Nhân
dịp tết Trung thu, mấy đứa cháu nội ngoại từ thành phố về thăm ông bà. Bọn trẻ
thấy cái gì cũng lạ, từ cánh rừng cà phê xanh tươi ngút ngàn nhưng chỉ cao ngang
đầu người đều nhau như cây cảnh cùng trồng trong một chậu bonsai. Khu vườn cà
phê sau nhà, đất màu đỏ sẫm; mỗi khi mưa vừa tạnh nếu đi ra đất sẽ dính vào bàn
chân thành chiếc dép nặng chịch. Nhưng lạ nhất là những cây đại thụ đứng cao
lêu nghêu, nổi bật trên rừng cà phê, xòe tán như những chiếc ô giương cành lá
che mát cho cả một vùng rộng lớn. Bé My hỏi ông ngoại:
-
Sao trong vườn cà
phê lại có cây to cao thế, khi quả chín làm sao hái được?
-
À, đó là cây cổ thụ
của rừng già để lại che bóng mát cho cà phê, chứ không phải cây cà phê đâu mà
phải hái quả.
Ông Thạch Sơn xoa đầu cháu ngoại, trả lời. Bé My năm nay
lên lớp hai tò mò, muốn khám phá nhiều chuyện để về thành phố khoe với bạn nên hỏi
ông:
- Trước đây khu này là rừng già hở ông, thế có thú dữ
không ạ?
- Có cả hổ đấy, xin ông kể chuyện “Chém hổ được vợ” cho
nghe.
Mẹ bé My dọn đồ ăn gần bên góp chuyện. Bé My nghe thấy vậy
thích thú kêu toáng lên:
-
Chị Hồng Trang và chị
Trúc Nhi ơi, ra nghe ông kể chuyện “Chém hổ được vợ” nè.
Nghe bé My gọi, các cháu nội ùa ra đòi nghe chuyện, Thạch
Sơn bồi hồi nhớ lại câu chuyện cách đây gần bốn mươi năm về trước, khi ấy…
Năm 1976, đơn vị thanh niên xung từ ngoài Bắc được điều
vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế, trong đó có Đại đội 5 đóng quân gần suối Buôn
Ya Vầm làm nhiệm vụ mở đường và khai thác lâm sản. Đơn vị có cô Hằng mới tốt
nghiệp cấp ba, thi không đậu đại học nên gia nhập lực lượng thanh niên xung
phong với mong ước xong nghĩa vụ sẽ về ôn thi vào đại học. Thấy Hằng nhanh nhẹn,
thùy mị lại xinh đẹp, học vấn cao nên đơn vị giao làm công tác quản lý. Hàng ngày xong
việc sổ sách, Hằng tranh thủ xuống giúp bộ phận nhà bếp lo cơm nước cho anh chị
em. Vốn con nhà nông, công việc nội trợ thành thạo nên được anh em trong đơn vị
quý mến, nhiều chàng trai để ý, thương thầm, nhớ trộm, nhưng Hằng vẫn vô tư sống
và làm việc, chưa bao giờ bận tâm với ý nghĩ gì khác ngoài công việc.
Thời ấy, khu vực đơn vị đóng quân còn là rừng già nguyên sinh, cây cối
rậm rạp, thỉnh thoảng heo rừng kéo về từng đàn, có con còn ủi cả cửa nhà bếp
vào tìm thức ăn, làm xoong, chảo rơi loảng xoảng; chúng sợ chay lung tung, húc cả
vào người. Lại có đêm voi về cả bầy, đua nhau gầm lên như muốn xua đuổi con người
ra khỏi vùng đất của chúng. Nhưng những chàng trai, cô gái trong Tổng đội Thanh
niên Xung phong từ đất Bắc vào vẫn bám trụ, chống chọi với thiên nhiên khắc
nghiệt, cố gắng hoàn thành công việc được giao, không ai nản chí.
Hôm đó vào một ngày cuối tháng bảy, khi mặt trời vừa chui
xuống phía tây, núp sau khu rừng để ngủ, hắt lên trời những tia sáng chiếu vào các đám
mây tạo nên màu vàng rất đẹp. Hằng giúp bộ phận nhà bếp chia cơm cho anh em
xong, tranh thủ ra suối gánh nước. Từ nhà ăn ra suối khoảng hơn trăm mét, hai
bên đường được rào bằng những cây le to hơn ngón chân cái ngăn heo rừng đến phá để trồng rau xanh.
Con suối gần đơn vị đóng quân có nhiều đá lớn chen lấn mấy gốc cây cổ thụ nên không tăng gia sản xuất được, đơn vị cho người phát bớt cành thấp làm chỗ cho anh chị em buổi trưa ra ngồi nghỉ mát. Phía bờ suối đối diện cây cối rậm rạp, lau lách mọc um tùm. Đoạn suối chảy qua đơn vị rộng chừng chục mét, mùa mưa có lúc nước gầm thét tràn lên hai bên bờ; mùa khô nước cạn chảy hiền hòa qua các tảng đá, bãi cát không bao giờ cạn. Nơi Hằng lấy nước là một vụng suối, mùa khô nước vẫn sâu đến gần hai mét. Như mọi ngày, Hằng lội ra suối múc nước; vừa cúi xuống, nghiêng xô thì…
Con suối gần đơn vị đóng quân có nhiều đá lớn chen lấn mấy gốc cây cổ thụ nên không tăng gia sản xuất được, đơn vị cho người phát bớt cành thấp làm chỗ cho anh chị em buổi trưa ra ngồi nghỉ mát. Phía bờ suối đối diện cây cối rậm rạp, lau lách mọc um tùm. Đoạn suối chảy qua đơn vị rộng chừng chục mét, mùa mưa có lúc nước gầm thét tràn lên hai bên bờ; mùa khô nước cạn chảy hiền hòa qua các tảng đá, bãi cát không bao giờ cạn. Nơi Hằng lấy nước là một vụng suối, mùa khô nước vẫn sâu đến gần hai mét. Như mọi ngày, Hằng lội ra suối múc nước; vừa cúi xuống, nghiêng xô thì…
- - Hừm!
Tiếng gầm dữ dội của con hổ vọng vào rừng già, len qua
lòng suối tạo thành tiếng rền vang kéo dài làm người nghe nổi da gà. Khi ấy Thạch
Sơn, người cùng đơn vị Thanh niên xung phong nhưng khác đội, đi khảo sát rừng về
thấy trên cây đa có dò phong lan nở hoa đẹp quá, trèo lên hái nên về sau
mọi người. Vừa đến bến nước nghe tiếng hổ gầm dưới lòng suối, đoán hổ bắt người
nên quẳng hoa chạy lại. Dưới lòng suối, con hổ to như con bò đực lớn, lưng dài
hơn sải tay; nửa mình chìm trong nước, mồm ngoạm vào cổ cô gái, đôi mắt lóe lên tia sáng lạnh lẽo dưới ánh sáng chiều. Nhìn thấy hổ bắt
người, bao nhiêu sự sợ hải bay đi đâu mất cả, trong đầu của Thạch Sơn chỉ còn một
điều duy nhất: đánh hổ cứu người. Sẵn con rựa đang cầm trên tay, dụng cụ quan
trọng nhất của những người đi rừng, vừa dùng chặt cây mở đường và khi cần sẽ thành
vũ khí chống lại thú dữ; Thạch Sơn thét lên:
- - A…a...a!
Từ trên bờ suối cao hơn hai mét, Thạch Sơn nhảy xuống, vung
cây rựa có cán dài độ một mét, nhằm lưng hổ bổ xuống. Con hổ nghe tiếng hét giật
mình quay đầu nhìn lại, mồm vẫn ngoạm mái tóc dày của Hằng, mắt tròn xoe như ngạc
nhiên trước sự xuất hiện của con người từ trên trời rơi xuống. Thạch Sơn con
nhà nông, sinh ra trong một gia đình đông anh em quê nghèo xứ Thanh, học xong cấp
hai ở nhà lao động một thời gian, đến tuổi vì lý do sức khỏe không đủ để đi bộ
đội nên gia nhập Thanh niên xung phong với mong muốn được khám phá vùng đất
phương nam của Tổ quốc. Anh em trong đơn vị quý mến Thạch Sơn vì ít nói, chịu
khó trong công việc và có sở thích lạ: rất mê sưu tầm hoa phong lan rừng, xung
quanh nơi ở treo đầy các loài hoa phong lan nhiều màu sắc, lúc nào cũng có hương
thơm ngào ngạt tỏa ra.
Nhát chém của Thạch Sơn nhằm vào giữa lưng con hổ, nếu
đúng theo suy nghĩ thì con hổ sẽ gãy lưng, hết đường kháng cự; nhưng do bờ suối
cao và bãi cát lại quá mịn nên nhát chém chỉ chạm vào hông làm toạc một đường
dài. Con hổ bị đau, há mồm lắc mạnh, chắc nó định nhả Hằng ra để cắn Thạch Sơn;
nhưng mái tóc dài và dày của Hằng vẫn mắc vào răng. Hổ quay mình, nhằm Thạch
Sơn chồm lên. Thạch Sơn vung dao định phạt một nhát chí mạng vào cổ con ác thú
kết thúc cuộc chiến, nào ngờ… tóc Hằng vẫn dính vào răng hổ, nên khi nhảy lên nó
kéo luôn Hằng lên theo. Lúc đó nhát dao lia ngang của Thạch Sơn sẽ không trúng
vào cổ con hổ mà lại chặt ngang người của Hằng. Giật mình, Thạch Sơn giật dao lại,
nhảy qua bên vừa lúc con hổ tha cả Hằng chồm đến. Chắc do vướng Hằng nên con hổ
cũng hụt đà, trượt chân trên cát không vồ được Thạch Sơn như ý, quật chiếc đuôi
vào mặt Thạch Sơn. Thạch Sơn lấy hết sức bình sinh, vung dao chặt một nhát thật
mạnh làm đứt một khúc đuôi của hổ. Con hổ gầm lên, đứng dựng bằng hai chân sau,
giơ hai chân trước giật mớ tóc đang mắc trong mồm ra, làm Hằng ngã úp mặt xuống
cát rồi chồm lên... Chặt được đuôi con hổ nhưng vì đứng trên cát lại rướn người
quá mức Thạch Sơn cũng ngã sấp xuống; khi nghe hổ gầm, theo phản xạ lăn một
vòng, chống cán dao xuống cát, lưỡi dao hướng lên trời, nhắm mắt chấp nhận…
Trong đơn vị nghe tiếng hổ gầm, mọi người hoảng sợ hò
hét, chạy nháo nhào tìm xoong, nồi, xô, chậu… gõ loạn xạ cả lên. Ông Đại đội
trưởng đang tắm, tung cửa chạy về phòng vơ khẩu súng AK nhằm trời kéo cò… phằng
phằng, phằng phằng;
rồi cùng mọi người lao ra suối. Khi mọi người chạy ra tới nơi thì thấy đôi nam nữ nằm cạnh nhau, người đầy máu; người con gái nằm úp mặt xuống
cát, mái tóc như mây che kín lưng; còn anh thanh niên tay vẫn nắm chặt con dao,
cắm cán xuống cát lưỡi hướng lên trời, đôi mắt trợn trừng...
- - Ông ơi, họ chết cả ạ!
Tiếng My mếu máo hỏi; còn Hồng Trang, Trúc Nhi nước mắt
trào ra, ôm chặt lấy ông. Ông chưa kịp trả lời, mẹ bé My lên tiếng;
- - Nếu hai người chết cả,
thì làm gì có các con bây giờ.
- - Thật à ông?
- - Ừ!
Ông ngoại trả lời bé My mà đôi mắt nhìn xa xăm về phía
trước. Lòng lâng lâng, ngày ấy đơn vị đưa hai người về bệnh xá cấp cứu. Vết
thương của Hằng không nặng, nhưng do sợ quá nên ngất đi; còn Thạch Sơn cũng bị
ngất tuy trên người không bị vết thương nào. Mọi người không lý giải nỗi vì sao
con hổ lại bỏ chạy. Có người cho rằng tại hổ mất đuôi nên bỏ chạy vì muốn vồ mồi,
theo bản năng nó phải đập đuôi xuống đất lấy đà. Có người lại bảo tại khi ngất
đi Thạch Sơn cắm con dao xuống đất, lưỡi hướng lên trời làm hổ khiếp sợ; loài hổ
vồ mồi bao giờ cũng tung mình lên cao chụp con mồi… Mỗi người một cách lý giải,
không ai chịu ai, nhưng cũng từ hôm ấy không còn con hổ nào dám bén mảng đến
khu rừng đơn vị đóng quân.
Sau hơn một tuần điều trị tại bệnh viện, hai người xuất
viện và như có duyên tiền định, họ thương nhau, yêu nhau rồi nên vợ nên chồng;
họ sống hạnh phúc bên nhau, con cái sinh ra đã hoàn thành nốt hoài bão của mẹ:
tốt ngiệp các trường Đại học rồi công tác luôn ở thành phố. Cánh rừng đơn vị Thanh
niên xung phong đóng quân khi xưa được khai hoang trồng cà phê, những người có
nhu cầu ở lại được biên chế vào làm công nhân nông trường. Rừng già mất đi nhường
chỗ cho các cánh rừng cà phê bạt ngàn, xanh tốt thế chỗ. Mọi thứ dần dần đổi
thay theo năm tháng, nhưng câu chuyện người thanh niên xứ Thanh “chém hổ được vợ”
vẫn lưu truyền, trở thành truyền thuyết, người dân nơi đây thường kể cho con
cháu nghe mỗi đêm trăng rằm như kỷ niệm đẹp về một vùng đất.
Buôn Ma Thuột, tháng
8 năm 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI