Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ CHƯ YANG SIN SỐ: 299 - THÁNG 7 NĂM 2017


TRANG CHUYÊN ĐỀ CÔNG AN NHÂN DÂN


  
NGƯỜI GẮN BÓ VỚI CÔNG TÁC AN NINH

Ghi hép của MAI KHOA THÂU 

Đây là lần đầu tiên tôi có dịp đến thăm và gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Đắk Lắk. Qua mấy ngày tiếp xúc, được chứng kiến những công việc của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng Công an tỉnh nhà, tôi mới thấy hết những khó khăn vất vả mà các anh đã trải qua. Nhiều cán bộ chiến sĩ Công an đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu đậm, đặc biệt làø Đại tá Nguyễn Cộng Hòa.
 Đại tá Nguyễn Cộng Hoà (Trưởng phòng An ninh dân tộc - PA90) quê ở Nghệ An là người nói lưu loát tiếng Êđê với nhạc sĩ - nhà văn Linh Nga. Điều đó chứng tỏ rằng, sự thực hiện: “Bốn cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói), không chỉ là những lời nói suôâng. Khi tôi hỏi anh nói được bao nhiêu thứ tiếng, anh Hòa cho biết: Có thể nói được 5 thứ tiếng, là Êđê, Mông, Tày, Nùng, Dao, Thái.
Khi được hỏi về nguyên cớ nào đã đưa anh bén duyên với ngành Công an. Đại tá Nguyễn Cộng Hoà cho biết: Sau khi học xong lớp 10/10 anh được Ty Công an tỉnh Nghệ An tuyển đi học Trung cấp An ninh tại Sóc Sơn, Hà Nội. Tốt nghiệp ra trường năm 1981, anh vào nhận công tác tại Công an Đắk Lắk và được phân công về Đội Chống Fulro (tiền thân của Phòng An ninh dân tộc hiện nay).
Theo anh Hòa: Muốn giữ vững được sự ổn định về an ninh thì phải làm công tác vận động tuyên truyền về chính sách và pháp luật của Nhà nước trong quần chúng nhân dân thật tốt để người dân hiểu và làm đúng. Bây giờ các thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta, bằng nhiều hình thức mới, trong đó có hình thức ôn hòa. Chúng không dùng vũ khí hay gây rối như trước đây, mà là kích động quần chúng nhẹ dạ cả tin, đưa ra yêu sách phi lý. Do vậy đòi hỏi người chiến sĩ an ninh phải có bản lĩnh vững vàng, phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Phải kịp thời nắm bắt và giải tỏa những tâm tư, nỗi niềm của quần chúng. Chỉ có thế mới được quần chúng tin yêu, đùm bọc, cưu mang. Anh kể: Năm 2003, khi lần đầu tiên tiếp xúc với Y Hem là đối tượng Fulro 4, đang lẩn trốn ở trong rừng, đã hơn hai năm. Đối tượng “Fulro 4” là những đối tượng chuyên gây rối, làm mất trật tự an ninh buôn làng, kích động quần chúng chống đối Đảng và Nhà nước, đòi hỏi yêu sách vô lý. Anh Hòa đã đến vận động gia đình khuyên nhủ Y Hem rất nhiều lần ra đầu thú, để nhận được sự khoan hồng của Nhà nước. Sau rất nhiều nỗ lực, kiên trì vận động, tuyên truyền, Y Hem đã ra đầu thú, chính quyền và công an đã giữ đúng cam kết không xử lý… còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi, như cho vay vốn ngân hàng để làm ăn phát triển kinh tế. Sau này, chính Y Hem lại là một nhân tố tích cực trong việc vận động những người lầm đường, lạc lối trở về với dân làng. Trầm ngâm một lát, anh Hòa lại kể cho tôi nghe về một kỉ niệm đẹp trong cuộc đời của người chiến sĩ an ninh. Đó là chuyện về Y Thái, trung úy Fulro, ở buôn Suốt H’Luốt, huyện Cư M’gar. Y Thái đã theo Fulro năm 1979, anh Hòa đã tìm mọi cách để vận động và tuyên truyền, mãi đến năm 1985 Y Thái mới bỏ rừng trở về giao nộp vũ khí, rồi nhận làm anh em kết nghĩa. Đến bây giờ hai người vẫn còn đi lại thân mật, gia đình Y Thái là một gia đình có kinh tế khá giả trong buôn, đáng kể nhất đó là các con của Y Thái được học hành tử tế, đã có nghề nghiệp ổn định. Đó quả là một kỳ tích của những chiến sĩ an ninh trên mặt trận thầm lặng. Anh Hòa tâm sự: Là một người chiến sĩ an ninh, trong công tác vận động quần chúng, mình phải có phương pháp tốt tạo được niềm tin, tác động qua buôn trưởng, qua những già làng có uy tín. Trong công việc phải có lòng đam mê, phải gần gũi thân thiện với bà con, phải thật thà, phải xác định cống hiến; ngoài ra còn phải có sự ủng hộ của gia đình... Chị Nguyễn Thị Kim Oanh – vợ của anh, một cô giáo đẹp người đẹp nết, đã hết mực chăm sóc gia đình, con cái để anh yên tâm công tác. Như một nhân duyên, anh gặp chị trong một lần đi công tác. Tình cảm và sự khâm phục công việc của anh đã giúp chị đến với anh bằng một tình yêu thật đẹp và quyết định theo anh lên miền núi làm ăn sinh sống. Anh chị kết hôn năm 1989, và sinh được hai người con, cháu lớn đã trở thành một chiến sĩ công an theo nghề bố, cháu thứ hai đang theo học đại học kinh tế năm cuối. Tình yêu, công việc và gia đình là mảnh ghép hoàn hảo chắp cánh cho anh và đồng đội vươn xa trên con đường mà mình đã lựa chọn.
Từ khi thành lập đến nay, đơn vị luôn đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, Đơn vị văn hóa, gương mẫu về chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân, Chi bộ trong sạch vững mạnh 10 năm liền, 2 lần nhận Cờ thi đua của Tỉnh ủy, là đơn vị dẫn đầu khối thi đua lực lượng An ninh Đắk Lắk trong ba năm 2007, 2008, 2011, 4 lần nhận Cờ thi đua của Bộ Công an, hai năm liền nhận Cờ thi đua của Chính phủ (2015, 2016); tập thể đơn vị được nhận 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì của Chủ tịch nước, 4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 31 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, UBND tỉnh và nhiều giấy khen của Tổng cục An ninh, Giám đốc Công an tỉnh; hơn 500 lượt cán bộ chiến sĩ được các cấp khen thưởng (có 2 cá nhân được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba và 6 lượt cán bộ chiến sĩ đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn lực lượng).
Chia tay đại tá Nguyễn Cộng Hòa, Trưởng phòng An ninh dân tộc trong một buổi trưa hè, tiếng ve râm ran trên những nẻo đường phố núi, chúng tôi thầm khâm phục, ý chí và nghị lực của các anh- những cán bộ chiến sĩ Phòng An ninh dân tộc, và chúc cho các anh thực hiện được những ước mơ cao cả, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự bình yên của đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẬN XÉT MỚI