TAC-LAC VÀ
DARLAC?
Cao nguyên
Darlac được gọi tên vào năm 1892 khi BS Yersin thực hiện cuộc thám hiểm lần thứ hai của ông.
Vĩ nhân Yersin trong chuyến này đã đi từ Nha Trang sang Stung Treng, và băng ngang qua cao nguyên
Darlac ở vùng Hồ Lak bây giờ.
"Người bản địa" lúc đầu mà ông gặp có lẽ là người M' Nông chứ
không phải người Rhadé?
Những huyền
thoại tên gọi…
Người M'Nông
Gar sống chủ yếu ở vùng Huyện Lăk, xung quanh hồ Lăk thuộc tỉnh Đăk Lăk và vùng
Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Tiếng M'Nông Gar là ngôn ngữ gốc của dân tộc M'Nông vì ít bị
"hòa" bởi các ngôn ngữ của các dân tộc khác.
Đắk Lắk hay
Darlac (theo tiếng M'nông = Dak Lak [da#k la#k] (kéo dài, mềm đi và phát âm gần giống như
"đác lác") nghĩa là "hồ Lắk", với Dak nghĩa là "nước"
hay "hồ", như trong tiếng Việt là nước/nác.)
Từ DAK có những
từ tương đồng như Dar, đạ, đà... Các từ này tương ứng với các từ chỉ "nơi chốn"
như Đà Nẵng, Đà Lạt, Đạ Tẻn, Đak Hà .v..v... Từ Dak = Dar = Đạ = Đà... còn có nghĩa như
"một vùng đất" là do có nguồn gốc xuất phát từ cách gọi của quốc gia Chăm Pa cổ
xưa. Và bản thân từ Dar = dak = Đạ = Đà cũng còn có thêm một nghĩa khác là "nước". Do đó
"nước" ở đây không chỉ để nói về "nước để uống" hay
"nước dùng sinh hoạt", mà "nước" ở đây còn để nói về một "đất nước", một "vùng lãnh thổ", một
dạng tiểu quốc. Vì các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Champa xưa đã quản lí đất nước mình bằng
các tiểu quốc như các bang trong các liên bang thời nay.
Mở ngoặc một
chút:
Trong tiếng
Việt hiện nay cũng hay dùng "nước" (nước Anh, nước Pháp...) để nói về "đất nước",
trong khi tiếng Anh lại dùng "land/đất" để nói về "đất nước",
ví dụ như my native
land = đất nước / quê hương tôi.
Do đó mà từng
đã có lần người ta cãi nhau về “Sông núi trên vai” và “Mountains and rivers on the shoulder”, vì thực ra dịch vậy không
có gì sai, nhưng có điều bên Âu Mỹ người ta không dùng "sông
núi" hay "núi sông" chỉ về Đất Nước mà dùng "land/đất, và có chữ
“đất” thì người ta mới hiểu đó là tổ quốc, quê hương... Do đó, nếu ở Việt Nam thì
sông núi (là tổ quốc) đang oằn lên vai các nhà thơ, theo kiểu "gươm đàn nửa gánh, non sông một
chèo” thì bên Âu Mỹ phải là “motherland / homeland / fatherland” thì các nhà thơ mới biết mà
đưa vai ra gánh.
Từ LAK thì từ
tương đồng là LAC. Theo các già làng ở vùng cao nguyên cũng cho rằng từ LAC là
phiên âm của từ LẠCH. (Theo đó thì người Lạch là các nhà buôn và trao đổi hàng hóa gốm sứ ở
vùng cao nguyên (thương gia người dân tộc Lạch) từ thời Chăm Pa cổ. Các sử thi như sử thi Đăm Săn
cũng nói về người Lạch.)
Và theo “văn
bản”
Vào năm 1892
khi đặt chân đến vùng hồ Tak-Lak trong chuyến du hành thứ hai của mình, BS A. Yersin nghe
dân địa phương nói về cái hồ lớn đó có tên là Tak-Lak (Tak = nước? Lak = ứ đọng, ngập lụt?) Nhưng
Yersin đã ký âm là Darlac, và vào ngày 06-4-1894 ông công bố điều
này trong các ghi chép của mình. Các tác giả Pháp sau đó như Tournier (1901) hay Henri Maitre
(1912), A. Monfleur (1931)... đều xác nhận rằng A. Yersin đã ký âm nhầm chữ
Tak-Lak thành Darlac (chắc như
nay ta hay ký âm nhầm chữ #ư M’Blim thành Chu Liêm/Chư Lim, buôn Ko M’leo thành
buôn KomLeo vậy). Để đến ngày 02-11-1899, khi chọn tên để đặt cho 1 tỉnh mới được thành lập,
Toàn quyền Paul Doumer đã sử dụng ngay cái tên “Darlac” do Yersin gọi từ 5 năm trước để đặt cho cả
cái vùng đất có cái hồ Tak Lak này vì chữ “Darlac” quen thuộc với người Pháp, dễ đọc, dễ nhớ, dễ ký
âm hơn là chữ Tak Lak
hay Dak Lak.
Từ 1904 –
1913, Darlac thuộc Phú Yên
Từ 1913 –
1923, Darlac thuộc Kontum.
Ngày
02.07.1923 Darlac mới chính thức tách thành một tỉnh riêng, và nghị định ngày ngày 06/09/1923 do Toàn
quyền Rene Robin ký, sát nhập luôn M’ Drak nhập về Darlac, và Ban Mê Thuột lúc này chính thức trở
thành thủ phủ.
BAN MÊ THUỘT
VÀ BUÔN MA THUỘT
Ngay từ đầu
những năm 1900s, chúng ta đã thấy trên bản đồ người Pháp vẽ đã có tên Ban Don, Ban méthuot,
Ban Mésao, Medrac… Thậm chí, vùng đất này (Ban Mé-thuot) lúc đầu còn được Cupet (1893) và Yersin
(1894) gọi là Buôn MePleut (Buôn
Mé-Plơi, Ama B’Lơi, người được coi là cha vợ Ama Thuột?)
Từ năm 1897,
trong các báo cáo, và từ 1902 trên các bản đồ vẽ Đông Dương, người Pháp đã ghi chú địa danh
Ban Mé Thuot. Đến 1905 thì đã có bản đồ vẽ riêng cho cái vùng đất Ban Mé Thuot.
Vì sao Ban
Mé-thuot?
Tuy vùng đất
của người Rhadé này đã biết từ thời An Nam, nhưng khi người Pháp, cụ thể là Đại
úy Cupet thám hiểm lại cần sự hỗ trợ của người bản địa dẫn đường, và “người dẫn đường” đó
không ai khác chính là vua săn voi Khunjonob (N’Thu, Y-Thu) một người Lào-M’nông, và cũng vì thời
ấy vùng đất này còn thuộc tỉnh Stung
Treng (lúc ấy thuộc Lào), nên các địa danh được người Pháp gọi theo cách phát âm của người Lào như
Mé-Sao, Mé-Wal, Mé- Kheune… (Mé nghĩa là thủ lĩnh)
Đến năm
1921, dưới thời của viên công sứ Sabatier vùng đất này mới có tên gọi là Buôn Ma Thuột như một lẽ tự
nhiên, vì người Rhade là sắc dân chính và có nhiều công lao ở
đây. Hai tên gọi Ban Mê Thuột và Buôn Ma Thuột cùng song song tồn tại với nhau trong giai đoạn
này. Ngay từ khi tách tỉnh (1923) Darlac đã được nhiều lần phân chia thành các tổng, lúc đầu có 20 tổng
và đến lần chia ngày 30-5-1930
thì địa bàn tỉnh Dak Lak được chia thành 22 tổng (secteurs), trong đó có tổng trung tâm (tỉnh lỵ)
chính thức là Ban Mé Thuột (nhưng vẫn có tài liệu, văn bản ghi là Buon
Ma Thuot). Cho đến ngày 7/5/1931 Khâm sứ Trung kỳ ký ban hành Nghị định thành lập làng người Kinh tại Ban Mé Thuot
(văn bản chính thức), và lấy tên làng là làng Lạc Giao, lúc này Darlac có 27 tổng.
Đến ngày
2-7-1958, tên gọi Ban Mê Thuột tiếp tục được sử dụng chính thức, Dak Lak lúc này có 5 quận gồm quận
lỵ Ban Mê Thuột, Lạc Thiện, M’Drak, Dak Song, Buôn Hồ. Đến trước năm 1975, Dak Lak gồm có 4 quận
Buôn Ma Thuột, Lạc Thiện,
Buôn Hồ, Phước An. Tỉnh lỵ là thị xã Buôn Ma Thuột. (M’Drak là Khánh Dương, lúc này đang thuộc
Khánh Hòa.)
Từ 1975 đến
nay vùng đất này mới chính thức mang tên Buôn Ma Thuột, tên gọi của một ngôi làng xưa của Ama
Y Thuột, làng của cha Y Thuột, vùng đất mang tên của một con
người mà tiểu sử của ông vẫn còn sương khói…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI