TỤC CƯỚI XIN CỦA
DÂN TỘC XƠ ĐĂNG
Ngày xưa, hôn nhân của
người Xơ Đăng chủ yếu do cha mẹ quyết định, nếu hai gia đình đã hứa làm sui gia với nhau thì họ bắt
buộc con cái mình phải tổ chức đám cưới. Khi đôi trai gái đến tuổi trưởng thành (nữ khoảng
13 đến 14
tuổi, nam
15 đến 16 tuổi) thì được quyền lấy nhau. Hôn nhân của người Xơ Đăng được phản
ánh chủ yếu quá độ từ hôn nhân lưỡng hợp chuyển sang hôn nhân tam hợp với nhiều
đặc thù riêng của hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động, đồng bào không chấp nhận
hôn nhân giữa người cùng huyết thống, tức là những con cháu cùng chung một cặp
vợ chồng cả về phía cha cũng như phía mẹ đến hết đời thứ ba, tức cùng chung một
cụ ông, cụ bà, có điều tục lệ không khuyên khích cũng như không cấm đoán cháu
cô, cháu cậu lấy nhau.
Theo phong tục
truyền thống của Xơ Đăng, tập quán pháp được người già trong làng duy trì nhằm
bảo vệ sự thống nhất tuyệt đối của những thành viên trong cộng đồng. Tên người
Xơ Đăng không có từ chỉ họ, nếu là trai thì trước tên gọi thêm A; nếu là gái,
trước tên gọi thêm Y; nếu tình cờ hai người ở hai làng thậm chí hai tộc người
khác nhau trùng tên mà gặp nhau, họ cũng coi nhau như là anh em ruột vậy và làm
lễ nhận bố mẹ. Không thiết lập quan hệ hôn nhân với nhau nhưng lại có quyền thừa
tự, coi như dân trong một làng, và phải bảo vệ danh dự của cộng đồng.
Vì thế người Xơ
Đăng luôn duy trì tên này để xác định tổ tiên, huyết thống, dòng họ, nên khi hỏi
anh là ai, tên là gì, người Sơ Đăng thường trả lời: tôi là X ở làng Y. Ở đây Y
là làng, là tổ tiên dòng họ.
Nguyên tắc hôn nhân chấp
nhận tất cả các thành viên dù nam hay nữ, cùng một thế hệ (Hjoong Hjeă) và
không phải là người cùng một làng có thể thiết lập hôn nhân với nhau.
Các chàng trai, cô gái đi tìm tình yêu ở trong các ngày lễ hội, đây là dịp để thanh niên thoải mái tâm sự,
không chỉ trai gái mà cả các bà mẹ cũng tập hợp từng nhóm tán chuyện, hướng về
phía các chàng trai, cô gái đang đùa vui xem các chàng trai, cô gái nào mình ưng
để gả cho con mình, phải nhờ người làm mối (Prơ choong) qua nhà gái hỏi khi ưng thuận tổ
chức. Nếu đôi
trai gái yêu nhau sai quy tắc và có chửa họ bị phạt tội loạn luân.
Dân tộc Xơ Đăng
từ chế độ song hệ dẫn đến chế độ cư trú hai phía luân phiên, thời hạn mỗi
bên thường từ 3 đến 5 năm, nhưng cũng dễ dàng nhường nhịn nhau cho cặp vợ chồng
ở thời gian dài hơn nếu một bên có ít lao động. Khi bước về nhà chồng
hay nhà vợ, thành viên mới trong gia đình phải qua một lễ nhập gia.
Theo phong tục,
lễ cưới được tổ chức tại nhà gái trước. Chi phí tổ chức một đám cưới đơn giản.
Các lễ vật cần thiết cho bữa rượu mừng tổ chức ở bên nào thì bên đó lo
hay đúng hơn cả nóc cùng đứng ra lo. Nếu vì hoàn cảnh thiếu lao động, có thể xin lấy rể
hay dâu vĩnh viễn; trong trường hợp này, bên nào rước dâu hay rể về phải chịu
phí tổn chính cho cả hai bên. Nếu đã được gia đình chấp nhận, tuy
chưa cưới mà hủ hóa hay chửa hoang, làng phạt rất nặng. Đứa con hoang và mẹ phải
làm lễ nhập gia, nghĩa là lấy máu lợn trộn gan bôi lên đầu đứa trẻ, đầu người mẹ
và từng người trong gia đình, nhằm vợ chồng ăn ở hoà thuận suốt đời gắn bó với
nhau.
Hôn nhân của tộc
người Xơ Đăng được tiến hành theo 03 bước
+ Hỏi vợ
(h’êng)
+ Đính hôn (
diâp)
+ Đám cưới (pơ
koong)
Hỏi vợ (H’êng):
Tổ chức rất đơn giản, gọn nhẹ và nghiêm túc chưa cho dân làng biết. Hai
bên bàn chuyện xong, buộc rượu và mời cơm rồi bên nhà chồng ra về. Trong khoảng
thời gian từ 3 - 4 tháng (gọi là thời gian tìm hiểu), chàng trai hay cô gái cảm thấy
không ưng nữa vẫn có thể đổi ý. Nếu sự việc tốt lành bình thường cả
hai bên báo cho nhau tổ chức các nghi lễ tiếp theo.
Ngày đính hôn (Diăp):
Ông mối (Prơ choong) thông qua hội đồng già làng, nhà gái chuẩn bị rượu, gà,
chăn, mền, vòng tay… Người làm mối đứng ra tổ chức. Thông thường nhà trai giao
kèo phải có từ 80 -100 bó củi và nhà gái đòi từ 5 -12 gùi, nia và 2 chăn
đắp… Khi cả hai bên đã ưng thuận, ông mối mời thầy cúng đưa hai vòng tay
cúng, đôi trai gái cầm vòng tay và hứa, chàng trao cho cô vòng tay và
ngược lại cô cũng trao vòng cho chàng, cúng xong nhà gái buộc rượu mời cơm. Nhà gái mời
nhà trai cầm cần rượu đầu tiên và trao chăn, mền cho nhà trai, lúc này cả hai
bên đã là thông gia. Thời gian thử thách từ này 2 -3 năm mới tổ chức đám cưới.
Đồng bào thường có câu “Bếp lửa phải có 03 ông đầu rau, cái kiềng phải
có 03 chân mới đứng vững được” “ông Tam Taeng và Po Joong phải lội qua 03 con
sông, vượt qua 03 đồi để cứu nàng bị Pơ tâu cướp”.
Nếu chàng trai
hay cô gái không giữ lời hứa trong thời gian này thì người đó phải đền chi phí tổ
chức và phạt như đã hứa, Hoặc nếu cô gái có mang trong thời gian thử thách chưa
đủ, già làng phạt, mức phạt này mỗi hộ gia đình
trong làng phải có mắn thịt cuốn lá nấu với cây chuối non tương đương
01 bát mỗi nhà,
già làng đi phát thịt cho từng hộ vừa thông báo đây là thịt phạt vi phạm luật tục
ta và già làng yêu cầu phải tổ chức đám cưới.
Đám
cưới (Pơ Koong): Trước ngày làm lễ đám cưới từ 3 - 5 ngày, gia đình nhà gái đem củi cho nhà trai, củi phải đẹp, từ 80 -100 bó (cây cháy đượm,
dài 01 mét) nhà gái phải huy động số lượng người mang củi bằng
số lượng giao kèo. Khi mang củi sang nhà trai, không được đi đường
trong làng sợ không gặp may và hạn chế cho người trong làng thấy,
trừ dòng họ, thường đi khoảng 19 giờ tối. Trao xong về ngay (bó củi này không
được sử dụng trong ngày cưới, để dành cho bố mẹ chồng sau này trong thời
gian chồng về nhà vợ ở).
Ngày thứ nhất:
Khi vật làm lễ đám cưới đã chuẩn bị xong tổ chức ở nhà gái trước, cách 4 - 5 ngày
sau thì tổ chức ở nhà trai, thời gian tổ chức đám cưới 02 ngày 02 đêm, gia đình
thông báo cho họ hàng trước 03 ngày. Sáng sớm gia đình chú, bác đem từ
3 - 4 ché rượu, heo 01 con, gà từ 4 - 5 con, trứng gà mỗi nóc nhà chú bác đem khoảng
từ 30 – 50 quả và vòng tay, vật này phải đủ để tổ chức trong hai ngày. Nếu
cuộc vui kéo dài đến ngày thứ 3, thứ 4 dòng họ tiếp tục ủng hộ.
Ngày thứ hai:
Gia đình làm thịt heo, gà… dọn cơm sớm mời những khách ở lại vui thâu đêm, đặc
biệt là các nghệ nhân đánh cồng chiêng vui suốt đêm, cơm nước xong cuộc vui
như “ngày thứ nhất”
Ngày thứ ba:
hai người đi rừng xuống suối bắt cá, hái rau về nấu canh chia phần cho mẹ vợ gọi
là hưởng công sức đầu tiên của con trước khi bắt đầu cuộc sống nặng nhọc.
Sáng ngày hôm
sau, người làm mối đưa cô dâu, chú rể cùng một số thanh niên trong làng ra suối
xúc cá để đoán vận mệnh của đôi vợ chồng trẻ sau này. Theo phong tục, người
vợ sẽ tiến hành xúc cá trước, nếu mẻ xúc đầu tiên được những loại cá thông thường
thì đó là điềm tốt và không phải xúc nữa, còn nếu xúc phải loại cá lửa,
tôm, cua thì đó là điềm xấu, phải đổ đi và xúc lại cho đến lần thứ 3, nếu vẫn
gặp phải điềm xấu thì dừng luôn. Đến lượt người chồng thực hiện, nếu mẻ đầu
tiên người chồng xúc trúng các loại cá thông thường thì đó là điềm tốt và ngược
lại nếu phải xúc đến lần thứ 3 mà vẫn gặp tôm, cua, cá lửa thì đôi vợ chồng phải
suy nghĩ và đề phòng những chuyện xui xẻo sẽ xảy ra trong cuộc sống chung sau
này.
Khoảng 3 ngày
sau, họ nhà gái mời họ nhà trai sang nhà uống rượu, hai sui gia trao cho nhau
nắm bột và cùng ăn, thể hiện sự nồng thắm bền chặt giữa hai gia đình. Sau đó, họ
nhà gái cho phép chú rể trở về nhà cha mẹ đẻ để mang đồ dùng cá nhân của mình đến
nhà gái ở rể. Theo phong tục, khi ở nhà gái hết 3 năm, mẹ chú rể mang lễ vật
báo hiệu gồm một con gà sống và một tấm (kmố) sang nhà gái trao cho mẹ cô dâu và xin phép được đưa
đôi vợ chồng về nhà trai tiếp tục sống 3 năm.
Đôi vợ chồng trẻ cứ tiếp
tục sống luân phiên cả hai bên gia đình cho đến khi có điều kiện
tách riêng thì cuộc sống vợ chồng bắt đầu tự lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI