Sổ tay thơ:
THẦY
Ngôi trường nhỏ nơi thị
trấn cổ
và bầy chim xanh trên
cành vông đồng
thầy giáo già nhịp cây
thước gỗ
tiên học lễ, hậu học
văn.
Khu vườn cũ đã lâu
không quét lá
ai buộc lên
nhành lựu gãy chiếc khăn
thềm giếng rêu
in dấu thầy trượt ngã
chúng con buồn
quả lựu rưng rưng.
Con đường mới giờ không
còn dấu tích
vũng lầy xưa nước đọng
chắn ngang
phong phanh thầy ngược
chiều mưa gió
bắc cầu dừa cho chúng con sang.
Bầy
chim xanh trên cành vông đồng đã bay muôn nẻo
chúng con từ tay thầy đi khắp thế gian
vũng lầy nào cũng nhắc thầm cây dừa nhân hậu
gặp
tráo trở càng thương quả lựu chín vàng.
Thầy
ơi
cánh
đồng tháng mười lụt lội
chậm muộn con về dâng một nén nhang
nhịp
thước tập ngắt câu của thầy chợt vang trong ký ức
nhịp
thước dạy chúng con đối thoại với cuộc đời
từ
buổi học đầu tiên.
Trần Thị Huyền Trang
LỜI BÌNH:
NHỚ
NHỊP THƯỚC THẦY TỪ BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN
Nhà
thơ Trần Thị Huyền Trang là tác giả của nhiều tập thơ lưu dấu ấn trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua: "Những đêm da trời
xanh", "Muối ngày qua"... Bên canh đó, chị còn viết truyện ngắn,
biên khảo lịch sử. Thơ chị nhẹ nhàng, sâu lắng về cuộc sống đời thường, thấm đẫm
tình cảm yêu thương xuất phát từ trái tim nhân hậu của một người phụ nữ nhiều
nghĩ suy, trăn trở. "Thầy" được in trong "Tuyển tập thơ Thầy
giáo và nhà trường" là bài thơ hay, để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng người
đọc nhờ những cảm xúc chân thành, tấm lòng kính yêu vô hạn đối với người thầy từ thời tiểu học. Đọc xong thi phẩm, ta
càng thấu hiểu nhiều hơn bài học về lòng biết ơn, tình thương
yêu và sự nhân hậu ở đời. Nhờ đó, "Thầy" đã truyền hơi ấm đến tất cả
chúng ta trong cuộc sống vẫn còn lắm bộn
bề, ngang trái.
Bằng
giọng thơ nhẹ nhàng như một lời thủ thỉ, khổ đầu tác phẩm là nỗi niềm của nhà thơ
khi nhớ về một thời bé bỏng được đi học "ngôi trường nhỏ nơi thị trấn cổ".
Ở đó, không gian mở ra thật êm đềm, thơ mộng. Hình tượng "bầy chim xanh trên
cành vông đồng" vừa có nét tả thực, vừa ẩn dụ cho vẻ đẹp ấu thơ, hồn nhiên
được học tập và vui chơi của tuổi học trò vụng dại. Khắc sâu trong ký ức của chủ thể trữ tình tác giả là hình ảnh người thầy nghiêm trang với cây thước
gỗ tập ngắt nhịp mỗi ngày:
Ngôi
trường nhỏ nơi thị trấn cổ
và
bầy chim xanh trên cành vông đồng
thầy
giáo già nhịp cây thước gỗ
tiên học lễ, hậu học văn.
Lời
thơ tự sự mộc mạc mà giàu sức gợi. Quá khứ tươi đẹp và yên bình ấy giờ chỉ còn vọng vang trong ký ức người học trò nhỏ khi nhớ về thầy. Chuyển tiếp mạch
cảm xúc trữ tình bằng khổ thơ giàu hình tượng, nhà thơ Trần Thị Huyền Trang
như cứa vào trái tim người đọc một nỗi buồn xa xót khi vẽ ra cảnh tượng u buồn của
khu vườn cũ nhà thầy. Những chiếc lá vàng rụng rơi không ai quét, nhành lựu gãy
buộc chiếc khăn như báo hiệu sự ra đi vĩnh viễn của thầy. Hình ảnh "thềm giếng rêu in dấu thầy trượt ngã" thật xúc động, không
những diễn tả cuộc sống âm thầm, lặng lẽ của thầy
mà còn mở ra chân dung người thầy cần mẫn với công việc mỗi ngày. Đến thăm lại
nhà thầy xưa, nhìn cảnh cũ còn đây mà bóng thầy xa khuất, lũ học trò ngơ ngác
thật tội nghiệp. Đồng cảm với con người, cây trái nơi vườn nhà thầy cũng rưng
rưng một nỗi buồn đau, mất mát không sao diễn tả hết được:
Khu
vườn cũ đã lâu không quét lá
ai buộc lên nhành lựu gãy chiếc khăn
thềm
giếng rêu in dấu thầy trượt ngã
chúng con buồn
quả
lựu rưng rưng
Nghệ thuật nhân hóa "quả lựu rưng
rưng" được nhà thơ lựa chọn khá ấn tượng và giàu tính biểu cảm. Khắc sâu và lưu nhớ mãi về thầy, người
nay đã trở thành thiên cổ, trong
tâm hồn nhà thơ là hình ảnh thầy "bắc cầu dừa cho chúng con sang".
Xưa cuộc sống khó khăn, đướng sá
trơn trợt, nước đọng chắn ngang mỗi lúc mưa về, thầy đã ngược chiều mưa gió để giúp lũ học trò không
phải bỏ học. Thầy hiện
lên gần gũi, bình thường mà cũng bao dung, lớn lao như ông Tiên, ông Bụt trên đời. Không cầu kỳ câu chữ, mạch cảm xúc của bài thơ cứ
thế chảy dài, chân thành và cảm động khiến người đọc không sao nén được lòng
mình. Câu chữ ngắn gọn,
vẫn giọng thơ tâm tình như một niềm tự bạch, hình ảnh người thầy "phong phanh" chiếc áo giữa chiều mưa gió hiện lên thật
cảm động:
Con
đường mới giờ không còn dấu tích
vũng
lầy xưa nước đọng chắn ngang
phong
phanh thầy ngược chiều mưa gió
bắc cầu dừa cho chúng con sang.
Thơ
hay và lắng sâu trong lòng người đọc đôi khi lại nhờ vào một thi ảnh độc sáng. Chiếc
cầu dừa trong bài thơ này là hình tượng độc đáo ấy chăng? Thầy đã qua đời, học trò xưa đã lớn khôn như bầy chim xanh trên
cành vông đồng đã chắp cánh bay xa muôn nẻo.
Nhưng chính từ tấm lòng nhân hậu của thầy, tình thương
yêu vô hạn của thầy, nhất là chiếc cầu dừa thầy bắc qua vũng nước mưa gió ngày
nào đã đưa học trò đến những chân trời mơ ước. Cao đẹp và sâu lắng hơn vì chính thầy là người đã giáo dục lễ nghĩa, lòng nhân hậu cho chúng em từ
những gì bình dị, đơn sơ trong cuộc sống mỗi ngày:
Bầy
chim xanh trên cành vông đồng đã bay muôn nẻo
chúng
con từ tay thầy đi khắp thế gian
vũng lầy nào cũng nhắc thầm cây dừa nhân hậu
gặp
tráo trở càng thương quả lựu chín vàng.
Bài
thơ khép lại bằng hình ảnh tháng mười gió mưa trĩu nặng. Ngoài trời mưa, lòng học trò cũng đang mưa vì nỗi nhớ thương thầy. Thầy không còn, tháng mười
lũ lụt, con về thắp nén nhang cho thầy mà rưng rưng nước mắt.
Nhớ thầy, những kỷ niệm êm đềm của quá khứ xa xưa lại hiện về trong ký ức. Hình
ảnh nhịp thước tập ngắt câu của thầy tràn về nhắc nhở chúng em phải biết sống
sao cho xứng đáng với tình thương yêu và sự dạy dỗ của thầy. Biết đối thoại, biết
sống chân thành với người, với đời mới là con người đúng nghĩa. Buổi học đầu
tiên cứ thảng thốt gọi lòng, gợi cho người học trò
ngày nào ngậm ngùi trước vong hương thầy giáo cũ. Đọc
đến đây tôi chợt nhớ đến hai câu thơ của tác giả Dương Thúy Liễu cũng trong bài
thơ "Thầy" cảm động: "Run run em đặt vòng hoa/ Khóc thầy cho cả
người xa... chưa về". Vâng, Trần Thị Huyền Trang đã khóc thầy một cách cảm
động, nhất là khi hoài niệm về cây thước gỗ từ buổi học đầu tiên vô hình mà
ngay thẳng, rạch ròi:
Thầy
ơi
cánh
đồng tháng mười lụt lội
chậm muộn con về dâng một nén nhang
nhịp
thước tập ngắt câu của thầy chợt vang trong ký ức
nhịp
thước dạy chúng con đối thoại với cuộc đời
từ
buổi học đầu tiên.
Bài
thơ "Thầy" của nhà thơ Trần Thị Huyền Trang xúc động và neo đậu mãi
trong lòng người đọc nhờ vào cảm xúc thành tâm,
ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, hơi thơ liền mạch
và đậm chất suy tư. Đặc biệt, qua bài thơ này, tác giả đã dựng lên chân dung người thầy khả kính với tấm lòng cao đẹp, giàu tình yêu
thương và nhân hậu. Hình tượng chiếc cầu dừa và người thầy phong
phanh giữa ngày mưa tháng gió đưa học trò đến lớp là thông điệp lung linh sáng
mãi nơi trái tim người.
LÊ
THÀNH VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI