ĐÔI ĐIỀU VỀ VĂN
HỌC NGHỆ THUẬT ĐẮK LẮK
VỚI SỨ MỆNH GÓP
PHẦN XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA VIỆT
NAM TIÊN TIẾN,
ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC
DÂN TỘC
Trong Dự thảo Phương hướng hoạt động nhiệm
kì VI (2015- 2020) của Ban Chấp hành Hội VHNT Đắk Lắk có viết:“Góp phần
xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mĩ của các tầng lớp nhân dân,
phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Phương hướng hoạt động của Hội Văn học - Nghệ
thuật Đắk Lắk nhiệm kì 2015 - 2020 đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ
văn nghệ sĩ Đắk Lắk trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật nhằm thực hiện
nhiệm vụ chính trị cao cả được Đảng và nhân dân giao phó.
I/ Nhận diện một vùng không gian văn hóa
Đắk Lắk nói riêng, Tây
Nguyên nói chung là vùng đất bazan gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, nơi
hội tụ và sinh sống của 47 tộc người anh em trong cộng đồng 54 dân tộc Việt
Nam. Theo đó, Đắk Lắk cũng như Tây Nguyên là một vùng không gian văn hóa vừa
mang đậm bản sắc văn hóa các tộc người bản
địa như văn hóa Cồng chiêng, văn hóa Sử thi, văn hóa Nhà dài (hoặc nhà rông)… cùng
các lễ hội độc đáo, vừa là nơi hội tụ và giao thoa các sắc màu văn hóa của các
tộc người từ Bắc vào nhập cư như các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Nùng, Cao Lan,
H’Mông, Dao… Các dân tộc từ phía Nam kéo lên như: Chăm, Khơ Me…
Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn
là nơi giao thoa các giá trị, các sắc màu văn hóa đa dạng độc đáo của không
gian văn hóa vùng - miền: không gian văn hóa lúa nước vùng đồng bằng Bắc bộ với
các làn điệu chèo, hát chầu văn… Đó là không gian văn hóa Kinh Bắc với các làn điệu
quan họ trữ tình mượt mà da diết lòng người (do cư dân hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang đóng góp). Đó còn là không gian văn hóa của xứ Nghệ với các làn điệu ví dặm
mộc mạc mà sâu sắc, là không gian văn hóa xứ Quảng với các làn điệu bài chòi, hò
Quảng Nam…
Đan xen các giá trị văn
hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của các vùng miền là sự xuất hiện và phát
triển các sản phẩm, các giá trị văn hóa hiện đại tiên tiến mà nhiều người đã gọi
tên là văn hóa cà phê, văn hóa internet, văn hóa điện thoại…
Sự phong phú đa dạng cùng
quá trình hội nhập, giao thoa các giá trị văn hóa ở Đắk Lắk không chỉ góp phần
làm nên vẻ đẹp phong phú, đa sắc màu của không gian văn hóa của vùng đất này mà
còn gây ra những hệ luỵ, sự phức tạp, lai tạp hoặc loại trừ nhau trong sự tồn tại
và phát triển. Điều đó đặt ra cho những người quản lí văn hóa nghệ thuật và cả
văn nghệ sĩ phải có trách nhiệm vừa cụ thể, thiết thực, vừa bền bỉ lâu dài
trong sáng tạo văn học nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn hóa Đắk Lắk nói riêng
Việt Nam nói chung tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là bài toán rất khó khăn
và vô cùng nan giải.
II/ Vai trò của
văn học nghệ thuật Đắk Lắk trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
*Tư tưởng chỉ đạo:
1/ Trong bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” trong tập Ngục trung nhật kí, Hồ Chí Minh đã viết:
“Nay
ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Ý nghĩa của hai câu thơ
quá rõ ràng và đã được kiểm chứng: Thơ ca nói riêng, văn học nghệ thuật nói
chung phải mang chất “thép”, nghĩa là phải có tính chiến đấu sắc bén, là vũ khí
lợi hại. Theo đó nhà thơ (nói rộng ra là văn nghệ sĩ) phải có tinh thần xung
phong như các chiến sĩ ngoài mặt trận. Trong Thư gửi các hoạ sỹ nhân triển lãm
hội họa năm 1951, Người lại khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận,
anh chị em là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Qua hai văn bản trên, Hồ Chí
Minh không chỉ đưa ra vai trò đặc biệt quan trọng của văn học nghệ thuật, mà còn
khẳng định sứ mệnh cao quý của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sự nghiệp cách mạng nói
chung và công cuộc xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc nói riêng: văn nghệ sĩ là những chiến sĩ “đi đầu” “xung
phong” trong quá trình hội nhập quốc tế
sâu rộng của nước ta hiện nay.
2/ Trong những năm gần
đây, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã có những nghị quyết
chuyên đề để lãnh đạo và định hướng phát triển cho văn học nghệ thuật: Nghị quyết
Trung ương V (khoá VIII) đã quán triệt và chỉ đạo thực hiện 5 quan điểm của Đảng
ta trong việc thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị
về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới”
cũng đã chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn
học nghệ thuật nước ta trong tình hình hiện nay. Đặc biệt mới đây, BCH TW Đảng đã ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây
dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Có thể
nói các nghị quyết trên của Đảng về văn học nghệ thuật là “kim chỉ nam” cho văn
nghệ sĩ trong hoạt động sáng tạo góp phần vào công cuộc CNH-HĐN đất nước và hội
nhập quốc tế hiện nay.
*Những suy nghĩ ban đầu:
1. Trước hết văn
nghệ sĩ phải luôn mang khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Vì không sáng tạo thì chẳng
có gì cả. Tố Hữu - một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng - đã từng
viết “Đã là con chim/ Thì con chim phải hót/ Đã là chiếc lá/ Thì chiếc lá phải
xanh”. Nhưng con chim muốn hót hay, chiếc lá muốn xanh thì phải có môi trường sống
trong lành, an toàn. Người nghệ sĩ cũng vậy, muốn sáng tạo, phải luôn học tập và
trau dồi bản thân để “mắt sáng, lòng trong, tâm đẹp”. Không có những điều đó,
khó lòng cho ra đời những đứa con tinh thần đẹp đẽ và khoẻ khoắn. Người nghệ sĩ
tựa như con tằm nhả tơ vàng: “Con tằm đến chết vẫn còn vương tơ”. Nhà văn Nam
Cao trong truyện ngắn Đời thừa cũng khẳng định: “…Văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những cái gì chưa có.”
2. Văn nghệ sĩ
qua các tác phẩm của mình phải khơi gợi, tái hiện một cách chân
thực, cụ thể, sinh động các sắc màu không gian văn hóa của các vùng,
miền trên quê hương Đắk Lắk: từ bản sắc văn hóa, các sản phẩm văn hóa đến các
giá trị văn hóa truyền thống. Làm sao để qua tác phẩm, người nghệ sĩ tạo được ấn
tượng, giúp người thưởng thức nghe được hơi thở cuộc sống, cảm nhận được sự
giao thoa văn hóa đặc sắc ở mảnh đất bazan đầy nắng và gió này. Bài thơ Nghe
câu quan họ trên cao nguyên của nhà thơ Hữu Chỉnh, các bài hát của nhạc
sĩ Nguyễn Cường là những minh chứng hùng hồn.
3. Hội và các
Chi hội phải có kế hoạch tổ chức đi thực tế để văn nghệ sĩ có cơ hội nắm bắt, bám
sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, như: chương trình xây dựng nông
thôn mới, tình hình an ninh chính trị, thành tựu của công cuộc đổi mới của Đắk
Lắk, của đất nước… để văn nghệ sĩ cập nhật thực tế, có vốn sống phong phú. Từ đó,
trong sáng tác của văn nghệ sĩ không chỉ khám phá được những nét văn hóa truyền
thống đặc sắc, những thuần phong mĩ tục cần được phát huy và cần loại bỏ
những tập tục lạc hậu, cổ hủ không phù hợp với xu thế phát triển cuộc sống hiện
nay mà còn cho ra đời những tác phẩm mang đậm hơi thở “nhựa sống cần lao”. Thực
tế chứng minh rằng sau những chuyến đi thực tế sáng tác, các văn nghệ sĩ đã cho
ra đời những “đứa con tinh thần” với nhiều hương vị và sắc màu văn hóa của Đắk
Lắk nói riêng và đất nước nói chung, “hòa nhập mà không hòa tan”, vẫn lắng đọng
và phô diễn sắc màu văn hóa Tây Nguyên.
4. Vùng đất Đắk Lắk
nói riêng và Tây Nguyên nói chung còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa bản địa,
nhiều sản phẩm và không gian văn hóa độc đáo, đặc sắc. Để có những sáng tác
mang đậm sắc màu văn hóa bản địa Tây Nguyên, thiết nghĩ mỗi chúng ta phải tự học
hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để nhận diện thật chính xác và tinh tế “hồn cốt” văn hóa
truyền thống dân tộc bản địa, để khi sáng tác về vùng đất, con người Tây Nguyên
không mơ hồ nhạt nhẽo, luôn mang bản sắc riêng. Có thể nói đây là nguồn đề tài,
nguồn “tài nguyên” cảm hứng vô tận của quê hương Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên
nói chung mà hiếm có vùng đất nào lại thừa hưởng một nguồn tài nguyên văn hóa
như ở Đắk Lắk.
5. Điều băn khoăn
là chúng ta đã tổ chức thành công nhiều lễ hội văn hóa lễ hội Cà phê Đắk Lắk mà
văn học nghệ thuật chưa có tác phẩm nào xứng tầm với giá trị sản phẩm “độc tôn”
này ở Đắk Lắk nói riêng Tây Nguyên nói chung. Vả chăng chúng ta thiếu một “tầm
nhìn chiến lược”, thiếu những Dự án sáng tác về đề tài văn hóa Cà phê Đắk Lắk.
Bài hát Ly cà phê Ban Mê của Nguyễn Cường có lẽ là một gợi ý chăng?
6. Đắk Lắk có nhiều
địa danh nổi tiếng góp phần làm nên thương hiệu sản phẩm du lịch văn hóa và du
lịch sinh thái của tỉnh nhà như: Buôn Đôn, hồ Lắk, thác Dray H’Linh, thác Dray
Sap… Nên chăng phải gắn kết với văn hóa du lịch của tỉnh nhà với sáng tạo văn học
nghệ thuật? Văn học nghệ thuật vừa khám phá phản ánh những vẻ đẹp trên quê hương
Đắk Lắk vừa quảng bá thương hiệu, các sản phẩm văn hóa du lịch cho địa phương.
Các tác phẩm âm nhạc đi vào lòng người như: Chú voi con ở Bản Đôn,
Mênh mang M’Đrăk, Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột,
Chiều Hồ Lăk… là những gợi ý cho những người làm quản lí và cả văn
nghệ sĩ chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI