Giữa những ngày Xuân khắp nơi rộn ràng, háo hức
“cảo thơm lần giở trước đèn”, chợt hiện lên và chừng như cũng nghe văng vẳng thư
và lời thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho chiến sĩ và đồng bào cả nước.
Tết Bính
Tuất năm (1946)- Cái Tết độc lập đầu tiên của cả nước và của từng nhà sau 80 năm
nô lệ. Vào đêm giao thừa, Bác đến thăm một số
gia đình lao động nghèo và một số nhân sĩ trí thức ở Hà Nội.
Sáng mồng 1 Tết Nguyên đán Bính Tuất (1946), Bác viết:
“Hôm nay là ngày mồng một Tết năm Bính Tuất. Ngày đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa”…Và Bác viết mấy dòng chúc đồng bào cả nước, chúc các chiến sĩ
ngoài mặt trận, chúc các gia quyến và các chiến sĩ ở hậu phương năm mới, vui vẻ,
mạnh khỏe và thắng lợi. Trong bài có mấy câu thơ kiêm khẩu hiệu như:
“Trong năm Bính Tuất mới
Muôn việc đều tấn tới
Kiến quốc mau thành công
Kháng chiến mau thắng lợi
Việt Nam độc lập muôn năm”
(Thư chúc
mừng năm mới-Báo Cứu Quốc, số 155, ngày 05/02/1946)
Với niềm vui hân hoan cái Tết độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã viết thư chúc Tết nhiều
đối tượng công nông binh, như: Thơ chúc Tết đồng bào in trên Báo Cứu Quốc, Mừng
báo Quốc Gia, thơ chúc Tết Phụ nữ in trên báo Tiếng gọi Phụ nữ.
Trong bài “Mừng báo Quốc gia”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa hồn cốt của dân tộc và
thiên nhiên vào vần thơ chúc Tết:
“Tết này mới thật tết dân ta
Mấy chữ chào mừng báo Quốc Gia
Độc lập đầy vơi ba cốc rượu
Tự do vàng đỏ một rừng hoa.
Muôn nhà chào đón xuân dân chủ
Cả nước vui chung nước cộng hòa.
Ta chúc nhau rồi ta nhớ chúc,
Những người chiến sĩ ở phương
xa”.
(Mừng báo Quốc
Gia-Hồ Chí Minh-Báo Nhân
dân 9459, ngày 7/5/1980)
Để giữ mãi
cái Tết “thật tết dân ta”, Bác Hồ đã khuyên mọi người phải sống theo “Đời sống
mới” để trở nên những người công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Vì “Đời sống mới” như Người chỉ rõ trong thư gửi phụ nữ Việt Nam, ngày
2/2/1946 (tức ngày mồng một Tết Bính Tuất): “Năm mới Bính Tuất/Phụ nữ đồng bào/Phải gắng
làm sao/Gây “Đời sống mới”/Việc thành là bởi/Chúng ta siêng mần/Vậy nên chữ cần/Ta
thực hành trước/Lại phải kiệm ước/Bỏ thói xa hoa/Tiền của dư ra/Đem làm việc
nghĩa/Thấy của bất nghĩa/Ta chớ tham thàn/Thế tức là liêm/Đã liêm thì khiết/Giữ
mình làm việc/Quảng đại công bình/Vì nước quên mình;Thế tức là chính/Cần, kiệm,
liêm, chính/Giữ được vẹn mười/Tức là những người/Sống ‘đời sống mới”.(Thư gửi phụ nữ Việt Nam, nhân dịp
Xuân Bính Tuất-Báo Tiếng gọi Phụ nữ, số Xuân Bính Tuất, năm 1946).
Ngày 23/9/1945, được quân Anh yểm trợ, Pháp nổ súng tấn công
Sài Gòn và một số nơi ở Nam
bộ, chính thức xâm lược Việt Nam
lần thứ hai. Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa với sự mẫn cảm
chính trị đã truyền đến đồng bào và chiến sĩ cả nước niềm hy vọng, niềm tin thắng
lợi trong những vần thơ chúc Tết năm 1946:
“Bao giờ kháng chiến thành công
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào
Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy”.
(Thư chúc mừng năm mới - Báo Cứu
Quốc, số 155, ngày 05/02/1946)
“Chung rượu đào” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị ngay từ
ngày khởi đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mở đầu cho một hành trình
suốt ba mươi năm, là nhất quán với quyết tâm “sum vầy”. Và sự thật đúng như những
tiên đoán thiên tài của Bác, với cuộc
Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Bắc - Nam “sum vầy” một nhà, đất nước trọn niềm vui. Chiến
tranh đã qua đi, cả nước chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn 70 năm qua, vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế và trong khu vực chưa bao giờ cao như thế, được các nước trên thế giới
và trong khu vực đánh giá cao.
Đón
xuân Mậu Tuất (2018), đọc lại từng câu, từng chữ những lời thơ, bức thư chúc Tết
độc lập đầu tiên của Bác, ta thêm thấy lý tưởng của Bác, tình
cảm của Bác vẫn còn mãi với non sông, đất nước. Bác đã, đang và mãi mãi đồng hành
cùng dân tộc.
Với
mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo
đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Người
không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà còn để
lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng
Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí
Minh.
Đón Tết Nguyên Đán năm nay, chúng ta không quyên lời nhắc
nhở của Bác Hồ Xuân Mậu Tuất (1958): “Trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, cần
khuyến khích đồng bào tổ chức ngày Tết vui vẻ, lành mạnh và tiết kiệm, tránh xa
xỉ, lãng phí” . Thực hiện Tết Nguyên đán văn minh, lành mạnh như lời
Bác dặn, nhất định sẽ giảm bớt tai nạn, bớt bệnh tật, không còn những lễ hội biến
tướng gây phản cảm, mất an toàn ở khu dân cư so với mọi năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI