Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ CHƯ YANG SIN SỐ 292 THÁNG 12 NĂM 2016 tác giả NGUYỄN VĂN THANH

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19.12.194619.12.2016)

  
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN:
ÁNG HÙNG VĂN MANG GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI

  
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh 70 năm trước (1946) là một lời hịch dậy vang non sông, đất nước, làm rung động cả một dân tộc với với 20 triệu con tim, khối óc không bao giờ muốn trở lại làm nô lệ, thà chết không chịu mất độc lập, tự do. Lời kêu gọi đã thức tỉnh lương tri và nhân phẩm  nhân loại tiến bộ. 70 năm sau (2016) hơn 90 con tim nguyện làm hết sức mình, đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải, sẵn sàng hiến dâng tới giọt máu cuối cùng vì những điều thiêng liêng vô giá. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự giàu mạnh, hùng cường của đất nước, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
 Sẵn có dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp bất chấp cả Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14.9.1946, châm ngòi lửa chiến tranh ở miền Nam và mở rộng  cuộc chiến tranh ra toàn bộ nước ta.
Trước tình hình đó, ngày 18 và 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ toạ Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng) tại làng Vạn Phúc. Hội nghị đã nhận định: “Thực dân Pháp đã cắt đứt mọi con đường đàm phán và cố tình gây chiến tranh xâm lược cả nước ta” và Người luận rằng: Tình hình không cho phép tiếp tục nhân nhượng nữa. 20 giờ ngày 19-12, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngày 20.12 tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến  của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đề ngày 19.12.1946): “Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”.
Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác Hồ như một lời hịch của non sông cổ vũ tinh thần yêu nước quật khởi của cả dân tộc ta đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Đêm 19/12/1946, tiếng súng lệnh từ Thủ đô Hà Nội nổ, mở đầu cuộc kháng chiến anh dũng của quân và dân cả nước, đứng lên giữ vững độc lập, tự do, hoà bình và chủ quyền dân tộc ta.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã phát huy cao độ chủ nghĩa dân tộc truyền thống, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của con người Việt Nam, làm cho cả dân tộc đứng lên kháng chiến với một ý thức chính trị tự giác, một lập trường kiên định vì độc lâp tự do. Đó là ưu thế tinh thần chính trị, là lợi thế duy nhất của quân và dân Việt Nam đã giành được ngay từ khi khởi chiến. Ưu thế đó đã biến thành sức mạnh vật chất đảm bảo cho quân và dân ta thực hiện tư tưởng chiến lược tiến công, tự lực chiến đấu, vừa đánh vừa phát triển lực lượng, giành thắng lợi từ nhỏ đến lớn và đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa đến Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương và giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Dưới ngọn cờ của Đảng, với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bằng sức mạnh tổng lực và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với Đại thắng Mùa Xuân, toàn quân toàn dân ta đã thực hiện trọn vẹn nguyện ước của Bác Hồ “Bắc Nam sum họp”, thu non sông về một mối, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Phát động được sức mạnh toàn dân, hơn 40 năm xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Hoạt động đối ngoạị, hội nhập quốc tế được tăng cường và mở rộng, tham gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Liên minh châu Âu… thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA), xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao  với 170 nước (trong đó xác lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước), quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng lên. Từ chỗ Việt Nam kim ngạch xuất khẩu chỉ vẻn vẹn chưa đầy 1 tỷ USD (theo thời giá) vào năm 1986, năm 2015 đã đạt trên 160 tỷ; riêng thành tựu này đã nói lên nhiều điều. Đến nay đã có 59 quốc gia trên thế giới công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
 70 năm đã trôi qua, lịch sử dân tộc đã sang trang, nhưng âm hưởng, tầm vóc, ý nghĩa và bài học lớn lao của lời hịch phát động cuộc kháng chiến toàn quốc của Bác năm nào đã và đang cổ vũ cả dân tộc ta xốc tới tương lai!

Ngày nay, trong điều kiện mới, đứng trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoan mới với quy mô, tầm vóc lớn lao, có nhiều khó khăn, phức tạp mới, hơn bao giờ hết, chúng ta càng phải phát huy truyền thống bản chất tốt đẹp của Đảng, chăm lo xây dựng Đảng ta thật sự vững vàng về chính trị, tư tưởng; thống nhất cao về ý chí hành động; trong sạch về đạo đức, lối sống; chặt chẽ về tổ chức; gắn bó với nhân dân, đủ sức lãnh đạo đưa đất nước ngày càng phát triển. Bằng khối óc và bàn tay của mình, bằng tài năng và sự sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể biến khát vọng thành hiện thực, xây dựng một Việt Namdân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẬN XÉT MỚI