Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

NHỮNG ĐỔI THAY TRÊN MỘT VÙNG ĐẤT



Ghi chép của HỒNG CHIẾN
(Trích trong tập TRỞ LẠI BUÔN M'UM)

Tôi được cử về buôn Puăn A công tác. Đây là buôn kết nghĩa với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Có lẽ lần đầu một cán bộ toà soạn tạp chí được cử đi “nằm vùng” nên ai cũng quan tâm, lo lắng. Phó chủ tịch Hội, nghệ sỹ ưu tú Vũ Lân, yêu cầu bộ phận tài vụ chuẩn bị tiền bạc, các chế độ tốt nhất có thể ưu tiên cấp cho tôi và còn lưu ý thêm: phải cấp riêng tiền điện thoại di động để thường xuyên liên lạc về cơ quan. Anh Chính Hữu, Chánh văn phòng hội giao cho tôi một tập giấy tờ đã chuẩn bị sẵn và dặên: “Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhé”. Còn chị Linh Nga Chủ tịch Hội bắt tay thật chặt dặn thêm: “Về dưới đó có gì khó khăn tìm chị H’Ka - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Phê nhờ chị ấy giúp đỡ. Ở buôn kết nghĩa có hai học trò cơ quan ta đỡ đầu, Hồng Chiến phải tìm gặp xem tình hình các em hiện nay thế nào!”.
Xe rời Buôn Ma Thuột rồi mà lòng tôi còn lâng lâng trước sự chu đáo của mọi người. Đường từ thành phố về xã Ea Phê, huyện Krông Pak chỉ độ 38 km. Ủy ban nhân dân xã đóng gần quốc lộ 26A có khuôn viên tương đối rộng rãi, thoáng mát, tọa lạc trên đó là căn nhà làm viêïc hai tầng được thiết kế khá đẹp. Tiếp tôi tại Ủy ban xã lại chính là chị H’Ka mà chị Linh Nga đã dặn. Thoáng nhìn bề ngoài, chị H’Ka có dáng giống một cầu thủ bóng chuyền: to, cao, mạnh mẽ, có lẽ là người trực tính và quyết đoán. Sau khi xem giấy tờ, chị H’Ka hỏi thăm sức khỏe chị Linh Nga và các anh chị trên văn phòng Hội vì lâu ngày chưa gặp. Biết tôi lần đầu đi công tác phong trào chị dặn dò khá chu đáo các công việc cần lưu ý khi về vận động quần chúng tại buôn. Ngoài cửa, mấy người thập thò chờ đến lượt được tiếp. Chị mời tôi uống nước và đợi buôn trưởng đưa về. Qua trao đổi, tôi thấy có cảm tình với người nữ cán bộ địa phương tận tình, chu đáo và dễ gần, khác với vẻ bề ngoài trông rất nghiêm khắc. Trước khi xuống đây công tác, tôi cứ tưởng người phụ nữ Êđê làm đội trưởng công tác nổi tiếng trong thời kỳ mới giải phóng là con người khô khan, sắt đá. Gặp và làm việc mới thấy chị là người rất chu đáo, cẩn thận trong công việc. Có những người cán bộ năng nổ như thế này thì địa phương không thể không xây dựng và giữ được danh hiệu điển hình tiên tiến nhiều năm liên tục của xã Ea Phê. 
Uống chưa xong ly nước đã có người đàn ông tuổi trên năm chục bước vào phòng. Chị H’Ka đứng dậy giới thiệu: “Đây là anh Y Tó - buôn trưởng buôn Puăn A, còn đây là anh Hồng Chiến ở chỗ chị Linh Nga được cử về buôn ta công tác. Anh đưa về buôn bố trí chỗ ở cho anh ấy nhé”. Sau cái bắt tay thân mật tạm biệt chị Phó Chủ tịch, tôi đi theo ông Y Tó.
Nếu tính từ quốc lộ 26A vào nhà buôn trưởng chỉ độ hơn một km, nhưng rất khó đi vì xe ô tô, máy cày chạy quá nhiều, mặt đường toàn “ổ trâu”. Căn nhà buôn trưởng gồm ba gian, mái lợp tôn, thưng ván xung quanh, nền láng xi măng bóng lộn. Giữa nhà kê bộ xa lông thẻ trang nhã, được chạm trổ tinh vi, góc nhà để chiếc ti vi màn hình phẳng màu đen. Buôn trưởng lấy phích pha trà, mùi trà Bắc Thái thơm ngào ngạt chứng tỏ chủ nhà là người sành uống trà. Vừa trò chuyện, vừa quan sát xung quanh, tôi bị bất ngờ trước những gì được thấy.
 Theo như cách trang trí trong nhà và cả cách quy hoạch vườn, ao, tôi đoán chắc kinh tế gia đình cũng phải khá lắm. Trước đây tôi chỉ nghe đến xã Ea Phê là một xã điển hình tiên tiến không chỉ của huyện, của tỉnh mà còn của cả nước mà vẫn không hình dung ra nó như thế nào. Nay được đếùn một buôn, quan sát xung quanh tôi giâït mình nhận ra nét rất quen của các làng quê miền Bắc. Những nhà xung quanh được thiết kế vườn khá giống nhau: bên nhà là vườn cây ăn trái xen cà phê, xa hơn một chút là ruộng rau xanh mượt mà. Trước đây khi chưa về công tác tại toà soạn, tôi cũng thường la cà xuống các buôn người dân tộc bản địa sinh sống, họ có nét chung: sống rất đoàn kết. Những ngôi nhà sàn dài hàng chục gian được làm sát gần nhau, nhà này cách nhà kia chỉ độ ba bốn mét là cùng, cây cối được dọn sạch sẽ, quang đãng, đứng dưới gầm nhà sàn có thể quan sát được hếât toàn bộ các nhà trong buôn; còn ở đây thật khác, nét khác của buôn là nhà cửa được bao bọc xung quanh bằng những mảnh vườn tươi tốt. Nhà sàn xen lẫn nhà trệt xây theo kiểu Thái Lan thấp thoáng sau những vườn cây. Ngồi trao đổi công việc với buôn trưởng một lúc, tôi xin được đến nhà H’Vêra, cô gái vừa học xong lớp 12 và có tham gia trại sáng tác văn học dành cho thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số hè vừa qua.
Ngôi nhà ngói hai gian, năm phòng xây theo kiểu Thái khá bắt mắt. Giữa phòng khách kê bộ xa lông nệm bọc da, trong tủ kê sát tường là một dàn karaôkê hiện đại. Tiếp chúng tôi, người đàn ông trung niên đậm người, tuy không cao lắm nhưng trông có vẻ lanh lợi, hoạt bát, khuôn mặt cương nghị và đặc biệt có cặp mắt rất thông minh. Nghe ông buôn trưởng giới thiệu, chủ nhà xiết tay tôi thật chặt và nói: “Anh ở chỗ chị Linh Nga à! Chị ấy có khỏe không? Nhân dân mong chị về thăm lắm đấy”. Quay ra cửa sổ, anh gọi cô con gái vào pha nước. Cô con gái đậm người rất giống bố, bước vào cửa, tôi nhận ngay ra cô bé H’Vêra. Có lẽ H’Vêra cũng bất ngờ khi thấy tôi xuất hiện trong nhà mình, nên tròn mắt nhìn trước khi cất tiếng chào. Amí H’Vêra người hơi gầy rất giống cô gái người Kinh, nếu không được giới thiệu trước ta có thể nhầm chị với một cô thôn nữ vùng quê miền Trung. Chị mang két bia Sài Gòn trắng đặt bên bộ xa lông và đĩa thịt heo nướng lên bàn nói: “Mấy khi anh về thăm, mời ba anh em lai rai cho vui”.

(Còn nữa)

10 nhận xét:

  1. "phải cấp riêng tiền điện thoại di động để thường xuyên liên lạc về cơ quan."
    -----------------
    Anh Vũ Lân chủ quan quá, chủ quan quá! Phải góp ý mới được!!!hihihi!

    Trả lờiXóa
  2. Ko cho điện thoại mà cho ...hội viên thân tín đi cùng...!!!

    Trả lờiXóa
  3. Thì cử luôn cán bộ của Hội (hội viên nào mà HC hay gọi (và được = bị gọi) nhất ấy. Thế là..."nhất cử lưỡng tiện", công, tư vẹn tròn. Hi. Công nhận mình thông minh ghê!!!

    Trả lờiXóa

NHẬN XÉT MỚI