Ghi chép
Có
một cuộc sống yên bình, no ấm luôn là mong ước của mọi công dân, là mục tiêu phấn
đấu của Đảng và Nhà nước ta. Để đảm bảo có được điều đó, thì cần có ngành công
an. Đây chính là lực lượng có chức năng đảm bảo cho việc thực thi pháp luật được
công bằng, chính xác; an ninh trật tự ổn định. Qua đó góp phần đưa chất lượng
cuộc sống của người dân đi lên, đất nước ngày càng ổn định và phát triển hơn.
Hình ảnh chiến sỹ công an đã gắn liền với cuộc sống hàng
ngày của toàn dân. Có người tiếp xúc với người dân, có người đi cơ sở, nhưng cũng
có người thầm lặng trong chiến tuyến riêng của mình. Và một trong những cá nhân
mà bài viết này nói tới là thượng tá Nguyễn Văn Đang cùng cán bộ chiến sỹ ở Trại
Tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk.
Nghe
tên Trại Tạm giam có vẻ gì hơi sợ, nhưng dọc con đường từ cổng vào nơi tiếp đoàn,
xe chạy giữa một bên là vườn trồng rau, một bên là trồng hoa. Thửa đất trồng
hoa hướng dương mới chớm đợt nở hoa, nhưng những bông hoa vàng tươi lác đác cũng
đủ giúp xua đi chút không khí e ngại khi lần đầu bước chân đến một nơi đặc biệt
như thế này.
Đón
chúng tôi là đồng chí Đại tá Giám thị Trại Tạm giam Võ Huy Hòa cùng các cán bộ
chủ chốt của Trại. Sau lời giới thiệu và phát biểu của nhà văn Hồng Chiến, Trưởng
đoàn thực tế sáng tác của Hội VHNT, Thượng tá Nguyễn Văn Đang, Phó giám thị, Phó
bí thư đảng bộ Trại Tạm giam báo cáo một số nét chính của Trại. Với giọng nói
chân tình, mộc mạc, anh đã giúp chúng tôi hình dung được những công việc, thành
tích cũng như những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của tập thể cán bộ
chiến sỹ nơi đây.
Trại
Tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk được xây dựng với diện tích 25 ha, tại xã Ea Tam,
thị xã Buôn Ma Thuột (nay là phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột). Nhà nước
và Bộ Công an, giao cho Trại nhiệm vụ quản lí người bị tạm giữ, tạm giam và thi
hành án phạt tù. Từ khi thành lập đến nay, mặc dù có nhiều khó khăn gian khổ nhưng
tập thể cán bộ chiến sỹ của Trại đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Không
có tình trạng can phạm nhân trốn, chết, thông cung, tự sát, đầu gấu, ăn chặn.
Nghe
báo cáo của Thượng tá Nguyễn Văn Đang, nhìn vẻ mặt dù vui nhưng vẫn phảng phất
nét ưu tư của Đại tá Võ Huy Hòa và các cán bộ trong căn phòng, nhìn ra khoảng
trời xanh chan hòa nắng ngoài kia, nghĩ đến bao nhiêu đối tượng mà Trại đang quản
lí, tôi thấy ẩn sau những từ ngữ đó là biết bao nhiêu cố gắng của tập thể cán bộ
chiến sỹ (CBCS) của Trại.
Trong
khoảng thời gian ngắn ngủi ở Trại chúng tôi đã được các anh giúp nắm những thông
tin chính của Trại, và mỗi người đều có cảm nhận riêng của mình.
Sau
khi nghe báo cáo, chúng tôi đi tham quan khu Tượng đài Hồ Chí Minh ngay trung tâm
khuôn viên Trại. Công trình được xây dựng vào năm 2016, tổng kinh phí là 150
triệu đồng, là tiền do CBCS của Trại đóng góp. Trong các dịp lễ tết hoặc kỉ niệm,
Trại sẽ tổ chức lễ báo công dâng Bác. Pho tượng lãnh tụ bằng thạch cao trắng, vẻ
mặt hiền từ phúc hậu, vầng trán cao và cặp mắt tinh anh, sừng sững giữa không
gian thoáng đãng. Phía trước tượng Bác có bồn trồng hoa sen. Những bông sen trắng
sen hồng không thật tươi lắm do đã cuối vụ, nhưng những cánh mỏng còn níu chặt
bên đài hoa vương chút nhụy vàng... Trên trời, mây trắng bay thong dong, và vầng
trăng muộn vẫn chưa chịu lặn. Tự nhiên tôi có cảm giác rất lạ. Cảnh này có chất
“thiền”, tưởng như không ăn nhập lắm với ba chữ “TRẠI TẠM GIAM”. Nhưng rồi nghĩ lại mới thấy đó là điều nên có. Cảm
giác bình an tự tại ấy sẽ giúp con người được lắng lòng mình lại, và chắc chắn
sẽ giúp cho những can phạm nhân của Trại được sống những phút hướng thiện khi
soi mình trong bầu không khí ấy. Tôi nghĩ có được điều đó là nhờ vào tập thể
CBCS của Trại, trong đó có những cá nhân xuất sắc. Các anh đã cống hiến và đóng
góp vào chiến công chung bằng sự hi sinh thầm lặng như hương hoa sen đang thầm
lặng dâng cho đời làn hương thanh tao quý báu của mình.
Cả
Đại tá Võ Huy Hòa và Thượng tá Nguyễn Văn Đang đều khiêm tốn, không muốn nói
nhiều về mình. Các anh đều khẳng định: “Thành tích của Trại là của tất cả CBCS,
không phải của chúng tôi”. Vậy nên khi chúng tôi ngỏ ý muốn viết về thành tích
của các anh, các anh đều từ chối. Thế nhưng, để có tập thể mạnh thì phải có những
cá nhân xuất sắc. Cá nhân xuất sắc mà tôi muốn nói nhiều hơn là người đã có thời
gian gắn bó lâu năm nhất ở Trại tạm giam này. Đó là đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn
Đang - Phó giám thị phụ trách bảo vệ, giam giữ - Phó bí thư Đảng bộ Trại Tạm
giam.
Thượng
tá Nguyễn Văn Đang sinh năm 1961, tại miền quê lúa Thái Bình. Năm 1978, anh vừa
học xong phổ thông thì cũng là lúc cấp trên thành lập Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động
với thành phần chủ yếu là chiến sỹ của hai tỉnh Thái Bình, Nghĩa Bình. Trong thời
gian công tác ở đơn vị, anh đã được phân công giữ chức vụ Phó phòng Cảnh sát bảo
vệ cơ động cho đến năm 2008. Sau gần 30 năm
gắn bó với Phòng Cảnh sát bảo vệ cơ động, anh được cấp trên điều động về
Trại Tạm giam Công an tỉnh. Với vị trí Phó giám thị, Phó bí thư Đảng bộ Trại tạm
giam, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, anh đã luôn gần gũi, đi sâu đi sát để nắm chắc
tình hình, tâm tư nguyện vọng cũng như những đề xuất kiến nghị của cán bộ đảng
viên trong đơn vị. Tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo đơn vị thường xuyên quan tâm đến
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công
tác cho cán bộ đảng viên. Với tác phong giản dị, dễ gần, và sự gương mẫu, nghiêm
túc, anh đã tạo sự đoàn kết thống nhất về nhận thức, quan điểm chính trị trong
toàn thể CBCS. Anh cùng cấp ủy chú trọng đến công tác xây dựng, phát triển đảng
viên mới. Chỉ đạo xây dựng chương trình kế hoạch, phân công cụ thể nhiệm vụ cho
từng đồng chí trong cấp ủy; tổ chức thực hiện nghiêm quy chế làm việc của đảng ủy
đơn vị. Tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên làm tốt công tác
phê bình và tự phê bình trong cán bộ đảng viên. Bên cạnh đó, anh cùng Ban Lãnh đạo
Trại kịp thời đề xuất biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng
Đảng, xây dựng đơn vị.
Với
tất cả ý thức trách nhiệm và nhiệt tình của mình, Thượng tá Nguyễn Văn Đang đã
có 6 năm liền đạt danh hiệu CSTĐ, 3 năm đạt tiên tiến.
Trong
suốt cuộc nói chuyện với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Văn Đang cũng chia sẻ những
tâm tư của mình. Môi trường làm việc và đối tượng mà các anh quản lí rất đặc biệt.
Đa số các can phạm nhân sức khỏe tốt, nhưng cũng có những phạm nhân già, yếu,
phạm nhân mang những bệnh nguy hiểm và khó chữa như lao, SIDA, HIV. Có những
can phạm nhân đã từng có nhiều tiền án tiền sự, thậm chí có phạm nhân đã vi phạm
7 lần, và họ vẫn luôn tìm cách trốn ra khỏi trại, phạm nhân chịu án tử thường
bi quan, mặc cảm. Tất cả những yếu tố đó khiến cho các anh không lúc nào được lơi
lỏng cảnh giác. Anh nhấn mạnh: Là người quản giáo, phải luôn đồng cảm, gần gũi
người tù, lắng nghe họ tâm sự, kể chuyện qua đó nắm bắt tâm tư và tác động đến
họ tốt hơn.
Anh
Vị - Phó trại tạm giam cũng đã từng có lần ngồi xếp bằng trong buồng giam để nói
chuyện với phạm nhân, qua đó tuyên truyền, giáo dục họ thực hiện đúng nội quy của
Trại, không có những hành động nông nổi, bột phát. Và anh luôn nhấn mạnh: “Nhân
đạo, nhân văn trên cơ sở pháp luật” để cảm hóa họ bằng lòng nhân ái nhưng không
đi trái với những quy định cần tuân thủ.
Niềm
vui hiếm hoi của anh cũng như các đồng đội của mình đó là thấy can phạm nhân cải
tạo tốt, trở lại cuộc sống lương thiện. Với những người chịu án tử, thì sự tỉnh
ngộ dẫu muộn màng của họ trước khi chịu án, như biết hối lỗi với người thân,
gia đình và người bị mình hại cũng là niềm an ủi với các anh khi đã giúp cho họ
biết quay đầu về với bờ Thiện, và chắc chắn điều đó sẽ giúp họ nhẹ nhõm hơn khi
từ giã cõi đời. Anh chia sẻ đã có rât nhiều phạm nhân viết thư cho các cán bộ
quản giáo (trong đó có anh) để nói lời cảm ơn và tạm biệt trước khi họ chuyển đi
trại khác hoặc chịu án tử. Tôi đã được đọc lá thư của tử tù gửi cho anh, cho
Trung úy Tưởng Thái Hùng - một đồng đội của anh, người đang phụ trách khu B3, tầng
2. Các phạm nhân ngoài lời cám ơn chân thành thì còn là lời hứa sẽ cải tạo tốt.
Đó chính là niềm vui của các anh, những người đang thực hiện một nhiệm vụ khó
khăn vất vả không kém gì các đồng đội ở các phòng khác trong ngành công an.
Bên
cạnh đó, các anh cũng còn có những băn khoăn trong tâm tư. Đó là đối tượng phạm
nhân án cao, nhiều tiền án, tiền sự thường hay chống đối, yêu sách như đánh
nhau, lén tìm cách đưa vật cấm vào buồng giam… khiến công tác quản lí của quản
giáo cực kì căng thẳng, vất vả. Môi trường công tác tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm
cao một số loại bệnh như lao, SIDA, đau mắt ...
Và
có lẽ sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến người vợ - một nửa yêu thương - hậu phương
của Thượng tá Nguyễn Văn Đang. Do anh hầu như không có thời gian giành cho gia đình
nên chị chính là hậu phương vững chắc cho anh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chị vốn là bác sỹ công tác ở bệnh viện huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, nay chị đã
về nghỉ chế độ tại Buôn Ma Thuột. Hai con gái anh, một người là dược sỹ hiện đã
có gia đình và đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh, một người đang học năm cuối
khóa Y Đại học Tây Nguyên.
Tâm
sự với chúng tôi, anh nói thêm năm 2019 anh sẽ nghỉ hưu, khi đó về ở nhà phụ giúp
vợ trông các cháu. Tôi hiểu đó là cách
anh muốn bù đắp lại cho chị những vất vả mà anh chưa có điều kiện làm trong những
năm đang công tác.
Chia
tay anh cùng các cán bộ chiến sỹ Trại Tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi
nhớ mãi vẻ điềm đạm của Đại tá Võ Huy Hòa, vẻ nhiệt thành sôi nổi của Thượng tá
Nguyễn Văn Đang, sự trầm tư so với tuổi của Trung úy Tưởng Khắc Hùng, vẻ sôi nổi
trẻ trung của Thiếu tá Nguyễn Mạnh Trường - người luôn tâm huyết với vấn đề bảo
đảm môi trường sống cho cả Trại. Các anh đã cùng với các CBCS trong toàn đơn vị
đoàn kết, bản lĩnh và cảm hóa các can, phạm nhân bằng ý thức trách nhiệm, cùng
tình thương yêu và cách đối xử nhân văn giữa con người với con người. Chúng tôi
đều thấm thía hơn sự cống hiến của các anh cũng như bao nhiêu người khác đang
ngày đêm góp phần làm cho đất nước ta phát triển đi lên, bình yên, no ấm và hạnh
phúc hơn.
Cám
ơn các anh, những cán bộ chiến sỹ công an Trại Tạm giam tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện
tốt “Trung thành với Đảng, kính trọng lễ phép với nhân dân, tận tụy với công việc”
như lời Hồ Chủ tịch đã dạy. Hình ảnh các anh luôn sáng mãi trong lòng mọi người
dân là những “Người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI