Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

NÉT HUẾ TRÊN CAO NGUYÊN bút ký của HỒNG CHIẾN - CHƯ YANG SIN SỐ: 228 THÁNG 12 NĂM 2009






Bút ký

Trên đường từ thị trấn huyện Krông Năng về xã Tam Giang, nhạc sĩ Nhật Thanh nói với tôi: “Đoạn đường này đẹp nhất tỉnh đấy!” Quả thật đường được rải thảm nhựa, xe chạy rất êm; vườn cà phê, lô cao su nối nhau chạy vùn vụt qua cửa kính xe hơi như ta đang được xem một đoạn phim tài liệu. Các lô cà phê xanh tốt mượt mà, trang điểm trên cành là những chùm quả chín mọng đỏ thẩm. Thấp toáng trên các lô cà ấy, thỉnh thoảng hiện lên những cánh mũ tai bèo, mũ mềm và hiếm hoi lắm mới thấy một chiếc nón trắng ngã màu của những người đi hái cà phê. Cà phê đang vào vụ thu hoạch rộ, mọi người rủ nhau đi hái hết, mới hơn 8 giờ sáng mà đường vắng người qua lại. Đất đỏ bazan màu mỡ của Dak Lak hợp với cây cà phê, nên chúng phát triển trông thật đẹp mắt. Xe xuống dốc, một con dốc thoai thoải, không dài lắm; rừng cà phê đột ngột dừng lại, trước mắt chúng tôi một dòng suối nhỏ hiền hoà lách mình qua các tảng đá đưa nước chảy xuôi về hướng đông, hai bên bờ suối những thửa ruộng lúa nước đã thu hoạch, giờ lùa non mọc lên từ gốc ra xanh um. Thiên nhiên khéo sắp xếp, đã cho vùng này không những đất đồi màu mỡ mà còn có cánh đồng lúa nước phì nhiêu, một năm ba vụ đủ cung cấp lương thực cho cả vùng. Con suối cuối mùa mưa nhìn thật bình yên, nó chính là ranh giới của xã Tam Giang với xã bạn.
Lên triền dốc bên địa phận xã Tam Giang cũng chỉ một màu xanh bạt ngàn của cánh rừng cà phê, xa xa nổi bật lên nền trời những cây cau quấn quanh mình những chùm quả sum suê xanh ngắt, nghiêng bóng soi xuống những ngôi nhà làm theo kiểu cổ, lập ngói; hoạ hoằn lắm mới có nhà lập tôn, kiến trúc theo kiểu Thái. Tôi ngạc nhiên nói với nhà thơ Trần Văn Hội – nguyên là một cựu sinh viên Huế được điều động theo dân vào xây dựng khu kinh tế mới, công tác tại Đài Truyền thanh - Truyền hình Krông Buk, nay đã nghỉ hưu: “Tại sao người dân ở đây làm toàn nhà theo một kiểu cổ như vậy?” “Đấy kiểu nhà của người dân xứ Huế đấy”! Nhìn hàng cau, dàn trầu, mái nhà, các khu vườn và cả những hàng rào trồng bằng cây bông bụt được cắt tỉa khá công phu bao quang các ngôi nhà, làm ta như lạc vào một làng người Huế ở cố Đô. Dù người dân của vùng phá Tam Giang di cư vào Dak Lak cách xa quê cũ hơn 700km nhưng họ vẫn mang phong cách quê nhà vào định cư trên vùng quê mới. Bản sắc Xứ Huế còn được tô đậm thêm trên các ngôi đền được xây dựng khá khiêm tốn ở tất cả các thôn. Người dân ở đây bảo: “Các ngôi đền là nơi người dân địa phương thắp hương các ngày lễ tết, mùng một hay rằm hằng tháng tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ và cán bộ chiến sỹ Trung đoàn thanh niên xung phong vào đây chuẩn bị cơ sở vật chất đón dân đi xây dựng kinh tế mới đã ngã xuống và nằm lại mảnh đất này vĩnh viễn. Nó thuộc về tâm linh, nghĩa cử chứ không phải mê tín dị đoan như các vùng khác”. Thật mừng và vui khi thế hệ hôm nay vẫn có cách nhìn nhận đánh giá và tri ân thế hệ đi trước bằng nghĩa cử rất đẹp như vậy. Qua các đền thờ như thế, các lớp người đi trước đã giáo dục cho thế hệ sau những bài học quý giá từ lịch sử, từ sự tôn khính những người có công với dân với nước. Họ không cần phải dài dòng thuyết giảng hay bắt người khác phải đọc thuộc cả một pho sách dày, mà chỉ vài nén hương với một câu khấn thành tâm đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người… Người dân có thể tự hào về vùng đất mới trù phú hôm nay đã cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc; nhưng mọi người cũng không quên do đâu có được ngày hôm nay. Trong cơ chế thị trường, có nơi mọi người chỉ lo tính lợi nhuận, lo làm giàu và tìm cách làm giàu nhanh nhất có thể; còn vùng đất này không những thế mà còn dạy cho người đang sống biết vì sao có được ngày hôm nay. Phải chăng đó chính bản ngã của người Xứ Huế “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; tình làng nghĩa xóm của từ vùng quê nghèo mang vào Tây Nguyên và bản sắc ấy ngày càng thêm nồng nàn, thăm đượm nghĩa tình.
Tam Giang có được ngày như hôm nay có công lao lớn của một người đi đầu trong công cuộc chinh phục rừng thiêng và trở thành nhân chứng tại đây: ông Lê Doãn Lưới - quê xã Sơn Thuỷ, Lệ Thuỷ, tỉnh quảng Bình; nguyên là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, sau chiến tranh ông được điều về tỉnh đội Bình Trị Thiên; năm 1978, trên cương vị Trung đoàn trưởng trung đoàn Thanh Niên Xung phong Bình Trị Thiên, ông đưa quân vào khai phá vùng đất này chuẩn bị cơ sở vật chất cho nhân dân vào xây dựng kinh tế mới. Ngay đêm đầu tiên đổ quân vào, phát cây rừng chăng bạt nghỉ qua đêm sau ba ngày hành quân vất vả, Trung đoàn ông đã bị Furol tập kích. Khí hậu khăc nghiệt, bệnh tật nhiều, đời sống vật chất thiếu thốn lại cộng thêm bọ Furol quấy phá thường xuyên đã gây không ít khó khăn cho đơn vị. Với bản lĩnh của một người từng chỉ huy quân đội trong chiến tranh ác liệt chống Mĩ, ông động viên anh em yên tâm công tác, khắc phục khó khăn và trực tiếp chỉ huy truy quét Furol, đánh bật chúng khỏi địa bàn, đảm bảo an ninh cho khu vực. Để khắc phục khó khăn về lương thực, ông phát động các đơn vị lấy ngắn nuôi dài, trồng khoai lang khoai mì ngay trên những vùng đất mới khai phá được; bên các bờ suối trồng rau xanh để tự túc thực phẩm. Năm 1982, Trung đoàn TNXP của ông không những đẩy lui bọn Furol vào rừng sâu mà còn khai hoang được 600 ha đất, về quê đón 1200 khẩu vào định canh – định cư, nhưng khi xe vào đến nơi thì chỉ còn chưa đến 900 người. Cuối năm 1982 do mất mùa, thiên tai và bệnh tật, số dân còn lại ở vùng kinh tế mới này chỉ còn một nửa. Bao đêm thức trắng đi vận động từng gia đình cố gắng khắc phục khó khăn, ở lại, ban ngày lại cùng đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất, phát cây, cuốc đất; ngày ấy làm gì có máy móc như bây giờ, tất cả làm thủ công, lấy sức con người là chính. Người không phụ đất, đất trả ơn; củ khoai, củ mì thay cơm chờ đón vụ lúa bội thu năng suất cao chưa từng thấy như ở quê, làm mát lòng người còn bám trụ lại. Qua thời gian khốn khó ấy, đất ngày một thuần thục, năng suất cây trồng ngày một cao; người dân không chỉ trồng lúa, ngô, khoai mì, đậu… mà dần dần tiến tới trồng các cây cao su, cà phê… có giá trị kinh tế cao hơn. Những người trước đây bỏ đi nay lại tìm về; người ngoài quê thấy cuộc sống người đi kinh tế mới sung túc cũng tự động xin vào… thế là đất tốt gọi người trở lại. Quê mới của những người con Bình Trị Thiên định hình trên Cao nguyên. Ông Trung đoàn trưởng ngày nào nay đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng nhìn vóc dáng vẫn còn tráng kiện lắm. Ông cho biết, trong những ngày gian khó đó ông đến từng nhà nói với họ: “Đất ở đây tốt lắm, chỉ chưa có bàn tay con người thôi, nhìn lá rau, cọng hành ta trồng xuống sau vài ngày thôi đã thấy thế nào rồi… chúng ta tin Đảng, đi theo Đảng vậy không lý gì Đảng bảo ta đi khai hoang xây dựng cuộc sống mới lại từ chối! Buổi đầu bao giờ chẳng khó khăn, nhưng ở lại thêm một thời gian nữa, nhất định mọi thứ sẽ khác! Nhờ người dân tin vào Đảng, tin vào người lãng đạo của họ nên những người dân ở lại, kinh tế ngày một nâng cao; sau khi xoá bỏ bao cấp, cho nhân dân phát huy hết khả năng của mình, người dân đã hết đói và đi dần lên làm giàu.”  Nhìn gương mặt cương nghị nhưng đôn hậu của vị chỉ huy năm xưa, đến đây rồi ở lại đây, đưa vợ con vào định cư trên vùng đất mới; năm người con của ông đưa vào, nay đều đã trưởng trành: người làm kỹ sư, người làm bác sĩ, người đương chức giám đốc… căn nhà ông ở tiếp chúng tôi được xây năm phòng kiên cố, nội thất bài trí khá đẹp mắt; bên trái có thêm dãy nhà kho đựng cà phê và chiêc xe hơi đời mới các con ông mua để phương  tiện đi lại; tất cả điều đó đã minh chứng cho cuộc sống tốt đẹp của người dân trên vùng đất mới.
Chia tay ông cựu Trung đoàn trưởng TNXP, tôi đến thăm người đảng viên cao tuổi nhất của xã Tam giang - ông Trần Đình Hứa; tuy đã ngoài tám mươi, nhưng ông vẫn còn khá minh mẫn và nói chuyện rất vui. Người lính già đi suốt qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp rồi chống Mĩ và khi nước nhà thống nhất, ông vui vẻ chấp nhận phân công của tổ chức, đưa nhân dân đi xây dựng kinh tế mới đợt đầu tiên lên đây lập nghiệp. Những ngày đầu gian khó ấy: trời chưa mưa, lũ xối xã ập về, người đi làm không nhanh có thể bị nước cuốn trôi; khi mùa khô đến suốt 6 tháng trời nắng chang chang không một giọt mưa. Thời bấy giờ, cái quan trọng nhất là giải quyết cái đói, muốn dân yên lòng ở lại phải có cái ăn; ăn khoai lang, khoai mì mãi người dân không thể chịu đựng được mà phải có hạt cơm. Trăn trở với suy nghĩ phải có lúa mới sinh sống lâu dài ở đây được, ông tổ chức một tiểu đội, trực tiếp chỉ huy đi tìm đất trồng lúa. Ngày đó rừng già còn bạt ngàn, phải bám cây, lội suối, vượt thác mà đi.  Ông đã tìm ra những đám sình rộng vên suối để khai hoang trồng lúa nước. Từ những đám sình lau sậy cao lút đầu người, khi được vỡ ra để gieo lúa, lúa tốt nhanh hơn cả mong đợi và cái màu xanh tươi mát ấy càng kích thích con người hăng say khai phá. Có cái ăn rồi, lại nảy sinh mặc cảm ở một số gia đình có người thân làm việc cho chế độ cũ; ông lại họp dân, lại đến từng nhà nói cho mọi người hiểu: tất cả do chiến tranh và vì chiến tranh mà ra; còn chúng ta là người Việt Nam, con Rồng cháu Tiên cả, ai làm người ấy chịu và sẵn lòng giang tay đón những đứa con lầm lỗi trở về. Vào đây là con em đất Bình Trị Thiên đều cùng một nhà cả, không phân biệt đối xử và cũng không nên mặc cảm, phải tự hào chúng ta – người xứ Huế, cùng nhau mà sống cho tốt hơn! Khi người dân đã yên lòng ở lại, một số địa phương khác dân di cư tự do bắt đầu tìm đến; trên cương vị Chủ tịch xã, ông đã động viên và giúp đỡ cho họ định cư: “Thêm người cho vui, chúng ta người Việt Nam, người cùng một nhà vì mưu sinh mới phải vào đây!” Ông cười rất vui, nụ cười của người cộng sản trung kiên, sống vì nước vì dân;  Trên 60 tuổi Đảng, 80 tuổi đời người Đảng viên mẫu mực Trần Đình Hứa vẫn là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ hôm nay tiếp bước trên con đường xây dựng quê hương Tam Giang nói riêng và Cao nguyên nói chung ngày một tươi đẹp.     
Về xã Tam Giang đợt này, tôi cảm nhận được một không khí ngày hội, ngày tết đang đến gần, khuôn mặt ai cũng rạng ngời, hân hoan. Trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, người dân Bình Trị Thiên khi xưa và nay là người Xứ Huế đã có cuộc sống ổn định, kinh tế ngày một phát triển. Điều gì làm nên điều kỳ diệu này! Thắc mắc của tôi được ông Trần Thanh Nam – Bí thư Đảng uỷ xã Tam Giang giả đáp: “Cái cốt lõi để xây dựng được phong trào là biết xây dựng khối đoàn kết: đoàn kết trong đảng trên tinh thần đồng chí, đồng đội; đoàn kết nội bộ, đoàn kết trên tinh thần tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau… Đoàn kết là ưu tiên hàng đầu để xây dựng Đảng và cũng cố chính quyền. Sau 30 năm thành lập, Đảng, chính quyền và nhân dân xã Tam Giang tự hào đã xây dựng được một khối đoàn kết vững mạnh. Xã Tam Giang hiện nay dân số có 1218 hộ, 5851 khẩu, diện tích đất tự nhiên 3416 ha; ước tính giá trị sản xuất đạt 60.206 triệu đồng, thu nhập bình quân 7.377.000 đồng (theo giá cố định năm 1994), bằng khoảng 12,3 triệu đồng thời giá hiện hành. Thu nhập bình quân, năm sau bao giờ cũng tăng hơn năm trước, đời sống kinh tế ổn định nên các phong trào khác cũng đuợc nâng cao rõ rệ: xã có 4 trường học thì cả 4 trường được kiên cố hoá; trạm xá xã đạt chuẩn, điện đến tất cả các gia đình từ rất lâu rồi, còn đừơng nhựa cũng đã được làm…Giao thông thuận tiện, một số hộ đã thành lập các doanh nghiệp và từ cái nôi Tam Giang đã vươn xa đến tận các tỉnh bạn và thành phố Hồ Chí Minh rồi đó”. Người Bí thư Đảng uỷ hôm nay nguyên là một trong những chiến sĩ Trung đoàn thanh niên xung phong tỉnh Bình Trị Thiên khi xưa, vào khai hoang mở đât và bám trụ lại đây để gây dựng từ vùng “rừng thiêng nước độc” ngày nào, nay thành “đất lành người ở”. Cuộc sống người dân đã ấm no, hạnh phúc và nhiều nhà đã trở nên giàu có do chính bàn tay cần cù của người dân Xứ Huế làm nên. Một vùng đất khi mới vào khai hoang diện tích có tới 3 phần tư là rừng nguyên sinh; sau ba mươi năm định cư, số rừng nguyên sinh đã hoàn toàn biến mất nhường chỗ cho rừng cao su, rừng cà phê và ngày càng sinh lợi, người dân có của ăn của để và càng tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng. Tôi hỏi thêm: “Tình hình tín ngưỡng của nhân dân địa phương thế nào, có phức tạp lắm không?” Ông Bùi Văn Thành - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Dân số xẫTm Giang hiện nay Dân xã Tam Giang đa số người dân thờ ông bà tổ tiên theo nghi lễ truyền thống, một số ít theo một đạo đạo Phật. Đảng và chính quyền địa phương tạo điều kiện để bà con xây dựng một ngôi đền khá bề thế ở trung tâm xã, đây cũng là nơi để bà con thực hiện nghĩa vụ tâm linh với tín ngưỡng của mình theo đúng bản chất người Huế. Sau này các dân tộc ít người từ các tỉnh phía Bắc vào cũng dần dần được giáo hoá và tin theo đạo Phật; vì thế hiện nay cả xã chỉ có duy nhất một đạo Phật”
Trưa ông Trần Thành Nam mời chúng tôi về nhà riêng ăn bữa cơm thân mật. Bà Kim Hồng – vợ ông ân cần mời mọi người dùng bữa cơm “thường” với các món ăn Huế: “Mấy khi các anh xuống được đây, mời các anh dùng bữa với gia đình cho vui. Hôm nay chỉ có món cá chình om chuối và ca đối kho tộ, hai loại đặc sản của vùng phá Tam Giang”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Chị nói sao? Hai loại cá này mang tận quê vào đây”? “Dạ!” Tiếng bà chủ trả lời – Ngày xưa bọn em đi từ quê vô đây hết trọn ba ngày, nay thì sáng còn ở đây, chiều đã có mặt tại quê rồi. Hiện nay, tại xã mỗi ngày có hai chuyến xe khách từ quê vô, hai chuyến từ đây về, xe chạy một ngày là đến nơi. Mọi thứ quê có, ở đây nay cũng có rồi; thời bây giờ sướng vậy đấy. Các anh ăn thử cá phá Tam Giang xem có khác với cá Dak Lak không! Như con cá chình đây, mình nhỏ nhưng dài hơn; ăn ta thấy thơm và ngọt thịt hơn”… Người phụ nữ trong số những cư dân đầu tiên vào đây khai phá vùng đất mới, tìm được tình yêu ngay chính mảnh đất tưởng như khô cằn này, để rồi từ tình yêu đất đến yêu người và đất không phụ người; họ đã xây dựng được một cơ ngơi khá bề thế, các con được học hành tử tế. Mảnh đất dữ ngày xưa đã bị tình yêu thuần hoá để trở thành mảnh đất lành và ngày nay là mảnh đất tốt níu giữ con người ở lại. Hai người bạn thanh niên ngày xưa và giờ đây trở thành đôi uyên ương hạnh phúc trên vùng đất mới.
Đúng là người Xứ Huế! Họ một lòng tin theo Đảng, đi theo Đảng vì các vị cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền địa phương nơi đây đã sống và làm việc chiếm trọn niềm tin yêu của nhân dân. Gần dân, biết đau cái đau của dân, biết vui cái vui của dân; đồng cam cộng khổ và biết cách cùng nhau làm giàu trên quê hương thứ hai. Người xư đã dạy: “vắng anh em xa có láng riềng gần”, thật đúng. Những người con Xứ Huế vào lập nghiệp tuy không phải anh em, dòng họ mà vì họ là người dân cùng vùng đất Tam Giang nổi tiếng từ ngàn năm xa xưa, nay biết đoàn kết bên nhau để xây dựng cuộc sống mới trên vùng quê mới khi: “tối lửa tắt đèn” có nhau. Quê mới trên cao nguyên trù phú với cách canh tác khác và cách làm giàu cũng khác vùng quê nghèo miền Trung, nhưng những người con đi mở đất vẫn giữ được bản sắ một vùng quê quả thật hết sức quý báu. Tôi không biết ăn trầu, nhưng cũng cố ăn một miếng cho biết mùi vị cau trầu xứ Huế trồng trên Cao nguyên. Người dân khen: “Cau trầu trồng trên này quả, lá đều to hơn, nhiều hơn; nhưng mùi vị vẫn có gì đó chưa bằng dưới quê!” Vâng! Chất quê đã thấm vào máu thịt của mỗi con người thì không có gì có thể thay đổi được. Hình bóng quê hương qua hàng cau, vườn trầu, hàng bông bụt… như mang trọn hơi hơi quê vào với mỗi người và càng nhắc nhở mọi người nhớ tới quê hương bản quán mà sống tốt hơn, đoàn kết hơn. Mừng cho vung đất mới Tam Giang đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn, tích cực hơn trên con đường xây dựng nông thôn mới. Mừng cho tiềm năng một vùng đất bao năm bị bỏ quên nay đã được đánh thức dậy để phục vụ con người, làm giàu cho tổ quốc. Trên tất cả, là một niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào Đảng và Chính quyền địa phương nên đã xây dựng được một vùng đất thanh bình. Xin chúc cho Tam Giang và những người con Xứ Huế trên vung đất mới tiếp tục giữ vững khối đoàn kết và bản sắc địa phương, cùng tiến bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; góp phần xây dựng đất nước ngày một phồn vinh.

11 nhận xét:

  1. Năm nay ở mình ít mưa lũ anh C nhỉ? E hay đọc truyện anh đăng thường kỳ trên báo ĐL. vậy a đã xuất bản hẳn một cuốn nào chưa ạ? Truyện của anh rất ấn tượng, e muốn mua nhưng hỏi nhà sách không có.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cô gióa quan tâm. H.C mới có 05 tập sách in riêng còn in chung thì hơn... chục cuốn thôi nhưng đều xuất bản truwocs năm 2012 nên các hiệu sách không còn. Nếu có dịp mời bạn đến tòa soạn (172 Điện Biên Phủ, Buôn Ma Thuột) chủ nhà sẽ tặng một cuốn nhé!

      Xóa
  2. http://nguoitrungdu.blogtiengviet.net/2012/08/23/var_phamanng_nam

    Trả lờiXóa
  3. Em ghé thăm anh, đọc câu chuyện Nơi cơn lũ đi qua mà nhớ lại lúc đó em cũng đang học tại chức ở BMT khi đi về nhà thấy nơi đâu cũng nước mênh mông... Còn năm nay thì mất mưa anh nhỉ? Chúc anh đêm thật ấm nồng bên người thân yêu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm nay mưa ít nên chắc lạnh nhiều. Trận lũ năm ấy thật kinh khủng. Có dịp mời bạn ghé cơ quan H.c chơi nhé. Địa chỉ: 172 Điện Biên Phủ (có gốc cây đa to ấy).

      Xóa
  4. Dạ, có dịp em sẽ ghé thăm anh.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết thật cảm động. Không có gì khắc nghiệt bằng thiên tai(bão, lũ). Mong cho mọi người mau vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
    ĐomĐóm chúc Anh và mọi người một mùa Giáng sinh An lành, nhiều niềm vui và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn DomĐom đã ghé thăm. Chúc bạn mọi điều như ý!

      Xóa
  6. Con đọc lại tập sách chú tặng mà thấm thía nhiều quá. Chú là người thầy gián tiếp dạy con rất nhiều trong con đường tìm ước mơ cho con. con cám ơn chú ạ. con yêu chú - người thầy đáng kính của con ạ!

    Trả lờiXóa

NHẬN XÉT MỚI