Tác phẩm tham dự Cuộc vận động viết bút ký chủ đề
“Công an Đắk Lắk bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”
Cả tuần nay, trời Ban Mê trở nên
nóng nực khác thường. Bỗng mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến bao phủ cả bầu trời. Không mấy chốc trời đang
sáng đã tối hẳn lại và sức
nóng cũng dịu bớt. Những hạt mưa đầu mùa nặng và thưa bắt đầu rơi xuống. Chỉ vài giây sau một trận mưa rào ập tới thật nhanh. Nước từ
lưng chừng trời tuôn
xối xả. Khách đi đường vội nép vào mái hiên nhà ở hai bên phố để trú mưa…
Đang trên đường tới cơ quan, tôi
cũng vội kiếm cho mình một chỗ để trú mưa. Vừa tìm được chỗ đứng để đợi mưa tạnh, tôi đã nghe tiếng một
người đàn ông trạc 40 tuổi giọng ồm ồm nói: “Từ khi cái quán
Karaoke Hoàng Phúc bị công an bắt vì chứa chấp mấy đứa sử dụng ma túy, khu vực này yên ắng
hẳn. Không còn cái cảnh
thanh niên bước ra từ đó với gương mặt đờ đẫn; nam, nữ dìu dắt nhau như chốn không người nữa”.
Người phụ nữ đi cùng tiếp lời:
“Không chỉ cái quán Karaoke Hoàng Phúc đâu, mà còn nhiều nơi nữa, công an
cứ phải làm mạnh tay như vậy thì mấy đứa buôn bán ma túy mới hết đường sống, dân mới được nhờ”.
Họ vẫn đang rôm rả câu chuyện về
các tụ điểm ma túy vừa bị “khai tử”, tôi thầm cảm thấy tự hào về công việc mình đang làm, về các đồng
đội của tôi. Bởi hơn ai hết,
tôi hiểu rằng để có được những câu chuyện như trên hoặc sự đồng tình từ
chính người dân thì
những người chiến sĩ công an nhân dân đã và đang phải hy sinh, nỗ lực rất nhiều.
Bất giác, tôi nghĩ đến một người
đã góp một phần rất lớn vào những thành công trong các chuyên án ma túy vừa qua, Đại tá Cao Thành
Vinh - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Đắk Lắk. Đó không chỉ
là một đồng nghiệp mà
trên hết còn là người thầy, người chú đã dìu dắt tôi những ngày bỡ ngỡ khi vừa rời ghế nhà trường.
Còn nhớ, năm 2003, tôi gặp chú,
lúc đó là Phó phòng Bảo vệ chính trị IV (Công an tỉnh Đắk Lắk). Hình ảnh ban đầu của tôi về chú là
dáng người hơi thấp, mái tóc xoăn và nước
da ngăm đen chai sạn vì nắng gió, cái chất giọng đặc sệt Nghệ An và nụ cười cởi mở “gây” cho
người đối diện cảm giác tự tin và thân thiện.
- Chào chú, cháu là lính mới về,
nhờ chú quan tâm giúp đỡ ạ!
Đó là lần đầu tiên tôi gặp “sếp lớn”.
Nhưng đáp lại, chú khiến tôi khá bất ngờ.
- Cháu ni mới ra trường hả? Về
phòng ni phải đi địa bàn nhiều, chủ yếu ăn ở tại buôn làng có sợ bị các cô gái Êđê bắt chồng không?
- Dạ không chú ạ.
- Rứa để mai chú dắt đi... cho
quen với nắng gió Tây Nguyên nhé. Ở đơn vị ni, tuy vất vả nhưng anh em sống tình cảm và thương nhau
lắm!
Câu chuyện của chú cháu tôi trở
nên dễ dàng hơn bởi được góp vui từ những đồng chí khác.
Khi đó, cả tỉnh Đắk Lắk đang là
cao điểm phòng, chống Fulro và công việc ở Phòng Bảo vệ chính trị IV là tăng cường công tác nắm,
phân tích và dự báo tình hình;
đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu và phương thức thủ đoạn của các đối
tượng lợi dụng hoạt động Fulro chống phá Đảng, Nhà nước. Mỗi lần
được chú dắt đi thực
tế, tôi lại nghe từ các già làng, trưởng buôn kể về chiến tích của Ma Anh (cái tên thân thương
mà các già làng thường dùng để nói về Đại tá Cao Thành Vinh). Và một trong những câu chuyện mà đến
giờ tôi vẫn luôn kể cho các cán bộ trẻ mới ra trường nghe đó là Chuyên án K302. Mỗi lần kể là một
lần cảm thấy mến phục và tự hào trước tinh thần quả cảm của chú ama
Anh và các đồng đội.
Giáp Tết Nguyên Đán năm 2003, sau
đợt biểu tình bạo loạn năm 2001, đây được coi là thời điểm nhạy cảm mà các đối tượng Fulro, các
thế lực thù địch ở nước ngoài
lợi dụng triệt để kích động người dân biểu tình, bạo loạn tại các huyện Krông Pắc, M’Đrắk. Tối
ngày 28 Tết (âm lịch), khi không khí tết đang tràn về trên khắp các con đường, góc phố của Buôn Ma
Thuột thì Công an tỉnh nhận được tin tình báo một nhóm đối tượng ở các huyện gồm: Cư Jút, Ea Kar,
Buôn Đôn... tập họp
chuẩn bị lên kế hoạch tổ chức biểu tình tại khu vực các xã Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân... từ Quốc lộ
14 tiến về TP.Buôn Ma Thuột. Ngay trong đêm, lãnh đạo Công an tỉnh đã thành lập chuyên án K302. Khi
đó, vừa mới trở về từ huyện M’Đrắk,
không chần chừ, chú ama Anh đã nhận nhiệm vụ chỉ huy chuyên án K302 và hỏa tốc đến tận
nơi xử lý.
22 giờ đêm, chú ama Anh cùng với
tổ công tác có mặt ở buôn Bua (xã Hòa Xuân), nơi được tình báo xác nhận 4 đối tượng cầm đầu đã trà trộn
vào nhà người dân, do
vậy việc tìm kiếm các đối tượng trở nên khó khăn, chưa kể đến sự xuất hiện của ta dễ dàng đánh động
đến các đối tượng. Càng về khuya, cái lạnh lúc này như thấu tận tâm can, chú ama Anh vẫn cùng các đồng
đội của mình lặng lẽ trong
buôn, qua các rẫy cà phê thăm dò, tìm kiếm các đối tượng. Hơn một tiếng đồng hồ, xác định 4 căn nhà,
nhưng thách thức cho ama Anh lúc đó là làm sao để bắt được 4 đối tượng mà không ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng
cho những người dân trong
buôn.
Không mất quá nhiều thời gian,
khi hai đối tượng đầu tiên nhanh chóng bị bắt, thì các đối tượng còn lại gan lì, cố thủ và đe dọa
“nếu công an xông vào nhà thì tao giết chết”. Lực lượng của ta tạo ra “con đường mở” để 2 đối tượng
đầu thú nhận sự khoan hồng của pháp luật. Trực giác của một
người dày dặn kinh nghiệm, chú ama Anh vừa mềm mỏng vận động nhưng lại kiên quyết bám trụ ngay
cửa ra vào của căn nhà. Như phán đoán, khi đối tượng vừa ra đến
cửa đã ném con
dao về phía lực lượng công an nhằm mở đường trốn, không ai khác chính chú ama Anh “hứng” trọn con
dao này. Thế nhưng chú vẫn quyết cùng với đồng đội bám riết truy bắt bằng được đối tượng, mặc cho
vết thương đang rỉ máu.
Để mở rộng công tác đấu tranh, xử
lý triệt để vùng “nóng”, tổ công tác đã khai thác nhanh thông tin về đối tượng T3 (một đối tượng cầm
đầu nguy hiểm nhất trong Chuyên
án) lúc ấy đang có mặt ở buôn Bua. Chưa màng đến vết thương bị dao đâm vẫn đang nhuốm màu đỏ
gần hết áo, chú ama Anh hỏa tốc báo cho lãnh đạo Công an tỉnh bổ sung thêm quân tóm luôn đối tượng
T3. Bởi, bắt được T3 sẽ dập tắt
được tất cả các ý đồ biểu tình trong Tết Nguyên Đán và dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
năm 2003. Khi trời còn chưa rạng, chú ama Anh cùng tổ công tác đã đưa T3 ra chịu sự trừng phạt của pháp
luật. Lúc này, chú ama Anh mới
vào bệnh viện xử lý vết thương… Sự mưu trí dũng cảm của ama Anh và đồng đội của mình đã mang mùa xuân Ban
Mê về sớm hơn trong cái bình yên của mọi nhà
Chia tay mặt trận phòng chống
Fulro cuối năm 2007, chú được điều về làm Trưởng công an huyện Buôn Đôn - một huyện vùng sâu, lại có chung
đường biên giới với
Vương quốc Campuchia và nhiều thành phần dân tộc sinh sống như: Mnông, Êđê, Lào, Tày, Nùng...
Quãng thời gian này, công tác dân vận gắn kết giữa dân tộc thiểu số với lực lượng Công an huyện được
đánh giá là “thời kỳ thăng hoa”,
nhất là sau sự kiện đơn vị thi công Dự án Đập thủy điện Sêrêpốk 4 “san bằng 115 ngôi mộ” của người
đồng bào dân tộc Êđê tại xã Ea Wer. Sự bức xúc của người dân ở đây diễn biến
nhanh khiến cho chính quyền địa phương đau đầu. Yêu cầu của họ là: “Vì đã động đến nơi linh thiêng, do đó
một mặt phải đền bù bằng vật
chất, mặt khác đơn vị thi công phải làm lại khu chôn cất trở về nguyên trạng”. Vừa nhận được tin
báo, chú ama Anh đích thân xuống ngay xã Ea Wer vào trong buôn gặp già làng,
buôn trưởng, người có uy tín để tìm cách “hạ hỏa”, giải thích cho người dân hiểu được những giá trị,
lợi ích mà công trình mang lại
cho đồng bào mình; mặt khác phối hợp với UBND xã Ea Wer và đơn vị thi công giải quyết vấn đề thấu
tình hợp lý đảm bảo cho người dân có nơi thờ tự. Cuối cùng bà con trong buôn đã hiểu và đồng tình,
ủng hộ đóng góp sức người, sức của để cùng với chính quyền và đơn vị thi công tiếp tục triển khai dự
án mang lại lợi ích
thiết thực cho người dân. Với sự linh hoạt, mềm mỏng xử lý vụ việc trên, góp phần đảm bảo an
ninh trật tự không để các đối tượng kích động, chú đã được tham gia báo cáo điển hình tiên tiến
toàn quốc về việc thực hiện Chỉ thị 03 xây dựng lực lượng Công an huyện vững mạnh toàn diện.
17 năm gắn bó với Phòng Bảo vệ
chính trị IV và hơn 4 năm “Bốn cùng” với bà con dân tộc huyện Buôn Đôn đã mang lại cho chu ama Anh sự dạn
dày và nhiều kinh nghiệm
trên mặt trận phòng chống phản động Fulro. Già Ama Ja ở buôn Knia 4 (xã Ea Bar, huyện Buôn
Đôn) dù đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng khi nhắc đến Ma Anh thì khóe mắt lại sáng lên và kể
suôn chay như một đoạn băng được thu sẵn:
“Ama Anh đã là máu mủ ruột thịt của buôn từ lâu rồi, nhờ cái bụng nó tốt nên nó thương bà
con lắm, nó nói gì bà con cũng nghe, không theo phản động nữa mà chăm chỉ làm ăn rồi...”
Bản lĩnh, chất thép của người lính mang quân phục xanh càng được thể hiện khi Ma Anh về làm Trưởng
phòng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy từ tháng 7 năm 2018.
Mấy ai quên được, khoảng thời
gian giữa năm 2018, người dân khắp cả nước phấn khởi khi Bộ Công an chỉ đạo cho hơn 300 trinh sát
gồm lực lượng Công an tỉnh Sơn
La và Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) nhanh chóng phá tan được chuyên án trùm ma túy 18TN và 19TN trong 72 giờ ở xã Lóng Luông
(huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La). Sự kiện chấn động này đã đánh một đòn tâm lý mạnh vào bọn tội phạm buôn bán, tàng trữ ma
túy ở phía Bắc, do đó, chúng bắt đầu thay đổi phương thức vận chuyển vào khu vực miền Trung, Tây
Nguyên, lấy cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum) làm tuyến chính, qua địa phận Đắk Lắk để chuyển xuống các
tỉnh phía Nam. Không
ngủ quên trên những chiến công chống phản động, Đại tá Vinh với tinh thần tấn công
ngay từ phút đầu không để các đối tượng lợi dụng địa bàn Đắk Lắk làm nơi trung chuyển ma túy. Đại tá
Vinh nhận định: “Đây là thời điểm “nóng” về
ma túy, nếu không có những phương án cụ thể, thiết thực đúng với tình hình thực tế rất có
thể sẽ khiến cho mũi tên phòng, chống buôn bán ma túy trên địa bàn tỉnh đi lệch
hướng, tạo ra cơ hội cho các đối tượng phạm tội”. Vì vậy, ngoài việc bố trí các trinh
sát bám sát địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xác minh, nắm rõ các đối tượng buôn bán
ma túy cộm cán hoạt động xuyên
quốc gia từ Lào về Việt Nam trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận
và nhất là các tỉnh phía Nam, Đại tá Vinh còn tham mưu ngay cho
lãnh đạo Công an tỉnh thành
lập chuyên án 818Đ và triển khai đồng loạt các biện pháp nghiệp vụ nhằm bắt quả tang đối tượng.
Sau đó tổ công tác gồm rất nhiều lực lượng đã lên đường sang nước bạn Lào để truy bắt. Mặc dù đối tượng
sử dụng nhiều thủ đoạn vô cùng
tinh vi, xảo quyệt hòng đánh lạc hướng của ta, nhưng dưới sự chỉ đạo điều hành linh hoạt sáng tạo của Đại
tá Vinh, các mũi trinh sát đã bọc lót, hỗ trợ, bám sát đối tượng. Dù đối tượng và đồng bọn chống trả
rất quyết liệt, nhưng Đại tá
Vinh và tổ công tác đã rất mưu trí, dũng cảm, quyết tâm bắt bằng được đối
tượng, yêu cầu nộp toàn bộ tang vật, thu được số lượng ma túy lớn
nhất từ trước đến nay
tại khu vực Tây Nguyên, bắt giữ đối tượng Phan Thị Đào (thường trú tỉnh Bắc Kạn) có hành vi vận chuyển
ma túy khối lượng lớn từ Lào qua cửa khẩu Bờ Y về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ, thu giữ 22 bánh heroin
và sau đó bắt giữ đối tượng Trần Ngọc Minh (thường trú tỉnh Hà Tĩnh) thu giữ 700 gram heroin, 310
gram ma túy tổng hợp
dạng đá và các tang vật khác tại khu vực trước nhà nghỉ 555, số 130A đường Giải Phóng, phường
Tân Thành (TP.Buôn Ma Thuột). Cùng với đó là các điểm nóng ma túy trọng điểm trên địa bàn
TP.Buôn Ma Thuột dần được dẹp
bỏ. Thành công của Chuyên án 818Đ đã góp phần đập tan, làm thất bại ý đồ của các đối tượng buôn bán, vận
chuyển ma túy muốn lợi dụng Đắk Lắk làm địa bàn trung chuyển đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh
khác. Đồng thời cũng cảnh báo cho các đối tượng biết Đắk Lắk không phải là vùng đất bình yên đối với
những kẻ hoạt động
phi pháp đến Đắk Lắk bọn chúng sẽ bị sa lưới và bị trừng trị nghiêm khắc trước pháp luật.
Từ thực tiễn công tác, qua các
chuyên án lớn do Đại tá Vinh trực tiếp tham gia mà tôi được biết cùng các vụ “khai tử” các tụ điểm
ma túy trong thời gian gần đây, tôi càng cảm phục chú bởi bản lĩnh đối mặt với tội phạm, tinh thần
thép trong những giây
phút quyết định sinh tử. Nếu như các già làng, trưởng buôn khi nhắc đến ama
Anh là nhắc tới một người con của buôn làng với niềm tự hào sâu sắc, thì đối với đồng đội Đại tá Cao
Thành Vinh là tấm gương cho các thế hệ đi sau như chúng tôi học tập noi theo. Giờ đây, chú cũng là đồng đội
của hai người con cùng chung
lý tưởng với cha. Điều chú tự hào nhưng chưa bao giờ thể hiện ra có lẽ là cậu con trai út là thủ
khoa đầu vào - đầu ra của Trường Đại học An ninh nhân dân và là một trong những tấm
gương tuổi trẻ CAND tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập lực lượng CAND Việt
Nam và người bạn đời không ngại vất vả, hy sinh, thay chú đảm đang, lo toan việc
nhà, phụng dưỡng bố mẹ, chăm sóc con cái và trở thành hậu phương vững chắc cho
chú yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Trải qua 37 năm khoác trên mình bộ
quân phục Công an nhân dân ở miền đất đỏ, cho dù trên cương vị là một người lính, một người lãnh đạo,
hay người cha, người chú
thì Đại tá Cao Thành Vinh cũng đã sống hết mình vì lý tưởng cao đẹp bởi chú luôn tâm niệm: “Làm Công an không phải là làm quan
cách mạng, không phải làm
đẹp cho mình; càng không phải để ganh đua thành tích mà mình phải sống làm sao cho xứng đáng với
niềm tin mà Đảng và nhân dân tin yêu giao phó. Chiến đấu, hy sinh quên mình dưới lá cờ vinh quang
của Tổ quốc, chỉ biết còn Đảng là còn mình”.
Ghi nhận những thành tích của Đại
tá Cao Thành Vinh, nhiều năm qua chú đã được các cấp, các ngành tuyên dương
khen thưởng nhiều Giấy khen, Bằng khen, Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng trong đó vinh dự nhất là Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ
vì đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI