CÙNG BẠN ĐỌC!
GẦN ĐÂY NHIỀU NGƯỜI GỌI ĐIỆN TỚI TÁC GIẢ PHÀN NÀN KHÔNG TÌM ĐƯỢC CUỐN "BÍ MẬT CỦA H'LOAN" TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN HỒNG CHIẾN DO NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG ẤN HÀNH NĂM 2016 ĐỂ XEM. HỒNG CHIẾN ĐI DẠO QUA CÁC HIỆU SÁCH THÌ THẤY KHÔNG CÒN CUỐN NÀO THẬT NÊN ĐÀNH... PHẢI GIỚI THIỆU LẠI TRÊN F VÀ BLOG VẬY. MONG CÁC BẠN THỨ LỖI VÀ ĐỌC TẠI ĐÂY NHÉ!
Chuyện thứ nhất:
HÁI GẮM
Truyện ngắn
Nhân ngày
chủ nhật, Hoàng Vân xin cha mẹ cho theo Y Ngoan vào rừng chơi. Y Ngoan bảo vào
rừng già có nhiều điều lý thú lắm, đi cho biết. Sau hơn một giờ đi xe đạp, đến
buôn Trưng, gửi xe nơi nhà quen Y Ngoan rồi băng qua suối, leo lên núi cao. Núi
có nhiều cây to lắm, cành lá như những bàn tay khổng lồ đan vào nhau che nắng
cho mặt đất. Buổi sáng mùa khô Tây Nguyên hình như bầu trời xanh và cao hơn.
Gió thỉnh thoảng vờn qua làm lắc lư những ngọn cây cổ thụ, tạo nên bản nhạc
rừng thánh thót từ những chiếc lá chạm vào nhau và các cành đệm thêm kiếng kẻo
kẹt, kẻo kẹt… thật vui tai. Bầy chim bạc má không biết bàn nhau chuyện gì bên
các gốc cây cũng ồn ã cả lên với những nốt trầm bổng như một bản hòa tấu của
thiên nhiên chào đón những chàng trai vào thăm rừng già. Lần đầu tiên Hoàng Vân
được theo bạn vào rừng, nhìn cái gì cũng lạ. Y Ngoan, bạn học cùng lớp mặc bộ
đồ sơ mi xanh sẫm, vai đeo gùi thoăn thoắt nhảy qua các hòn đá, rễ cây như con
chim bay lượn; thỉnh thoảng ngoái đầu lại tủm tỉm cười, mái tóc quăn tít rủ
xuống vừng trán hơi dô màu nâu đen làm tăng thêm vẻ đẹp rất đặc trưng của người
bản địa Tây Nguyên. Mặt trời vượt qua ngọn núi Krông Jin rót những tia nắng
vàng chui qua các kẻ lá soi xuống nền đất bị cày xới nham nhở, dày đặc dấu chân
lợn; bên gốc mấy cây gỗ mục, có chỗ được đào sâu tới gần nửa mét; thấy lạ Hoàng
Vân vừa thở vừa nói:
-
Y
Ngoan ơi, ai đào làm gì những cái hố này thế?
-
Mấy
con heo rừng đấy, nó tìm củ để ăn ấy mà.
-
Làm
sao nó có thể đào sâu thế này?
-
Cậu
thấy lạ à? Y Ngoan dừng lại chỉ vào cái hố bên cạnh lối đi: “Đây này, dấu chân
như cái ly lớn chứng tỏa nó là con đực mới to như vậy. Loài heo rừng, con đực
có răng nanh mọc ở hai bên mép thế này này”. Y Ngoan cắm chiếc xà gạc xuống đất,
hai tay nắm lại xòe hai ngón tay cái qua hai bên đặt vào mồm, răng nanh nó mọc
như thế và dài hơn ngón tay, chúng dùng để ủi đất, đào củ. Cậu nhìn cái vết
phẳng lì bên miệng hố nè, con heo này quỳ xuống để đào được sâu hơn đấy.
-
Hay
thật, con lợn nhìn thấu đất, biết tìm củ cây rừng và đào sâu xuống để lấy ăn,
có vẻ nó khôn như người ấy nhỉ.
-
Không
những khôn mà còn dữ lắm, có khi đuổi cả người để cắn đấy!
-
Eo
ôi, nếu đi rừng không may mà gặp thì làm thế nào?
-
Leo
lên cây chứ còn làm thế nào, hổ và heo không biết leo cây đâu.
-
Nếu
leo không kịp thì chắc chết à?
-
Cậu
nhát thế, có con thú gì mà không sợ người. Chỉ khi nào con người làm chúng bị
thương thì nó mới hung dữ thôi, còn bình thường nghe hơi người chúng đã bỏ chạy
rồi. Ta đi tiếp chứ.
Nói dứt lời
Y Ngoan lại thoăn thoắt bước đi, cái đầu hơi chúi về phía trước, cái gùi che
hết tấm lưng, phía trên gùi lưỡi xà gạc sánh lấp lánh. Hoàng Vân sinh ra và lớn
lên vùng bán sơn địa xứ Thanh, nơi được nhiều người biết đến với câu nói bất
hủ: “Được mùa Nông Cống sống mọi nơi”. Đất Tượng Sơn lưu truyền cũng có rừng
già, với nhiều loài gỗ quý hiếm như: lim, táu, sến, cẩm lai… mọc trên núi Voi, gò
Khỉ, gò Chan… các loài thú quý như: chim công, trĩ, voi, hổ, báo, khỉ… nhiều
lắm; nhưng rồi do bom đạn của giặc Mỹ tàn phá và con người cần đất canh tác nên
rừng dần dần chạy tuốt lên huyện Như Thanh, bây giờ chỉ còn trơ những đồi nú
trọc. Cha được điều động tăng cường công tác cho Tây Nguyên, thế là cả nhà vào
định cư tại cái thị trấn ba mặt núi cao bao bọc, chỉ còn phía bắc nhìn được xa
hơn vì toàn những ngọn đồi không cao lắm, trồng cà phê xanh mượt. Y Ngoan làm
lớp trưởng, là người được cô giáo chủ nhiệm phân công giúp đỡ Hoàng Vân khi mới
chuyển vào học lớp 7A, năm học đầu tiên ở quê mới. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn,
Hoàng Vân hòa nhập rất nhanh với lớp, một tập thể 44 học trò mà đa số là người
dân tộc bản địa, tiếng nói như chim hót, nghe rất hay nhưng không biết nói gì.
Sau một học kỳ, mọi sự ngăn cách đã được xóa nhòa, Hoàng Vân đã có được nhiều
người bạn thân, học được một lượng từ kha khá để giao tiếp với người dân bản
địa nơi đây.
Bỗng Y
Ngoan dừng lại, quay mặt lại nhìn, hai mắt như có đốm lửa:
- Cậu nghe
tiếng gì không?
- Tai mình
đang ù ù như xay lúa đây này.
- Chú ý lại
xem nào!
- Ối, hình
như có nhiều người đang nói chuyện phía trước ta phải không?
- Không
phải người mà là chim đấy, chim phượng hoàng đất, loại này chuyên ăn quả cây, ở
rừng này chúng là loài chim lớn nhất đấy.
Nói xong, Y
Ngoan ra hiệu bước nhẹ nhàng lên phía trước. Leo khoảng hơn năm chục mét, trên
tán cây cổ thụ có nhiều dây leo chằng chịt xuất hiện những con chim lông màu
đen, hai bên cánh và đuôi có điểm thêm vài chiếc lông trắng; điều dặc biệt ở
loại chim này là chiếc mỏ rất to màu vàng, dài hơn cả gang tay, trên đầu chúng
cũng có một chiếc mũ lớn màu vàng như màu chiếc mỏ. Chúng di chuyển trên các
cành cây rất nhẹ nhàng, mặc dù thân hình to như chú vịt xiêm lớn, nhanh nhẹn chọn
những quả chín đỏ mọng để ăn. Chúng vừa ăn vừa trò chuyện với nhau như cái chợ xổm
vùng quê họp ven đường quốc lộ.
-
Cậu
nhìn kỹ chưa, thấy đẹp không? Y Ngoan thì thào.
-
Đẹp
và lạ quá. Quả này chim ăn được thì người có ăn được không?
-
Quả
gắm đấy, chúng ăn quả trên ngọn còn chúng ta hái quả thấp phía dưới. Cậu nhìn
đây.
Mãi ngước
nhìn ngọn cây, quan sát bầy chim phượng hoàng đất đông đến vài trăm con đang mở
tiệc trên ngọn cây, Hoàng Vân không nhìn phía dưới thân cây, nơi có nhiều dây
leo to như cổ tay người lớn, trên thân dây leo có rất nhiều chùm quả chín đỏ
mọng, to hơn đầu đũa một chút, hình như hạt lúa được phóng lớn.
- Chim ăn
được, người chắc ăn được.
Nói là làm,
Hoàng Vân hái mấy quả màu đỏ tươi, định bỏ vào miệng, Y Ngoan vội giơ tay cản
lại.
-
Yang
ơi, không ăn được đâu. Quả này nhìn ngon vậy nhưng sau lóp vỏ màu hồng là gai
nhỏ, nó cắn vào môi, vào miệng vừa ngứa, vừa đau khó chịu lắm. Sao lớn vậy mà
ngốc?
-
Ơ,
mình cứ tưởng…
-
Quả
này hái về phải luộc lên, mang ra suối chà cho hết vỏ ngoài, phơi khô mang rang
lên, bỏ vào cối giã cho hết vỏ lụa mới ăn được.
-
Vậy
ta hái về ăn thử.
-
Hôm
nay công việc của ta là vậy mà.
Bầy chim phát hiện ra hai người hái quả phía dưới bảo nhau lặng
im một chút rồi tung cánh bay đi, tiếng vỗ cánh làm lá cây khua vào nhau như có
cơn gió lớn thổi qua. Y Ngoan nhanh tay chọn những chùm quả chín đỏ không có
quả xanh mới hái bỏ vào gùi, nhắc Hoàng Vân:
-
Cậu
hái từng chùm, đừng hái từng quả, nó dập sẽ đâm gai vào tay ngứa lắm đấy.
-
Ừ,
mình biết rồi!
Hái một
chốc đã đầy gùi, quả cây còn nhiều quá nhìn cứ như chưa hái; Hoàng Vân tiếc rẻ:
-
Sao
cậu không nói trước mình mang ba lô đi hái cùng, còn nhiều thế này phí quá.
-
Của
rừng mà, mình ăn còn để cho con thú ăn nữa chứ. Hôm nay hái từng này về ăn là
đủ rồi, hôm sau ưng thì vào lấy nữa, nhưng cậu có biết gùi không?
-
Yên
tâm, cậu làm được mình làm được.
Đường xuống
núi hình như dễ đi hơn, vì bước được dài hơn nhưng tay phải nắm lấy dây leo bên
cạnh để không bị ngã, Hoàng Vân băng băng đi trước. Xuống gần đến chân núi,
Hoàng Vân bỗng thấy hai bên đùi lúc đầu hơi xót, sau chuyển dần qua ngứa vội
dừng lại để gãi. Càng gãi càng ngứa không thất đỡ chút nào, vừa lúc Y Ngoan đi
tới hỏi:
-
Sao
đấy?
-
Sao
hai bắp đùi mình ngứa quá đi mất.
-
Cậu
có bỏ gì vào hai túi quần không?
-
Có!
Hoàng Vân ấp úng, đỏ mặt đáp.
-
Cậu
hái gắm bỏ túi quần à?
-
Ừ!
-
Yang
ơi, cởi quần ra ngay, nhanh lên.
Như cái
máy, Hoàng Vân vội bỏ quần dài ra, hai bắp đùi đỏ lừ như bị lên ban, Y Ngoan
vội đặt gùi xuống chạy đi, một lúc sau quay lại trên tay cầm nắm là đưa cho bạn
bảo xát vào chỗ tấy đỏ.
-
Mình
đã nói cậu không nghe à, quả này có nhiều gai nhỏ li ti tạo thành vỏ bọc cho
nhân hạt, phía trong vỏ. Khi vỏ vỡ ra, các gai nhỏ li ty sẽ cắm vào da.
-
Thấy
còn nhiều quả, tiếc quá nên mới hái đầy hai túi quần, ai ngờ…
-
Đổ
hết, đổ hết rồi cầm xuống suối giặt sạch, phơi khô mới mặc được.
-
Thế
mình mặc thế này về nhà à?
-
Mặc
quần đùi cũng tốt, lại mát hơn mặc quần dài; mấy ông già người ta còn mặc khố
thì sao?
-
Trời!
Cậu về đừng nói với các bạn trong lớp nhé.
Y Ngoan
bỗng cười rồi ôm bụng ho một lúc mới nói được:
-
Thôi
ta về dưới buôn mượn quần mặc hôm sau vào trả.
Hai
đứa ra khỏi rừng đến bên bờ suối, Y Ngoan ngồi nghỉ, Hoàng Vân mang quần đi
giặt. Dòng nước trong vắt, nhìn thấy rõ từng hạt cát trắng nằm sâu dưới lòng
suối. Trên bờ, Y Ngoan nhắc:
-
Nhớ
lộn hai túi quần ra để lông quả dính trong ấy trôi theo nước nhé.
-
Ừ!
Lần đầu tiên vào rừng hái
gắm nhận được bài học quý: cái gì không biết phải hỏi người biết, không thể làm
liều dù đó chỉ là một việc nhỏ như… hái qủa gắm. Hoàng Vân bật cười với chính
mình, mặt hình như cũng đỏ lên thì phải. Cầm chiếc quần vừa giặt xong, Hoàng Vân nối gót Y Ngoan về buôn. Tiếng
bước chân nhỏ dần. Khu rừng im ắng, nhường chỗ cho những chú chim trò chuyện
rôm rả cùng nhau…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT MỚI