(Ảnh: ST)
Từ
lâu tôi đã nghe danh tiếng hoạ sĩ Trần Khánh Chương, nhưng chưa có dịp gặp. Do điều
kiện công tác ở dưới huỵên vùng sâu, ít có dịp về thành phố Buôn Ma Thuột, năm thì mười hoạ, một năm đôi ba lần được cử đi hội
họp mới đặt chân tới; còn không hàng ngày cặm cụi trên trang giáo án hay lại theo
chân các đồng nghiệp đến tận các gia đình
học sinh ở heo hút đâu đó giửa đại ngàn rừng cà phê vì một lý do duy nhất: học sinh
bỏ học. Cái khổ nhất của người làm thầy
giáo vùng cao là “đói” thông tin, tờ báo xuất bản hàng ngày
như Nhân Dân, Tiền Phong, Lao động… đến được tay cũng phải qua ít nhất bốn, năm
ngày; đó là trường mà ông Hiệu trưởng mê đọc báo, còn không thì xin… nhịn. Vì thế
thỉnh thoảng có nghe tin Hoạ sỹ vào Dak Lak, nhưng khi nhận được tin thì ông đã
lại về Hà Nội từ lúc nảo, lúc nào rồi. Cái khó của người ở vùng sâu là vậy. Nhiều
lúc anh em tự động viên nhau: Dân “Tây” mà!
Cực
thế nhưng được cái đời sống vật chất hiện nay bớt khó khăn, vì theo quy định lương Giáo dục cao hơn so với các ngành khác và
chi cũng ít hơn. Muốn mua sắm, hay ăn uống tươi tươi một chút phải đi hàng chục
km để mua nên… ngại. Cứ như thế thành ra người dân nông thôn ở xung quanh nhìn thấy
thầy cô giáo cho là sướng lắm! Nhưng có ai biết cũng tấm bằng Đại học sau bốn năm
mài quần trên ghế giảng đường, người có may mắn học các nghề khác nhau nhưng được
làm việc trong các khu công nghiệp hay các doanh nghiệp liên doanh, lương khởi điểm
cũng gấp vài ba lần người cùng học ra làm
nghề dạy học ở các vùng núi heo hút. Song có điều các nhà giáo cảm thấy sống được
và xen chút tự hào vì những người xung quanh kính trọng, các em học trò tin yêu.
Riêng
tôi không biết có “may” hơn những người khác hay không khi được về làm báo!? Tính
ra để có thể trở thành công dân thành phố Buôn Ma Thuột, tôi phải bỏ mất 40% phụ
cấp đứng lớp, mất thêm 0,45% chức vụ, 3% quản lí hai buổi… tính sơ sơ lương giảm
hết hơn một nửa. Nhưng vì đam mê nghề “Viết” nên chấp nhận. Ôi ! Tưởng làm nghề
“gõ đầu trẻ" là khổ nhất, ai ngờ bỏ đi làm Báo cũng thấy không đỡ hơn tí nào
ngoài chuyện được ở thành phố, tiêu tiền thật… dễ, nhưng kiếm tiền quá… khó.
Đang
cắm cúi đọc bản thảo của cộng tác viên, nhà văn Khôi Nguyên - Quyền tổng biên tập
nhắc: “Đến giờ ta đi đón bác Chương rồi đấy!” Tôi giật mình vội bỏ bài đọc dở vào
ngăn kéo bàn, vơ máy ảnh, lật đật đứng dậy xuống cầu thang. Trong ga ra, lái xe
cơ quan nổ máy từ lúc nào, bóp còi inh ỏi. Cửa xe mở sẵn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chính
Hữu, Chánh văn phòng Hội đã ngồi trên xe. Qua lời giới thiệu của Chính Hữu, tôi
biết thêm Hoạ sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam vào dự lễ bế
mạc Trại sáng tác Mỹ thuật các tỉnh phía Nam tại Dak Lak, còn là đại biểu Quốc hội,
khoá này Ông không ứng cử vì tuổi tác đã cao, muốn nhường lại cho lớp trẻ. Nổi máu
nghề nghiệp, trong đầu tôi liền chợt nảy ra dự định hỏi ông “Nghị” vài điều khi
còn tại vị mà tôi tin không chỉ một mình tôi quan tâm, muốn biết.
Người
đàn ông tóc bạc trắng, khuôn mặt phúc hậu, có vừng trán cao, mặc áo thổ cầm màu
xanh, dáng người to đậm, tươi cười bắt tay chúng tôi trước khi lên xe đi thăm thác
Đray Nur, huyện Krông Ana. Xe chuyển bánh, chuyện nở như ngô rang. Hoạ sỹ nói về
cảm xúc của mình khi trở lại Đắk Lắk; Nghệ sỹ Chính Hữu giới thiệu thêm về những
vùng đất đang lướt qua cửa sổ; nhà văn Khôi Nguyên thỉnh thoảng xen vào những câu
chuyện vui dí dỏm, làm cả xe bật cười. Riêng tôi vì có ý định viết một cái gì đó
về Ông nên ngồi chờ cơ hội chuyển đề tài câu chuyện. Phải thừa nhận Hoạ sỹ có cách
nói chuyện làm cuốn hút người nghe, các đề tài được đề cập làm mọi người cứ tròn
mắt, vểnh tai lên. Lâu không về Hà Nội, nay được nghe thêm các chuyện vui về Thủ
đô, chuyện chuẩn bị bầu cửâ Quốc hội sắp tới, làm thời gian trôi qua vùn vụt, tôi
chưa biết cách gì xen vào.
May,
xe dừng lại trước ba- ri- e nhà máy thuỷ
điện Buôn Kốp kiểm tra giấy tờ, tôi mới có dịp lên tiếng: “Thưa Hoạ sỹ, cho phép
em tò mò hỏi một chút ạ: Qua các nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội, điều gì Hoạ sỹ
tâm đắc nhất?” Hoạ sỹ cười vui trả lời ngay: Mình tâm đắc nhất là biểu quyết các
dự án xây dựng các công trình lớn của quốc gia như: xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn
La, Khu công nghiệp Dung quất, Trụ sở Quốc hội… các công trình ấy không những có
giá trị lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, văn hoá
dân tộc. Quốc hội nghe các nhà khoa học báo cáo, đọc tài liệu tham khảo, tranh luận
trước khi bỏ phiếu thông qua. Lá phiếu của các đại biểu mang tính quyết định sự
phát triển của cả một đất nước không chỉ trong một gia đoạn mà còn về lâu, về dài,
ảnh hưởng đến nhiều thế hệ con cháu mai sau. Trách nhiệm ấy nặng nề lắm, nên phải
cân nhắc hết sức thận trọng trước khi quyết định.
Tôi
hỏi thêm: “Thưa Hoạ sỹ bên cạnh những điều tâm đắc, chắc chắn cũng có những điều
chưa bằng lòng, vậy đó là điều gì ạ?” Hoạ sỹ quay hẳn lại phía sau nhìn tôi, nụ
cười vui vẻ biến mất, nhường cho vẻ suy tư. Đôi mắt đượm buồn như còn ẩn chứa điều
gì đó như băn khoăn, như day dứt còn chưa nguôi: “Có chứ, không riêng mình mà tất
cả các đại biểu khi biểu quyết các vấn đề lớn đều phải cân nhắc: bên cạnh lợi ích
về kinh tế thì các công trình đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống dân sinh sau
này, cũng như ảnh hưởng của nó đến di sản văn hoá dân tộc. Chẳng hạn Nhà máy thuỷ
điện Sơn La sau khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng khắc phục tình trạng thiếu
điện sử dụng như hiện nay. Nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh mối hiểm hoạ lớn nếu
đập bị vỡ sẽ là một tai hoạ khủng khiếp; lúc ấy một chiếc xe tăng T54 ở Quảng trường
Ba Đình sẽ bị cuốn ra biển Đông như một chiếc lá. Theo thiết kế, các chuyên gia
cho rằng điều đó không thể xảy ra nếu như khí hậu bình thường như hiện nay. Song
lấy gì bảo đảm sau năm bảy chục năm nữa khí hậu nước ta không có thay đổi, hoặc
động đất thì sao! Biện pháp gì để khắc phục nếu điều xấu nhất đó xảy ra? Mình chỉ
đơn cử một trường hợp như vậy để các cậu thấy: Làm đại biểu Quốc hội không dễ một
tý nào”. “Có điều gì Hoạ sỹ còn băn khoăn sau khi hết nhiệm kỳ?” Băn khoăn thì nhiều
lắm nhưng cái trăn trở nhất của mình là vai trò của Đại biểu Quốc hội khi giải quyết
khiếu nại của dân động chạm đến bộ máy hành pháp các cấp địa phương. Hoạ sỹ dừng
lời rút khăn mùi xoa lau mặt (mặc dù trên xe máy điều hoà nhiệt độ vẫn chạy hết
công suất), trước khi trả lời tiếp. Các cậu cũng biết đấy, trong Hiến pháp nước
ta đã quy định: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhân dân cũng hiểu điều
đó nên có oan ức, hay cảm thấy mình bị oan ức mà các cấp chính quyền giải quyết
không thoả đáng, họ lại đến kêu với Quốc hội. Mình từng trực tiếp thay mặt đoàn
đại biểu Quốc hội Thủ đô tiếp nhận những khiếu kiện của dân. Phải nói thật rằng
bên cạnh một số ít cá nhân lợi dụng dân chủ của chế độ ta để đòi hỏi quá đáng, vượt
giới hạn luật pháp cho phép, như vụ một công nhân nhà máy dệt ở Hà Nội được thuê
nhà ở khu phố trung tâm, năm 1973 vì chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, phải di tản
lên Thái Nguyên, năm1975 trở lại Thủ đô công tác được bố trí nơi ở mới. Nhưng đến
năm 2000 lại làm đơn đòi nhà, đòi đúng căn hộ đã không thuê gần ba chục năm trước.
Các cấp giải thích thế nào cũng cố tình không chịu. Nhưng cũng có nhiều trường hợp
người dân bị oan ức thật, các cơ quan công quyền của chúng ta ở các cấp xử lấy được,
dân thấy mình bị oan sai nên đến kêu với Quốc hội. Nhưng họ lại quên một điều hết
sức cơ bản là: Quốc hội là cơ quan lập pháp chứ không phải cơ quan hành pháp. Việc
can thiệp trực tiếp vào công việc của các cơ quan hành pháp là không
đúng chức năng của Đại biểu Quốc hội. Vì thế, tiếp dân, lắng nghe ý kiến
của dân, hướng dẫn, giải thích cho dân và khi thấy cần thiết phải soạn thảo công
văn yêu cầu các cơ quan liên quan trả lời. Nhưng các cơ quan được yêu cầu ấy cố
tình không trả lời thì Đại biểu Quốc hội đành … chịu! Đại biểu Quốc hội không
có quyền bắt, kỉ luật, hay cách chức
các thành viên cơ quan hành pháp thiếu
trách nhiệm trong trả lời các yêu cầu của dân do đại biểu Quốc hội chuyển đến. Có
lẽ đã đến lúc Quốc hội phải có thêm một điều khoản về vấn đề này. Nói như vậy không
có nghĩa không giải quyết được gì. Trong nhiệm kì vừa qua ở Hà Nội nổi lên vụ án
tranh chấp đất đai làm báo chí và các cơ quan chức năng tốn không biết bao nhiêu
thời gian và giấy mực. Nội vụ như sau: trong thời kỳ giặc Mĩ leo thang bắn phá lần
thứ nhất, có một bà vợ liệt sỹ thời chống Pháp, phải đóng cửa nhà mình đi sơ tán
vì con cháu đều ở xa. Khi chiến tranh tạm lắng xuống, bà trở về thì nhà đã bị một
cơ quan nhà nước mượn ở tạm. Nghe đài báo nói nhân dân khu bốn còn dỡ cả nhà thờ
tổ tiên, lấy gỗ, ván lát đường cho ô tô vượt hố bom ra tuyền tuyến, nên bà chấp
nhận về ở với con cháu, xem đó như là may mắn được góp chút công lao cho cuộc khánh
chiến chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Chiến tranh qua đi, đất nước thống
nhất, các cơ quan nhà nước thay nhau ở nhờ nhà bà và dần dần xem đó là nhà vô chủ.
Bước vào cuối thập kỷ XX, đất Thủ đô lên giá vùn vụt, nhiều xí nghiệp quốc doanh
làm ăn thua lỗ, thế là người ta bán tất cả tài sản mà xí nghiệp đang có. Trong hoàn
cảnh ấy, căn nhà của người vợ liệt sỹ kia, giờ đã được phong Bà mẹ Việt Nam anh
hùng và là mẹ của một vị Giáo sư Tiến sỹ danh tiếng, bị đem bán cho một cá nhân.
Bất bình, hai mẹ con mang đầy đủ giấy tờ chứng minh mình là chủ hợp pháp của căn
nhà. Trải qua năm sáu năm trời, qua đủ các cấp toà án, đến đủ các nơi có thể đến
vẫn không giải quyết dứt điểm, cuối cùng phải đến kêu với đoàn Đại biểu Quốc hội.
Nhờ sự can thiệp có lý có tình, cuối cùng bà mẹ Việt Nam Anh hùng ấy cũng được trả
lại ngôi nhà của mình. Bằng cách gì ư? Kiên trì theo đuổi sự việc đến cùng khi thấy người dân bị oan ức. Nếu
các cấp chính quyền cố tình ì ra sẽ đề nghị đưa vấn đề ra diễn đàn Quốc hội để chất
vấn.
Qua câu chuyện của Hoạ sỹ tôi chợt hiểu: Không
trách nhân dân khi bị oan ức, quẫn bách dù ở đâu, xa xôi thế nào họ cũng tìm ra
Hà Nội, đến tận Quốc hội với một niềm tin và hy vọng duy nhất: Tìm được
sự công bằng và chân lí! Ngẫm cho cùng, làm anh giáo
viên thôn quê lại sướng; ngày tháng cứ như được lập trình sẵn, không va chạm, không
tranh giành, không ân oán mà chỉ có sự quý mến của người dân, của học trò.
Xe
dừng lại trước dòng thác Đrei Ner hùng vĩ tung bọt trắng xoá. Đầu mùa mưa, dòng
nước chở nặng phù sa lao xuống chạy về hướng tây như một bầy voi xung trận. Bên
triền sông những cây lộc vừng chen nhau đứng, xoã những chùm hoa màu đỏ rực rỡ,
dài lê thê soi mình trên sóng nước. Thỉnh thoảng một cơn gió lướt qua lại bứt từng
cánh hoa mang theo, xoay tròn trước khi thả xuống dòng sông.
Ngồi
lên phiến đá trước cửa hang Tắm Tiên,
ngắm dòng thác đang gầm thét, Hoạ sỹ nói thêm: Mình già rồi, những việc còn lại
phải nhường lớp trẻ gánh vác thôi. Hy vọng
khoá tới sẽ làm được tất cả những gì khoá trước làm chưa xong. Khuôn mặt đăm chiêu
của Hoạ sỹ bỗng trở nên rạng rỡ khi thấy một con cá lớn tung mình lên khỏi mặt nước
như một cánh chim trước khi rơi tùm xuông dòng nước. Đẹp quá! Ông Hoạ sỹ reo lên.
Trên
đường quay trở lại thành phố Buôn Ma Thuột, mọi người hết lời ca ngợi vẻ đẹp hùng
vĩ của thách Đrei Nur, và tiếc; tiếc cho một tiềm năng du lịch lớn như thế mà chưa
được đầu tư và khai thác hết tiềm năng “khu công nghiệp không khói” này! Ở Dak Lak
tiềm năng du lịch còn lớn lắm, nhưng giống như cô công chúa ngủ quên trong rừng
chưa được hoàng tử đánh thức. Nhà văn Khôi Nguyên nói vui: Hãy chờ ngày mai vậy!
Riêng
tôi, tôi cũng tin như thế! Những chuyện phải làm, phải giải quyết của các “Ông Nghị”
khoá trước dẫu còn một số việc chưa trọn vẹn như mong muốn, nhưng những người được
nhân dân tín nhiệm bầu vào khoá này họ sẽ làm nốt những phần việc còn dang dở, những
điều còn vướng mắc mà khoá trước để lại chưa giải quyết xong. Và sẽ có những kế
hoạch mới, chính sách mới phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Phía
trước là cả một đoạn đường rất dài, chúng ta phấn đấu phát triển trên con đường
hội nhập nhưng phải luôn luôn ghi nhớ điều quan trọng nhất đó là: giữ gìn
bản sắc Việt Nam với truyền thống và bản lĩnh anh Bộ đội Cụ Hồ.
Xin cảm ơn các vị Đại biểu Quốc hội đã dám nói
thẳng, nói thật công việc của mình qua các nhiệm kì. Âu đó cũng là bài học cho những
người đi sau rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công việc được Đảng và nhân dân giao
phó. Cảm ơn Hoạ sỹ Trần Khánh Chương đã giúp chúng tôi, những người sinh sau, đẻ
muộn mở rộng tầm hiểu biết để làm tốt hơn công việc của mình. Có lẽ bài học quý
giá nhất mà Hoạ sỹ muốn nhắc nhở: Ở đâu, trên cương vị nào chúng ta cũng phải sống và
làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Mùa thu năm 2007
HN đã xem một chuyện tựa như chuyện này,không biết ở đâu và ai viết,đại ý con hổ thọt bốn năm lần móc xác người đã bắn nó.
Trả lờiXóa----
Nói vậy HN không nghĩ anh đã viết dựa nội dung đâu nhé!
Chúc mọi điều tốt lành!
Vậy à? Cũng có thể lắm, vì chuyện về Hổ nhiều người đã viết rôi. chúc Hồng Nga một buổi tối như ý!
XóaNM thăm anh, đọc và thoáng chút buồn anh anh ạ.
Trả lờiXóaChúc anh một đêm ngon giấc nhé!
Cảm ơn Như Mai đã đến thăm, hãy vui lên, mọi thứ rồi sẽ qua em ạ!
XóaSự trừng phạt của rừng xanh!
Trả lờiXóaA, cô giáo trốn học qua thăm thầy đấy ư!
XóaCố gắng học cho giỏi đấy nhé!
Buồn anh à!
Trả lờiXóaSự thật trên Tây Nguyên còn buồn hơn như vậy bạn ạ!
XóaCon hổ khôn quá !đọc truyện mà thấy hồi hộp thật đấy ! :)
Trả lờiXóaCảm ơn bạn, còn ảnh minh họa là lấy từ google đấy!
XóaCon hổ hình trên là hổ Sumatra, Việt Nam mình không có loài hổ này chú Chiến ơi
Trả lờiXóaTruyện ngắn là tác phẩm nghệ thuật và ảnh cũng chỉ mang tính minh họa thôi. Cảm ơn sự góp ý của thầy giáo nhé!
Trả lờiXóa