Truyện ngắn của HỒNG CHIẾN
Nạn heo rừng tàn phá hoa màu, cây cối kéo
dài đã bao đời nay ở vùng Ea Ty - Ea Bin – Ea Pal mà không ai làm gì nổi. Cứ
đến vụ thu hoạch lúa, bắp hay khoai là
người ta phải làm lều, đốt lửa, thức trắng đêm khua chiêng, gõ mõ canh rẫy.
Nhưng ác hại thay heo rừng vẫn về hàng đàn, hàng lũ. Có đàn năm mười con; có
đàn hàng trăm con. Chỉ cần một đêm thôi, bầy heo có thể phá sạch cả héc ta bắp
sắp thu hoạch; hay năm, bảy sào lúa đang đông sữa.
Nhìn cánh đồng bắp bị dày xéo, đổ gãy ngang
thân, chính thị là heo rừng phá; cánh đồnh lúa chỉ còn trơ bông không hạt, rạ
chất thành đống,thủ phạm cũng là heo rừng.Mỗi loài cây chúng ăn theo một cách
khác nhau. Nếu là khoai lang hay khoai mỳ chúng ủi từng gốc, đào sâu hàng mét,
moi kỳ hết củ. Còn bắp chúng ăn theo kiểu riêng: con lớn cắn ngang thân cho cây
bắp gãy xuống, con nhỏ nhai cả cùi lẫn hạt. Nếu ăn lúa thì đơn giản hơn: cứ
ngang cổ bông lúa mà nhai, nuốt lấy nước nhả trấu ra từng đống. Ăn chán chúng
rủ nhau cắn sát gốc lúa tha cây lại một chổ chất thành đống to như ngôi nhà,
phía trong rỗng có hai cửa ra vao rồi đuổi nhau chạy vòng quanh, hay chui qua
cửa vào trong giữa đống rơm, rạ cắn nhau kêu chí chóe. Để tránh sự tàn phá khủng
khiếp đó, người ta phải đào hào, rào rẫy, làm bù nhìn, đêm đêm đốt lửa nơi góc
rẫy và tìm lối mòn chúng thường qua lại đặt bẫy; nhưng vẫn không ngăn đựơc nạn
phá hoa màu của bầy heo rừng. Cuối cùng họ phải nhờ đến cánh thợ săn. Những săn
heo đâu phải là dễ!
Người ta kể rằng vùng xã Ea Tý và Ea Pal
cũng có mấy nhóm thợ săn trổ tài đuổi
heo. Ban đầu cứ nghe nơi nào có heo phá là mang chó đến lùng sục. Song kết quả
thật đáng buốn, cứ vài lần gặp heo rừng phường săn phải bỏ đi vài con chó. Con
thì bị nát chân, con thủng bụng, con toạc mông. Có con sau một lần săn heo đến
lần khác chỉ ngửi thấy mùi heo là chạy lại với người. Điều đáng sợ hơn cả với
phường săn là con heo một thỉnh thoảng vẫn về. Gọi nó là heo một vì nó luôn đi
một mình không bao giờ đi với con khác. Người dân trong vùng nói rằng: “con heo
một này thành tinh rồi, bắn không được vớ!”.
Nhiều người nhìn thấy nó thong thả diễu hành
qua các rẫy lúa, rẫy bắp và rất điềm nhiên nhìn người ta la hét xua đuổi. Có
lần thấy người đuổi, nó chạy lại đuổi người.
May, hôm đó có cây để người chủ rẫy trèo lên tránh chứ không chẳng hiểu sẽ ra
sao. Thân hình con heo một mỗi người nói một cách. Có người bảo nó giống như
con trâu mộng, có người lại bảo nó giống như con bò kéo xe. Nhưng ai cũng nói
giống nhau một điểm: hai cái nanh của nó to bằng cổ tay trẻ con, trắng hếu thò
ra phía trước mồn như hai qủa chuối; lông bờm dựng đứng, lởm chởm, vòng ngực
rất nở, to gấp rưỡi phần sau; nhìn qua giống như con sư tử vẽ trong sách. Mỗi
lần nó về là đồng ruộng bị tàn phá nặng nề. Đặc biệt là mía. Một đêm nó có thể
nhai gần hết sào mía. Cách ăn cũng rất lạ: Cây mía bị ủi tung gốc cho đổ xuống
rồi nó ùng chân giữ lấy cây đưa miệng xuống
nhai như người. Ăn chán nó còn cắn tấp thành đống cao như mái nhà để
ngủ. Nhân dân trong vùng khổ sở vì nó. Nhiều thợ săn đã chạm và không ai giám
bóp cò khi đôi mắt trắng dã của nó long lên nhìn người chằm chằm.
Tiếng tăm con heo ngày càng vang xa khi nó
quật ngã tay thợ săn nổi tiếng vùng Ea Pin. Hôm đó vào khoảng 18 giờ, Nông Văn
Nhung một tay thợ săn dày dạn kinh nghiệm, đội đèn ra rấy canh bắp. Anh vừa
bước vào đến mép rẫy bổng thấy một khối đèn sì như con trâu di chuyển vào bìa
rừng. Vốn là tay thợ săn cự phách Nhung nâng khẩu súng xiết cò. Khối đen bổng
“hộc” lên một tiếng rợn người nhảy bổ vào vạt cỏ tranh bìa rừng, biến mất. Linh
cảm của người thợ săn lành nghề, Nhung quay luôn về nhà không giám vào rẫy nữa.
Anh biết mình đã bắn trúng con heo “truyền thuyết”; song không rõ nó có chết
hay không.
Sáng hôm sau Nhung rủ thêm mấy người bạn mang
chó ra tìm. Đến chỗ bắn hôm qua Nhung reo lên.
- Có vết máu đây rồi! Nhanh lên.
Mọi người xua chó lần theo vết máu. Ba con
chó săn tinh khôn không chịu đi cứ đứng ngoài rẫy sủa ông ổng vào đám cây trước
mặt. Bực mình Nhung thọc nòng súng vào đám cây, rẽ lối lần theo vết máu. Anh hi
vọng con heo đã chết rồi. Đi cách rẫy chưa được chục mét, bổng nhiên vạt cây
trước mặt Nhung rung lên như có gió xoáy kèm theo tiếng “hộc” rợn người; cả
thân hình hơn sáu chục ký của Nhung đã lơ lững trên không, khẩu súng văng lên
ngọn cây bên cạnh. Mấy người bạn đi theo cuống cuồng xả đạn lên trời hò hét lao
vào. Nhưng rừng cây đã in lặng như chưa có gì xãy ra, để lại Nhung nằm trên
vũng máu, một vết rách dài từ đùi lên tới tận bụng.
Sau vụ đó gần ba tháng không còn thấy nó trở
về; ai cũng tưởng nó chết. Nào ngờ vào một đêm tối trời nó đã khắc dấu ấn để
lại cho mọi người biết sự tồn tại của mình bằng cách xóa sạch cả một rẫy đậu
phụng sắp đến ngày thu hoạch. Cái rẫy mà nó bị bắn hôm trước in chi chít dấu
chân to như dấu chân bò, có khác chăng hai móng sau thọc sâu xuống đất. Sự xuất
hiện của nó làm người ta lo sợ sự trả thù của “ông heo một”. Người già bảo:
“phải cúng thôi, cúng để ông ấy nguôi giận mà đừng phát nữa!?”. Nhưng đám thanh
niên vốn không xem ma, quỷ, thân thánh là gì cả nên bàn với nhau cách trị con
heo “thành tinh” này. Thế là một kế hoạch chi tiết được vạch ra, bầy chó săn
nổi tiếng của anh em nhà họ Khúc từ Thái Hòa được mời tới tham gia “trận đánh”.
Mười ba chàng thanh niên nhanh nhẹn được
trang bị mác, gươm và pháo đùng lần theo dấu chân heo. Tám tay súng thiện xạ
nhất chọn ngay chân núi làm điểm phục kích. Họ chặt cây làm sàn cách mặt đất từ
hai đến ba mét. Có giá bắn cẩn thận để chờ. Ai cũng đóan nếu bị xua đuổi nó phải chạy qua đây để lên núi Chư
Pa. Đội quân đi lùa lần theo dấu vết đến đám rẫy bỏ hoang từ năm ngoái, cây cối
mọc rậm rạp cao lút đầu người rộng chừng nữa hét ta, xung quanh đám rẫy hoang
là cánh đồng trống.
Bổng bầy chó gào lên inh ỏi, đoàn người lùa
như được hiệu lệnh cùng lúc gầm lên: A-ô! A-ô! Vang động cả góc trời xen lẫn
tiếng đì đùng của pháo cối được đốt để thị uy. Thế nhưng con heo đã thành tinh
không chịu chạy qua đám trống của rừng già, chắc nó biết cái góc rừng không có
tiếng người; tiếng pháo kia chứa đầy chết chóc nên không chịu ra. Nó luẩn quẩn trong đám rẫy
phát, thỉnh thoảng báo hiệu sự có mặt của mình bằng tiếng “hộc”, lạnh lùng kèm
theo tiếng kêu thảm thiết của một con chó nào đấy.
Cuộc săn đuổi từ nửa buổi sáng qua nửa buổi
chiều vẫn không đạt kết quả gì. Bầy chó ban sáng hung hăng giữ tợn như vậy, bây
giờ xơ xác, con rách bụng, con nát chân, con nào may mắn hơn chạy ra đám rẫy quang
ngó vào tu lên từng hồi ai oán. Đoàn người mệt mỏi gọi nhau họp lại tìm cách
giải quyết. Cuối cùng đành phải dùng cách cổ điển nhất buộc con heo thành tinh
phải lộ diện bằng cách: mọi người dàn hàng ngang, cách nhau từ 3 đến 5 mét, vừa đi vừa
phát cây, vừa hò hét, làm như thế có mệt hơn, lâu hơn nhưng chắc chắn con heo thành
tinh này phải chạy lên núi cao, chỗ ấy có năm tay súng giỏi nhất đang chờ.
Bàn bạc xong mọi người chia nhau ra chỗ được
phân công.
Trớ trêu thay khi năm người được cử ra chỗ
mai phục vừa mới bước đi thì đã thấy một khối đen sì lừng lững như con trâu
dang sắp khuất hẳn vào rừng. Không ai
bảo ai, song cả năm khẩu súng đều gầm lên, cát bụi tung tóe che khuất cả một
góc rừng. Khi đám bụi lắng xuống chẳng ai còn nhìn thấy con heo ấy nữa. Mọi
người tiếc ngẩn ngơ. Cả một ngày với hơn hai chục con người, hàng chục con chó
vẫn không sao hạ được con heo “thành tinh”.
Tin dữ bay về, người già trong các làng chê
trách bọn trẻ ngổ ngược và bảo: “bây giờ chọc tức “ông ấy” rồi thì hãy nống mắt
lên mà nhìn tai họa”. Nhưng thời gian cứ lặng lẽ trôi qua và từ đó tới nay, không
ai trong vùng còn nhìn thấy dấu vết của con heo khủng khiếp ấy nữa.
Mùa xuân 1986
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI