay anh mấy hào bạc lẻ đã dành dụm cả tuần: “Cho anh đi dọc đường uống nước…”, em gái tôi ngày ấy là vậy! Có lần mẹ thấy em đưa tiền cho tôi đã bảo: “Bây giờ thương anh như vậy, mai mốt nó học hành đỗ đạt, lấy vợ, làm ăn khá giả có việc đến nhờ, hắn lại sai con ra chối từ đầu ngõ”!
Cuộc sống xoay vần tôi đi công tác xa, em tôi cũng theo nghề cha anh: dạy học. Vì cuộc mưu sinh, em lấy chồng, sinh con đẻ cái; kinh tế có phần dư giả, tiếc rằng số trời cho hưởng quá ngắn, đã ra đi, khi mẹ già gần 90 vẫn ngong ngóng đợi em về. Cả nhà không ai dám nói thật về em cho mẹ biết, vì thế gần hai tháng nay mẹ vẫn đợi…! Mẹ về Bắc rồi, nhưng lại thường nhắc đến miền Nam, nhắc con cháu trong ấy sao lâu không ra thăm và mấy cây mai trồng trước sân có nhiều bông không, đã nở hoa chưa!
Gió lại ùa vào qua các khe cửa, tôi hơi nhăn mặt. Chị dâu nhắc: Gần tết rồi, trời vẫn trở chứng làm cho khi hậu khắc nghiệt hơn thì phải, chú ráng ăn lấy sức mà chống rét! Tình cảm của chị tôi – cô giáo về hưu, vẫn mang đậm chất của người nhà quê đồng bằng Bắc bộ: mộc mạc, chân tình… Tóc của anh chị nay cũng đã trắng cả rồi, gió đông bắc thổi về, không lo cho mình lại cứ mải nghĩ cho em, nhắc em như mẹ chăm con. Nghĩ về anh chị, lòng tôi thấy ấm áp hơn. Hình như gió ngòai kia cũng bớt lạnh thì phải.

CHUYỆN GHI Ở NÚI HOA - bút ký của Hồng Chiến




(Trích trong tập bút ký TRỞ LẠI BUÔN M'UM)


Chuẩn bị kỷ niệm 25 năm ngày thành lập huyện Cư M’gar (23/01/1984 – 23/01/2009), Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Dak  Lak mở trại sáng tác văn học tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho các văn nghệ sỹ có dịp tận mắt trông thấy những danh lam thắng cảnh cũng như tiềm năng to lớn về du lịch nơi đây, đồng thời được chứng kiến cuộc sống mới của người dân đang ngày một đổi thay. Cách làm này của lãnh đạo Đảng – Chính quyền huyện Cư M’Gar ngay sau khi Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 23 về Văn học – Nghệ thuật đã thể hiện sự nhanh nhạy của địa phương khi thực hiện nghị quyết, ghi dấu ấn quan trọng của văn nghệ đối với đời sống tinh thần xã hội. Trong những ngày dự trại, các nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ được nghe lãnh đạo chính quyền địa phương báo cáo vắn tắt tình hình kinh tế xã hội địa phương sau gần hai mươi lăm năm thành lập và đặc biệt là sự phát triển mọi mặt trong năm năm gần đây. Ông Lê Đức Thắng – Ủy viên thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân huyện, người cao lênh khênh nhưng hơi ốm, vui vẻ nói với các văn nghệ sỹ: Báo cáo xin chỉ ngắn gọn như vậy, còn thực tế như thế nào, xin mời các anh các chị đi thực tế sẽ rõ!
Cách làm việc khoa học và chân tình đã gây được thiện cảm của anh em văn nghệ sĩ đối với lãnh đạo dịa phương nói chung và đặc biệt vị Phó chủ tịch phụ trách khối Văn xã nói riêng. Trong những ngày dự trại, ông Lê Đức Thắng dẫn anh chị em Trại viên đi thực tế thăm thác Dray Dlông; dòng thác cao trên hai chục mét chia làm ba ngọn ầm ầm đổ xuống, tung bụi nước phủ mờ cả một đoạn suối dài. Dòng thác đẹp quá, nhưng tiếc chưa được khai thác. Đường vào thác còn ghập ghềnh khó đi, gai mắc cở che kín cả lối mòn xuống thác. Nếu được đầu tư đúng mức, chắc chắn đây sẽ là một khu du lịch được nhiều người ưa thích. Rời thác Dray Dlông chúng tôi tiếp tục đến thăm hồ chứa nước buôn Joong, xã Ea Kpan; một con đập hùng vĩ, mái đập dược lát bê tông, mặt đập rải thảm bê tông phẳng lỳ, trên bờ đập hai hàng cột đèn cao áp nối nhau chạy dài đến hút tầm mắt. Mặt hồ còn sót lại những cây cổ thụ chết khô dầm mình trong nước làm chỗ cho đàn cò trắng chen nhau đứng, tạo nên một bức tranh thủy mặc khá đẹp. Gần nơi xã lũ, đôi vạc màu nâu sẫm, cao lênh khênh lặng lẽ đứng suy tư, thỉnh thoảng mới lười nhác thọc chiếc mỏ dài xuống mặt nước gắp một chú cá lóng lánh ánh bạc giơ lên, lắc lắc rồi nuốt trửng. Trên trời xanh một con đại bàng sải cánh dài cả mét lặng lẽ bay lượn, thỉnh thoảng mới khẽ vẫy cánh chao nghiêng, bất chợt lao xuống mặt hồ chạm nhẹ vào mặt nước rồi bay lên; thật kì lạ, đôi chân nó đã tóm gọn một con cá khá lớn, màu hồng nhạt, đuôi còn cố tình khua khoắng trong không gian. Cảnh đẹp quá, mọi người mải mê nhìn, quên cả cơn dông đang sầm sập kéo đến. Gió, mưa ào ào trút nước xuống mặt hồ, mọi người mới vội vã chạy lại xe. Qua cửa kính, những hạt mưa bay xeo xéo lao xuống mặt hồ tạo thành một lớp vảy bạc  nhấp nhô trên mặt nước. Xa xa mấy chiếc thuyền của những người đánh cá đang hối hả vào bờ. Phía sau triền đập, những cánh rừng cà phê tươi tốt như mỡ màng hơn lên dưới những hạt mưa. Nhạc sĩ  Sỹ Hùng quay qua nói với tôi: Đây tổ chức du lịch sinh thái kết hợp câu cá thư giãn chắc đông khách phải biết! Anh Trần Ngọc Trí, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện góp chuyện: Huyện cũng biết vậy nhưng chưa kêu gọi được đối tác đầu tư. Giá như có kinh phí chắc chắn đây sẽ là khu công nghiệp không khói mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Thế huyện nhà cứ phải chờ đợi mãi như thế này ư? Tôi hỏi lại. Anh Ngọc Trí tươi cười trả lời tôi: Huyện có cái khó của huyện, nhưng chúng tôi tin các văn nghệ sĩ đã đến thăm mảnh đất này, chắc chắn một thời gian ngắn sau sẽ có nhiều người biết đến và đó sẽ là sự bắt đầu trở mình cho cả một vùng đất đầy tiềm năng này đấy. Tôi giật mình trước câu nói của anh Trưởng phòng - một cán bộ còn khá trẻ, các anh đã có cách tính riêng khi mở trại sáng tác văn học này. Tôi thấy vui vui nhưng cũng hơi lo vì không biết có đáp ứng được kỳ vọng của các anh – những người lãnh đạo địa phương không!
Rời đập, đoàn chúng tôi ghé thăm một bản của người Thái mới vào định canh ở thôn III. Tôi ngạc nhiên khi thấy đội văn nghệ của thôn chiêu đãi đoàn bằng những làn điệu hát Then, đàn Tính… Những diễn viên tóc bạc trắng, ngôi xen kẽ với thiếu nữ tuổi độ trăng tròn, hai – ba thế hệ kế tiếp nhau cùng thể hiện làn điệu quê hương mang từ các tỉnh Cao Bắc Lạng vào, làm say lòng những văn nghệ sĩ đất Tây Nguyên. Trên vùng đất  mới lập quê hương thứ hai, chính quyền địa phương sở tại vẫn khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các nét đẹp truyền thồng Văn hóa – Văn nghệ các dân tộc anh em, không kể đó là dân tộc nào, ở vùng đất nào chuyển đến vì tất cả có chung một cội nguồn – Người Việt. Tiếng đàn Tính, tiếng hát Then ngân vút cao trên Cao nguyên Dak Lak là một minh chứng cho hướng chỉ đạo sâu sát và đúng đắn của Đảng và chính quyền các cấp nơi đây. Cuộc sống mới không những đầy đủ về vật chất, con cái được học hành đến nơi đến chốn mà cả những truyền thống văn hóa của cha ông để lại cũng được giữ gìn và phát triển. Đây quả là nét đẹp của vùng đất “Núi Hoa” này. 
(Còn nữa)

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

CẤT CÁNH tùy bút của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 233+234 THÁNG 1&2 năm 2012


Ngoảnh đi, ngoảnh lại chợt giật mình mùa xuân đã gõ  cửa, một năm mới ùa đến. Thế là Tân Mão đầy thử thách cũng qua đi nhường chỗ  cho Nhâm Thìn thế chỗ, có lẽ nhân dịp năm mới cũng phải ngồi lại tính xem anh Mèo có gì  bàn giao cho chị Rồng cất cánh bay lên trong năm 2012.
      Bước vào năm mới 2011, có thể nói từ khi thành lập Hội đến nay qua 5 kỳ Đại hội chưa có  một nhiệm kỳ nào lãnh đạo Hội lại trẻ cả  tuổi đời và kinh nghiệm quản lý Hội  đến thế; Chủ tịch Hội còn vài tháng mới tròn 45 tuổi, một phó chỉ vừa bước đến 30 cái xuân xanh, duy có vị Phó thường trực vượt ngưỡng 50; nhiều bạn bè lo lắng cho bộ ba chèo lái con thuyền văn nghệ gữa bộn bề sóng gió có chắc tay vượt qua được không! Quả thật đầu năm Mão đầy khó khăn: Cơ quan Hội từ 10 người giờ chỉ còn 7, chỉ tiêu còn mà không tìm được người bổ sung; chưa hết, quỹ tài trợ hàng năm được duyệt nhưng chỉ nằm trên giấy, mãi đến tháng 10 mới được chi... người thiếu, tiền không có vậy lấy gì để Hội hoạt động?
      Trong cái khó ló cái khôn, hình như tuổi trẻ thường năng động, táo báo và quyết đoán trong công việc; để có tiền tổ chức các hoạt động, Chủ tịch Hội – lại vừa đắc cử vào Hội đồng nhân dân tỉnh, đề xuất vận dụng phương châm “Hội và hội viên cùng chung góp sức”, nghĩa là: Cơ quan Hội chi tiền xăng xe, còn các chi phí khác anh em hội viên tự nguyện góp vào, khi có Quỹ tài trợ của Trung ương rót về, Hội sẽ thanh toán hoàn lại; bằng phương pháp đó nhiều chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh được tổ chức; qua đó gặt hái nhiều giải thưởng khu vực, trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó Hội còn tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng tạp chí Văn nghệ Chư Yang Sin bằng... tín chấp; điều khó tin nhưng Thường trực Hội đã làm được. Bằng uy tín của mình, lãnh đạo Hội đã vay tiền tổ chức một cuộc hội thảo quy mô lớn (tháng 3), mời lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam vào chủ trì và hơn 100 đại biểu tham gia; kết qủa thu được rất đáng phấn khởi. Sau thành công của hội thảo, thường trực Hội tiếp tục tổ chức nhiều chuyến đi thực tế sáng tác, trong đó có hai chuyến đi biên giới và một trại liên kết với Hội VHNT tỉnh Bình Phước tương đối thành công. Đầu tháng 12 cuộc thi ảnh thời sự - nghệ thuật: “Đăk Lăk trên đường phát triển và hội nhập” kết thúc, Ban giám khảo chọn ra gần 100 bức ảnh tổ chức triển lãm tại Nhà bảo tàng Đắk Lắk đã thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ngày 27 tháng 12, tại nhà hàng - khách sạn Tây Nguyên, Thường trực Hội tổ chức Lễ tổng kết công tác Hội và Trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 2011; khép lại một năm hoạt động sôi nỗi.
      Anh Mèo trước khi chuyển giao cho chị Rồng có thể  thanh thản nhận định: một năm nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, biên chế cơ quan Hội thiếu, Quỹ tài trọ về  chậm... nhưng Hội vẫn tổ chức được: 03 trại sáng tác, 6 chuyến đi thực tế cho hơn 80 lượt hội viên tham gia; và một năm bội thu với hơn chục đầu sách xuất bản; hàng trăm tác phẩm, công trình của anh em hội viên được công bố; kết nạp 16 hội viên mới, đưa tổng số hội viên lên con số đẹp: 215 người; giới thiệu cho Hội chuyên ngành trung ương kết nạp 05 hội viên và đặc biệt trong năm, Ban chấp hành Hội đã họp bốn lần thông qua 7 quy chế làm cơ sở cho hoạt động công tác Hội mà trước đây chưa làm được. Đạt kết quả to lớn ấy là nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ của các sở ban ngành, cũng như sự năng động sáng tạo của Ban chấp hành khóa V, được đa số hội viên nhiệt tình ủng hộ và văn phòng Hội năng động thực hiện; tạo ra bước chạy đà hoàn hảo.
      Anh Mèo đi qua, chị Rồng tiếp quản một gia tài tương đối lớn để tiếp tục phát huy: cơ cấu tổ  chức Hội cơ bản đã định hình, Tạp chí  thêm hai phó Tổng, Văn phòng Hội có vị Chánh mới... các hoạt động đi vào nề nếp và  may mắn đông đảo anh chị em hội viên đánh giá sau một năm hoạt động của hội là... Được! Cái được ở đây chính là thước đo uy tín, năng lực của Ban chấp hành mới đã có những quyết sách sáng suốt để Thường trực Hội phát huy hết khả năng tổ chức, đưa các hoạt động vào nề nếp.
      Chị  Rồng chắc sẽ cất cánh bay cao khi các đề án hoạt động trong năm đã chuẩn bị tương đối hoàn tất: mở tại sáng tác Hương Rừng 5 vào đầu tháng 7, Hội nghị giữa nhiệm kỳ dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 9, tổ chức triển lãm tranh 10 tháng 12, trao giải hàng năm vào cuối tháng 12... và một kế hoạch tổ chức đi thực tế sáng tác theo đề xuất của Chủ tịch Hội khá táo bạo: năm 2012, đi thực tế tỉnh bạn ít, giành thời gian, kinh phí đi thực tế sáng tác trong tỉnh; các chi hội lên kế hoạch đề đăng ký đi thực tế sáng tác tại các huyện, cơ quan xí nghiệp, lâm trường, trường học v.v... Văn phòng Hội tập hợp đề nghị Thường trực Hội thẩm định nếu đạt yêu cầu sẽ liên hệ để hội viên xuống “ba cùng” cùng cơ sở và hỗ trợ tiền ăn, ở; hết đợt sẽ đưa xe đến đón về và nghiệm thu tác phẩm, nếu tác phẩm đạt chất lượng cao sẽ xét tài trợ sáng tạo mới. Ngoài ra nếu hội viên nào đã có đề cương đăng ký sáng tác, Hội sẽ xét và bố trí về ở các Nhà sáng tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hoàn thành tác phẩm trong thời gian từ 10 đến 15 ngày. Một quyết sách có bước đột phá trong công tác tổ chức đi thực tế khác với những năm trước đây và chắc chắn sẽ có hội viên không đồng tình vì... không được qua tỉnh bạn giao lưu. Theo tiêu chí của Quỹ hỗ trợ sáng tạo VHNT, sau năm năm sẽ nghiệm thu đánh giá công tác đầu tư của mỗi Hội; vì thế vùng đất được đánh giá: “thủ phủ vùng”, nơi có biết bao điều kỳ diệu của thiên nhiên ban tặng cũng như cuộc sống mới âm no, hạnh phúc của buôn làng hôm nay đang chờ văn nghệ sĩ khám phá, khai thác để giới thiệu cho bạn bè trong nước và quốc tế biết; trách nhiệm ấy đặt lên vai chúng ta - những người hội viên Hội Văn Nghệ Đắk Lắk.
      Năm mới đến, chúng ta tin: dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, văn nghệ  sĩ thực sự là “Người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”; bằng các tác phẩm của mình định hướng cho xã hội: CHÂN THIỆN MỸ; góp phần quyết định giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, đưa đất nước lên một tầm cao mới.
   Văn nghệ tỉnh nhà sẽ cùng với Nhâm Thìn cất cánh bay xa!

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

NHỮNG ĐỔI THAY TRÊN MỘT VÙNG ĐẤT



Ghi chép của HỒNG CHIẾN
(Trích trong tập TRỞ LẠI BUÔN M'UM)

Tôi được cử về buôn Puăn A công tác. Đây là buôn kết nghĩa với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Có lẽ lần đầu một cán bộ toà soạn tạp chí được cử đi “nằm vùng” nên ai cũng quan tâm, lo lắng. Phó chủ tịch Hội, nghệ sỹ ưu tú Vũ Lân, yêu cầu bộ phận tài vụ chuẩn bị tiền bạc, các chế độ tốt nhất có thể ưu tiên cấp cho tôi và còn lưu ý thêm: phải cấp riêng tiền điện thoại di động để thường xuyên liên lạc về cơ quan. Anh Chính Hữu, Chánh văn phòng hội giao cho tôi một tập giấy tờ đã chuẩn bị sẵn và dặên: “Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhé”. Còn chị Linh Nga Chủ tịch Hội bắt tay thật chặt dặn thêm: “Về dưới đó có gì khó khăn tìm chị H’Ka - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Phê nhờ chị ấy giúp đỡ. Ở buôn kết nghĩa có hai học trò cơ quan ta đỡ đầu, Hồng Chiến phải tìm gặp xem tình hình các em hiện nay thế nào!”.
Xe rời Buôn Ma Thuột rồi mà lòng tôi còn lâng lâng trước sự chu đáo của mọi người. Đường từ thành phố về xã Ea Phê, huyện Krông Pak chỉ độ 38 km. Ủy ban nhân dân xã đóng gần quốc lộ 26A có khuôn viên tương đối rộng rãi, thoáng mát, tọa lạc trên đó là căn nhà làm viêïc hai tầng được thiết kế khá đẹp. Tiếp tôi tại Ủy ban xã lại chính là chị H’Ka mà chị Linh Nga đã dặn. Thoáng nhìn bề ngoài, chị H’Ka có dáng giống một cầu thủ bóng chuyền: to, cao, mạnh mẽ, có lẽ là người trực tính và quyết đoán. Sau khi xem giấy tờ, chị H’Ka hỏi thăm sức khỏe chị Linh Nga và các anh chị trên văn phòng Hội vì lâu ngày chưa gặp. Biết tôi lần đầu đi công tác phong trào chị dặn dò khá chu đáo các công việc cần lưu ý khi về vận động quần chúng tại buôn. Ngoài cửa, mấy người thập thò chờ đến lượt được tiếp. Chị mời tôi uống nước và đợi buôn trưởng đưa về. Qua trao đổi, tôi thấy có cảm tình với người nữ cán bộ địa phương tận tình, chu đáo và dễ gần, khác với vẻ bề ngoài trông rất nghiêm khắc. Trước khi xuống đây công tác, tôi cứ tưởng người phụ nữ Êđê làm đội trưởng công tác nổi tiếng trong thời kỳ mới giải phóng là con người khô khan, sắt đá. Gặp và làm việc mới thấy chị là người rất chu đáo, cẩn thận trong công việc. Có những người cán bộ năng nổ như thế này thì địa phương không thể không xây dựng và giữ được danh hiệu điển hình tiên tiến nhiều năm liên tục của xã Ea Phê. 
Uống chưa xong ly nước đã có người đàn ông tuổi trên năm chục bước vào phòng. Chị H’Ka đứng dậy giới thiệu: “Đây là anh Y Tó - buôn trưởng buôn Puăn A, còn đây là anh Hồng Chiến ở chỗ chị Linh Nga được cử về buôn ta công tác. Anh đưa về buôn bố trí chỗ ở cho anh ấy nhé”. Sau cái bắt tay thân mật tạm biệt chị Phó Chủ tịch, tôi đi theo ông Y Tó.
Nếu tính từ quốc lộ 26A vào nhà buôn trưởng chỉ độ hơn một km, nhưng rất khó đi vì xe ô tô, máy cày chạy quá nhiều, mặt đường toàn “ổ trâu”. Căn nhà buôn trưởng gồm ba gian, mái lợp tôn, thưng ván xung quanh, nền láng xi măng bóng lộn. Giữa nhà kê bộ xa lông thẻ trang nhã, được chạm trổ tinh vi, góc nhà để chiếc ti vi màn hình phẳng màu đen. Buôn trưởng lấy phích pha trà, mùi trà Bắc Thái thơm ngào ngạt chứng tỏ chủ nhà là người sành uống trà. Vừa trò chuyện, vừa quan sát xung quanh, tôi bị bất ngờ trước những gì được thấy.
 Theo như cách trang trí trong nhà và cả cách quy hoạch vườn, ao, tôi đoán chắc kinh tế gia đình cũng phải khá lắm. Trước đây tôi chỉ nghe đến xã Ea Phê là một xã điển hình tiên tiến không chỉ của huyện, của tỉnh mà còn của cả nước mà vẫn không hình dung ra nó như thế nào. Nay được đếùn một buôn, quan sát xung quanh tôi giâït mình nhận ra nét rất quen của các làng quê miền Bắc. Những nhà xung quanh được thiết kế vườn khá giống nhau: bên nhà là vườn cây ăn trái xen cà phê, xa hơn một chút là ruộng rau xanh mượt mà. Trước đây khi chưa về công tác tại toà soạn, tôi cũng thường la cà xuống các buôn người dân tộc bản địa sinh sống, họ có nét chung: sống rất đoàn kết. Những ngôi nhà sàn dài hàng chục gian được làm sát gần nhau, nhà này cách nhà kia chỉ độ ba bốn mét là cùng, cây cối được dọn sạch sẽ, quang đãng, đứng dưới gầm nhà sàn có thể quan sát được hếât toàn bộ các nhà trong buôn; còn ở đây thật khác, nét khác của buôn là nhà cửa được bao bọc xung quanh bằng những mảnh vườn tươi tốt. Nhà sàn xen lẫn nhà trệt xây theo kiểu Thái Lan thấp thoáng sau những vườn cây. Ngồi trao đổi công việc với buôn trưởng một lúc, tôi xin được đến nhà H’Vêra, cô gái vừa học xong lớp 12 và có tham gia trại sáng tác văn học dành cho thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số hè vừa qua.
Ngôi nhà ngói hai gian, năm phòng xây theo kiểu Thái khá bắt mắt. Giữa phòng khách kê bộ xa lông nệm bọc da, trong tủ kê sát tường là một dàn karaôkê hiện đại. Tiếp chúng tôi, người đàn ông trung niên đậm người, tuy không cao lắm nhưng trông có vẻ lanh lợi, hoạt bát, khuôn mặt cương nghị và đặc biệt có cặp mắt rất thông minh. Nghe ông buôn trưởng giới thiệu, chủ nhà xiết tay tôi thật chặt và nói: “Anh ở chỗ chị Linh Nga à! Chị ấy có khỏe không? Nhân dân mong chị về thăm lắm đấy”. Quay ra cửa sổ, anh gọi cô con gái vào pha nước. Cô con gái đậm người rất giống bố, bước vào cửa, tôi nhận ngay ra cô bé H’Vêra. Có lẽ H’Vêra cũng bất ngờ khi thấy tôi xuất hiện trong nhà mình, nên tròn mắt nhìn trước khi cất tiếng chào. Amí H’Vêra người hơi gầy rất giống cô gái người Kinh, nếu không được giới thiệu trước ta có thể nhầm chị với một cô thôn nữ vùng quê miền Trung. Chị mang két bia Sài Gòn trắng đặt bên bộ xa lông và đĩa thịt heo nướng lên bàn nói: “Mấy khi anh về thăm, mời ba anh em lai rai cho vui”.

(Còn nữa)

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

CHÀO 210 tác giả HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 209+210 THÁNG 1&2 NĂM 2010




Năm 2009 đã đi qua, giao thời gian lại cho năm 2010 với biết bao kỳ vọng sẽ gặt hái được những thành quả mỹ mãn. Tạp chí ChưYangSin xuất bản số đầu năm 2010 cũng là số xuân Canh Dần đến tay bạn đọc vừa tròn số 210 – một sự ngẫu nhiên thú vị. 210 số tạp chí xuất bản đều đặn, liên tục và ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc gần xa.
Hôm nay có thể vui mừng thông báo với độc giả, Tạp chí Văn nghệ ChưYangSin ngày càng được nâng cao cả về nội dung và hình thức; với một đội ngũ đông đảo cộng tác viên trên khắp mọi miền đất nước: từ Hà Giang địa đầu tổ quốc, đến tận Đất Mũi phương Nam… Nếu những năm trước đây, cộng tác viên của Tạp chí đa số là những tác giả đã định hình trên văn đàn cả nước, thì nay có thêm một đội ngũ đông đảo cộng tác viên đang là học sinh phổ thông người dân tộc ít người, được phát hiện, bồi dưỡng qua các trại hè như: H’Xíu Hmok, H’Siêu Niê, Ayun Ánh Hồng, H’Rút Niê (Trường DTNT Nơ Trang Long); Lương Thị Thuý, Ngôn Thị Huyền Trang (trường DTNT Krông Knô – Dak Nông); Mã Thị Vân Anh (trường Chuyên Nguyễn Du – Buôn Ma Thuột)… hay sinh viên các trường đại học như: Vũ Thị Huyền Trang, Trịnh Hải Yến (Trường đại học Văn Hoá Hà Nội); H’Wêra, H’Phila Niê (Trường đại học Văn Hoá Quân Đội); Trịnh Chu, Đỗ Bạch Chư (Trường đại học Đà Lạt); Hải Cát (Trường đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh); Mai Anh (trường đại học Tây Nguyên)… có thể xem đây là thành công của Tạp chí. Các bạn trẻ có cái nhìn mới mẻ cũng như cách tiếp cận, thể hiện. Tạp chí ChưYangSin không chỉ phát hiện mà còn đang có kế hoạch bồi dưỡng một thế hệ mới và hy vọng trong tương lai không xa những cây bút trẻ hôm nay sẽ gánh vác trọng trách nền văn đàn tỉnh nhà.
 Bận rộn, song cũng thật mừng, trong năm vừa qua, hàng ngày trung bình Ban biên tập nhận được hàng chục tác phẩm gửi qua đường Bưu Chính và Email; điều đó càng khẳng định vị thế của Tạp chí trong xu thế đổi mới, vẫn đứng vững và ngày một phát triển. Riêng về thơ, trong năm qua, mỗi tuần tạp chí nhận không dưới 50 bài; số Xuân Canh Dần, bộ phận biên tập thơ phải đọc khoảng gần 3kg bản thảo để lựa chọn tác phẩm đưa vào in. Bên cạnh đó, thể loại văn xuôi, nghiên cứu văn nghệ dân gian, âm nhạc… cũng khá phong phú, sự ưu ái đó của bạn viết trong cả nước cũng là nguồn động viên rất lớn đối với những người làm công tác biên tập, phát hành Tạp chí.
Nói như thế, không phải là không có những khó khăn nhất định; để mười hai số tạp chí xuất bản đều đặn trong năm 2009 đến nay vẫn duy trì đầy đủ các chuyên mục, chính là cả một sự cố gắng rất lớn của những người làm công tác ở Toà soạn. Bên cạnh mảng thơ và văn xuôi, âm nhạc, mỹ thuật… bài vở dồi dào, thì một số chuyên mục khác lại thiếu và yếu như chuyên mục “Văn học trong nhà trường”, được đông đảo bạn đọc là giáo viên, học sinh phổ thông hêt sức quan tâm, rất cần thiết được duy trì trên tạp chí, thì ngoài cây viết quen thuộc Phạm Minh Trị ra, cả năm chỉ có ba tác giả gửi bài đến nhưng không thể dùng vì chất lượng chưa đạt. Trong lúc chi hội văn học có trên 70 hội viên và gần một phần hai trong số ấy đã và đang đứng trên bục giảng, song hầu như không ai quan tâm đến vấn đề mà nhà trường và xã hội đang rất quan tâm này. Chuyên mục “Văn học nước ngoài” cũng lâm vào tình trạng khủng khoảng thiếu, Hội viên của Hội, trong các năm qua không người nào gửi bài tham gia chuyên mục này. Tạp chí cố gắng vẫn duy trì được chuyên mục này là nhờ vào cô sinh viên ngoại ngữ Trường đại học Tây Nguyên – Mai Anh, nhiệt tình cộng tác. Ban biên tập tạp chí rất mừng khi nhìn lại một năm vừa qua, tuy những chuyên mục rất ít người cộng tác, lại được đông đảo bạn đọc khen ngợi và chính những chuyên mục này đã giúp Tạp chí  ChưYangSin đến với đông đảo bạn đọc là giáo viên và học sinh phổ thông trong toàn tỉnh, họ chờ đón để đọc và trao đổi về những trang viết bổ ích cho chính công việc của họ; điều đó có thể xem như là phần thưởng quý giá dành cho những người làm Tạp chí ChưYangSin.
Bên cạnh công việc chuyên môn, Tạp chí ChưYangSin còn nhận được nhiều ý kiến bạn đọc xa gần gọi điện thoại trực tiếp đến toà soạn bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề mà nhiều người quan tâm. Năm 2009 nhân sự kiện các đế cột đèn chiếu sáng trên đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột được thay bằng đế mới, rất nhiều cú điện thoại từ thành phố đến các vùng quê xa xôi đã gọi đến để bày tỏ quan điểm của mình vì nhiều người cho là đề xuất của Hội VHNT, hoặc chí ít Hội cũng là cơ quan tư vấn để thành phố làm việc này. Nhiều ý kiến phản đối vì lắp chân cột đèn bằng hình lộc bình lớn quá, làm mất cả mỹ quan, có khi còn mất tên đường và khuyến khích người ta phá rừng lấy gỗ “chơi” lộc bình…!? Nhưng cũng có người khen “Hội ta” đã tham mưu lắp những ché rượu cần “cách điệu” có những cần vươn lên như mời Zàng và các vị thần trên trời cao, tạo nên một nét đặc trưng của thành phố Tây Nguyên… Quả thật, việc lắp đặt các chân trụ đèn này, Hội VHNT Dak Lak không được tham gia ý kiến gì; còn xấu hay đẹp, thời gian sẽ trả lời.
Cũng nghiêm túc thừa nhận rằng: trong năm qua còn một vài số Tạp chí có những lỗi về trình bày, morat, minh họa… chưa được như ý vì toà soạn không có chỉ tiêu biên chế hoạ sĩ trình bày, việc phối hợp giữa nhà in và bộ phận vi tính chưa tốt. Từ sau Đại hội IV đến nay, nhân sự của Tạp chí không có gì thay đổi ngoài hai biên chế, một hợp đồng dài hạn, còn lại là hợp đồng ngắn hạn; hiện nay Tạp chí chưa tách được tài khoản riêng như các tạp chí của tỉnh bạn, đây cũng chính là một trong những khó khăn để tạp chí ChưYangSin có thể phát triển tốt hơn trong cơ chế thị trường hiện nay. Hy vọng năm 2010 sẽ có bước đột phá để tạp chí hoạt động có hiệu quả hơn.
Thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ chính trị, Văn học – Nghệ thuật phải đi vào cuộc sống và quay lại phục vụ cuộc sống; Tạp chí  ChưYangSin đã làm tốt việc này; bằng chứng của sự phát triển Tạp chí không chỉ ở số lượng phát hành mà ở chính dư luận của đông đảo bạn đọc đón nhận. Bây giờ nhiều người biết ở Dak Lak có một cuốn tạp chí văn nghệ, trong cuốn tạp chí ấy có những trang cần cho chính bản thân họ và dần dần trở thành bạn đồng hành trong mỗi gia đình bên cạnh chiếc tivi. Thành quả hôm nay của Tạp chí có sự đóng góp rất lớn của các cộng tác viên gửi về toà soạn những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao lại đề cập đến ngay những vấn đề xã hội đang quan tâm, đang suy ngẫm. Mở đầu cho năm 2010 – năm Canh Dần, Tạp chí ChưYangSin gửi tới bạn đọc số 210, một con số ấn tượng đồng hành cùng thời gian và hy vọng sẽ tiếp tục mang đến cho bạn đọc gần xa những niềm vui mới, sự cảm nhận mới qua lăng kính VĂN HỌC-NGHỆ THUẬT.