SAY TRƯỜNG
SA
Ghi chép
Được
đi công tác ở Trường Sa là một vinh lớn đối với bất kì nhà báo nào. Với tôi, lần
đầu tiên đến Trường Sa quả là một kỷ niệm đẹp không thể phai mờ.
Đã
được tác nghiệp ở một vài sự kiện lớn nhưng đi Trường Sa, lại được tác nghiệp cùng
các nhà báo trong cả nước, đối với tôi là một sự vinh dự, bên cạnh đó là niềm hạnh
phúc pha chút hồi hộp. Tôi biết, đây là cơ hội để mình có thể học hỏi nhiều từ
các đồng nghiệp, đồng thời cũng tự nhắc nhở mình phải hết sức cố gắng để khỏi uổng
công của một chặng đường đầy khó khăn, và cũng để không phải xấu hổ với các đồng
nghiệp.
Những
đồng nghiệp từ mọi miền đất nước đi tác nghiệp ở Trường Sa đều dành cho nhau những
cái nhìn thân thiện và nhanh chóng trở thành thân thiết. Câu hỏi mà mọi người hỏi
nhau lần đầu là: “Bạn, anh, em, chị... đi Trường Sa lần thứ mấy?”. Khi biết tôi
và anh bạn đồng nghiệp ở Đài PT-TH Đắk Lắk đi lần đầu thì được các đồng nghiệp đã
có kinh nghiệm đi Trường Sa rất quan tâm. Họ hướng dẫn cho chúng tôi đủ thứ và
kể những câu chuyện tiếu lâm tạo cảm giác vui vẻ, làm cho chúng tôi quên đi cảm
giác lo sợ bị say sóng.
Từ
câu hỏi “Đi Trường Sa lần thứ mấy” mà tôi được biết có rất nhiều người trong đoàn
đã đi lần thứ 2, thứ 3, thậm chí có người đi lần thứ 5. Những ngày lênh đênh trên
biển, tôi cứ nghĩ làm sao họ có thể đi được nhiều lần như thế khi phải chịu đựng
cảm giác lắc lư từ ngày này sang ngày khác, nhưng rồi chính những ngày cùng ăn,
cùng tác nghiệp với nhau mà tôi đã tìm ra được câu trả lời. Rất nhiều câu chuyện
thú vị mà dù có phải đánh đổi bởi một lý do rủi ro nào đó trong hành trình của
mình, tôi vẫn không cảm thấy hối tiếc.
Chuyến
công tác tại quần đảo Trường Sa vào dịp cuối năm 2016 đầu năm 2017 có trên 90
phóng viên, nhà báo và được chia theo 3 tuyến: Tuyến phía Bắc, tuyến phía Nam và
tuyến giữa. Tôi cùng hơn 30 phóng viên, nhà báo được phân công đi tuyến phía
Nam trên con tàu HQ 561, còn gọi là tàu quân y. Mọi người đều nói tôi may mắn vì
con tàu HQ 561 là con tàu tốt nhất, đi sẽ rất êm, đỡ bị say sóng, mà điều quan
trọng là được đến đảo Trường Sa Lớn, là thị trấn của huyện đảo Trường Sa, nơi được
mệnh danh là “Thủ đô” của quần đảo Trường Sa.
Chúng
tôi được ở trên những căn phòng của cán bộ, chiến sỹ làm việc trên tàu. Phòng nữ
của tôi có 4 người đến từ 4 quê hương: Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam và Đắk Lắk. Trong căn phòng này,
chỉ có tôi là đi lần đầu, còn lại: phóng viên Thu Hà, báo Sài Gòn Giải Phóng, đặt
văn phòng đại diện ở Hà Nội, phóng viên Chu Sen đài PT-TH Hà Nam và chị Thương
Huyền, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Hải Dương đều đi lần thứ hai. Thậm chí,
chị Thương Huyền và Chu Sen đã được đi cùng nhau vào năm 2014 ở tuyến đi phía Bắc,
quần đảo Trường Sa. 4 chúng tôi đều là con nhà lính, bạn Hà có gia đình cả 3 thế
hệ đều làm việc trong quân đội. Chồng của Hà và chị Huyền đều là bộ đội cả. Bạn
Chu Sen chưa lấy chồng nhưng lại đưa ra tiêu chuẩn là sẽ lấy chồng Hải quân hoặc
bộ đội đều được. Dường như có một mạch nguồn rất đồng điệu đang chảy và kết nối
chúng tôi lại với nhau để mỗi ngày chúng tôi lại truyền thêm cho nhau tình yêu
với Trường Sa, tình yêu với đất nước.
Đoàn
phóng viên đi tuyến phía Nam
hơn 30 người thì chỉ có 8 nữ, còn lại là nam. Tôi lần đầu đi nên say hơn mọi người,
đến ngày thứ 2 ở trên tàu thì phải truyền nước. Đó cũng là một kỷ niệm khó quên
đối với tôi. Vì đã gặp những bác sỹ quân y, những người đã biết bao lần cứu chữa
cho cán bộ, chiến sỹ, các ngư dân trong hành trình di chuyển của mình. Sự ân cần
của các bác sỹ quân y như tiếp thêm sức mạnh để ngày hôm sau vào đảo đầu tiên là
Đá Lát chúng tôi lại say sưa tác nghiệp, nhanh nhẹn di chuyển từ tàu ra đảo, từ
đảo về tàu như những người lính thực thụ. Mà kể cũng lạ, không chỉ có tôi mà những
phóng viên đi lần thứ 2, thứ 3 vẫn say như thường nếu trúng vào những ngày biển
động, sóng lắc mạnh. Thế nhưng, dù trên tàu cứ nằm một chỗ, chỉ ăn được cơm cháy,
ruốc thịt, thế mà khi vào đảo thì ai ấy tỉnh như sáo, nhanh nhẹn tác nghiệp như
trước đó không phải chịu đựng những cơn say sóng. Đi lần đầu nên tôi cũng biết
ngoài say sóng, khi vào đảo chúng tôi còn niếm trải cảm giác say đất: Mặc dù là
đã đứng trên đất rất thăng bằng nhưng não lại phát những tín hiệu chòng chành
như ở trên tàu. Tuy nhiên, những cảm giác khó chịu ấy cũng nhanh chóng được khắc
phục vì ở nhiều đảo chúng tôi chỉ có thể ở lại vài tiếng đồng hồ.
Say
tàu, say đất nhưng khi đã thu thập được thông tin thì nhiều nhà báo, phóng viên
bắt tay vào viết tin, bài gửi về tòa soạn ngay. Nhiều lúc đường truyền yếu, thức
cả đêm để truyền tin cũng là chuyện bình thường. Rất nhiều nhà báo khi chuyến đi
sắp kết thúc đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của chuyến đi là viết tin, bài. Nhà
báo Thất Sơn, báo Gia Lai là một tấm gương cho chúng tôi khi gần kết thúc hành
trình anh đã có hơn 15 tin, bài, phóng sự gửi về tòa soạn, hay đạo diễn, nghệ sỹ
ưu tú Nguyễn Hoàng, hãng phim TFS đã có hơn 10 ngàn tấm hình và hàng trăm giờ
phim được quay.
Đi
Trường Sa mùa biển động, chúng tôi càng thấu hiểu những khó khăn của các cán bộ,
chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại các đảo và trên các tàu. Đã có những khó khăn, vất
vả nhưng bù lại chúng tôi đã có những kỷ niệm vô cùng thú vị, chúng tôi đã có
những đêm giao lưu văn nghệ khó quên tại đảo Trường Sa hay đảo Trường Sa Đông.
Cảm giác lạ lẫm khi ngắm mưa ở Trường Sa, nếm trải cảm giác mênh mông và vẻ đẹp
của biển đêm khi nằm trên boong tàu ngắm trăng 16. Hay sự thích thú hồi hộp xem
cá heo nhảy vào một buổi chiều hoàng hôn. Rồi rất nhiều những buổi tối đi xem câu
cá đêm. Có thật nhiều những câu chuyện đẹp, trong đó có cả chuyện tình yêu. Tôi
đã được nghe những người bạn cùng phòng kể lại, trong chuyến đi lần trước vào năm
cuối năm 2014 đầu năm 2015 có một tình yêu đã kết hoa giữa một thuyền phó và một
nữ phóng viên. Tình yêu đó đã giúp họ vượt lên những khó khăn để đưa họ cùng
nhau sum họp dưới một mái nhà.
Phóng
viên Trường Sa khi trở về nhà rồi vẫn mơ đến những ngày trên biển. Và đã đi một
lần rồi lại ước được thêm một lần đi nữa. Lại thêm những người bạn được kết nối
từ tình yêu Trường Sa. Lại những hẹn hò cho một lần đi kế tiếp. Và thế là có phóng
viên Trường Sa năm nhất, năm hai... nhớ Trường Sa, nhớ biển nên lập trang
facebook chỉ để đăng hình, những bài viết liên quan đến Trường Sa.
Phóng
viên Trường Sa là vậy, họ vượt lên được nỗi sợ hãi say sóng, nỗi sợ hãi hiểm
nguy từ những chặng hành trình bởi vì họ đã say Trường Sa mất rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI