Nhân dịp kỷ
niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Tôi liên hệ với Tổng
giám đốc Công ty mía đường 333 để chuẩn bị cho anh em đi thực tế sáng tác. Tôi
chọn công ty này vì đơn vị nguyên là những người lính chiến đấu trong chiến
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; hoà bình lập lại, các anh còn phải
ngã xuống trong các trận đánh truy quét bọn phản động Fulrô, mang lại cuộc sống
thanh bình cho người dân Tây Nguyên và hơn nữa, tôi có nhiều kỉ niệm đẹp với sư
đoàn làm kinh tế này.
Sư đoàn 333 được thành lập tháng 10 năm
1976. Sư đoàn bộ đóng tại buôn Ea Knôp, huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk. Đơn vị
đóng quân trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Khánh. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn
vị: vừa làm kinh tế, vừa truy quét Fulrô, đảm bảo an ninh cho khu vực. Năm
1985, tình hình an ninh ổn định, Sư đoàn được chuyển giao cho Bộ Nông Nghiệp và
đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp 333.
Tháng 7 năm 1985, Xí nghiệp Liên hợp
333 lúc ấy do Đại tá Trần Thanh Cương làm Tổng Giám đốc chuẩn bị lễ kỉ niệm 10
năm ngày thành lập Sư đoàn đã mời tôi cùng các nhà thơ: Văn Thanh, Mai Thanh
Chương và nhà văn Thao Trường (bút danh của nhà văn Nguyễn Khắc Trường) – phóng
viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội về đi thực tế và sáng tác cho Xí nghiệp. Tôi và
nhà văn Thao Trường đến hầu hết các nông trường ở phía
tây, vốn là các Trung đoàn cũ vừa mới đổi tên để lấy tài liệu sáng tác.
Có lẽ ấn tượng nhất là khi làm việc với ông Cao Văn Hùng, Giám đốc Nông trường
52. Dáng vóc nhỏ con, chắc cân nặng chưa quá 45kg, cao khoảng mét rưỡi, nét mặt
khắc khổ nhưng lại là con người tài hoa, có tầm nhìn xa. Ông giữ anh em tôi lại
một tuần, dẫn đi khắp các đội sản xuất, giới thiệu khá tỷ mỉ quy hoạch và chiến
lược phát triển cây cà phê của nông trường. Qua tìm hiểu chúng tôi biết ông là
cán bộ tập kết năm 1954, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp, đã làm Bí thư tỉnh
Đoàn Nghệ An khi mới 24 tuổi. Ông “bật mí” cho anh em chúng tôi biết thêm: Hiện nay mỗi đội của nông trường đều có một
đập nước, các hộ gia đình công nhân đều
được chia đất làm nhà ven các đập chứa nước của nông trường. Ở Tây Nguyên, có
nước là có tất cả. Nước tưới cà phê, làm màu, trồng lúa, phục vụ sinh hoạt…
ngoài ra mình còn cho mua cá giống các loại như: trắm, mè, chép và rô phi thả
xuống hồ. Chỉ vài tháng sau, công nhân có thể đánh bắt cá cải thiện đời sống.
Cuộc sống có ổn định, người ta mới an tâm công tác. Hầu hết công nhân đơn vị là
người lính vừa bước ra từ chiến tranh, nay đưa vợ con vào sinh cơ lập nghiệp
trên vùng đất hoang vu này mà để người ta đói là có tội!
Sau một tuần hai anh em chúng tôi
đi cùng Giám đốc Cao Văn Hùng đã tận mắt kiểm nghiệm các vấn đề được nghe và
khi trở về xí nghiệp, nhà văn Thao Trường nói với tôi: Tay này khá! Giờ đây nông trường 52 là một đơn vị làm ăn được, có
khu công nghiệp Ea Đar đồ sộ mọc lên trên mảnh đất là vườn ươm của nông trường
khi xưa và chắc chắn những người cán bộ, công nhân nông trường hôm nay và con
cháu họ sẽ không quên người Trung đoàn trưởng - Giám đốc nông trường 52 đầu
tiên, tuy đã về cõi vĩnh hằng nhưng để lại cho thế hệ kế cận những tài sản quý
giá.
Cũng trong
chuyến đi sáng tác lần ấy chúng tôi đến với Xí nghiệp cơ khí do kỹ sư Nguyễn
Văn Hiếu làm giám đốc. Những người lính quen sửa chữa vũ khí, khí tài cho Sư
đoàn, nay chuyển sang sửa chữa và sản xuất các loại máy móc phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Ở Xí nghiệp này, nhiều loại công cụ sản xuất mang tính chất đặc
thù cho công cuộc khai hoang, chinh phục Tây Nguyên đã ra đời, góp phần quan trọng
nâng cao năng suất lao động thời bấy giờ. Ông giám đốc vui tính, thích văn nghệ
và rất được anh em công nhân kính trọng; tuy nhiều lúc ông cũng khá nóng tính
trước những sai sót không đáng có của công nhân. Khi đã nóng ông hay nói nhịu,
chính điều này cũng là đề tài để anh em đùa vui sau lưng. Thời ấy đơn vị cơ khí
của ông được Tổng giám đốc đánh giá rất
cao. Hiện nay ông Nguyễn Văn Hiếu đã về hưu, Xí nghiệp cơ khí được sát nhập vào
Công ty mía đường 333.
Tổng Giám đốc Xí nghiệp mía đường
333 - Phan Xuân Thuỷ, cũng là người quen cũ. Tôi biết anh từ 1985, khi anh còn
làm ở Phòng tài vụ Trung đoàn 725, sau đổi tên thành Xí nghiệp Giao thông - Thủy
lợi 725. Xí nghiệp này khi đó có mặt ở hầu hết các công trình trọng điểm, làm
đường, đắp đập, đào mương… cho khắp cả vùng phía đông Tây Nguyên; những công
trình lớn đến nay vẫn đang phát huy hiệu quả như cánh đồng lúa nước các nông
trường: 720, 721, 716… và đập thuỷ điện Ea Knốp.
Kết thúc chuyến đi thực tế năm ấy,
Đại tá Trần Thanh Cương bố trí cho chúng tôi đi thăm Xí nghiệp K18 đóng quân ở
huyện Vạn Ninh, tỉnh Phú Khánh. Xí nghiệp K18 có nhiệm vụ khai thác đá san hô
dưới lòng biển, mang lên bờ nung thành vôi rồi chuyển lên Tây Nguyên phục vụ
đơn vị. Sau bữa cơm chiều, Đại tá Trần Thanh Cương dẫn tôi ra bờ biển, ngay trước
nhà ông đứng ngắm. Ông tâm sự: Quá nửa đời
người lăn lộn trong chiến tranh, hòa bình lập lại lại lo làm kinh tế, cứ biền
biệt xa nhà, không có thời gian chăm sóc vợ con, mọi sự đều nhờ ở bà ấy cả.
Mình chỉ mong một vài năm nữa được nghỉ hưu về bên vợ con, có điều kiện chăm
sóc cho bà ấy. Nếu có điều kiện, các anh nhà văn, nhà báo phải dành cho phụ nữ
Việt Nam, những người mẹ - người vợ đã trọn đời hi sinh nỗi niềm riêng tư của
mình để chồng con an tâm ra chiến trường, những lời tốt đẹp nhất. Chiến công của
họ là to lớn nhất. Không có những chiến công đó ở hậu phương thì làm sao có chiến
thắng ở tiền tuyến. Tuy bận nhưng mình cũng thường xuyên dành thời gian đọc
sách, tiếc rằng cho đến nay chưa có tác phẩm nào viết về những người phụ nữ hậu
phương trong chiến tranh xứng tầm với họ.
Tôi bị bất ngờ khi nghe những lời
bộc bạch của một vị sĩ quan mà tôi cứ tưởng ông chỉ biết chỉ huy những trận
đánh và giờ đây tập trung vào công việc chính: chỉ đạo sản xuất phục hồi kinh tế
đất nước sau chiến tranh. Đứng trước biển, vị sĩ quan nổi tiếng gan dạ, bỗng trở
về với bản chất một ông “Đồ xứ Nghệ”. Vẫn trăn trở với thời cuộc và cả với văn
học nước nhà. Dáng mảnh khảnh như một ông giáo già vùng quê, tóc bạc trắng bị
gió hất ngược ra phía sau để lộ vừng trán cao hằn nhiều nếp nhăn; trông ông lại
giống như một nhà hiền triết trong truyền thuyết. Người con trai vùng biển cùng
quê với Đại thi hào Nguyễn Du, sau bao năm lăn lộn với chiến trường, giờ đây được
hít thở không khí biển lòng ông lại trĩu nặng băn khoăn với cuộc sống và xã hội
hiện tại. Có lẽ từ sâu thẳm tâm hồn người lính già này vẫn mang đậm dấu ấn người
nông dân Việt Nam: chân tình, giản dị và có tấm lòng thương yêu nồng hậu.
Hơn hai chục năm đã trôi qua, đa
số cán bộ của Xí nghiệp liên hợp 333 đã về nghỉ chế độ, số cán bộ còn lại không
nhiều, họ trụ lại để gánh vác những trọng trách trong xí nghiệp. Đứng ngoài cổng
nhìn vào, hai dãy nhà hai tầng được làm từ thời mới thành lập Sư đoàn 333 vẫn
còn nguyên đây. Ngôi nhà xây, nước sơn còn mới, chắc vừa được sửa chữa lại. Lùi
lại phía sau là hội trường mới xây khá đẹp.
Căn nhà hai tầng ở phía đông cổng làm bằng gỗ, năm tháng trôi qua chỉ làm mặt gỗ
bóng lên, trông rất đẹp. Theo chân của cô văn thư, chúng tôi lên gác hai ngôi
nhà xây, nơi làm việc của lãnh đạo xí nghiệp. Tiếp chúng tôi tại phòng làm việc,
ngoài Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Phan Xuân Thủy còn có Phó tổng
Giám đốc Nguyễn Văn Nghĩa. Câu chuyện
làm ăn của xí nghiệp trong thời kinh tế suy thoái toàn cầu là chủ đề chính. Nhiều
câu hỏi được nêu ra và các anh thay nhau giải đáp cho chúng tôi biết một cách
khá chi tiết.
Công ty mía đường 333 có xưởng chế
biến hạt điều nhân xuất khẩu, công suất 500 tấn/năm; sản xuất phân bón vi sinh
2.500 tấn/năm; sản xuất nước tinh khiết 1.000.000 lít/năm và nhà máy chế biến
đường. Theo thiết kế, công suất nhà máy mía đường 333 là 800 tấn, diện tích đất
chuyên canh theo quy hoạch 2.700ha. Dự tính vụ sản xuất sắp tới sẽ cải tạo nâng
cấp công suất nhà máy lên 1000 tấn. Trước đây Nhà máy đường 333 cũng như nhiều
nhà máy đường trong cả nước làm ăn đều không có lãi, một phần do tập quán canh
tác còn lạc hậu, nhiều nông dân trồng mía nguyên liệu không đúng theo yêu cầu
nhà máy đặt ra. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có những chính
sách ưu tiên phát triển các nhà máy đường; đặc biệt, những nhà máy hoạt động
không hiệu quả đã phải đóng cửa. Những nhà máy hoạt động có hiệu quả tiếp tục
được khuyến khích đầu tư mở rộng. Trong xu thế đó Nhà máy đường 333 tiếp tục được
cấp trên phê duyệt cho mở rộng, nâng công suất và tăng diện tích vùng nguyên liệu.
Vụ 2008 – 2009, Nhà máy liên kết không những với các xã, các hộ gia đình mà còn
kí kết với một số Trại cải tạo Dak Rung, Trại phục hồi nhân phẩm… để trồng mía
nguyên liệu. Đây cũng là cách để giúp những con người lầm lỗi có điều kiện sớm
trở về với cuộc sống đời thường.
Phần lớn đất
đai ở huyện M’Đrăk cũng như các xã Ea Tyh, Ea Păn, Cư Yang, Cư Bông… huyện Ea
Kar toàn đất pha cát chỉ có cỏ gianh mọc thành rừng. Trên vùng đất ấy, con người
chỉ làm rẫy vào mùa mưa và tổ chức chăn nuôi. Nguyên Sư đoàn 333 khi trước cũng
có Xí nghiệp D 22 chuyên làm công việc chăn nuôi bò cung cấp thực phẩm cho toàn
đơn vị. Vùng đất khô cằn này chỉ thực sự thức dậy khi có Nhà máy đường 333 đi
vào hoạt động. Không ngờ đất cát pha này lại hợp với cây mía đến thế. Nhà máy
trực tiếp xuống các xã, vận động nhân dân trồng mía và kí kết đầu tư, bao tiêu
sản phẩm. Vụ đầu còn ít người làm, vụ sau thấy trồng mía lời hơn bất kì loại
cây trồng nào nên các hộ đua nhau trồng; trồng theo quy hoạch, trồng theo kí kết
liên doanh đã đầu tư và trồng tự phát. Cái cổ hủ của người nông dân là chạy theo
phong trào nên hệ quả tất yếu là nguyên liệu thừa, vì công suất nhà máy có hạn.
Trước tình cảnh ấy Nhà máy đường 333 phải chạy vượt cả công suất thiết kế để có
thể khắc phục phần nào tình hình thừa nguyên liệu. Đúng ra những hộ trồng mía
không kí kết với Nhà máy thì Nhà máy không có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho
họ. Nói là vậy nhưng những người công nhân từng khoác áo lính, sẵn sàng hy sinh
cả tính mạng của mình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mong mang lại ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân, giờ đây không thể vì nguyên tắc giấy tờ mà để nhân
dân phải thiệt. Thế là Nhà máy phải gồng mình lên để “gánh”. Thời thừa nguyên
liệu là vậy; còn vào vụ nguyên liệu thiếu, người dân sẵn sàng bán mía cho các
nhà máy tỉnh bạn như Đắk Nông, Khánh Hoà nếu được trả giá cao hơn; lúc ấy buộc
Nhà máy lại phải nâng giá. Làm nghề gì cũng vậy, trong thời buổi kinh tế thị
trường không nhanh nhạy là “chết”!
Trả lời câu hỏi
của nhà thơ Hữu Chỉnh: Tôi nghe nói có nhà máy đường đã không thu
mua hết nguyên liệu, người trồng mía phải đốt bỏ. Vì sao vậy? Ông Phan Xuân
Thuỷ rất vui vẻ cho chúng tôi biết: Một số nhà máy công suất trên 1.000 tấn,
nhà máy không thể khởi động chỉ để chạy vài trăm tấn mía nguyên liệu vì thế việc
phải đốt bỏ là chuyện tất nhiên; nhưng có điều tất cả các số mía đó đã được nhà
máy mua rồi, cái lỗ này nhà máy chịu chứ người trồng mía không phải chịu. Mấy
ông nhà báo chỉ nêu hiện tượng của sự việc nhưng không đi sâu phân tích bản chất
sự việc nên dễ làm người ta bức xúc. Chúng tôi như oà ra trước sự thực mà nay
mình mới biết.
Trên đường đi
thăm vùng mía nguyên liệu thuộc xã Ea Pil, huyện M’Đrăk, ông Nguyễn Văn Nghĩa
cho chúng tôi biết thêm: Ngày nay đa số các hộ kí kết hợp đồng với nhà máy, nhận
đầu tư trồng mía đều có thu nhập ổn định. Các hộ nghèo so với người trong vùng chỉ còn rất ít, đa phần đủ ăn và
vươn lên làm giầu. Cuộc sống mới của những con người trên vùng đất phía đông tỉnh
Đắk Lắk mà trước đây là những người lính Sư đoàn 333 và nay
là con cháu họ, đã đủ ăn, đủ mặc, xây được nhà kiên cố với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, con cái được
học hành đến nơi đến chốn, nhiều người tốt nghệp đại học ở các trường danh tiếng
lại trở về đây góp sức xây dựng quê hương.
Cánh đồng mía
sắp vào thu hoạch, cây cao quá đầu người. Qua xã Ea Tyh đến xã Ea Pil, hai bên
đường xen kẽ những màu xanh của mía là những ngôi nhà kiểu Thái mái ngói hồng
tươi như một minh chứng cho cuộc sống ấm no trên vùng đất mới. Tôi đã từng công
tác nơi đây từ năm 1977, khi hai bên đường quốc lộ 26A kéo dài từ Ngã ba Krông
Jin – huyện M’Đrăk đến tận thị trấn Ea
Knốp bây giờ, hai bên đường chỉ có đồi cỏ gianh nối đuôi nhau trải dài như bất
tận. Ngoài buôn Ea Knốp ra không còn một ngôi nhà nào. Thế mà hôm nay… Dưới
chân đèo 519 đã có những ngôi trường cao tầng ríu rít tiếng trẻ thơ nô đùa. Cây
mía đã góp phần cho người nông dân đổi đời khi định canh trên quê huơng mới.
Chia tay các
anh, những người lính năm xưa và nay là những người công nhân trong thời kì mới,
lòng tôi thấy bâng khuâng, da diết lạ. Các anh không những giỏi đánh giặc mà
còn rất giỏi làm kinh tế. Có lẽ đó là bản chất người bộ đội Cụ Hồ cũng là bản
chất người Việt Nam chúng ta có từ ngàn xưa để lại. Làm kinh tế thời mở cửa khó
khăn nhiều lắm, có lẽ vì thế nên ông Tổng giám đốc Phan Xuân Thuỷ còn nói thêm
với chúng tôi khi bắt tay tạm biệt: Các
bác về thăm là quý lắm rồi, nhưng những thành tích đơn vị xin đừng nêu, thời buổi
làm kinh tế có cái khó của nó! Biết là có lỗi, nhưng tôi không thể không
ghi nhận những điều mình được chứng kiến những nét đẹp trên quê hương mới Tây Nguyên hôm nay. Mừng và
mong sao các anh những người lính năm xưa và cả thế hệ trẻ hôm nay, vẫn tiếp tục
làm ăn phát đạt, góp phần làm giàu đất nước.
Mùa mưa năm 2008
Nhân dịp kỷ
niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Tôi liên hệ với Tổng
giám đốc Công ty mía đường 333 để chuẩn bị cho anh em đi thực tế sáng tác. Tôi
chọn công ty này vì đơn vị nguyên là những người lính chiến đấu trong chiến
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; hoà bình lập lại, các anh còn phải
ngã xuống trong các trận đánh truy quét bọn phản động Fulrô, mang lại cuộc sống
thanh bình cho người dân Tây Nguyên và hơn nữa, tôi có nhiều kỉ niệm đẹp với sư
đoàn làm kinh tế này.
Sư đoàn 333 được thành lập tháng 10 năm
1976. Sư đoàn bộ đóng tại buôn Ea Knôp, huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk. Đơn vị
đóng quân trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Khánh. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn
vị: vừa làm kinh tế, vừa truy quét Fulrô, đảm bảo an ninh cho khu vực. Năm
1985, tình hình an ninh ổn định, Sư đoàn được chuyển giao cho Bộ Nông Nghiệp và
đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp 333.
Tháng 7 năm 1985, Xí nghiệp Liên hợp
333 lúc ấy do Đại tá Trần Thanh Cương làm Tổng Giám đốc chuẩn bị lễ kỉ niệm 10
năm ngày thành lập Sư đoàn đã mời tôi cùng các nhà thơ: Văn Thanh, Mai Thanh
Chương và nhà văn Thao Trường (bút danh của nhà văn Nguyễn Khắc Trường) – phóng
viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội về đi thực tế và sáng tác cho Xí nghiệp. Tôi và
nhà văn Thao Trường đến hầu hết các nông trường ở phía
tây, vốn là các Trung đoàn cũ vừa mới đổi tên để lấy tài liệu sáng tác.
Có lẽ ấn tượng nhất là khi làm việc với ông Cao Văn Hùng, Giám đốc Nông trường
52. Dáng vóc nhỏ con, chắc cân nặng chưa quá 45kg, cao khoảng mét rưỡi, nét mặt
khắc khổ nhưng lại là con người tài hoa, có tầm nhìn xa. Ông giữ anh em tôi lại
một tuần, dẫn đi khắp các đội sản xuất, giới thiệu khá tỷ mỉ quy hoạch và chiến
lược phát triển cây cà phê của nông trường. Qua tìm hiểu chúng tôi biết ông là
cán bộ tập kết năm 1954, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp, đã làm Bí thư tỉnh
Đoàn Nghệ An khi mới 24 tuổi. Ông “bật mí” cho anh em chúng tôi biết thêm: Hiện nay mỗi đội của nông trường đều có một
đập nước, các hộ gia đình công nhân đều
được chia đất làm nhà ven các đập chứa nước của nông trường. Ở Tây Nguyên, có
nước là có tất cả. Nước tưới cà phê, làm màu, trồng lúa, phục vụ sinh hoạt…
ngoài ra mình còn cho mua cá giống các loại như: trắm, mè, chép và rô phi thả
xuống hồ. Chỉ vài tháng sau, công nhân có thể đánh bắt cá cải thiện đời sống.
Cuộc sống có ổn định, người ta mới an tâm công tác. Hầu hết công nhân đơn vị là
người lính vừa bước ra từ chiến tranh, nay đưa vợ con vào sinh cơ lập nghiệp
trên vùng đất hoang vu này mà để người ta đói là có tội!
Sau một tuần hai anh em chúng tôi
đi cùng Giám đốc Cao Văn Hùng đã tận mắt kiểm nghiệm các vấn đề được nghe và
khi trở về xí nghiệp, nhà văn Thao Trường nói với tôi: Tay này khá! Giờ đây nông trường 52 là một đơn vị làm ăn được, có
khu công nghiệp Ea Đar đồ sộ mọc lên trên mảnh đất là vườn ươm của nông trường
khi xưa và chắc chắn những người cán bộ, công nhân nông trường hôm nay và con
cháu họ sẽ không quên người Trung đoàn trưởng - Giám đốc nông trường 52 đầu
tiên, tuy đã về cõi vĩnh hằng nhưng để lại cho thế hệ kế cận những tài sản quý
giá.
Cũng trong
chuyến đi sáng tác lần ấy chúng tôi đến với Xí nghiệp cơ khí do kỹ sư Nguyễn
Văn Hiếu làm giám đốc. Những người lính quen sửa chữa vũ khí, khí tài cho Sư
đoàn, nay chuyển sang sửa chữa và sản xuất các loại máy móc phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Ở Xí nghiệp này, nhiều loại công cụ sản xuất mang tính chất đặc
thù cho công cuộc khai hoang, chinh phục Tây Nguyên đã ra đời, góp phần quan trọng
nâng cao năng suất lao động thời bấy giờ. Ông giám đốc vui tính, thích văn nghệ
và rất được anh em công nhân kính trọng; tuy nhiều lúc ông cũng khá nóng tính
trước những sai sót không đáng có của công nhân. Khi đã nóng ông hay nói nhịu,
chính điều này cũng là đề tài để anh em đùa vui sau lưng. Thời ấy đơn vị cơ khí
của ông được Tổng giám đốc đánh giá rất
cao. Hiện nay ông Nguyễn Văn Hiếu đã về hưu, Xí nghiệp cơ khí được sát nhập vào
Công ty mía đường 333.
Tổng Giám đốc Xí nghiệp mía đường
333 - Phan Xuân Thuỷ, cũng là người quen cũ. Tôi biết anh từ 1985, khi anh còn
làm ở Phòng tài vụ Trung đoàn 725, sau đổi tên thành Xí nghiệp Giao thông - Thủy
lợi 725. Xí nghiệp này khi đó có mặt ở hầu hết các công trình trọng điểm, làm
đường, đắp đập, đào mương… cho khắp cả vùng phía đông Tây Nguyên; những công
trình lớn đến nay vẫn đang phát huy hiệu quả như cánh đồng lúa nước các nông
trường: 720, 721, 716… và đập thuỷ điện Ea Knốp.
Kết thúc chuyến đi thực tế năm ấy,
Đại tá Trần Thanh Cương bố trí cho chúng tôi đi thăm Xí nghiệp K18 đóng quân ở
huyện Vạn Ninh, tỉnh Phú Khánh. Xí nghiệp K18 có nhiệm vụ khai thác đá san hô
dưới lòng biển, mang lên bờ nung thành vôi rồi chuyển lên Tây Nguyên phục vụ
đơn vị. Sau bữa cơm chiều, Đại tá Trần Thanh Cương dẫn tôi ra bờ biển, ngay trước
nhà ông đứng ngắm. Ông tâm sự: Quá nửa đời
người lăn lộn trong chiến tranh, hòa bình lập lại lại lo làm kinh tế, cứ biền
biệt xa nhà, không có thời gian chăm sóc vợ con, mọi sự đều nhờ ở bà ấy cả.
Mình chỉ mong một vài năm nữa được nghỉ hưu về bên vợ con, có điều kiện chăm
sóc cho bà ấy. Nếu có điều kiện, các anh nhà văn, nhà báo phải dành cho phụ nữ
Việt Nam, những người mẹ - người vợ đã trọn đời hi sinh nỗi niềm riêng tư của
mình để chồng con an tâm ra chiến trường, những lời tốt đẹp nhất. Chiến công của
họ là to lớn nhất. Không có những chiến công đó ở hậu phương thì làm sao có chiến
thắng ở tiền tuyến. Tuy bận nhưng mình cũng thường xuyên dành thời gian đọc
sách, tiếc rằng cho đến nay chưa có tác phẩm nào viết về những người phụ nữ hậu
phương trong chiến tranh xứng tầm với họ.
Tôi bị bất ngờ khi nghe những lời
bộc bạch của một vị sĩ quan mà tôi cứ tưởng ông chỉ biết chỉ huy những trận
đánh và giờ đây tập trung vào công việc chính: chỉ đạo sản xuất phục hồi kinh tế
đất nước sau chiến tranh. Đứng trước biển, vị sĩ quan nổi tiếng gan dạ, bỗng trở
về với bản chất một ông “Đồ xứ Nghệ”. Vẫn trăn trở với thời cuộc và cả với văn
học nước nhà. Dáng mảnh khảnh như một ông giáo già vùng quê, tóc bạc trắng bị
gió hất ngược ra phía sau để lộ vừng trán cao hằn nhiều nếp nhăn; trông ông lại
giống như một nhà hiền triết trong truyền thuyết. Người con trai vùng biển cùng
quê với Đại thi hào Nguyễn Du, sau bao năm lăn lộn với chiến trường, giờ đây được
hít thở không khí biển lòng ông lại trĩu nặng băn khoăn với cuộc sống và xã hội
hiện tại. Có lẽ từ sâu thẳm tâm hồn người lính già này vẫn mang đậm dấu ấn người
nông dân Việt Nam: chân tình, giản dị và có tấm lòng thương yêu nồng hậu.
Hơn hai chục năm đã trôi qua, đa
số cán bộ của Xí nghiệp liên hợp 333 đã về nghỉ chế độ, số cán bộ còn lại không
nhiều, họ trụ lại để gánh vác những trọng trách trong xí nghiệp. Đứng ngoài cổng
nhìn vào, hai dãy nhà hai tầng được làm từ thời mới thành lập Sư đoàn 333 vẫn
còn nguyên đây. Ngôi nhà xây, nước sơn còn mới, chắc vừa được sửa chữa lại. Lùi
lại phía sau là hội trường mới xây khá đẹp.
Căn nhà hai tầng ở phía đông cổng làm bằng gỗ, năm tháng trôi qua chỉ làm mặt gỗ
bóng lên, trông rất đẹp. Theo chân của cô văn thư, chúng tôi lên gác hai ngôi
nhà xây, nơi làm việc của lãnh đạo xí nghiệp. Tiếp chúng tôi tại phòng làm việc,
ngoài Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Phan Xuân Thủy còn có Phó tổng
Giám đốc Nguyễn Văn Nghĩa. Câu chuyện
làm ăn của xí nghiệp trong thời kinh tế suy thoái toàn cầu là chủ đề chính. Nhiều
câu hỏi được nêu ra và các anh thay nhau giải đáp cho chúng tôi biết một cách
khá chi tiết.
Công ty mía đường 333 có xưởng chế
biến hạt điều nhân xuất khẩu, công suất 500 tấn/năm; sản xuất phân bón vi sinh
2.500 tấn/năm; sản xuất nước tinh khiết 1.000.000 lít/năm và nhà máy chế biến
đường. Theo thiết kế, công suất nhà máy mía đường 333 là 800 tấn, diện tích đất
chuyên canh theo quy hoạch 2.700ha. Dự tính vụ sản xuất sắp tới sẽ cải tạo nâng
cấp công suất nhà máy lên 1000 tấn. Trước đây Nhà máy đường 333 cũng như nhiều
nhà máy đường trong cả nước làm ăn đều không có lãi, một phần do tập quán canh
tác còn lạc hậu, nhiều nông dân trồng mía nguyên liệu không đúng theo yêu cầu
nhà máy đặt ra. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có những chính
sách ưu tiên phát triển các nhà máy đường; đặc biệt, những nhà máy hoạt động
không hiệu quả đã phải đóng cửa. Những nhà máy hoạt động có hiệu quả tiếp tục
được khuyến khích đầu tư mở rộng. Trong xu thế đó Nhà máy đường 333 tiếp tục được
cấp trên phê duyệt cho mở rộng, nâng công suất và tăng diện tích vùng nguyên liệu.
Vụ 2008 – 2009, Nhà máy liên kết không những với các xã, các hộ gia đình mà còn
kí kết với một số Trại cải tạo Dak Rung, Trại phục hồi nhân phẩm… để trồng mía
nguyên liệu. Đây cũng là cách để giúp những con người lầm lỗi có điều kiện sớm
trở về với cuộc sống đời thường.
Phần lớn đất
đai ở huyện M’Đrăk cũng như các xã Ea Tyh, Ea Păn, Cư Yang, Cư Bông… huyện Ea
Kar toàn đất pha cát chỉ có cỏ gianh mọc thành rừng. Trên vùng đất ấy, con người
chỉ làm rẫy vào mùa mưa và tổ chức chăn nuôi. Nguyên Sư đoàn 333 khi trước cũng
có Xí nghiệp D 22 chuyên làm công việc chăn nuôi bò cung cấp thực phẩm cho toàn
đơn vị. Vùng đất khô cằn này chỉ thực sự thức dậy khi có Nhà máy đường 333 đi
vào hoạt động. Không ngờ đất cát pha này lại hợp với cây mía đến thế. Nhà máy
trực tiếp xuống các xã, vận động nhân dân trồng mía và kí kết đầu tư, bao tiêu
sản phẩm. Vụ đầu còn ít người làm, vụ sau thấy trồng mía lời hơn bất kì loại
cây trồng nào nên các hộ đua nhau trồng; trồng theo quy hoạch, trồng theo kí kết
liên doanh đã đầu tư và trồng tự phát. Cái cổ hủ của người nông dân là chạy theo
phong trào nên hệ quả tất yếu là nguyên liệu thừa, vì công suất nhà máy có hạn.
Trước tình cảnh ấy Nhà máy đường 333 phải chạy vượt cả công suất thiết kế để có
thể khắc phục phần nào tình hình thừa nguyên liệu. Đúng ra những hộ trồng mía
không kí kết với Nhà máy thì Nhà máy không có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho
họ. Nói là vậy nhưng những người công nhân từng khoác áo lính, sẵn sàng hy sinh
cả tính mạng của mình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mong mang lại ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân, giờ đây không thể vì nguyên tắc giấy tờ mà để nhân
dân phải thiệt. Thế là Nhà máy phải gồng mình lên để “gánh”. Thời thừa nguyên
liệu là vậy; còn vào vụ nguyên liệu thiếu, người dân sẵn sàng bán mía cho các
nhà máy tỉnh bạn như Đắk Nông, Khánh Hoà nếu được trả giá cao hơn; lúc ấy buộc
Nhà máy lại phải nâng giá. Làm nghề gì cũng vậy, trong thời buổi kinh tế thị
trường không nhanh nhạy là “chết”!
Trả lời câu hỏi
của nhà thơ Hữu Chỉnh: Tôi nghe nói có nhà máy đường đã không thu
mua hết nguyên liệu, người trồng mía phải đốt bỏ. Vì sao vậy? Ông Phan Xuân
Thuỷ rất vui vẻ cho chúng tôi biết: Một số nhà máy công suất trên 1.000 tấn,
nhà máy không thể khởi động chỉ để chạy vài trăm tấn mía nguyên liệu vì thế việc
phải đốt bỏ là chuyện tất nhiên; nhưng có điều tất cả các số mía đó đã được nhà
máy mua rồi, cái lỗ này nhà máy chịu chứ người trồng mía không phải chịu. Mấy
ông nhà báo chỉ nêu hiện tượng của sự việc nhưng không đi sâu phân tích bản chất
sự việc nên dễ làm người ta bức xúc. Chúng tôi như oà ra trước sự thực mà nay
mình mới biết.
Trên đường đi
thăm vùng mía nguyên liệu thuộc xã Ea Pil, huyện M’Đrăk, ông Nguyễn Văn Nghĩa
cho chúng tôi biết thêm: Ngày nay đa số các hộ kí kết hợp đồng với nhà máy, nhận
đầu tư trồng mía đều có thu nhập ổn định. Các hộ nghèo so với người trong vùng chỉ còn rất ít, đa phần đủ ăn và
vươn lên làm giầu. Cuộc sống mới của những con người trên vùng đất phía đông tỉnh
Đắk Lắk mà trước đây là những người lính Sư đoàn 333 và nay
là con cháu họ, đã đủ ăn, đủ mặc, xây được nhà kiên cố với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, con cái được
học hành đến nơi đến chốn, nhiều người tốt nghệp đại học ở các trường danh tiếng
lại trở về đây góp sức xây dựng quê hương.
Cánh đồng mía
sắp vào thu hoạch, cây cao quá đầu người. Qua xã Ea Tyh đến xã Ea Pil, hai bên
đường xen kẽ những màu xanh của mía là những ngôi nhà kiểu Thái mái ngói hồng
tươi như một minh chứng cho cuộc sống ấm no trên vùng đất mới. Tôi đã từng công
tác nơi đây từ năm 1977, khi hai bên đường quốc lộ 26A kéo dài từ Ngã ba Krông
Jin – huyện M’Đrăk đến tận thị trấn Ea
Knốp bây giờ, hai bên đường chỉ có đồi cỏ gianh nối đuôi nhau trải dài như bất
tận. Ngoài buôn Ea Knốp ra không còn một ngôi nhà nào. Thế mà hôm nay… Dưới
chân đèo 519 đã có những ngôi trường cao tầng ríu rít tiếng trẻ thơ nô đùa. Cây
mía đã góp phần cho người nông dân đổi đời khi định canh trên quê huơng mới.
Chia tay các
anh, những người lính năm xưa và nay là những người công nhân trong thời kì mới,
lòng tôi thấy bâng khuâng, da diết lạ. Các anh không những giỏi đánh giặc mà
còn rất giỏi làm kinh tế. Có lẽ đó là bản chất người bộ đội Cụ Hồ cũng là bản
chất người Việt Nam chúng ta có từ ngàn xưa để lại. Làm kinh tế thời mở cửa khó
khăn nhiều lắm, có lẽ vì thế nên ông Tổng giám đốc Phan Xuân Thuỷ còn nói thêm
với chúng tôi khi bắt tay tạm biệt: Các
bác về thăm là quý lắm rồi, nhưng những thành tích đơn vị xin đừng nêu, thời buổi
làm kinh tế có cái khó của nó! Biết là có lỗi, nhưng tôi không thể không
ghi nhận những điều mình được chứng kiến những nét đẹp trên quê hương mới Tây Nguyên hôm nay. Mừng và
mong sao các anh những người lính năm xưa và cả thế hệ trẻ hôm nay, vẫn tiếp tục
làm ăn phát đạt, góp phần làm giàu đất nước.
Mùa mưa năm 2008
EM XIN CÁI TEM ZVÀNG NÈ:D:
Trả lờiXóaCảm ơn N.L đã đến thăm nhà mới nhé!
Xóaơ, HC lại có blog mới à ? thôi thì lại dùng nhà mới này vậy ! Sớm sáng tác truyện cho mẹ con Sóc nâu đọc nhé ! :)
Trả lờiXóaCảm ơn S.N đã đến thăm, blog trước tự nhiên không thể đăng nhập để giới thiệu truyện viết cho thiêu nhi được, buồn quá.
XóaChúc gia đình bạn buổi tối ấm áp nhé!
HC có hẳn hai "nhà" liền. Oai quá, vậy thì nói như Hồ Tuấn (hay NS Vũ Lân nhỉ?), chỉ lo chăm "nhà" cũng mệt đấy nhở?
Trả lờiXóaTuy có hai nhà, nhưng cũng may mà chưa có NHÀ TÔI, nên cũng không mệt lắm đâu N.L ạ!
XóaEm ghé thăm chúc mừng nhà mới anh đây nè! Em chúc nhà mới của anh luôn rộn tiếng cười, anh luôn bình an và hạnh phúc!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn Hồng Bạch đã đến thăm.
XóaChúc bạn một buổi chiều như ý!