Chú thích: Tổ ong rừng (ST) |
Truyện ngắn của HỒNG CHIẾN
-
Tháng
tư! Trời Tây Nguyên trong xanh, thoảng trong gió mùi hương thơm từ những cánh hoa
cà phê trắng mút tỏa khắp bầu trời. Từng đàn bướm đủ các màu sắc, đuổi nhau nô đùa,
chao nghiêng đôi cánh bé nhỏ nhiều lúc che lấp ánh sáng mặt trời cả một vùng rộng
lớn. Không biết loài bướm sinh sống ở đâu, hễ cơn mừa đầu mùa ập về, giục hoa cà
phê nở rộ là ào ạt kéo đến, chao lượn dày đặc trên các cánh rừng cà phê suốt cả
mùa hoa.
Hoa cà phê có
mùi thơm dịu ngọt, khêu gợi các loài ong đua nhau nhảy múa ca vang khúc nhạc đồng
quê muôn thuở của chúng: ong bay, bướm lượn đó cũng là tín hiệu vui đối với người
dân ở Fa Pin – mùa thu mật ong rừng.
Theo
hẹn, ngày chủ nhật Thạch Vân xin phép ba mẹ đến cổng trường đợi Y Vê dẫn vào rừng
chơi. Đối với Thạch Vân, người con của vùng đất khô cằn Xứ Nghệ, quê hương là những
động cát kéo dài, mang trên mình tuyền một màu xanh phi lao, thỉnh thoảng ở dưới
gốc mới mọc lên vài khóm xương rồng mảnh khảnh có bộ áo giáp đầy gai. Năm học lớp 6, ba mẹ chuyển vào Tây Nguyên công tác,
Thạch Vân mơi được nhìn thấy núi rừng bao la bát ngát, trải rộng đến tận chân trời.
Tuổi thiếu niên hồn nhiên và rất dễ làm quen, chỉ một thời gian ngắn các bạn trong
lớp 6A đưa Thạch Vân hòa nhập vào các hoạt động của lớp. Đặc biệt lớp trưởng Y Vê
tỏ ra thân thiện hơn cả và hứa đến mùa thu mật ong sẽ cho đi theo .
Y Vê đến, trên lưng đeo một chiếc gùi lớn hơn thân
người một chút, vai vác cây xà gạc nhỏ.
- Thạch Vân, cậu đợi mình
lâu chưa? Ta đi thôi!
Y Vê hăng hái đi trước dẫn
đường, cả hai tiến vào cánh rừng âm u, huyền bí. Những thân cây to cỡ vòng tay người
lớn vươn mình khoe thân hình vạm vỡ, những cành rắn chắc xòe lá che kín cả bầu trời.
Thỉnh thoảng có cây còn nghiêng thân cho các loại dây leo đánh đu, bám leo ngoằn nghèo như một bầy
rắn chen nhau lao lên trời xanh. Lưng chừng cây nhiều loại hoa phong lan đua nhau
chiếm chỗ, buông xuống những bông hoa mượt mà, lắc lư theo chiều gió. Mặt đất ẩm ướt, dấu lợn ủi dày
đặc như được cày xới chuẩn bị làm mùa.
Y
Vê đầu trần, chân đi đôi dày bata bước thoăn thoắt theo con đường mòn, thỉnh thoảng
ngoái lại cười bảo:
- Đi được không ?
-
Được.
Có lẽ Y Vê mang bản tính người
Eđê: ít nói, chỉ trao đổi khi cần thiết, còn lại là cười, nụ cười thân thiện và
dễ mến.
- “Cốc , cốc cốc”.
Tiếng
gõ vào thân cây vang lên ngay trên đầu, Thạch Vân hoảng hốt ngã dúi về phía trước,
tay vồ miệng gùi trên lưng Y Vê làm cậu bạn chới với:
- C … on … co … n ..!
Nhìn Thạch Vân mặt tái mét,
mồm lắp bắp nói không thành tiếng, Y Vê bật cười:
- Con trai gì nhát thế, trông kìa.
Theo tay Y Vê chỉ, Thạch Vân nhìn lên: một con
chim xinh đẹp, mình khoác bộ lông màu trắng điểm những chấm đỏ, đen khắp thân một
cách cầu kì. Riêng cái đầu mới đẹp làm sao; nó đội chiếc mũ xòe ra như một lưỡi
rìu đặt ngữa, lưỡi quay về phía sau. Không biết mỏ của nó cứng cỡ nào mà gõ vào
cây kêu cốc… cốc như người ta chặt cây. Ngượng quá, Thạch Vân chống chế:
- A! Con chim, sao nó đẹp thế!
- Trong rừng già nhiều loài
chim lớn và đẹp lắm. Ta nghỉ chút nhé!
Rừng Fa Pin khá bằng phẳng, trải rộng như cánh
đồng lúa, thỉnh thoảng mới có một con suối nhỏ cắt ngang . Có lẽ nhờ vậy Thạch Vân
không thấy mỏi chân.
- Cậu thấy gì không?
Y Vê đưa tay chỉ cây dẻ to như chiếc thúng cách
chỗ hai đứa ngồi cỡ hai chục mét. Nhìn kỹ thấy dưới cành mọc chìa ngang mặt đất
có một tổ ong giống một chiếc giậm đánh cá ngoài quê được ai đó treo lên cây bao
phủ một lớp ong dày đặc, con nọ bám vào con kia. Cả bầy ong luôn cử động, cánh vẫy
liên tục. Thỉnh thoảng có những con ong đi đâu về vội vã lao vào đàn và nhanh chóng
lẫn vào; trong lúc ấy có những con khác lại hối hả bay đi. Y Vê đặt gùi xuống đất,
lấy tấm nilông lót vào trong như chuẩn bị đựng nước, cầm cuộn giẻ rách to bằng ngón
chân cái dài hơn ba gang tay, bện giống chiếc thừng cột trâu, châm lửa đốt, khói
bay nghi ngút.
-
Đi theo sát mình nhé.
Thêm chú thích |
Y Vê dặn và xách gùi tiến lại gần tổ ong, đặt cuộn giẻ xuống dưới tổ cho khói bay lên làm lũ ong bỏ chạy tán loại, kêu vo vo. Con nào không bay được thì líu ríu bò ra tránh làn khói để lộ một tổ ong cực đẹp. Ngoài cùng được riềm bằng một vành đai màu trắng đục, rộng cỡ một bàn tay người lớn, tiếp đến là những ô cửa sổ nhỏ hình lục giác màu vàng ươm, óng ánh như chứa nước, còn phần bám vào cành cây là những ô cửa màu xám đen được trang điểm bằng những chiếc nắp đậy màu trắng trông như làm bằng xốp.
Y Vê nhẹ nhàng lấy mảnh nứa được vót mảnh như lưỡi dao cắt lấy phần
màu vàng bỏ vào gùi, chừa phần đen để lại. Xếp đầy gùi, Y Vê ra hiệu, cầm cuộn giẻ
và mang gùi ra cách xa tổ ong một đoạn rồi ngồi xuống , cắt một miếng sáp màu vàng
đưa cho Thạch Vân:
-
Cậu ăn thử.
Cắn một miếng sáp ong, mật tứa ra đầy miệng, trào
ra cả mép rơi xuống áo; ngọt ơi là ngọt. Cái vị ngọt lắng đọng vào lưỡi, thấm dần
vào cổ tỏa lên mũi mùi hương thơm dễ chịu. Thạch Vân nhai chầm chậm, nút từ từ để
dòng mật ngọt thơm chảy qua cổ vào bụng làm người thấy lâng lâng sảng khoái. Đang
định cắn thêm miếng nữa, Y Vê giơ tay ra hiệu ngăn lại :
- Ê, nhả miếng sáp trong miệng ra chứ.
- Làm gì có, mình nuốt cả vào bụng rồi.
- Ha .. ha .. ha!
Y Vê cười lăn cười lộn, tay ôm lấy bụng mà cười,
làm bắn cả mật trong miệng ra ngoài. Một lúc sau mới kìm lại được đưa tay lên chùi
nước mắt, nói:
- Tổ ong làm bằng sáp, trong
đó có những căn phòng nhỏ bé đựng mật ong. Nếu ăn hay lấy mật phải ép cho nó chảy
mật ra, bỏ sáp để làm việc khác. Sáp không ăn được đâu.
Hồi nhỏ đến giờ, Thạch Vân chỉ biết loanh quanh
sau rặng phi lao làng chứ đã thấy con ong mật nó ra làm sao, nói gì đến mật. Thực
lòng sáp ong không ăn được nhưng nhai nó ta có cảm giác đang nhai xôi lúc đói, cái
mùi thơm thực quyến rũ.
- Lỡ nuốt một ít không sao,
nhưng ăn in ít thôi nhé.
- Tại sao vậy?
- Mật ong tuy ngon nhưng ăn vừa thôi, nếu ăn nhiều
sẽ bị say không đi được, giống con gấu ấy.
- À, con gấu thấy tổ ong,
leo lên ăn mật; ăn nhiều quá, say không biết gì nữa, buông chân ngã lăn quay từ
trên cao xuống đất ngất xỉu. Con nào không may gặp người đi qua, trói tay chân lại
cũng không biết. Trước đây có chú kỹ sư lâm nghiệp, người thành phố vào rừng, khảo
sát; thấy một con gấu nằm chết dưới gốc cây. Lúc đầu sợ, lấy đá ném không thấy cựa
quậy, bực mình lại gần đá vao mông đít mấy cái nữa vẫn nằm im. Sờ vào thân gấu thấy
còn ấm, vội vàng cầm hai chân sau xách lên, vác về. Đi gần ra đến cửa rừng bỗng
nhiên nghe tiếng thở vào lưng âm ấm, ngoái đầu nhìn lại, không thấy gì. Đang định
đi tiếp thì có ai đó đập đập vào lưng, giật mình thả gấu quay lại nhìn. Xác con
gấu vừa chạm đất, bổng như có phép lạ: nó
vùng đứng dậy lao biến vào rừng. Chú ấy sợ quá, tưởng có ma ù té chạy một
mạch về buôn mình. Sau này kể lại mọi người được bữa cười no.
- Tại sao con gấu chết có
thể sống lại?
- Nó không chết đâu, vì ăn nhiều mật quá nên say
rồi ngũ quên đấy. Khi bị mang đi xa hết say sẽ tỉnh lại.
- À ra vậy. Lấy mật cũng dễ nhỉ, cậu cho mình làm
thử.
- Cũng được, nhưng phải cẩn thận không nó cắn đấy.
Ong nhà mình ở những cây có đánh dấu cộng dưới gốc.
- Đây là rừng cơ mà, có phải nuôi đâu mà bảo của
nhà Y Vê?
- Cậu không biết rồi, đến mùa ong làm tổ người
vào rừng gặp được cây nào có tổ ong, đánh dấu dưới gốc cây báo cho người đi sau
biết tổ ong đã có chủ, không được bắt. Mỗi nhà có một dấu hiệu riêng, không nhầm
đâu. Thạch Vân à, chỉ cắt vùng sáp vàng thôi, còn phần đen để lại, phần ấy chứa
ong con.Nhớ cắt bằng dao nứa nó mới ở lại, cắt bằng dao sắt ong bỏ tổ đi đấy.
- À ra vậy.
“Lấy
mật ong tưởng khó lắm, ai dè dễ như trò chơi con nít. Mình phải biểu diễn cho Y
Vê lác mắt, khỏi xem thường mới được” – Thạch Vân háo hức nghĩ .
- Y Vê ở đây nhé, mình lại
bắt tổ ong chỗ cây đa kia kìa.
- Cẩn thận đấy.
- Dễ ợt ấy mà.
Bắt
chước Y Vê, Thạch Vân rón rén lại gần tổ ong, huơ huơ cuộn giẻ rách cho khói bay
lên tổ ong. Đàn ong ùa ra bay tứ tung để
lộ những tảng sáp màu vàng óng ả. Mấy chú ong chậm chân say khói run rẩy rơi khỏi
tổ xuống mặt đất. Trải chiếc ni lông ra bên cạnh, Thạch Vân tự nhủ – dễ thật, lại
được tổ to nữa, chắc chỉ mang về được một nửa thôi. Bỗng có con ong bay đến trước
mặt chao qua chao lại, không ngớt phát ra những tiếng kêu o, o.
- O, o cái gì, làm phiền người ta thế!
Vừa lẩm bẩm,
Thạch Vân vung tay đập con ong chết dí vao ngực và lấy dao chuẩn bị cắt mật. Bầy
ong bay lượn kín vòm cây song vẫn giữ một khoảng cách nhất định cách tổ. Thấy đồng
loạt bị đánh chết, chúng liền lao đến. Lúc đầu Thạch Vân lấy tay xua, đập được vài
con. Sau thì cả bầy ong kéo đến, chúng quây tròn và bắt đầu lao vào nhực vào mặt
Thạch Vân, cắm đít chích nọc vào.
- Y Vê ơi, cứu mình với!
Đau quá, Thạch Vân bỏ chạy,
kêu ầm lên, bầy ong vun vút lao theo. Con lao vào tay, con bám vào áo, vào tóc.
Nghe tiếng kêu cứu của bạn, Y Vê vội vã mang cuộn giẻ múa quay vòng vòng tạo thành
đám khói xanh mỏng mảnh bay lên, vừa kịp Thạch Vân lao vào ôm chầm lấy bạn. Gặp
khói có chứa loại vỏ cây đặc biệt, bầy ong vội vã bỏ đi để lại Thạch Vân rên rỉ
vì đau. Lấy thuốc mang theo xoa cho bạn, Y Vê hỏi:
- Sao cậu chọc cho ong nổi giận thế?
- Mình làm giống Y Vê lúc nãy đó, hơ khói cho
đàn ong bay đi, sau đó đặt cuộn giẻ xuống dưới tổ, lấy dao định cắt mật, không may
có một con ong bay lại trước mặt, kêu o o hoài; bực mình, mình đập một nhát nó vừa
chết là bầy ong bu vào mình mà đốt, đau thật.
- Đỡ chưa?
- Đỡ rồi, nhưng sao tự nhiên chúng đốt mình dữ
thế nhỉ?
- Tại cậu khiêu chiến trước đấy.
- Cậu bảo sao, tại mình à, làm gì có!
- Đúng vậy, trên người cậu còn dính mật ong vừa
ăn lúc nãy lại không bị khói xua đuổi nên một chú ong trinh sát phát hiện ra và
bay đến. Lẽ ra trong trường hợp đó, cậu phải bình tĩnh giơ giẻ hun khói xua nó đi
mới phải. Đằng này lại đập chết nó. Khi chết con ong trinh sát đã gởi đi thông điệp
qua một mùi đặc biệt báo cho cả tổ biết kẻ thù ở đâu, thế là chúng đến tìm cậu trả
thù.
- Khiếp nhỉ?
- Tại cậu tưởng cái gì cũng dễ, chủ quan nên mới
bị như thế.
Vết ong đốt lúc đầu đau quặn, may nhờ xoa thuốc
nên chỉ một lát thấy dịu hẳn, chẳng bị sưng lên tí nào.
Trưa, hai đứa hì hục gùi mật về nhà, lòng
vui phơi phới. Bầu trời xanh, cao vời vợi đong đầy tiếng chim đuổi theo nhịp bước
hai đứa về tận buôn. Lần đầu tiên vào rừng hái mật, Thạch Vân cảm thấy hào hứng
lắm, nhưng cũng học được bài học nhớ đời: dù làm việc gì cũng phải cẩn thận.
Nói đến mật ong rừng, NL tự nhiên nhớ lại tổ ong ở đồn biên phòng 743...Hú vía!Hôm ấy thay vì chích vào cổ, chúng chích vào mặt thì..."Thôi rồi,Lượm ơi"...Quan Văn phải lo mà cất công đi thăm hội viên...sốt!!!:)
Trả lờiXóaBạn N.L nói vậy mới đúng một nửa thôi, vì... Quan Văn mong nó chích vào mặt để được... đi thăm đấy!
XóaThế mà hôm ấy lũ ong ko biết nhỉ? Tụi hắn lại cứ nhè cái người PHỤ TÁ mà chích mới chết chứ...
XóaTiếc thật đấy!
XóaUi giời ơi, nói chuyện bị ong đốt Sóc nâu nhớ lại hồi xưa còn bé đã từng bị ong đốt 2 lần ! đau nhức kinh khủng lắm, tay thì sưng vù lên, buốt ơi là buốt, nên bây giờ cứ nhìn thấy ong bay vò vè xung quanh là Sóc nâu vẫn còn khiếp sợ lắm ! :)
Trả lờiXóaLạ nhỉ, Sóc nau ở Thủ đô mà cũng bị ong rừng đốt ư?
XóaThế thì hôm nào ra Hà Nội nhờ bạn dẫn đi xom ong thủ đô nhé.
Rừng núi Tây Nguyên mới kỳ diệu làm sao!Nhưng đó là chuyện cổ tích chăng?Liệu giờ còn bóng cây bóng cối gì không hay toàn đất đỏ với những khu bô xịt và người lạ?
Trả lờiXóaHN muốn đến đó quá,nhưng cũng biết trước không nên nếm mật ong say như chú gấu ngoài rừng...
Hồng Nga ơi, bạn có chút xíu... nhầm rồi. Bo xịt ở tỉnh Đắk Nông, còn H.C ở Buồ Muôn Thuở thuộc tỉnh Đắk Lắk, có Vườn quốc gia Yok Đôn nỗi tiếng sắp... không cần Kiểm Lâm bảo vệ nữa rồi. Bạn vào nhanh nhanh, H.C còn dẫn đi xem voi chứ không nó cũng sắp ... tuyệt giống!
XóaNgày mới vui vẻ nhé cô HÀNG RAU!